Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

Câu 3: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên?

A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.

B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá.

C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.

D. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 4: Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích

A. Thăm hỏi nông dân. B. khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.

C. đẩy mạnh khai khẩn đất hoang D. chia ruộng đất cho nông dân.

Câu 5: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

 A. Dân số gia tăng B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

 C. Công cụ sản xuất được cải tiến. D. Kinh tế hàng hóa phát triển

Câu 6: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

 A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma. B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

 C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

 D. Thành lập các thành thị trung đại.

Câu 7: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

 A. địa chủ và nông dân B. chủ nô và nô lệ

 C. lãnh chúa và nông nô D. tư sản và nông dân

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Đề 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN TỔ XÃ HỘI ĐỀ SỐ 06 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI I- LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2019 – 2020 Tiết theo PPCT: 36 Thời gian: 45 phút Ngày KT: 4/12/2019 Mã đề thi 132 (Đề thi gồm 02 trang) Họ, tên :..................................................................... Lớp....................................................... PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và dùng bút chì tô đậm vào chữ cái tương ứng ở mỗi câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan Câu 1:  Cấm quân là: A. quân phòng vệ các lộ. B. quân phòng vệ các phủ. C. quân phòng vệ biên giới. D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành. Câu 2: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A. Mỗi năm đều có khoa thi. B. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi. C. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, qui củ, khi nào triều đình cần mới mở khoa D. Chương trình thi cử dễ dàng nên số người đỗ đạt cao. Câu 3: Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên? A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. D. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 4: Các vua nhà Lý thường về địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích A. Thăm hỏi nông dân. B. khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. C. đẩy mạnh khai khẩn đất hoang D. chia ruộng đất cho nông dân. Câu 5: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?    A. Dân số gia tăng   B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.    C. Công cụ sản xuất được cải tiến.  D. Kinh tế hàng hóa phát triển Câu 6: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?    A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma. B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.    C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.    D. Thành lập các thành thị trung đại. Câu 7: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:    A. địa chủ và nông dân B. chủ nô và nô lệ    C. lãnh chúa và nông nô  D. tư sản và nông dân Câu 8: Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?    A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma  C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan Câu 9: Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma C. C. Cô-lôm-bô  D. Ph. Ma-gien-lan Câu 10: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?    A. Sự sụp đổ của chế độ phong kiến.    B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.    C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.    D. Vốn và nhân công làm thuê. Câu 11: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:    A. tư sản và tiểu tư sản B. tư sản và nông dân.    C. tư sản và vô sản. D. tư sản và công nhân. Câu 12: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là:    A. nước Đức B. nước Thụy Sỹ   C. nước Ý D. nước Pháp Câu 13:  Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi, phát triển sản xuất? A. Tích cực khai hoang. B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. C. Lập điền trang. D. Tích cực khai hoang, lập điền trang, đắp đê, đào sông, nạo vét kênh. Câu 14:  Lý Công Uẩn lên ngôi vua và lập ra nhà Lý vào năm nào? Niên hiệu là gì? Dời đô về đâu? A. Cuối năm 1009, niên hiệu Thiên phúc, dời đô về Đại La. B. Cuối năm 1010, niên hiệu Thiên Phúc, dời đô về Thăng Long. C. Cuối 1009, niên hiệu Thuận Thiên, dời đô về Đại la. D. Đầu 1010, niên hiệu Thái Bình, dời đô về Cổ Loa. Câu 15: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”? A. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh. B. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp. C. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông. D. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng. Câu 16: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. B. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu – Hạ ở biên cương C. Do sự xúi giục của Cham-pa. D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. Câu 17:  Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào? A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý. B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư. C. Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập. D. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được. Câu 18: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì? A. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. B. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống. C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. D. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. Câu 19: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần, thái độ vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay. B. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ. C. Tỏ thái độ giảng hòa. D. Bắt giam vào ngục. Câu 20: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Trâu, bò là động vật linh thiêng. B.  Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. C. Trâu, bò là động vật quý hiếm. D. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh. Phần II. Tự luận( 5điểm) Câu 1(3điểm) a.Tường thuật lại cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời kì nhà Lý? b. Nhận xét về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt? Câu 2(2điểm): Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhân dân ta dưới thời Trần? Từ công lao to lớn của triều đại nhà Trần đối với dân tộc, em cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương đất nước? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_de_6_nam_hoc_2019_2020_tr.doc
Giáo án liên quan