Đề kiểm tra học kì II, năm học 2006 - 2007 môn thi Ngữ văn lớp 7

I. Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng trong các phương án lựa chọn và ghi vào giấy làm bài: (3 điểm)

. “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cũng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”.

 ( Ngữ văn 7, tập II, nxb Giáo Dục)

Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai?

a. Phạm Văn Đồng b. Hoài Thanh c. Đặng Thai Mai d. Phạm Duy Tốn.

Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?

a. Ý nghĩa văn chương. b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

c. Ca Huế trên sông Hương. d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Câu 3: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Nghị luận. d. Biểu cảm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II, năm học 2006 - 2007 môn thi Ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd - đt Duy xuyên Đề kiểm tra học kì II, năm học 2006-2007 Môn thi : Ngữ văn, lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút. I. Phần trắc nghiệm: Đọc đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng trong các phương án lựa chọn và ghi vào giấy làm bài: (3 điểm) ... “ Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cũng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”. ( Ngữ văn 7, tập II, nxb Giáo Dục) Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? a. Phạm Văn Đồng b. Hoài Thanh c. Đặng Thai Mai d. Phạm Duy Tốn. Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a. ý nghĩa văn chương. b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. c. Ca Huế trên sông Hương. d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu 3: Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? a. Tự sự. b. Miêu tả. c. Nghị luận. d. Biểu cảm. Câu 4: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nhất nội dung đoạn văn? a. Thuật lại chuyện ngày xưa ở ấn Độ. b. Kể về chuyện một con chim sắp chết. c. Bàn về nguồn gốc của thi ca. d. Cảm nhận về con người ấn Độ. Câu 5: Đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? a. Lý lẽ thuyết phục. b.Trình bày có cảm xúc. c.Văn giàu hình ảnh. d. Cả a,b,c đều đúng. Câu 6 : Từ “ thi ca” có nghĩa là gì? a. Nhà thơ b. Bài thơ c. Thơ ca. d. Bài ca Câu 7: Từ “quả tim” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào? a. Con người của thi sĩ b. Tình thương của thi sĩ. c. Niềm vui của thi sĩ d. Việc làm của thi sĩ. câu : Câu đầu của đoạn văn trên là câu có dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Đúng hay sai? a. Đúng. b. sai Câu 9 : Câu cuối của đoạn văn trên thuộc loại câu nào sau đây ? a. Câu bị động. b. Câu đặc biệt. c. Câu rút gọn. d. Cả a,b,c đều sai. Câu 10 : Phép liệt kê được sử dụng trong câu cuối của đọan văn trên. Đúng hay sai? a. Đúng. b. sai. Câu 11: Nội dung chính của đoạn văn trên thể hiện rõ nhất ở câu nào? a. câu 1. b. câu 2 c. câu 1 và câu 2. d.câu 3. Câu 12: Chọn từ (hoặc cụm từ) nào đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và ..........................” a. Lòng vị tha. b. sức mạnh. c. sự quan tâm. d. sự đồng cảm. II. Tự luận: Câu 1: ( Văn bản): Chép lại hai câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu nội dung của từng câu tục ngữ đó. ( 2 điểm) Câu 2 : ( Tập làm văn) Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . (5điểm) Hướng dẫn chấm : I. Phần trắc nghiệm:( mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chọn b a c c d c b a d a d a II. Phần tự luận : ( 7 điểm) Câu 1: ( 2điểm) Học sinh chép đúng 2 câu tục ngữ theo yêu cầu trên: 1,0 điểm. Sai về chính tả, từ : mỗi chữ sai trừ 0,25đ. Học sinh nêu đúng nội dung chính của 2 câu tục ngữ đã chép ở trên: 1,0 điểm. Câu 2: ( 5 điểm) a/ yêu cầu: Về phương pháp: Học sinh vận dụng được phương pháp làm bài văn nghị luận giải thích để thực hành với một đề cụ thể. Bài viết xây dựng theo bố cục 3 phần... Phần thân bài sử dụng được các cách lập luận giải thích phù hợp, trình bày lý lẽ theo một trình tự chặt chẽ, mạch lạc. Về nội dung bài viết: Học sinh hiểu đúng nội dung câu nói trên: Khuyên ta khi hưởng thụ, tiếp nhận thành quả phải biết nhớ ơn những người làm ra sản phẩm. Trình bày được nội dung theo những gợi ý như sau: Giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng để hiểu nội dung câu tục ngữ. Tại sao khi hưởng thụ ta cần nhớ ơn? Biểu hiện như thế nào là nhớ ơn? Cần làm gì để thể hiện cách sống như đã bàn ở trên? * Nội dung, trình tự nêu trên chỉ là định hướng. b/ Cách chấm: Điểm 5: Bài đúng phương pháp nghị luận giải thích. Trình bày lý lẽ rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ. Đảm bảo được nội dung cơ bản theo gợi ý. Điểm 3,4: Bài trình bày đúng vấn đề theo yêu cầu, có chú ý thể hiện phương pháp giải thích. Diễn đạt tương đối rõ vấn đề cần nghị luận. Không rơi vào viết tuỳ tiện, viết không theo phương pháp. Không sai lỗi chính tả phổ biến. Điểm 2,1: Không đạt điểm 3. Hiểu chưa đầy đủ hoặc chưa bàn đến nghĩa bóng của câu tục ngữ. Lúng túng nhiều trong cách viết văn giải thích. Chữ viết có thể theo dõi được. Điểm 0 : Hiểu sai trầm trọng về câu tục ngữ. Bỏ giẩy trắng. * Trong quá trình chấm, Gv cần tôn trọng cách trình bày của học sinh theo suy nghĩ riêng của hs, miễn sao bài làm rõ được vấn đề. GV cho điểm lẻ đến 0,25điểm .

File đính kèm:

  • docDe thi HKII 267.doc
Giáo án liên quan