Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ái Mộ A

*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm

theo yêu cầu của bài tập.

1. Vì sao cha mẹ cậu bé bối rối khi cậu mang về một chú cún tàn tật?

a. Vì bệnh tật của con trai đã đủ làm họ lo lắng.

b. Vì cún sẽ làm cậu bé không chịu chữa bệnh.

c. Vì cún sẽ mang bệnh đến cho cậu bé.

2. Theo lời dặn của bác sĩ, cậu bé cần làm gì cho cún con?

a. Tập cho cún đi không ngừng nghỉ suốt hai tháng.

b. Mỗi sáng xoa bóp chân cho cún và dắt nó đi dạo 1km.

c. Sau ba tháng đưa cún đến mổ.3. Khi cún con bị tai nạn, cậu bé nhận ra điều gì?

a. Nẹp chân bị gãy, cậu vẫn có thể ôm cún chạy về nhà.

b. Cún bị đâm, máu chảy rất nhiều, cậu đã òa khóc.

c. Cún rất sợ mèo, đã giật xích, đâm vào luồng xe.

4. Em hiểu câu nói của người mẹ: “Cún đã giúp con tập luyện suốt thời gian qua.” như thế nào?

5. Theo em, điều gì đã giúp cậu bé trở nên mạnh mẽ và có thể chạy được?

6. Sau sự việc xảy ra với cún con, cậu bé đã hiểu ra điều gì?

a. Hạnh phúc là nhận được. Cho ít sẽ nhận nhiều.

b. Khi cún qua khỏi, cậu sẽ tìm thấy chính mình.

c. Khi quên mình vì người khác, sẽ tìm thấy chính mình

pdf3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A Họ và tên: Lớp: 4 . Thứ ngày tháng năm 2018. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 (Kiểm tra đọc) (Thời gian làm bài: 30 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên . .................. GVchấm Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng (3 điểm). II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm). *Đọc thầm câu chuyện sau: TÌNH YÊU DÀNH CHO CÚN CON Một cậu bé phải mang một bộ nẹp xương bằng thép ở chân trái. Một hôm, chẳng biết cậu tha từ đâu về một chú cún con đi tập tễnh. Cha mẹ cậu rất bối rối. Hôm sau, cậu cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y. Bác sĩ nói nếu cậu xoa bóp chân cho cún mỗi sáng và dắt nó đi dạo 1km mỗi ngày thì nó sẽ dần bớt đau và bớt tập tễnh. Mặc dù cún rên rỉ, còn cậu bé thì luôn nhăn nhó với bộ nẹp chân nhưng cả hai vẫn luyện tập đều đặn suốt hai tháng. Sang tháng thứ ba, cả hai đã có thể đi được 2km mỗi sáng mà không thấy đau. Một sáng, trên đường về, một con mèo từ bụi cây bất ngờ nhảy ra khiến cún hốt hoảng, giật xích, lao vào luồng xe. Cún bị đâm, máu chảy rất nhiều. Cậu bé khóc òa, nhào đến chỗ cún. Lúc đó, cậu nhận ra nẹp chân của mình đã gãy nhưng cậu không có thời gian lo cho bản thân. Cậu bồng cún lên, ôm vào lòng và chạy về nhà. Mẹ vội đưa cậu và cún đến bệnh viện thú y. Trong lúc chờ xem liệu cún có sống sót sau ca mổ, cậu bé hỏi mẹ tại sao cậu có thể chạy được. Bà bảo: “Con bị viêm tủy. Nẹp chân chỉ là để trợ lực. Cún giúp con tập luyện suốt thời gian qua. Khi con nghĩ con đang giúp nó, thực ra con lại đang giúp cho mình mạnh mẽ hơn.” Ngay lúc đó cửa phòng mổ hé mở. Bác sĩ bước ra, tươi cười nói cún sẽ qua khỏi. Cậu bé hiểu rằng khi quên mình vì người khác, cậu sẽ tìm thấy chính mình. Hạnh phúc là cho đi. Cho đi nhiều sẽ nhận được nhiều. Theo Nguyên Thảo *Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập. 1. Vì sao cha mẹ cậu bé bối rối khi cậu mang về một chú cún tàn tật? a. Vì bệnh tật của con trai đã đủ làm họ lo lắng. b. Vì cún sẽ làm cậu bé không chịu chữa bệnh. c. Vì cún sẽ mang bệnh đến cho cậu bé. 2. Theo lời dặn của bác sĩ, cậu bé cần làm gì cho cún con? a. Tập cho cún đi không ngừng nghỉ suốt hai tháng. b. Mỗi sáng xoa bóp chân cho cún và dắt nó đi dạo 1km. c. Sau ba tháng đưa cún đến mổ. 3. Khi cún con bị tai nạn, cậu bé nhận ra điều gì? a. Nẹp chân bị gãy, cậu vẫn có thể ôm cún chạy về nhà. b. Cún bị đâm, máu chảy rất nhiều, cậu đã òa khóc. c. Cún rất sợ mèo, đã giật xích, đâm vào luồng xe. 4. Em hiểu câu nói của người mẹ: “Cún đã giúp con tập luyện suốt thời gian qua.” như thế nào? ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... 5. Theo em, điều gì đã giúp cậu bé trở nên mạnh mẽ và có thể chạy được? ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... 6. Sau sự việc xảy ra với cún con, cậu bé đã hiểu ra điều gì? a. Hạnh phúc là nhận được. Cho ít sẽ nhận nhiều. b. Khi cún qua khỏi, cậu sẽ tìm thấy chính mình. c. Khi quên mình vì người khác, sẽ tìm thấy chính mình. 7. Dòng nào dưới đây gồm các tính từ có trong bài? a. mạnh mẽ, tập tễnh, bối rối, đều đặn. b. bác sĩ, sống sót, tập luyện, hạnh phúc. c. mang, tập tễnh, bối rối, chạy. 8. Câu: “Hôm sau, cậu bé cùng mẹ đến gặp bác sĩ thú y.” có mấy động từ? a. Không có động từ nào. b. Có một động từ: đến. c. Có hai động từ: đến, gặp. 9. Câu nói của người mẹ “Cún đã giúp con tập luyện suốt thời gian qua.” là câu gì, được dùng để làm gì? a. Là câu kể, dùng để miêu tả sự vật. b. Là câu kể, dùng để nêu ý kiến. c. Là câu hỏi, dùng để tự hỏi mình. 10. a) Trong tình huống sau, câu hỏi chưa giữ đúng phép lịch sự. Em hãy chữa lại cho đúng và viết vào dòng phía dưới. Vào quầy hàng sách, Tuấn đề nghị cô bán hàng: - Cháu xem quyển truyện này được không? ......................................................................................................................................................................... b) Đặt câu hỏi phù hợp với tình huống sau: Em lỡ tay làm vỡ cái lọ hoa rất đẹp. Nếu em cẩn thận một chút, chắc chắn cái lọ không bị vỡ. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi nào? ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... 11. Những câu tục ngữ nào dưới đây khuyên con người phải có ý chí? a. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. b. Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. c. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. d. Thất bại là mẹ thành công. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt – Lớp 4 (Kiểm tra viết) Thời gian làm bài: 55 phút I. Chính tả (2 điểm) Giáo viên đọc cho HS viết bài trong thời gian khoảng 15 phút. Làng tôi Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng lúa ngậm đòng và hương sen. Một chú nhái bén nấp đâu đó nhảy tõm xuống đầm làm mặt nước nổi lên những vòng sóng. Sóng bị phá vỡ rất nhanh khi lan tới những chiếc lá nổi bập bềnh trên mặt đầm. Làn nước trong veo chẳng khác nào một chiếc gương để khoảng trời tự ngắm vẻ đẹp và sự khoáng đạt của mình. (Theo Đỗ Chu) II/ Tập làm văn (8 điểm ) - 40 phút: Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2018_2019_truo.pdf