Đề kiểm tra học kì II môn ngữ Văn 9

Câu 2 : ( 1 điểm)

Xác định thành phần chính, thành phần phụ của những câu sau :

a / Điều này ông khổ tâm hết sức.

b / Còn mắt tôi thì các anh lài xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

 

Câu 3: ( 2 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”.

(Viết khoảng 4 đến 6 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu).

 

Câu 4: (1 điểm)

Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2279 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra kiến thức của học sinh nhằm đánh giá năng lực của học sinh. - Rèn kĩ năng làm bài cho học sinh II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA : Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao Chủ đề 1 : Thành phần biệt lập Chỉ ra được thành phần biệt lập Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ 10 % Số câu :1 Số điểm:1 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm : Số câu: Số điểm : Số câu:1 1điểm= 10 % Chủ đề 2 : Thành phần câu Chỉ ra thành phần chính thành phần phụ của câu Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ 10 % Số câu:1 Số điểm: 1 Số câu: Số điểm : Số câu: Số điểm : Số câu: Số điểm : Số câu:1 1điểm= 10 % Chủ đề 3 : Liên kết câu và liên kết đoạn văn Viết đoạn văn theo câu chủ đề có sd phép liên kết Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ 20 % Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm:2 Số câu: Số điểm : Số câu:1 2điểm=20 % Chủ đề 4 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Chép 2 câu thơ cuối và nêu được phẩm chất của người lính Số câu : 1 Số điểm : 1 Tỉ lệ 1 % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm : Số câu:1 1điểm=10 % Chủ đề 5 : Viếng lăng Bác. Nghị luận về bài thơ. Số câu : 1 Số điểm : 5 Tỉ lệ 50 % Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm : 5 Số câu:1 5điểm=50 % Tổng số câu :5 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ 100 % Số câu:2 Số điểm:2 20% Số câu:1 Số điểm:1 10% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 2 % Số câu:1 Số điểm:5 50% Số câu:5 Số điểm:10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: ( 1 điểm) Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau : a/ Này, cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng b/ Trời ơi sinh giặc làm chi Để chồng tôi phải ra đi diệt thù Câu 2 : ( 1 điểm) Xác định thành phần chính, thành phần phụ của những câu sau : a / Điều này ông khổ tâm hết sức. b / Còn mắt tôi thì các anh lài xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” Câu 3: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. (Viết khoảng 4 đến 6 câu, trình bày theo cách diễn dịch, có dùng phép lặp hoặc phép thế để liên kết câu). Câu 4: (1 điểm) Hãy chép chính xác hai câu cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn? Câu 5 : ( 5 điểm) Viếng lăng Bác “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” 4-1976  (Viễn Phương, Như mây mùa xuân) Em hãy phân tích bài thơ trên V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Câu 1. ( 1đ) Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau : a/ Này – Gọi đáp b/ Trời ơi – Cảm thán Câu 2. (1 đ) Xác định thành phần chính, thành phần phụ của những câu sau : a / Điều này ông khổ tâm hết sức. Khởi ngữ CN VN b / Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” Khởi ngữ CN VN Câu 3. (2 điểm). GV cần tổng hợp 2 phần điểm sau đây: Cho 0,5 điểm khi HS viết đoạn văn đạt các yêu cầu về hình thức sau: - Viết một đoạn văn đạt yêu cầu về dung lượng khoảng 4 - 6 câu. - Trình bày theo hình thức diễn dịch, vị trí câu chủ đề “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn” đặt ở đầu đoạn văn. Tùy chọn phép liên kết: phép lặp hoặc phép thế. Cho 1,5 điểm khi HS phát triển được nội dung câu chủ đề theo các ý như + tình yêu thương là một khía cạnh quan trọng, nói lên bản chất đời sống của con người, + sống trong tình yêu thương mỗi người sẽ hiểu thấu những nét đẹp đẽ của gia đình, người thân, đồng loại và của chính mình; được sống trong tình yêu thương cũng là động lực giúp mỗi người sống đẹp hơn, có thêm niềm tin,sức mạnh và khát khao vươn tới, + sống thiếu tình thương con người sẽ trở nên đơn độc, thiếu tự tin và mất phương hướng;thật bất hạnh biết bao nếu ai đó trong chúng ta không được sống trong tình yêu thương. ……………. Câu 4: (1 điểm) Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. - Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu 5. ( 5 đ) I/ Mở bài: - Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác “ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” (“Bác ơi!” Tố Hữu) - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào à sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”. II/ Thân bài: 4 khổ thơ, mỗi khổ 1 ý (nội dung) nhưng được liên kết trong mạch cảm xúc. 1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác + Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng bác à Sự dồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác. + Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi. + ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” – hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam - “Hàng tre bát ngát” : rất nhiều tre quanh lăng Bác như khắp các làng quê VN, đâu cũng có tre. - “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam. - “Đứng thẳng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam. à K1 – không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đến với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN. 2. Khổ 2: đến bên lăng – tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác. + Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ Mặt trời đi qua trên lăng / Mặt trời trong lăng rất đỏ Dòng người/ tràng hoa. - Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu. - Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người à nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác. + Hình ảnh dòng người / tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác à sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác. 3. Khổ 3: cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng + Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” – nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. - Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc. - Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn. + “Vẫn biết trời xanh. Trong tim’ : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nõi đau nhức nhối tận tâm can à Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc. 4. Khổ 4 : Tâm trạng lưu luyến không muốn rời. + Nghĩ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến + Muốn làm con chim, bông hoa à để được gần Bác. + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”. à Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu à thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ. III/ Kết bài: - Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm. - Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác.

File đính kèm:

  • docĐề HK2 NV 9.doc
Giáo án liên quan