Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“. Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều. ”
(Con hổ có nghĩa - Ngữ Văn 6, tập 1)
1- Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại Truyện trung đại, vì:
A. Được viết bằng chữ Trung Quốc. C. Được in trong sách Ngữ Văn 6.
B. Được viết trong thời trung đại. D. Được viết theo phương thức tự sự.
2- Chọn nhận vật là “hổ” để:
A. Chứng minh hổ là con vật rất tinh khôn, xứng đáng là chúa tể muôn loài.
B. Khẳng định rằng hổ là con vật sống rất tình nghĩa.
C. Thể hiện sự khác nhau giữa truyện trung đại và truyện ngụ ngôn dân gian.
D. Ý nghĩa của truyện được sâu sắc hơn, tạo được sự hấp dẫn hơn.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I - Ngữ văn 6 (năm 2006 - 2007), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chẵn
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007)
Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“... Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều... ”
(Con hổ có nghĩa - Ngữ Văn 6, tập 1)
1- Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại Truyện trung đại, vì:
A. Được viết bằng chữ Trung Quốc. C. Được in trong sách Ngữ Văn 6.
B. Được viết trong thời trung đại. D. Được viết theo phương thức tự sự.
2- Chọn nhận vật là “hổ” để:
A. Chứng minh hổ là con vật rất tinh khôn, xứng đáng là chúa tể muôn loài.
B. Khẳng định rằng hổ là con vật sống rất tình nghĩa.
C. Thể hiện sự khác nhau giữa truyện trung đại và truyện ngụ ngôn dân gian.
D. ý nghĩa của truyện được sâu sắc hơn, tạo được sự hấp dẫn hơn.
3- Câu “Từ đó về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều” có mấy cụm danh từ ?
A. Một cụm. B. Hai cụm. C. Ba cụm. D. Bốn cụm.
4- Đoạn văn trên có mấy chỉ từ ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
5- Đoạn văn trên có bao nhiêu số từ và lượng từ ?
A. Bốn. B. Năm. C. Sáu. D. Bảy.
6- Nếu viết: Truyện “Con hổ có nghĩa” là một truyện hay nên em rất thích đọc truyện “Con hổ có nghĩa”. Thì câu văn sẽ mắc lỗi gì ?
A. Dùng từ không đúng nghĩa. C. Lặp từ.
B. Lẫn lộn các từ gần âm. D. Dùng thừa từ.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh mà em đã được học (trong đoạn có dùng ít nhất hai từ Hán Việt - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Mượn lời nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” để kể lại lần em lên kinh đô để giúp nhà vua giải câu đố hóc búa của sứ thần nước ngoài.
Đề 2: Một lần em nghe thấy quyển sách Ngữ Văn 6 đang than thở với quyển sách Toán 6 về việc mình bị cô (cậu) chủ bỏ quên. Hãy kể lại sự việc đó và tự rút ra bài học cho mình.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 6 (2006-2007)
Đề lẻ
Lớp: 6 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“... Bác tiều trèo xuống lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều rồi bỏ đi. Bác tiều nói to: “Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé”. Sau đó, bác tiều ra về. Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc. Sớm hôm sau, có con nai chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều... ”
(Con hổ có nghĩa - Ngữ Văn 6, tập 1)
1- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Nghị luận. D. Miêu tả.
2- Trong các từ sau, từ nào là từ mượn:
A. liếm mép. B. cổ họng. C. tiều. D. nhà.
3- Nếu được thì có thể thay từ “dụi” trong đoạn văn bằng:
A. húc. B. cọ. C. chạm. D. đẩy.
4- Câu “Một đêm nọ, nghe cửa ngoài có tiếng gầm dài mà sắc” có mấy cụm danh từ ?
A. Một cụm. B. Hai cụm. C. Ba cụm. D. Bốn cụm.
5- Nếu viết “Sau đó, bác tiều phu đốn củi ra về” thì câu mắc lỗi gì ?
A. Dùng từ không đúng nghĩa. C. Lẫn lộn các từ gần âm.
B. Lặp từ. D. Dùng thừa từ.
6- ý nghĩa - giá trị của đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi sự dũng cảm, tinh thần giúp đỡ kẻ hoạn nạn của bác tiều.
B. Sống có nghĩa, biết ơn người đã giúp đỡ mình là điều cơ bản trong đạo làm người.
C. Khuyên ta hãy biết giúp đỡ người khác để được người ta trả on cho mình.
D. Chứng minh rằng nếu giúp đỡ người khác thì sẽ được trả ơn hậu hĩnh hơn.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “Hổ” trong đoạn trích trên (trong đoạn có dùng ít nhất hai từ Hán Việt - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Mượn lời nhân vật em bé trong truyện “Em bé thông minh” để kể lại lần em lên kinh đô để giúp nhà vua giải câu đố hóc búa của sứ thần nước ngoài.
Đề 2: Một lần em nghe thấy quyển sách Ngữ Văn 6 đang than thở với quyển sách Toán 6 về việc mình bị cô (cậu) chủ bỏ quên. Hãy kể lại sự việc đó và tự rút ra bài học cho mình.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 7 (2006-2007)
Đề lẻ
Lớp: 7 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“... Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để tạo hạnh phúc lâu bền... ”
(Thạch Lam)
1- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn:
A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
2- Dòng nào nói đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên ?
A. Miêu tả cách thức làm cốm. C. Kể về nguồn gốc của cốm.
B. Bàn về cách thức thưởng thức cốm. D. Ca ngợi giá trị của cốm.
3- Dòng nào sau đây không phải là đặc sắc của đoạn văn trên ?
A. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên hấp dẫn.
B. Phát hiện ra những giá trị văn hóa chứa đựng trong thứ quà giản dị.
C. Sử dụng nhiều tính từ có tính biểu cảm cao.
D. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
4- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để thể hiện nhịp điệu tha thiết cảm xúc nồng nàn của tác giả?
A. So sánh. B. ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Điệp ngữ.
5- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép đẳng lập ?
A. Đất nước. B. Trong sạch. C. Ngọt sắc. D. Hương vị.
6- Các từ “Thanh khiết, trong sách, thanh đạm” là những từ:
A. Đồng âm. B. Đồng nghĩa. C. Trái nghĩa. D. Hán Việt.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên (trong đoạn có sử dụng biện pháp Điệp ngữ - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 7 (2006-2007)
Đề chẵn
Lớp: 7 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”.
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
1- Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú. C. Song thất lục bát. D. Ngũ ngôn cổ thể.
2- ý nào đúng nhất tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ ?
A. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.
B. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.
D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.
3- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để thể hiện tâm tư tình cảm của tác giả ở hai câu 5, 6.
A. ẩn dụ. B. Hoán dụ. C. Chơi chữ. D. Điệp ngữ.
4- Tìm từ “ta với ta” trong câu “Một mảnh tình riêng, ta với ta” có nghĩa là gì ?
A. Ta với một người bạn của ta. C. Một mình ta với những người cùng giới.
B. Ta với những người bạn của ta. D. Một mình ta với một mình ta.
5- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ?
A. Cỏ cây. B. Lom khom. C. Lác đác. D. Quốc quốc.
6- Quan hệ từ “với” trong cụm từ “ta với ta” chỉ:
A. Quan hệ sở hữu. B. Quan hệ nhân quả. C. Quan hệ so sánh. D. Quan hệ ngang bằng.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết khoảng 5 câu văn trình bày cảm nhận của em về hai câu đầu trong bài thơ trên (trong đoạn có sử dụng biện pháp điệp ngữ - gạch chân).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 8 (2006-2007)
Đề chẵn
Lớp: 8 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“... Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm... ”
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
1- Phương thức biểu đạt của phần văn bản trên là:
A. Tự sự + Miêu tả. C. Miêu tả + Biểu cảm.
B. Tự sự + Biểu cảm. D. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
2- Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của phần văn bản trên ?
A. Thái độ của chị Dậu để khất sưu. C. Hành động đấu lí để bảo vệ chồng của chị Dậu.
B. Thái độ của chị Dậu để bênh vực chồng. D. Hành động đấu lực để bảo vệ chồng của chị Dậu.
3- Các từ “Xô đẩy, giằng co, du đẩy” thuộc trường từ vựng nào ?
A. Cảm xúc của con người. C. Hoạt động của con người.
B. Suy nghĩ của con người. D. Thái độ của con người.
4- Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép ?
A. Hai câu. B. Ba câu. C. Bốn câu. D. Năm câu.
5- Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
A. Nham nhảm. B. Lẻo khoẻo. C. Sấn sổ. D. Run rẩy.
6- Dấu ngoặc kép trong câu cuối phần văn bản được dùng để:
A. Đánh dấu phần chú thích. C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. D. Đánh dấu tên tác phẩm, tập san được dẫn.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích trên (trong đoạn có dùng thán từ và một câu ghép - xác định rõ).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em đã được học nhiều bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn bát cú. Bằng hiểu biết của mình, em hãy thuyết minh về đặc điểm của thể thơ này.
Đề 2: Đất nước Việt Nam ta có vô vàn loài hoa đẹp. Hãy giới thiệu về một loài hoa em yêu thích nhất.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đề kiểm tra học kì I - Ngữ Văn 8 (2006-2007)
Đề lẻ
Lớp: 8 . Thời gian: 90 phút. (HS làm luôn bài vào đề).
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - - - - - - & - - - - - -
Phần I: (3,0 điểm) Trắc nghiệm kiến thức.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“... Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.
- Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất”.
(Cô bé bán diêm - An đécxen)
1- Phương thức biểu đạt của phần văn bản trên là:
A. Tự sự + Miêu tả. C. Miêu tả + Biểu cảm.
B. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm. D. Tự sự + Biểu cảm.
2- Nội dung phần văn bản trên kể về lần quét diêm thứ mấy ?
A. Lần thứ hai. B. Lần thứ ba. C. Lần thứ tư. D. Lần thứ năm.
3- Các từ “Lò sưởi, ngỗng quay, cây Nô-en” thuộc trường từ vựng nào ?
A. Từ ngữ chỉ sự vật. C. Từ ngữ chỉ trạng thái.
B. Từ ngữ chỉ hiện tượng. D. Từ ngữ chỉ tính chất.
4- Phần văn bản trên có bao nhiêu câu ghép ?
A. Bốn câu. B. Năm câu. C. Sáu câu. D. Bảy câu.
5- Câu văn “... trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!” sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. Nói quá. B. Nói giảm nói tránh. C. ẩn dụ. D. Hoán dụ.
6- Câu văn nào trong phần văn bản trên có chứa tình thái từ ?
A. Em bé reo lên, cho cháu đi với !. C. Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà.
B. Cháu sẽ được gặp lại bà, bà ơi !. D. Que diệm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên mặt cô bé cũng biến mất.
Phần II: (7,0 điểm) Tự luận.
1- (2,0 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về mộng tưởng của cô bé bán diêm trong đoạn trích trên (trong đoạn có dùng thán từ và một câu ghép - xác định rõ).
2- (5,0 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em đã được học nhiều bài thơ sáng tác theo thể thất ngôn bát cú. Bằng hiểu biết của mình, em hãy thuyết minh về đặc điểm của thể thơ này.
Đề 2: Đất nước Việt Nam ta có vô vàn loài hoa đẹp. Hãy giới thiệu về một loài hoa em yêu thích nhất.
F (HS làm tiếp bài sang mặt giấy sau)
File đính kèm:
- Van 6789_Tuan 17.doc