Câu1.(0,5đ) Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải bao gồm các bộ phận cbính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn vật lý lớp 9 thời gian làm bài 45 phút không kể chép đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã đề:l924
đề kiểm tra học kì II
môn vật lý lớp 9
Thời gian làm bài 45 phút không kể chép đề
I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
Chọn câu trả lời đúng
Câu1.(0,5đ) Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải bao gồm các bộ phận cbính nào để có thể tạo ra dòng điện?
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối 2 cực của nam châm.
B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 2(0,5) Để truyền đi một công suất điện nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ:
A. Tăng hai lần C. Giảm 2 lần
B. Tăng 4 lần D. Không tăng không giảm.
Câu 3(0,5đ) Máy biến thế dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định không đổi.
B. Giữ cho cường độ dòng điện không đổi.
C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng địên. S N
D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
Câu 4(0,5đ)Trong thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng (hình vẽ bên) I
ta có IK là:
A. Tia tới C.Tia khúc xạ. K
B. Tia phản xạ D.Tia pháp tuyến
Câu 5(0,5đ)Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ thì cho:
A. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. C. ảnh thật ngược chiều nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật ngược chiều lớn hơn vật. D. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
Câu 6(0,5đ). ảnh một vật qua thấu kính phân kì là
A. ảnh thật cùng chiều với vật. C. ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
B. ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật. D. ảnh thật ngược chiều với Vật.
Câu 7(0,5đ). Kính nào sau đây có thể làm kính cận thị:
A. Kính hội tụ có tiêu cự 5cm. C. kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
B. Kính phân kì có tiêu cự 5cm. D. Kính hội tụ có tiêu cự 50cm
Câu 8(0,5đ). kính lúp là gì?
A.Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.
B. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự dài.
C. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
D. Kính lúp là một thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn.
Câu 9(0,5đ). Có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách:
A. Trộn các ánh sáng: đổ, xanh, lam với nhau.
B. Trộn các ánh sáng đỏ, lục lam với nhau.
C. Trộn các ánh sáng xanh, đỏ vàng với nhau
D. Trộn 2 ánh sáng màu đỏ với màu lục.
Câu 10(0,5đ). . Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Vật màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng.
B. Vật màu đen không tán xạ ánh sáng.
C. Vật màu xanh tán xạ kém ánh sáng trắng.
D. Vật có màu nào ( trừ màu đen) thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.
II. Phần tự luận.(5điểm)
Câu 11(4đ). Một vật sáng AB= 2cm, được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trục chính của thấu kính cách thấu kính 12cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.( Không cần đúng tỷ lệ)
b. Vận dụng kiến thức hình học tính độ lớn của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Câu 12(1đ). tại sao về mùa đông nên mặc áo xẫm màu còn về mùa hè nên mặc áo nhạt màu?
-----------------------------Hết-------------------------------
Hướng dẫn chấm
I. Phần trắc nghiệm: 5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
ý đúng
C
A
D
C
A
C
C
C
B
C
II.Phần tự luận: 5 điểm
Câu 11(4đ).Một vật sáng AB= 2cm, được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trục chính của thấu kính cách thấu kính 12cm.
a. Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.
b.Vận dụng kiến thức hình học tính độ lớn của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
Bài giải:
Nội dung cần đạt
Điểm
* a. Từ B dựng 2 tia tới thấu kính, vẽ 2 tia ló tương ứng giao của 2 tia ló là ảnh B’ . Từ B’ hạ đường vuông góc xuống trục chính cắt trục chính tại A’ , A’B’ là ảnh của AB phải dựng.
B I
F B’
A A’ O F
1,0
1,0
b. Xét 2 tam giác bằng nhau, BB’I và OB’A có = = 1 B’O = B’B =
Xét 2 tam giác đồng dạngOA’B’ và OAB
= OA’ = . OA = .OA OA’ = 0,5OA =6cm
ảnh cách thấu kính 6cm.
Chiều cao của ảnh là:A’B’ = AB. = 2.0,5 = 1cm
2,0
Câu 12(1đ).
Tại sao về mùa đông nên mặc áo xẫm màu còn về mùa hè nên mặc áo nhạt màu?
Bài giải:
Nội dung cần đạt
Điểm
Vì quần áo sẫm màu hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng mặt trời và sưởi ấm cho cơ thể. Về mùa hè trái lại nên mặc quần áo màu nhạt để nó hấp thụ ít năng lượng ánh sáng mặt trời giảm đưpợc sự nóng bức khi đi ngoài nắng.
1,0
Học sinh làm theo cỏch khỏc đỳng vẫn cho điểm tối đa . Nếu trỡnh bày bài bẩn trừ toàn bài 0,5đ.
File đính kèm:
- De HD cham ly 9 ky II(1).doc