Câu 1 (2 điểm)
Xác định từ láy và quan hệ từ có trong đoạn văn sau:
" Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào."
(Trích " Cổng trường mở ra" - Lí Lan)
Câu 2 (2 điểm)
Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn: Ngữ Văn 7 năm học: 2008 - 2009 trường THCS Yết Kiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & đt Gia lộc
Trường thcs yết kiêu
Đề Kiểm tra học kì i
Môn: ngữ văn 7
Năm học : 2008 - 2009
Thời gian làm bài : 90 phút
Câu 1 (2 điểm)
Xác định từ láy và quan hệ từ có trong đoạn văn sau:
" Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào."
(Trích " Cổng trường mở ra" - Lí Lan)
Câu 2 (2 điểm)
Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh và nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 3 (6 điểm)
Trong bài thơ " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh có đoạn viết:
" Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục ... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ trên./.
Phòng gd & đt Gia lộc
Trường thcs yết kiêu
Đáp án - biểu điểm
Môn: ngữ văn 7
Năm học : 2008 - 2009
Câu 1 (2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm
Tìm đúng, đủ các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hoảng hốt (1đ)
Tìm đúng, đủ các quan hệ từ được sử dụng trong đoạn văn: còn, và, như, mà, vừa. (1đ)
Câu 2 (2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm
Học sinh chép lại chính xác theo trí nhớ, trình bàysạch, đẹp bài thơ "cảnh khuya" của Hồ Chí Minh (1điểm)
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: Bài thơ được Bác sáng tác năm 1947, ở chiến khu Việt Bắc.(1 điểm)
Câu 3 (6 điểm) ý 1, ý 3 trả lời đúng được 1 điểm; ý 2 được 4 điểm
Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
Xác định đúng kiểu bài: Biểu cảm về tác phẩm văn học.
Hình thức: Bài văn biểu cảm có bố cục rõ ràng, mạch lạc. Văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. Câu văn đúng ngữ pháp, từ dùng đúng, có sáng tạo trong diễn đạt. Biết sử dụng các thao tác liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng, suy ngẫm trong khi làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Nội dung, biểu điểm:
* Mở bài (1điểm): + Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ " Tiếng gà trưa."
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ: Sau khi nghe cô giáo giảng bài...
+ ấn tượng chung về khổ thơ đầu tiên của bài thơ " Tiếng gà trưa".
* Thân bài (4điểm):- Những cảm xúc, suy nghĩ do đoạn thơ gợi lên:
+ Khổ thơ đã diễn tả được tình cảm, cảm nhận của người chiến sĩ về tiếng gà trưa khi dừng chân bên xóm nhỏ.
+ Tiếng gà là âm thanh quen thuộc, bình dị, gần gũi, thân thương của làng quê.
+ Âm thanh tiếng gà làm xao động nắng trưa, xao động tâm hồn người chiến sĩ
Nghệ thuật diễn đạt tài hoa của Xuân Quỳnh:
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ " nghe" được lặp lại ở đầu mỗi câu thơ, sử dụng kết cấu đảo -> Gợi tả vẻ đẹp, sức mạnh kì diệu của âm thanh tiếng gà.
+ Tiếng gà đánh thức những năm tháng hồn nhiên, tươi đẹp ... mở ra một không gian thanh bình sâu lắng trong lòng người.
* Kết bài (1điểm): Khổ thơ ngắn gọn, cảm nhận tinh tế, âm thanh tiếng gà bình dị, thân thuộc, giàu chất thơ./
File đính kèm:
- De KT tu luan co dap an.doc