Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề: 728 - Trường THPT Lương Thế Vinh

 1). Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông nam Á vào thời gian nào ?

 A). Cuối TK XIX - đầu TK XX B). Đầu TK XIX C). Giữa TK XIX D). Cuối TK XIX

 2). Trong những năm 1924 -1929, các nước tư bản bước vào thời kỳ:

 A). Khủng hoảng trầm trọng B). Tăng trưởng về kinh tế song lại khủng hoảng về chính trị - xã hội C). Ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế D). Ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng về kinh tế trầm trọng

 3). Phản ứng của giai cấp tư sản Trung Quốc trước nguy cơ bị xâm lược là:

 A). Đòi cải cách Duy tân đất nước B). Đứng về phía triều đình để chống lại bọn thực dân C). Chống lại sự thoả hiệp của triều đình với bọn thực dân D). Đứng về phía thực dân để chống lại triều đình

 4). Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì ?

 A). Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc B). Thúc đẩy giai cấp tuư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh C). Biểu hiện lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân D). Mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề: 728 - Trường THPT Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2007-2008 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn: LỊCH SỬ 11 ***** Thời gian làm bài:45 phút. (không kể giao đề) Mã đề 728 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm) * Học sinh chọn câu trả lời đúng và tô kín vào phiếu trả lời . 1). Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông nam Á vào thời gian nào ? A). Cuối TK XIX - đầu TK XX B). Đầu TK XIX C). Giữa TK XIX D). Cuối TK XIX 2). Trong những năm 1924 -1929, các nước tư bản bước vào thời kỳ: A). Khủng hoảng trầm trọng B). Tăng trưởng về kinh tế song lại khủng hoảng về chính trị - xã hội C). Ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế D). Ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng về kinh tế trầm trọng 3). Phản ứng của giai cấp tư sản Trung Quốc trước nguy cơ bị xâm lược là: A). Đòi cải cách Duy tân đất nước B). Đứng về phía triều đình để chống lại bọn thực dân C). Chống lại sự thoả hiệp của triều đình với bọn thực dân D). Đứng về phía thực dân để chống lại triều đình 4). Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì ? A). Cuộc khởi nghĩa mang tính dân tộc sâu sắc B). Thúc đẩy giai cấp tuư sản Ấn Độ đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh C). Biểu hiện lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân D). Mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ 5). Từ khi nào CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên toàn thế giới? A). Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (năm 1918) B). Khi Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết ra đời (năm 1922) C). Sau khi Liên xô hoàn thành cuộc chiến đeấu chống thù trong giặc ngoài (1920) D). Khi cách mạng tháng Mười Nga thành công (năm 1917) 6). Nét nổi bật của tình hình nước Đức trong những năm 1918 -1923 là: A). Lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy B). Kinh tế được khôi phục nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ nhất C). Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Ba-vi-e, đẫn đến sự thành lập nước CH Xô viết Ba-vi-e D). Chế độ Cộng hoà Vai-ma ra đời và được củng cố 7). Vai trò của các nhà triết học Khai sáng ở thế kỷ XVII - XVIII: A). Tư tưởng của họ là cơ sở để sáng lập ra Triết học duy vâth biện chứng B). Là lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu thời bấy giờ C). Là những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phong kiến D). Lực lượng đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 được thắng lợi 8). Lí do cơ bản nhất khiến cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ tạm ngừng vào đầu thế kỉ XX là : A). Do thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn B). Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hoá trong Đảng Quốc đại C). Do chưa tập hợp được đông đảo các lực lượng đấu tranh trong cả nước D). Do phong trào diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát 9). Thực dân Anh đã thi hành chính sách nhượng bộ tầng lớp có thế lực trong giai cấp PK Ấn Độ nhằm : A). Xoa dịu tinh thần đấu tranh của họ B). Cấu kết với họ để đàn áp nhân dân Ấn Độ C). Biến họ thành tay sai đắc lực cho mình D). Làm chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị của mình 10). Ý nào sau đây không phải là kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất ở giai đoạn đầu (1914-1916) ? A). Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến ngày càng gay gắt B). Cách mạng tháng mười Nga nổ ra và giành thắng lợi C). Phong trào quần chúng phản đối chiến tranh liên tục diễn ra D). Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng 11). Để xây dựng chính quyền Xô viết (1917 -1920) nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga là: A). Thực hiện sắc lệnh về ruộng đất B). Tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp C). Rút nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất D). Đập tan bộ máy nhà nước của tư sản và đại chủ, thành lập nhà nước vô sản 12). Đến đầu TK XX,vương quốc Xiêm là: A). Giữ được độc lập song chịu sự lệ thuộc vào Anh, Pháp về chính trị và kinh tế B). Thuộc địa của Pháp C). Thuộc địa của Anh D). Nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối về chính trị 13). Điều nào sau đây không thuộc ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi? A). Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á B). Mở đường cho CNTB phát triển C). Giải phóng toàn bộ Trung Quốc khỏi ách cai trị của thực dân D). Lật đổ chế độ quân chủ tồn tại lâu đời ở Trung Quốc 14). Trước nguy cơ bị xâm lược, thái độ của triều đình phong kiến Trung Quốc là: A). Tiến hành canh tân đất nước B). Từng bước ký những điều ước đầu hàng C). Quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu chống ngoại xâm D). Cầu viện nước ngoài chống xâm lược 15). Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua nhau xâm lược Ấn Độ ? A). Kinh tế và văn hoá Ấn Độ suy thoái B). Phong trào nông dân chống chế độ PK Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu C). Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa PK trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu D). Mâu thuẫn giữa chế độ PK với đông đảo nông dân Ấn Độ 16). Chính sách quan trọng nhất của cải cách Minh Trị : A). Cải cách hành chính B). Cải cách kinh tế C). Cải cách giáo dục D). Cải cách quân sự 17). Lịch sử gọi cuộc cải cách Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế là gì? A). Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất ở Nhật bản B). Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất ở Nhật bản C). Cuộc cải cách kinh tế lần thứ nhất ở Nhật bản D). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Nhật bản 18). Tháng 11/1918, ở Đức đã diến ra sự kiện gì? A). Chính phủ Đức ký hoà ước Vec-xai với các nước tư bản thắng trận B). Nền Cộng hoà Vai-ma được thành lập C). Cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ D). Đảng Cộng sản Đức được thành lập 19). Hiệp ước Nam Kinh (1842) mà chính quyền Mãn Thanh kí với thực dân Anh đã đưa đến hậu quả gì ở Trung Quốc ? A). Biến Trung Quốc từ một nước PK độc lập trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến B). Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thưc dân Anh và các nước phương Tây C). Biến Trung Quốc thành một nước thuộc địa của thực dân Anh D). Biến Trung Quốc thành một nước phụ thuộc Anh 20). Cách mạng tháng Hai 1917 đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì? A). Giải quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản B). Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng C). Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đe quốc (1914-1918) D). Giải quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tộc ở Nga 21). Trước biến đổi của tình hình thế giới, Quốc tế Cộng sản đã đề ra chủ trương gì cho các Đảng Cộng sản ở các nước? A). Phải giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc ở mỗi nước B). Phải đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc C). Pjải thành lập Mặt trận nhân dân ở mỗi nước D). Phải lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở mỗi nước 22). Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A). Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa, nửa PK B). Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân C). Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống PK D). Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ PK 23). Các tác gia kinh điển của CNXH khoa học xây dựng học thuyết của mình trên quân điểm lập trường của : A). Tầng lớp tiểu tư sản B). Giai cấp công nhân C). Giai cấp tư sản D). Giai cấp công nhân và nông dân 24). Nét nổi bật nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân phương Tây là : A). Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Xu-đăng B). Cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập C). Cuộc đấu tranh của nhân dân An-giê-ri D). Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Ê-tô-pi 25). Trong chiến tranh thế giới thứ nhất vào cuối năm 1915, tình hình mặt trận phía đông là: A). Quân Nga tiến sâu vào lãnh thổ Đức B). Quân Đức tiến sát chân thành Mac-xcơ-va C). Đức, Áo - Hung ở vào thế cầm cự với quân Nga trên một chiến tuyến dài 1200 km D). Quân Nga đẩy lùi quân Áo-Hung 26). Nguyên nhân làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản châu Âu là gì? A). Do trật tự thế giới mới không điều hào được mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản B). Nhằm phản đối sự ra đời của hệ thống Vec xai - Oa sinh tơn C). Do các nước tư bản bị kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất D). Do ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga 1917 và hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất 27). Cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga phản ánh điều gì? A). Vũ khí nắm trong tay quần chúng nhân dân, Đảng Bôn-sê-vích hoạt động hợp pháp B). Tình hình nước Nga sau cách mạng quá phức tạp, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản gay gắt C). Tương quan lực lượng giữa tư sản và vô sản, chưa đủ sức để loại bỏ nhau D). Giai cấp tư sản non yếu không đủ sức đánh bại vô sản 28). Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới TBCN là gì? A). Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng B). Chạy đua vũ trang với các nước TBCN C). Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ D). Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài 29). Để độc chiếm Lào, TD Pháp phải đàm phán với: A). TD Bồ Đồ Nha B). TD Tây Ban Nha C). TD Anh D). Chính phủ Xiêm 30). Ý nghĩa lớn nhất của cách mạng Tân Hợi là gì? A). Mở đường cho CNTB phát triển ở Trung Quốc B). Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á C). Là cuộc CMTS đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc D). Cách mạng lật đổ chế độ PK, lập chế độ cộng hoà 31). Năm 1919, để vượt qua những khó khăn thử thách sau Cách mạng tháng Mười, Lê-nin và Đảng Bô-sê-vích Nga đã thực hiện: A). Chính sách Cộng sản thời chiến B). Chính sách ngoại giao hoà bình C). Tiếp tục cuộc chiến tranh với các nước đế quốc D). Chính sách kinh tế mới 32). Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đấy nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì: A). Liên xô phải chuyển sang kế họch xây dựng CNXH dài hạn B). Liên xô đã tiến hành công cuộc xây dựng CNXH trước thời hạn C). Các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước D). Phát xít Đức tấn công Liên xô, nhân dân Liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc B/ PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm) Việc xây dựng Chính quyền Xô viết diễn ra như thế nào ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công? Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Mười ? -------- Hết--------- Học sinh làm bài trên phiếu trả lời, không làm bài trên đề thi ! 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_lich_su_lop_11_ma_de_728_truong_thpt_lu.doc
Giáo án liên quan