Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8-10 - Nguyễn Trọng Thọ

A.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-HS chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển.

2.Kỹ năng:

-Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

-Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ:

Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

B.Đồ dùng dạy học:

*GV chuẩn bị:

-Tranh, hình trong SGK.

-Sưu tầm tranh, ảnh về: sứa, san hô, hải quỳ.

-Bảng phụ ghi sẵn nội dung Phiếu học tập.

*HS chuẩn bị: Phiếu học tập:

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 8-10 - Nguyễn Trọng Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 28/8/2008. Chương II: ngành ruột khoang Tiết 8: Bài 8: thuỷ tức A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS nêu được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên. 2.Kỹ năng: -rèn kỹ năng quan sát, tìm kiếm thông tin. -Phát triển kỹ năng tổng hợp, hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn. B.Đồ dùng dạy học: *GV chuẩn bị: Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi,cấu tạo trong. *HS chuẩn bị: Kẻ bảng 1 vào vở BT. C.Hoạt động dạy học: *Mở bài: Như SGK Hoạt động1: Hình dạng ngoài và di chuyển Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV cho HS nghiên cứu thông tinđ trả lời câu hỏi: +Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức? -GV cho HS quan sát H8.2 đmô tả bằng 2 cách di chuyển của thuỷ tức. -GV gọi đại diện nhóm trình bày. -GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV chốt lại kiến thức. -HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: +Hình dạng, cấu tạo ngoài: hình trụ dài. Phần dưới là đế bám vào giá thể, phần trên có lỗ miệng, xung quanh có đối xứng toả tròn. -HS quan sát tranh,thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến. -Đại diện nhóm trình bày đnhóm khác bổ sung kiến thức Kết luận: *Cấu tạo ngoài: hình trụ dài -Phần dưới là đế đ bám. -Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. -Đối xứng toả tròn. *Di chuyển: Kiểu sâu đo Kiểu lộn đầu Hoạt động 2: Cấu tạo trong Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức bảng 1 đhoàn thành bảng trong vở BT. -GV gọi đại diện nhóm trình bày. -GV chốt lại kiến thức (bảng chuẩn kiến thức): 1.TB gai. 2.TB sao (TB thần kinh). 3.TB sinh sản. 4.TB mô cơ-tiêu hoá. 5.TB mô-bì cơ. -GV yêu cầu HS: Trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức. -GV cho HS rút ra kết luận. -GV giảng giải: Lớp TB trong còn có TB tuyến nằm xen kẽ các TB mô bì cơ tiêu hoá, TB tuyến tiết dịch vào khoang vị để tiêu hoá ngoại bào. ở đây, đã có sự chuyển tiếp giữa hệ tiêu hoá nội bào sang tiêu hoá ngoại bào (kiểu tiêu hoá của ĐV đơn bào đ kiểu tiêu hoá của ĐV đa bào). -Cá nhân đọc thông tin và quan sát tranh ở bảng SGK đghi nhớ kiến thức. -Thảo luận nhóm đ thống nhất ý kiến. Tên gọi các tế bào Yêu cầu: +Xác định vị trí của TB trên cơ thể. +Quan sát kỹ hình TB thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng. +Chọn tên phù hợp. -Đại diện nhóm trình bày đnhóm khác bổ sung. -HS tự sửa chữa(nếu sai). -HS trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức đlớp bổ sung kiến thức. Kết luận: Thành cơ thể có 2 lớp tế bào:lớp ngoài và lớp trong.Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. Hoạt động 3: Dinh dưỡng Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK đtrả lời các câu hỏi mục ▼: Hãy căn cứ vào cấu tạo của tua miệng và khoang ruột làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hoá mồi theo gợi ý của các câu hỏi sau: +Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? +Nhờ loại TB nào của cơ thể thuỷ tức mà mồi được tiêu hoá? +Thuỷ tức có ruột hình túi(ruột túi) nghĩa chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng đã thải bã bằng cách nào? -GV gọi đại diện trả lời câu hỏi. -GV cho HS tự rút ra kết luận. -Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, trao đổi nhóm đthống nhất câu trả lời. Yêu cầu: +Đưa mồi vào miệng bằng tua. +TB mô cơ tiêu hoá mồi. +Lỗ miệng thải bã. -Đại diện nhóm trả lời đnhóm khác bổ sung. Kết luận: *Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến. *Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể. Hoạt động 4: Sinh sản Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS quan sát tranh"Sinh sản của thuỷ tức", trả lời câu hỏi: +Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào? -GV gọi vài HS chữa bài bằng cách: miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thuỷ tức. -GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV chốt lại kiến thức. HS tự quan sát tranh, tìm kiếm thông tin. Yêu cầu: +Chú ý : U mọc trên cơ thể thuỷ tức mẹ. +Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ. -HS đứng dậy miêu tả kiểu sinh sản của thủy tức. Kết luận: Các hình thức sinh sản của thuỷ tức: -Sinh sản vô tính: bằng cách mọc chồi. -Sinh sản hữu tính: bằng cách hình thành TB sinh dục đực và cái. -Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới. Hoạt động 5: Cũng cố -GV cho HS làm BT sau: Đánh dấu (x) vào các câu trả lời đúng về đặc điểm củ thuỷ tức. 1.Cơ thể đối xứng 2 bên. 2.Cơ thể đối xứng toả tròn. 3.Bơi rất nhanh trong nước. 4.Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài và trong. 5.Thành cơ thể có 3 lớp: ngoài- giữa-trong. 6.Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn. 7.Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. 8.Có miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài. 9.Tổ chức cơ thể chưa chặt chẽ. (Đáp án: 2-4-7-8-9) Hoạt động 6: Dặn dò -Học bài và làm BT SGK -Đọc mục em có biết. Kẻ bảng: Đặc điểm của một số đại diện Ruột khoang. d.bổ sung: Ngày 09/9/2008. Tiết 9: Bài 9: đa dạng của ngành ruột khoang A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS chỉ rõ được sự đa dạng của ngành ruột khoang được thể thể hiện ở cấu tạo cơ thể, lối sống, tổ chức cơ thể, di chuyển. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. -Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. B.Đồ dùng dạy học: *GV chuẩn bị: -Tranh, hình trong SGK. -Sưu tầm tranh, ảnh về: sứa, san hô, hải quỳ. -Bảng phụ ghi sẵn nội dung Phiếu học tập. *HS chuẩn bị: Phiếu học tập: Bảng 1: So sánh đặc điểm của sứa với thuỷ tức Đặc điểm Đại diện Hình dạng Miệng Đối xứng Tự bảo vệ Khả năng di chuyển Hình trụ Hình dù ở trên ở dưới Không đối xứng Toả tròn Không có Bằng tua miệng Bằng dù Sứa Thuỷ tức Bảng 2: So sánh san hô với sứa. Đặc điểm Đại diện Kiểu tổ chức cơ thể Lối sống Dinh dưỡng Các cá thể liên thông với nhau Đơn độc Tập đoàn Bơi lội Sống bám Tự dưỡng Dị dưỡng Có Không Sứa San hô C.Hoạt động dạy học: *Mở bài: (Như SGK) Hoạt động1: Sứa Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H9.1 đđánh dấu (ệ) vào bảng 1 cho phù hợp. -GV gọi đại diện nhóm trình bày . -GV yêu cầu HS thảo luận, nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do ? -GV gọi đại diện nhóm trả lời. -GV chốt lại kiến thức (Bảng 1). -HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh đhoàn thành bảng 1. -Đại diện nhóm trình bày đnhóm khác bổ sung. -HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Yêu cầu nêu được: +Cơ thể có hình trụ, đối xứng toả tròn, tua dù có nhiều ở mép dù -Đại diện nhóm trả lời đnhóm khác bổ sung. Bảng 1: So sánh đặc điểm của sứa với thuỷ tức Đặc điểm Đại diện Hình dạng Miệng Đối xứng Tự bảo vệ Khả năng di chuyển Hình trụ Hình dù ở trên ở dưới Không đối xứng Toả tròn Không có Bằng tua miệng Bằng dù Sứa √ √ √ √ √ Thuỷ tức √ √ √ √ √ -GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của Sứa. Kết luận: -Hình dù, có miệng ở dưới. -Cơ thể đối xứng toả tròn. -Di chuyển bằng dù. Hoạt động 2: Hải quỳ Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi: +Hải quỳ có đặc điểm cấu tạo như thế nào? -GV chốt lại kiến thức. -HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. -Cá nhân phát biểu →lớp bổ sung. Kết luận: -Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm. -Miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ. -Sống bám vào bờ đá, ăn động vật nhỏ. Hoạt động 3: San hô Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H9.2, H9.3 đhoàn thành bảng 2. -GV gọi đại diện nhóm trình bày. -GV chốt lại kiến thức (Bảng 2). -HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh đghi nhớ kiến thức. -Thảo luận nhóm đhoàn thành bảng 2. -Đại diện nhóm trình bày đnhóm khác bổ sung. -HS tự sửa chữa. Bảng 2: So sánh san hô với sứa. Đặc điểm Đại diện Kiểu tổ chức cơ thể Lối sống Dinh dưỡng Các cá thể liên thông với nhau Đơn độc Tập đoàn Bơi lội Sống bám Tự dưỡng Dị dưỡng Có Không Sứa ệ ệ ệ ệ San hô ệ ệ ệ ệ -GV yêu cầu HS rút ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của San hô. -GV bổ sung kiến thức. Kết luận: -Cơ thể hình trụ. -Sinh sản: mọc chồi, cơ thể mẹ dính với cơ thể con →tạo thành tập đoàn. -Hình thành khung đá vôi. Hoạt động 3: Cũng cố -GV cho HS đọc kết luận SGK -GV cho HS trả lời câu hỏi 3 SGK. Hoạt động 4: Dặn dò -Học bài và trả lời các câu hỏi SGK -Chuẩn bị bài mới. -Đọc mục Em có biết. d.bổ sung: Ngày 15/9/2008. Tiết 10: Bài 10: đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -HS nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang. -Hs chỉ rõ được vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và đời sống. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp. -Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn -Bảo vệ động vật quý có giá trị. B.Đồ dùng dạy học: *GV chuẩn bị: Tranh phóng to H10.1 *HS chuẩn bị: Kẻ bảng Bảng. Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang TT Đặc điểm Đại diện Thuỷ tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng 2 Cách di chuyển 3 Cách dinh dưỡng 4 Cách tự vệ 5 Số lớp tế bào của thành cơ thể 6 Kiểu ruột 7 Sống đơn độc hay tập đoàn C.Hoạt động dạy học: *Mở bài: GV nêu sự đa dạng của ngành Ruột khoang về hình dạng, kích thước,cấu tạo và lối sống. Thuỷ tức: dài khoảng 10 mm Hải quỳ: dài khoảng 3-5 cm Sứa dài: khoảng 30 m Hoạt động 1: Đặc điểm chung Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H10.1. -GV yêu cầu HS thảo luận →hoàn thành bảng SGK. -GV kẻ bảng lên bảng và gọi HS lên điền. -GV bổ sung kiến thức.(Bảng chuẩn). -HS nghiên cứu thông tin, quan sá tranh. -Thảo luận nhóm →hoàn thành bảng. -Đại diện nhóm trình bày →nhóm khác bổ sung. -HS tự sửa chữa(nếu sai) Bảng. Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang. TT Đặc điểm Đại diện Thuỷ tức Sứa San hô 1 Kiểu đối xứng Toả tròn Toả tròn Toả tròn 2 Cách di chuyển Nhờ tua Co bóp dù Nhờ tua miệng 3 Cách dinh dưỡng dị dưỡng dị dưỡng dị dưỡng 4 Cách tự vệ Nhờ tế bào gai Nhờ tế bào gai Di chuyển Nhờ tế bào gai 5 Số lớp tế bào của thành cơ thể 2 lớp 2 lớp 2 lớp 6 Kiểu ruột Ruột túi Ruột túi Ruột túi 7 Sống đơn độc hay tập đoàn Đơn độc Đơn độc Tập đoàn -GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV chốt lại kiến thức. Kết luận: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang: *Cơ thể đối xứng toả tròn *Ruột dạng túi. *Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. *Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. Hoạt động 2: Vai trò Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV yêu cầu HS nghiên cứuSGK, nêu vai trò của ngành ruột khoang? -GV gọi đại diện nhóm trình bày. -GV chốt lại kiến thức. -HS tự nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm →Nêu vai trò của ngành ruột khoang. -Đại diện nhóm trình bày →nhóm khác bổ sung. Kết luận: *Có lợi +Tạo vẻ đẹp thiên nhiên. +Có ý nghĩa sinh thái đối với biển. +Làm đồ trang trí, trang sức: San hô +Cung cấp nguyên liệu vôi: San hô +Cung cấp thực phẩm: Sứa *Có hại: +Một số sứa gây độc, gây ngứa +Tạo đá ngầm,→ảnh hưởng đến giao thông. Hoạt động 3: Cũng cố -GV cho HS đọc kết luận chung SGK. -GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3(SGK). Câu 2: Tuỳ địa phương, có thể thuỷ tức là đại diện dễ gặp nhất. Với địa phương gần biển có thể gặp: hải quỳ,sứa sen, sứa rô, sứa lửa, sứa vong, san hô đỏ, san hô sừng hươu, san hô bàn tay, san hô đá Câu 3: Đề phòng chất độc ở ruột khoang, khi tiếp xúc với nhóm động vật này nên dùng dụng cụ như: vợt, panh, kéo, gang tay Hoạt động 4: Dặn dò -Học bài và trả lời câu hỏi SGK -Đọc mục em có biết. d.bổ sung:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_8_10_nguyen_trong_tho.doc