Câu 1: Đất trồng là:
A. Nơi thực vật sinh trưởng và phát triển.
B. Nơi sinh sống của thực vật.
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. Môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
Câu 2: Thành phần của đất trồng gồm:
A. Phần rắn, phần lỏng, phần khí. B. Phần rắn, phần hữu cơ, phần vô cơ.
C. Phần lỏng, phần khí, phần vô cơ. D. Phần lỏng, phần khí, phần hữu cơ.
Câu 3: Phần rắn của đất bao gồm:
A. Muối khoáng và nước B. Các chất: nitơ, phôtpho, kali
C. Chất mùn và nước D. Thành phần vô cơ và hữu cơ
Câu 4: Vai trò của phần rắn đối với cây trồng:
A. Cung cấp chất hữu cơ cho cây. B. Cung cấp chất khoáng cho cây.
C. Cung cấp các vi sinh vật cho cây. D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 5: Vai trò của phần khí đối với cây trồng:
A. Cung cấp khí nitơ cho cây. B. Cung cấp khí oxi cho cây.
C. Cung cấp khí cacbônic cho cây. D. Cung cấp nước cho cây.
Câu 6: Vai trò của đất trồng:
A. Cung cấp nước, oxi cho cây.
B. Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, khí oxi cho cây, giúp cây đứng vững.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
D. Làm giá đỡ cho cây.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 1 Công nghệ Lớp 7 - Mã đề CN - Trường THCS Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT THỊ XÃ BÀ RỊA
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
Họ&Tên:.....................................
LỚP :....................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2007 – 2008
MÔN CÔNG NGHỆ 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(40 câu trắc nghiệm)
ĐIỄM
NHẬN XÉT CŨA GV
Mã đề thi
CN
Câu 1: Đất trồng là:
A. Nơi thực vật sinh trưởng và phát triển.
B. Nơi sinh sống của thực vật.
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
D. Môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
Câu 2: Thành phần của đất trồng gồm:
A. Phần rắn, phần lỏng, phần khí. B. Phần rắn, phần hữu cơ, phần vô cơ.
C. Phần lỏng, phần khí, phần vô cơ. D. Phần lỏng, phần khí, phần hữu cơ.
Câu 3: Phần rắn của đất bao gồm:
A. Muối khoáng và nước B. Các chất: nitơ, phôtpho, kali
C. Chất mùn và nước D. Thành phần vô cơ và hữu cơ
Câu 4: Vai trò của phần rắn đối với cây trồng:
A. Cung cấp chất hữu cơ cho cây. B. Cung cấp chất khoáng cho cây.
C. Cung cấp các vi sinh vật cho cây. D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Câu 5: Vai trò của phần khí đối với cây trồng:
A. Cung cấp khí nitơ cho cây. B. Cung cấp khí oxi cho cây.
C. Cung cấp khí cacbônic cho cây. D. Cung cấp nước cho cây.
Câu 6: Vai trò của đất trồng:
A. Cung cấp nước, oxi cho cây.
B. Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, khí oxi cho cây, giúp cây đứng vững.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
D. Làm giá đỡ cho cây.
Câu 7: Phân bón được chia làm mấy nhóm chính?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 8: Phân bắc, phân chuồng, phân xanh thuộc nhóm phân:
A. Hữu cơ B. Vi sinh C. Hóa học D. Tổng hợp
Câu 9: Phân đạm, phân kali, phân lân thuộc nhóm phân:
A. Hữu cơ B. Vi sinh C. Hóa học D. Tổng hợp
Câu 10: Chọn từ điền đúng cho câu sau: "Phân bón làm tăng, tăng năng suất và chất lượng nông sản"
A. Vụ B. Độ phì nhiêu của đất
C. Khả năng phát triển của cây D. Khả năng sinh sản của cây
Câu 11: Cơ thể côn trùng chia 3 phần, gồm:
A. Đầu, ngực, bụng B. Đầu, ngực, cánh C. Đầu, thân, cánh D. Đầu, thân, chân
Câu 12: Chọn từ điền đúng cho câu sau: "Khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng gọi làcủa côn trùng"
A. Sinh trưởng B. Phát triển C. Sinh sản D. Vòng đời
Câu 13: Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong đời sống gọi là:
A. Biến dạng của côn trùng B. Biến thái của côn trùng
C. Sự lột xác của côn trùng D. Sự sinh trưởng, phát triển của côn trùng
Câu 14: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng
Câu 15: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất?
A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng
Câu 16: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 17: Vòng đời của côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn phải trải qua mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: Bệnh cây là trạng thái không bình thường về:
A. Sinh trưởng, phát triển B. Sinh sản
C. Cấu tạo D. Chức năng sinh lí, cấu tạo, hình thái
Câu 19: Vi sinh vật gây ra bệnh cây:
A. Nấm, vi khuẩn, vi rút B. Sâu bọ
C. Côn trùng D. Nhện
Câu 20: Các công việc làm đất:
A. Xới đất, đập đất, lên luống B. Lên luống, cày đất, bừa và đập đất
C. Cày đất, diệt cỏ dại, tưới nước D. Cày đất, lên luống, bón phân
Câu 21: Những cây trồng nào sau đây áp dụng biện pháp lên luống?
A. Súp lơ, lúa, su hào, bắp. B. Mồng tơi, khoai tây, đậu, ớt
C. Khoai lang, rau muống, rau cải, xà lách D. Hành, nghệ, gừng, củ cải
Câu 22: Phân dùng bón lót thường là phân:
A. Phân xanh, phân chuồng B. Phân kali, phân đạm
C. Phân hữu cơ trộn phân vi lượng D. Phân hữu cơ trộn lẫn phân lân
Câu 23: Yếu tố có tính chất quyết định nhất đến thời vụ là :
A. Khí hậu
B. Loại cây trồng
C. Tình hình phát sinh sâu bệnh của địa phương
D. Phân bón
Câu 24: Nước ta có mấy vụ gieo trồng chính trong năm?
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 25: Ở miền Bắc nước ta có thêm vụ gieo trồng nào ?
A. Vụ đông xuân B. Vụ hè thu C. Vụ mùa D. Vụ đông
Câu 26: Gieo trồng cây phải đảm bảo các yêu cầu về:
A. Thời vụ, khí hậu B. Thời vụ, mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
C. Loại cây trồng, thời tiết D. Độ nông sâu, kích thước hạt
Câu 27: Có mấy phương pháp gieo trồng chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 28: Ưu điểm của phương pháp gieo vãi:
A. Cây phát triển rất tốt B. Tiết kiệm hạt giống
C. Nhanh, ít tốn công D. Dễ chăm sóc
Câu 29: Ưu điểm của phương pháp gieo theo hàng, theo hốc:
A. Tiết kiệm thời gian B. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh
C. Ít tốn công D. Dễ chăm sóc, tiết kiệm hạt giống
Câu 30: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào gồm toàn cây trồng ngắn ngày?
A. Hành, ớt, bạch đàn, tràm B. Lúa, ngô, đỗ, rau
C. Xoài, đậu nành, cải, su hào D. Rau muống, rau lang, khoai tây, chanh.
Câu 31: Mục đích của việc làm đất là:
A. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh hại, cải tạo đất
B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất
C. Tạo lớp đất mới trên bề mặt
D. Dễ bón phân
Câu 32: Cày đất nhằm mục đích:
A. Tăng chất dinh dưỡng B. Chống úng
C. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, vùi cỏ dại D. San phẳng đất
Câu 33: Mục đích của việc bừa và đập đất:
A. Lật đất sâu lên bề mặt
B. Tạo điều kiện cho đất giữ ẩm tốt
C. Dễ chăm sóc cây
D. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân, san phẳng mặt ruộng
Câu 34: Lên luống nhằm mục đích:
A. Chống úng, tạo tầng đất dày, dễ chăm sóc cây
B. Làm vỡ đất nhỏ
C. Làm đất tơi xốp
D. Tăng chất dinh dưỡng cho cây
Câu 35: Bón lót được thực hiện vào thời gian nào?
A. Trong thời kì sinh trưởng, phát triển của cây B. Sau khi cây ra hoa
C. Trước khi gieo trồng D. Sau khi gieo trồng
Câu 36: Khoảng thời gian nhất định để gieo trồng một loại cây nào đó gọi là:
A. Thời điểm gieo trồng B. Thời vụ gieo trồng
C. Mùa gieo trồng D. Năm gieo trồng
Câu 37: Ngoài hai phương pháp gieo trồng chính, người ta còn tiến hành trồng bằng:
A. Củ, thân, cành B. Lá C. Rễ D. Chồi
Câu 38: Lá bị thủng, thân cành sần sùi, lá quả bị biến dạng là những dấu hiệu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại về:
A. Màu sắc B. Trạng thái C. Cấu tạo, hình thái D. Chức năng sinh lí
Câu 39: Biến thái không hoàn toàn khác biến thái hoàn toàn ở đặc điểm:
A. Không có giai đoạn trứng B. Không có giai đoạn nhộng
C. Không có giai đoạn sâu non D. Không có giai đoạn sâu trưởng thành
Câu 40: Vụ hè thu ở nước ta kéo dài từ:
A. Tháng 1 đến tháng 4 B. Tháng 4 đến tháng 7
C. Tháng 7 đến tháng 11 D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_7_ma_de_cn_truong_thcs_ng.doc