Đề1:
1/Nêu nguồn sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp ngăn ngừa (2đ).
2/Trình bày đặc điểm của phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật (4,5đ).
3/ Nêu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật (1,5đ)
4/ Trình bày khái niệm, thành phần và cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm(2đ)
Đề 2:
1/ Nêu kỹ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật(4,5đ)
2/Trình bày khái niệm, thành phần và cách sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân(2đ)
3/ Em hãy cho biết điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là gì? (2đ).
4/ Phân hữu cơ là loại phân như thế nào? Thế nào là phân vi sinh vật. (1,5đ)
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: Công nghệ 10 năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2009
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Công Nghệ 10
¯
Đề:
Đề1:
1/Nêu nguồn sâu bệnh hại cây trồng và biện pháp ngăn ngừa (2đ).
2/Trình bày đặc điểm của phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật (4,5đ).
3/ Nêu nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật (1,5đ)
4/ Trình bày khái niệm, thành phần và cách sử dụng phân vi sinh vật cố định đạm(2đ)
Đề 2:
1/ Nêu kỹ thuật sử dụng phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh vật(4,5đ)
2/Trình bày khái niệm, thành phần và cách sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân(2đ)
3/ Em hãy cho biết điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch là gì? (2đ).
4/ Phân hữu cơ là loại phân như thế nào? Thế nào là phân vi sinh vật. (1,5đ)
2-Đáp án:
Đề 1:
1. Nguồn sâu, bệnh hại: (2đ)
-Có sẵn trên đồng ruộng.
-Sử dụng hạt giống cây con nhiễm bệnh, sâu là nguyên nhân dẫn đến sâu, bệnh xuất hiện trên đồng ruộng .
- Biện pháp ngăn ngừa sâu, bệnh phát triển :
+Cày, bừa, ngâm đất ,phát quang bờ ruộng, làm vệ sinh đồng ruộng,
+Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh.
2. Đặc điểm của phân hóa học(1,5đ)
-Chứa ít nguyên tố dinh duỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
-Dễ hòa tan( trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh.
-Bón nhiều và liên tục à đất hóa chua.
*Đặc điểm của phân hữu cơ: (1,5đ)
-Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nhưng thành phần và tỉ lệ không ổn định.
-Những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới sử dụng được nên hiệu quả chậm.
-Bón nhiều và liên tục không hại đất.
*Đặc điểm của phân vi sinh vật: (1,5đ)
-Chứa nhiều vi sinh vật sống. Khả năng sống và tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn.
-Mỗi loại phân bón chỉ thích hợp với một nhóm cây trồng nhất định.
-Bón phân vi sinh vật liên tục nhiều năm không hại đất .
3. Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật: (1,5đ)
Khi sản xuất một loại phân vi sinh vật nào đó, người ta nhân, sau đó phối trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu với một chất nền.
4. Phân vi sinh vật cố định đạm: (2đ)
-Là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây trồng khác.
-Thành phần chính của loại phân này gồm:
+ Than bùn.
+Vi sinh vật nốt sần cây họ đậu.
+Các chất khoáng .
+Nguyên tố vi lượng.
-Sử dụng :Tẩm hạt giống , tránh ánh nắng à gieo trồng và vùi vào trong đất ngay hoặc bón trực tiếp vào trong đất .
Đề 2:
1. Kỹ thuật sử dụng:
a-Sử dụng phân hóa học: (1,5đ)
-Bón thúc là chính.
-Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót. Phân đạm, kali có thể bón lót nhưng với lượng nhỏ.
-Bón đạm, kali nhiều năm liên tục đất sẽ bị chua nên cần bón vôi để cải tạo.
-Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.Tùy từng loại cây trồng mà bón từng loại NPK khác nhau.
-Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, hiện nay đang có xu hướng sản xuất phân phức hợp, phân nén, phân chậm tan...
b-Sử dụng phân hữu cơ: (1,5đ)
-Bón lót là chính.
-Ủ cho hoai trước khi bón.
c-Sử dụng phân vi sinh vật : (1,5đ)
-Trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
-Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất
2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân: (2đ)
-Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ (photpho bacterin), hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (phân lân hữu cơ vi sinh).
-Thành phần :
+Than bùn.
+Vi sinh vật chuyển hóa lân.
+Bột photphorit hoặc apatit.
+Các nguyên tố khoáng và vi lượng.
-Sử dụng :Tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào trong đất.
3. Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch: (2đ):
-Bắt đầu bằng ổ dịch.
-Điều kiện; đủ thức ăn ; nhiệt độ , độ ẩm thích hợp, sâu, bệnh sẽ sinh sản mạnh, ổ dịch sẽ lan nhanh khắp ruộng sau vài ngày.
à diệt trừ kịp thời thì ổ dịch sẽ được dập tắt.
4. Phân hữu cơ: (0,75đ)
-Là loại phân được chế biến từ các chất thải của động vật, người, xác các loại thực vật và vi sinh vật.
*Phân vi sinh vật: (0,75đ)
Là loại phân có chứa các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
Tổ trưởng ký duyệt Giáo viên soạn
Mai Văn Phương Thái Thành Tài
File đính kèm:
- De kt-hk1.doc