Trắc nghiệm (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?
A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn
C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn
D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động
2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn cháo đá bát.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Uống nước nhớ người đào giếng.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 7
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Trắc nghiệm (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì ?
A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn
C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn
D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động
2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn cháo đá bát.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Uống nước nhớ người đào giếng.
3. Bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta ở lĩnh vực nào ?
A. Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
C. Trong công cuộc đấu tranh giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
D. Hai ý A và B
4. Dẫn chứng trong bài văn: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được lựa chọn và sắp xếp theo trình tự nào ?
A. Từ hiện tại trở về quá khứ
B. Từ hiện tại đến tương lai
C. Từ quá khứ đến hiện tại
D. Từ quá khứ đến hiện tại, tới tương lai
5. Hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.” là hai câu bị động. Nhận xét này đúng hay sai ?
A. Đúng. B. Sai
6. Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được tác giả dùng với dụng ý gì ?
A. Để gây sự chú ý cho người đọc
B. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren
C. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc mình làm
D. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren
7. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết ?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương
B. Vì bác sinh ra ở nông thôn
C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được
8. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiêc thương ai oán… Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng
Nói lên sự bí từ của người viết
Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết
Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một vấn đề gì đó
9. Câu nào là câu đặc biệt trong các câu sau ?
A. Mẹ đi làm.
B. Hoa nở.
C. Bạn học bài chưa ?
D. Tiếng sáo diều !
10. Câu “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày mỗi nhiều.” thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu bị động.
B. Câu chủ động
C. Câu đặc biệt
D. Câu rút gọn
11. Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự
12. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” tác giả dùng biện pháp gì ?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Liệt kê
D. Điệp ngữ
13. Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ?
A. Vô địch
B. Trẻ em
C. Nhân dân
D. Chân lí
14. Mục đích của văn nghị luận là gì ?
A. Nhằm kể lại đầy đủ một câu chuyện nào đó
B. Nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc cảu người viết
C. Nhằm tái hiện sự vật, sự việc, con người và cảnh vật một cách sinh động
D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó
15. Trong đời sống, văn nghị luận không xuất hiện dưới những dạng nào sau đây ?
A. Các bản tin thời tiết
B. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp
C. Các lời kêu gọi
D. Các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến
16. Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng. Em sẽ thay mặt lớp viết loại văn bản nào ?
A. Báo cáo
B. Đề nghị
C. Thông báo
D. Đơn
Tự luận (6 điểm).
Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề kiểm tra học kì 2 - Môn ngữ văn lớp 7
Trắc nghiệm:(4 điểm, 16 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐÁP ÁN
D
B
A
C
A
B
D
C
D
B
A
C
B
D
A
B
Tự luận: 6 điểm.
* Thể loại: Giải thích.
Gợi ý:
a. Mở bài (0,5 điểm):
Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh như câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
b. Thân bài (4 điểm):
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống trong sáng, lành mạnh như câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm.”
+ Dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho (nghĩa đen).
+ Sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân ta (nghĩa bóng).
+ Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khốn cùng, nhân cách dễ bị tha hoá. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình (nghĩa bóng - có thể dùng dẫn chứng).
- Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hoá mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn.
+ Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cũng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá người lao động.
c. Kết bài (0,5 điểm):
Quan niệm sống như câu tục ngữ đã nêu lên là một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ mà mỗi người phải học tập, kế thừa và phát huy để duy trì và bảo vệ đạo lí dân tộc.
* Hình thức (1 điểm):
- Bố cục chặt chẽ, đủ ba phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.
- Câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
File đính kèm:
- Bai kiem tra tong hop cuoi nam NVan7.doc