Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 8, 9

I. Mục tiêu bài học

Biết được các lỗi về quan hệ từ và cách sửa lỗi.

Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ quan hệ từ.

Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng.

1. Kiến thức

- Nhớ, biết và phân tích được một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.

2. Kĩ năng

- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi những kinh nghiệm về cách sử dụng quan hệ từ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2013 Ngày giảng: 7A2-15; 7A1-19 Ngữ văn - Bài 8 - Tiết 33 CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu bài học Biết được các lỗi về quan hệ từ và cách sửa lỗi. Rèn luyện kĩ năng sử dụng quan hệ từ quan hệ từ. Có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Nhớ, biết và phân tích được một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 2. Kĩ năng - Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng quan hệ từ phù hợp với tình huống giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi những kinh nghiệm về cách sử dụng quan hệ từ. III. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Rèn theo mẫu 2. Kĩ thuật: Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng quan hệ từ theo những tình huống cụ thể. V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Câu hỏi: Quan hệ từ là gì? Cho ví dụ minh hoạ? - Dự kiến trả lời: Ghi nhớ sgk tr 97 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học. * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Để liên kết các về trong câu hoặc liên kết các từ ngữ với nhau, câu với câu, đoạn với đoạn trong khi nói và viết người ta thường dùng các quan hệ từ. Tuy nhiên, học sinh khi sử dụng thường mắc một số các lỗi. Vậy các lỗi thường gặp là gì? Để tránh các lỗi đó cần làm gì? Chúng ta cùng học bài hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (23’ ) - Mục tiêu: Biết được một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc bài tập trên bảng phụ Hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Hs xác định - Giữa: hình thức, đánh giá - đúng, xã hội Em hãy chữa lại cho đúng? Hs chữa *So sánh các câu thiếu quan hệ từ trên với các câu đã chữa? - Thiếu quan hệ từ: không rõ nghĩa - Câu chữa: rõ nghĩa, người đọc mới hiểu được ý nghĩa, ý định của người viết. Hs đọc hai ví dụ trên bảng phụ Xác định quan hệ ý nghĩa giữa hai bộ phận câu? Hs xác định C1: hai bộ phận diễn đạt hai sự việc có hàm ý tương phản. C2: vế hai nhằm giải thích nguyên nhân cho vế 1. Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận - Không phù hợp. Căn cứ vào quan hệ từ giữa hai vế em hãy lựa chọn quan hệ từ phù hợp thay thế? Hs thực hiện Hs đọc bài tập sgk 106 *Vì sao câu thiếu chủ ngữ? Hs trả lời Hãy chữa lại để được câu văn hoàn chỉnh? Hs chữa Hs đọc bài tập Em hãy chỉ ra các quan hệ từ? - Không những câu 1 - Với câu 2 Các quan hệ từ này liên kết từ ngữ nào với nhau? Hs xác định - Không những không có tác dụng liên kết giỏi về môn Toán, giỏi về môn văn với bộ phận nào khác (thiếu một vế cần liên kết) - Với1: liên kết: tâm sự -mẹ - Với 2: không liên kết chị với từ ngữ nào khác *Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết. Vì sao? Hs trả lời Em hãy căn cứ vào nội dung các câu trước và sau nó để sửa cho phù hợp? Hs sửa Qua 4 bài tập trên, em hãy cho biết khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi nào? Hs đọc ghi nhớ sgk tr 107 I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ 1. Thiếu quan hệ từ - Đừng nên nhìn hình thức để đánh giá kẻ khác. - Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn đối với xã hội ngày nay thì không đúng. 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa - Sử dụng quan hệ từ không thích hợp vì không thể hiện đúng mối quan hệ giữa hai về. + Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ. + Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 3. Thừa quan hệ từ - Thừa quan hệ từ: chủ ngữ của câu trở thành trạng ngữ. - Chữa bằng cách bỏ quan hệ từ ở đầu câu. 4. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết - Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết vì quan hệ từ đó không liên kết bộ phận kèm theo nó với một bộ phận nào khác. - Sửa: + Không những giỏi về môn Toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi nhiều môn khác. + Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị. 5. Ghi nhớ Sgk tr 107 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 15’ ) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Hs đọc bài 1 sgk tr 107, nêu yêu cầu bài tập. Gọi 1 hs lên bảng làm, nhận xét. Gv sửa chữa, bổ sung. Hs đọc bài tập 2 sgk tr 98107 Hs hoạt động nhóm bàn: 2 phút Hs báo cáo, nhận xét Gv chữa bài HS đọc, nêu yêu cầu. Hs làm bài tập 3 sgk tr 107 II. Luyện tập 1. Bài 1 Sgk tr 107 a. từ đầu... b. để ( cho) cha ... 2. Bài 2 Sgk tr 107 - Với: như - Tuy: dù - Bằng: về 3. Bài 3 Sgk tr 107 - Bỏ các quan hệ từ: đối với (câu 1); với (câu 2), qua (câu 3) 4. Củng cố ( 1’ ) Gv khái quát bài 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ: Làm bài tập 4, 5 sgk tr 108 - Chuẩn bị: Xa ngắn thác Núi Lư. Soạn bài theo câu hỏi cuối bài. Ngày soạn: 15/10/2013 Ngày giảng: 7A2-18; 7A1-19 Ngữ văn - Bài 9 - Tiết 34 HDĐT - Văn bản XA NGẮM THÁC NÚI LƯ, PHONG KIỀU DẠ BẠC (Lí Bạch, Trương Kế) I. Mục tiêu bài học + Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của Lí Bạch. + Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ. Đọc - hiểu văn bản thơ Đường. Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Sơ giản về Lí Bạch. - Hiểu được nội dung và nghệ thuật của văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc - hiểu văn bản thơ Đường. - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: 2. Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp/Kỹ thuật dạy học. 1. Phương pháp: Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Giải thích. 2. Kỹ thuật: Thảo luận nhóm. IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Văn học Trung Quốc cùng với tiểu thuyết Minh Thanh, thơ Đường là một mảng, một thể loại đem lại cho nền văn học Trung Quốc những thành tựu rực rỡ nhất. Để hiểu rõ hơn về những bài thơ Đường luật và đời sống thơ ca thời nhà Đường. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hai bài thơ: Vọng Lư sơn bộc bố và Phong Kiều dạ bạc. * Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích ( 10’) - Mục tiêu: Đọc rõ ràng văn bản, trình bày được đôi nét về tác giả. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Gv hướng dẫn đọc: đọc giọng chậm rãi, diễn cảm. Ngắt nhịp 4/3; 2/2/3. Gv đọc mẫu Hs đọc, gv nhận xét Hs đọc chú thích * sgk tr 110 Nêu đôi nét về tác giả? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận Em hãy trình bày đôi nét về bài thơ? Hs trình bày Hs giải thích các chú thích sgk tr 110 I. Đọc và thảo luận chú thích 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích a. Tác giả - Lí Bạch ( 701-762) là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường. - Thơ ông bộc lộ tâm hồn tự do phóng khoáng với hình ảnh tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên, điêu luyện. b. Tác phẩm - Là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ( 26’ ) - Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản. Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào? Hs hoạt động nhóm: 5 phút Các nhóm báo cáo Gv nhận xét Những nội dung chủ yếu của bài thơ là gì? Hs trả lời Gv nhận xét, kluận Gv hướng dẫn hs về nhà tìm hiểu. II. Tìm hiểu văn bản A. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư 1. Nghệ thuật - Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn Lí Bạch. - Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại. - Liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. 2. Nội dung - Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô. + Toàn cảnh núi Hương Lô dưới phản quang của ánh nắng mặt trời. + Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước: - Tâm hồn thi nhân: + Trí tưởng tượng bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương đất nước. + Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. B. Bài thơ Phong kiều dạ bạc. 1. Nghệ thuật. 2. Nội dung. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết ( 2’ ) - Mục tiêu: Trình bày được nội dung của ghi nhớ Gv gọi 2 hs đọc ghi nhớ sgk tr 112 Gv khái quát nội dung chính của ghi nhớ III. Ghi nhớ Sgk tr 112 * Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập ( 3’) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập Gv yêu cầu hs về nhà học thuộc hai bài thơ. IV. Luyện tập 4. Củng cố ( 1’) Gv khái quát bài 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ - Chuẩn bị: Từ đồng nghĩa + Soạn bài theo câu hỏi trong bài. Ngày soạn: 15/10/2013 Ngày giảng: 7A2-18; 7A1- ..... Ngữ văn - Bài 9 - Tiết 35 TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu bài học - Kiến thức: + Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa. + Biết được các loại từ đồng nghĩa. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết từ đồng nghĩa. - Thái độ: Có ý thức sử dụng lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Nhớ, hiểu khái niệm từ đồng nghĩa. - Nhớ, phát hiện, phân tích được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Kĩ năng - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản. - Phân biệt được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. - Phát hiện và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với thực tiễn của giao tiếp. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng nghĩa. III. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp: - Phân tích, Trao đổi đàm thoại, Nêu vấn đề, Rèn theo mẫu, Thông báo 2. Kĩ thuật - Phân tích tình huống mẫu để nhận ra cách dùng từ đồng nghĩa. - Thực hành có hướng dẫn: Sử dụng từ đồng nghĩa theo những tình huống cụ thể. V. Các bước lên lớp 1 Ổn định tổ chức ( 1’) - Kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu hỏi: Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? - Dự kiến trả lời: Ghi nhớ sgk tr 107 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’ ) - Giới thiệu bài: Cho nhóm từ: cho, biếu, tặng trên bảng phụ. + Các từ trong nhóm trên có điểm gì giống nhau? + Cùng có nghĩa chung: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng, vĩnh viễn không đòi lại hay đổi lại một cái gì? Những từ có nghĩa giống nhau như thế gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay? * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (24’ ) - Mục tiêu: Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc lại văn bản Xa ngắm thác núi Lư Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy tìm từ đồng nghĩa với rọi? Hs xác định Gv nhận xét - Đồng nghĩa với từ rọi là: chiếu, soi. Rọi, chiếu, soi có nghĩa chung là gì? Hs trả lời - Nghĩa chung: hướng luồng ánh sáng chiều thẳng vào. *Xác định từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ trông? Hoạt động nhóm bàn: 3 phút Hs báo cáo, nhận xét Gv nhận xét + Coi sóc, giữ gìn cho yên: trông coi, chăm sóc + Mong: hi vọng, chờ mong. *Nhận xét gì về nghĩa các từ trong mỗi nhóm vừa tìm được? - Các từ trong mỗi nhóm đó là từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa là gì? Hs đọc ghi nhớ sgk tr 114 Tìm hai từ đồng nghĩa với nhau rồi đặt câu? Em hái táo cho bà đi chợ bán. Em vặt táo cho bà đi chợ bán. Hs đọc bài tập trên bảng phụ *So sánh nghĩa của quả và trái trong hai ví dụ trên? Hs so sánh - Nghĩa giống nhau: cùng chỉ một bộ phận của cây được hình thành từ hoa. Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Hs trả lời - Là những từ không phận biệt về sắc thái ý nghĩa: có thể thay thế cho nhau. Tìm các từ đồng nghĩa hoàn toàn? - Hái, bứt, chảy, vặt. Hs đọc bài tập 2 Chỉ ra từ đồng nghĩa? - Bỏ mạng, hi sinh Bỏ mạng hi sinh có gì giống và khác nhau? Hs xác định - Giống: cùng chỉ trạng thái ngừng hoạt động của con người không còn biểu hiện sự sống. - Khác: + Hi sinh: thái độ kính trọng. + Bỏ mạng: khinh bỉ. Em hiểu thế nào về từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Là những từ có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau Qua bài tập em thấy từ đồng nghĩa có mấy loại? Đó là những loại nào? Đặc điểm của nó? Hs đọc ghi nhớ sgk tr 114 Tìm từ đồng nghĩa không hoàn toàn rồi đặt câu? - Tôi mời bác ăn cơm. - Tôi mời bác xơi cơm. Hs đọc bài tập sgk tr 115 Thay thế vị trí hai từ quả và trái có được không? Vì sao? - Được - Đó là hai từ đồng nghĩa hoàn toàn Từ hi sinh và từ bỏ mạng có thể thay thế cho nhau không? Vì sao? - Không thay thế được vì sắc thái nghĩa khác nhau, đối lập nhau. Qua các ví dụ ở bài tập 1 em rút ra điều gì về việc sử dụng từ đồng nghĩa? Hs đọc bài tập 2 sgk tr 115 Tại sao trong đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay? Hoạt động nhóm: 3 phút Kĩ thuật khăn trải bàn Các nhóm báo cáo - Cùng chỉ sự xa cách. - Chia li: xa nhau, còn có thể gặp lại. Theo em nhan đề đoạn thơ là Sau phút chia li hay Sau phút chia tay phù hợp? - Sau phút chia li phù hợp vì nó thể hiện được nỗi sầu chia li rất rõ nét của người chinh phụ. Em rút ra điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? Hs nhận xét Hs đọc ghi nhớ sgk tr 115 I. Thế nào là từ đồng nghĩa 1. Bài tập Sgk tr 113 - Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. - Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 2. Ghi nhớ Sgk tr 114 II. Các loại từ đồng nghĩa 1. Bài tập Sgk tr 114 Bài 1 Bài 2 - Có hai loại từ đồng nghĩa: + Từ đồng nghĩa hoàn toàn. + Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2. Ghi nhớ Sgk tr 114 III. Sử dụng từ đồng nghĩa 1. Bài tập - Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau. - Khi sử dụng từ đồng nghĩa: lựa chọn cho phù hợp. 2. Ghi nhớ Sgk tr 115 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 12’ ) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Hs đọc bài 1 sgk tr 115, nêu yêu cầu bài tập. Gọi 1 hs lên bảng làm, nhận xét. Gv sửa chữa, bổ sung. Hs đọc bài tập 3 sgk tr 115 Hs làm bài tập 3 IV. Luyện tập 1. Bài 1 Sgk tr 115 - Gan dạ: dũng cảm - Chó biển: hải cẩu - Nước ngoài: ngoại quốc 2. Bài 3 Sgk tr 115 - Lợn: heo - Mẹ: má, bu, bầm - Bố: ba, tía 4. Củng cố ( 1’ ) Gv khái quát bài. HS đọc lại ghi nhớ. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’ ) - Học bài cũ: Làm bài tập 4, 5, 6, 7 sgk tr 116 - Chuẩn bị: Cách lập ý của bài văn biểu cảm + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi cuối bài. Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày giảng:7A2-21; 7A1-24 Ngữ văn - Bài 9 - Tiết 36 CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu bài học - Kiến thức: Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài văn biểu cảm. - Kĩ năng: Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn - Thái độ: Có ý thức học tập bộ môn. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Nhớ, hiểu được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm - Biết được những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng - Vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. II. Đồ dùng 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài III. Phương pháp 1. Phương pháp: Phân tích, trao đổi đàm thoại, nêu vấn đề. 2. Kỹ thuật: IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức ( 1’) - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học * Hoạt động 1: Khởi động ( 1’) - Giới thiệu bài: Giờ trước các em đã được học và hiểu thế nào là văn biểu cảm. Để biết cách lập ý cho đề văn biểu cảm chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’ ) - Mục tiêu: Nhớ, hiểu được ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hs đọc bài tập sgk tr 117 *Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi tác giả những cảm xúc gì về cây tre? Hs trả lời Gv nhận xét - Nhắc đến những công dụng của cây tre: khẳng định và mong muốn cây tre mãi trường tồn. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam bởi những công dụng như thế nào? Hs xác định - Tre gắn bó với các em, dân tộc Việt Nam: chia ngọt sẻ bùi. - Tre bóng mát, là khúc nhạc tâm tình. - Tre làm sáo + Cây tre mãi gắn bó và hữu ích. Gv: bài này tác giả viết vào 1955, khi đó ông chưa nghĩ đến sự xuất hiện của đồ nhựa, mới chỉ nghĩ đến xi măng cốt sắt. Nhưng dù có đồ nhựa đi nữa thì tác dụng của cây tre vẫn nhiều hơn những gì tác giả viết: chiếu tre, tăm tre, đũa tre, hàng mĩ nghệ bằng tre Tác giả lập ý (biểu cảm) bằng cách nào? - Nhắc lại quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai: cách bày tỏ tình cảm với sự vật. Hs đọc bài tập sgk tr 118 Tác giả say mê con gà đất như thế nào? - Chú gà đẹp mã, oai vệ. Nhớ lại những kỷ niệm khi chơi con gà đất, khi hoá thân vào con gà trống để cất lên điệu nhạc sớm mai. Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì? Hs trả lời - Suy nghĩ về hiện tại: lý giải vì sao đồ chơi hấp dẫn với trẻ, nuối tiếc đồ chơi tuổi thơ. Cách lập ý của đoạn văn này là gì? Hs nhận xét Hs đọc đoạn văn sgk tr 119 Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào? Hs trả lời - Lòng yêu mến cô giáo. + Chẳng bao giờ em lại quên được cô. + Khi lớn lên em luôn nhớ cô, nhớ lại những kỉ niệm khi còn học cô: tưởng tượng tình huống, không thể quên cô giáo. *Cách bày tỏ tình cảm của người viết với cô giáo như thế nào? Hs nhận xét Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả bày tỏ tình cảm gì? Hs trả lời Đoạn văn lập ý theo cách nào? - Tưởng tượng giả định tình huống. Hs đọc đoạn văn sgk tr 120 Qua đoạn văn em thấy sự quan sát có tác dụng thể hiện tình cảm như thế nào? Hs trả lời *Em nhận xét gì về tình cảm trong các bài văn, đoạn văn trên? - Tình cảm chân thật, sự việc nêu do đó người viết trải nghiệm hoặc có trong kinh nghiệm của người viết. Hs đọc ghi nhớ sgk tr 121 I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm 1. Liên hệ hiện tại với tương lai Bài tập Sgk tr 117 - Từ thực tại mà liên hệ tới tương lai, bộc lộ cảm xúc. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Bài tập Sgk tr 118 - Từ việc hồi tưởng quá khứ mà suy nghĩ về hiện tại. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước Bài tập Sgk tr 119 - Tưởng tượng ra tình huống để bày tỏ tình cảm. 4. Quan sát, suy ngẫm Bài tập Sgk tr 120 - Nhà văn gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già: thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình 5. Ghi nhớ Sgk tr 121 * Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 16’ ) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức giải quyết các bài tập Hs đọc đọc bài tập 1 sgk tr 121 Hs làm bài tập Hs chữa bài Gv nhận xét II. Luyện tập 1. Bài tập 1 Sgk tr 121 * Đề 1: Cảm xúc về vườn nhà - Xác định, hình dung khu vườn nhà em từng có, đang có, mơ ước - Xác định vị trí không gian, thời gian viết về vườn nhà. Điều này sẽ quy định cảm xúc của bài. + Nếu xa: hoài niệm về vườn. - Miêu tả khu vườn gắn bó với đời sống của gia đình em (Hiện tại hoặc lâu đời). Nếu thiếu nó cuộc sống của gia đình em sẽ như thế nào? - Em có thể nghĩ đến công lao, ý nguyện của người tạo lập khu vườn mà bày tỏ lòng biết ơn. Nếu chẳng may phải bán vườn: nuối tiếc. * Đề 2: Cảm xúc về người thân - Gợi ý: + Xác định người thân định viết là ai? Mối quan hệ thân tình của mình với người đó. + Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ. + Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt vui chơi. + Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn. 4. Củng cố ( 1’) Gv khái quát lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học bài ( 1’) - Học bài cũ: - Chuẩn bị: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh + Soạn bài

File đính kèm:

  • docGA van 8 chuan KTKN.doc