Câu 1( 0,5 điểm): Động tác hô hấp của thằn lằn được thực hiện bằng cách:
A. Nâng hạ của thềm miệng;
B. Thay đổi thể tích của lồng ngực do sự co giãn của các cơ liên sườn;
C. Hai câu A và B đều đúng;
D. Hai cầu A và B đều sai.
Câu 2 ( 0,5 điểm): Có ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Một cành rong và một con cá
Thí nghiệm 2: Năm cành rong và một con cá Đậy kín các lọ để bên cửa sổ.
Thí nghiệm 3: Một cành rong và năm con cá
Thí nghiệm nào kéo dài 3 đến 4 ngày thì cá suy nhược và chết? Vì sao?
A. Thí nghiệm 1: Vì cá chỉ có một con nên không sinh sản được;
B. Thí nghiệm 2: Vì cá không thích nghi ở nơi có ánh sáng;
C. Thí nghiệm 3: Vì cá thiếu ôxi.
Câu3 (0,5 điểm): Sự sinh sản của cá giống ếch ở điểm:
A. Thụ tinh ngoài; B. Thụ tinh ngoài, có hiện tượng ghép đôi;
C. Số lượng ít; D. Đẻ con.
Câu 4 (1 điểm): Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các câu dưới đây
(Chẳng hạn: 1.Đ)
1. Toàn thân Thỏ có lông phủ; 2. Đuôi Thỏ rất dài;
3. Thỏ có vành tai dài và cử động được; 4.Thỏ là động vật biến nhiệt.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 2 Sinh học Lớp 7 - Mã đề: 723 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II, Môn : Sinh học - Lớp 7
Thời gian làm bài : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
I. Phần trắc nghiệm(4 điểm)
(Câu 1, 2,3: Hãy lựa chọn phương án em cho là đúng)
Câu 1( 0,5 điểm): Động tác hô hấp của thằn lằn được thực hiện bằng cách:
A. Nâng hạ của thềm miệng;
B. Thay đổi thể tích của lồng ngực do sự co giãn của các cơ liên sườn;
C. Hai câu A và B đều đúng;
Mã đề: si723
D. Hai cầu A và B đều sai.
Câu 2 ( 0,5 điểm): Có ba thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Một cành rong và một con cá
Thí nghiệm 2: Năm cành rong và một con cá Đậy kín các lọ để bên cửa sổ.
Thí nghiệm 3: Một cành rong và năm con cá
Thí nghiệm nào kéo dài 3 đến 4 ngày thì cá suy nhược và chết? Vì sao?
A. Thí nghiệm 1: Vì cá chỉ có một con nên không sinh sản được;
B. Thí nghiệm 2: Vì cá không thích nghi ở nơi có ánh sáng;
C. Thí nghiệm 3: Vì cá thiếu ôxi.
Câu3 (0,5 điểm): Sự sinh sản của cá giống ếch ở điểm:
A. Thụ tinh ngoài; B. Thụ tinh ngoài, có hiện tượng ghép đôi;
C. Số lượng ít; D. Đẻ con.
Câu 4 (1 điểm): Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) cho các câu dưới đây
(Chẳng hạn: 1.Đ)
1. Toàn thân Thỏ có lông phủ; 2. Đuôi Thỏ rất dài;
3. Thỏ có vành tai dài và cử động được; 4.Thỏ là động vật biến nhiệt.
Câu 5 (1 điểm): Hãy nối mỗi thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B sao cho phù hợp (Chẳng hạn: 1 – a).
1. Chim nâng cánh khi bay
a. Nhảy mạnh bật chân, cánh mở rộng và đập mạnh
2. Khi chim bay với tốc độ cao
b. Cánh và đuôi mở rộng như một chiếc dù
3. Khi chim cất cánh bay
c. Các lông cánh tách rời nhau để khong khí lọt qua
4. Khi chim đáp xuống đất
d. Cánh chim luôn đập theo chiều thẳng góc với thân
Câu 6 (0,5 điểm): Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
1. Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, Thằn lằn chạy thoát thân được là nhờ .....(1)........
2. Cá voi thuộc lớp ......(2)......
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm): Chim Bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài nào thích nghi với đời sống bay lượn trên không?
Câu 2 (2,5 điểm): Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học?
Câu 3 ( 1 điểm): Hãy giải thích vì sao Thỏ chạy không theo một đường thẳng mà theo hình chữ Z làm cho Chó săn rượt đuổi thường bị lỡ trớn, nhưng một số Thỏ vẫn bị Chó săn bắt được.
hướng dẫn chấm
I. Phần trắc nghiệm(4 điểm)
Câu 1( 0,5 điểm): Chọn B
Câu 2( 0,5 điểm): Chọn C
Câu 3( 0,5 điểm): Chọn A
Câu 4( 1 điểm):Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. 1.Đ; 2.S; 3.Đ; 4.S.
Câu 5( 1 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.
Câu 6( 0,5 điểm): (1) Tự ngắt được đuôi; (2) thú
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm): Chim Bồ câu có đặc điểm cấu tạo ngoài nào thích nghi với đời sống bay lượn trên không?
Trả lời
- Thân hình thoi được phủ bằng lớp lông vũ nhẹ xốp làm giảm sức cản không khí khi bay (0,5 điểm)
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc giúp đầu chim nhẹ. (0,5 điểm)
- Chi trước biến thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước một ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu hoặc duỗi thẳng (1 điểm)
- Mắt tinh góc nhìn rộng, cổ linh hoạt thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. (0,5 điểm)
Câu 2 (2,5 điểm): Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học?
Trả lời
+ ưu điểm: - Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại hiệu quả cao (0,25 điểm)
- Tiêu diệt những loài sinh vật có hại (0,25 điểm)
- Tránh ô nhiễm môi trường (0,25 điểm)
+ Hạn chế: - Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém (0,5 điểm)
- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng (0,5 điểm)
- Sự tiêu diện loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật có hại khác phát triển (0,5 điểm)
- Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại (0,25 điểm)
Câu 3 ( 1 điểm): Hãy giải thích vì sao Thỏ chạy không theo một đường thẳng mà theo hình chữ Z làm cho Chó săn rượt đuổi thường bị lỡ trớn, nhưng một số Thỏ vẫn bị Chó săn bắt được.
Trả lời
- Thỏ chạy chậm hơn Chó sói (0,5 điểm)
- Thỏ không bền sức, càng chạy tốc độ càng giảm (0,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_7_ma_de_723co_dap_an.doc