*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:
1. Vì sao thứ hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại
“chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?
A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.
B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.
C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.
2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?
A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.
B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.
C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất?
A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.
B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.
C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai?
A. Bị tan biến vào đất, không còn gì.
B. Thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.
C. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.
5. Em đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của hạt lúa nào? Vì sao?
3 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A
Họ và tên:
Lớp: 4
Thứ ngày tháng năm 2017.
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2017 - 2018
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 (Kiểm tra đọc)
(Thời gian làm bài: 30 phút)
Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên
.
..................
GV chấm
Đọc hiểu:
I. Đọc thành tiếng (3 điểm).
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).
* Đọc thầm câu chuyện sau:
CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất
nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải
nát tan trong đất. Tốt nhất, ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và
tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn
vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó
thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết
dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó
lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.
(Theo Báo Điện tử)
*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:
1. Vì sao thứ hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại
“chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?
A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó.
B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.
C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.
2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?
A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.
B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.
C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất?
A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.
B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.
C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai?
A. Bị tan biến vào đất, không còn gì.
B. Thành cây lúa vàng óng, trĩu hạt.
C. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.
5. Em đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của hạt lúa nào? Vì sao?
6. Hai bạn Nam và Lan đã tranh luận với nhau xem câu chuyện trên muốn nói
với chúng ta điều gì.
Nam nói: Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Đối mặt với khó khăn, thử thách
thì cuộc sống không thể bình yên và thành công.
Lan nói: Câu chuyện muốn nói với chúng ta: Biết tránh khó khăn, thử thách thì
cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.
Còn theo em, câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?
7. Từ vàng óng trong câu: “Từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.”
thuộc từ loại nào?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
8. Trong các câu sau, câu nào thuộc câu kiểu Ai làm gì?
A. Hạt lúa thứ nhất chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
B. Hạt lúa thứ hai thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
C. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà.
9. Em hãy đặt một câu hỏi để khen ngợi hạt lúa thứ hai.
10. a) Gạch dưới 1 từ ngữ không cùng nhóm với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy sau:
a.1. diều, đầu sư tử, búp bê, dây thừng, chong chóng, ô tô, rước đèn, que chuyền.
a.2. múa sư tử, thả diều, nhảy dây, quả cầu, xếp hình, kéo co, chơi bịt mắt bắt dê.
b) Đặt tên cho hai nhóm từ ngữ ở trên:
- Tên nhóm từ dãy a.1: ..
- Tên nhóm từ dãy a.2: ..
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Năm học 2017 - 2018
Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 (Kiểm tra viết)
Thời gian làm bài: 55 phút
I. Chính tả: (2 điểm)
Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút.
Tiếng sáo diều
Chiều chiều, tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh
diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh
diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, tôi được lắng
nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một
nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê.
Theo Nguyễn Anh Tuấn
II/ Tập làm văn (8 điểm ) - 40 phút :
Đề bài: Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng
hồ báo thức, cái bút mực, cái thước kẻ, quyển sách, . Em hãy tả một trong
những đồ vật đó.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2017_2018_truo.pdf