Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2012-2013 thời gian: 90 phút

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng và ghi ra giấy kiểm tra .

1.1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tiếng nói văn nghệ” là gì?

 A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận

 1.2.Câu thơ sau tác giả đa sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Có đám mây mùa hạ

 Vắt nửa mình sang thu”

 A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ

1.3. Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ gì?

 A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do

1.4. Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú:

 A. Bác tôi, người đứng bên phải, là một cựu chiến binh. C. Chao ôi, Đêm trăng đẹp quá!

 B. Tôi đoán chắc là thế nào chiều nay trời cũng mưa. D. Này, Các bạn hãy nhanh lên!

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2012-2013 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 Thời gian: 90’ (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm (2 điểm): Câu 1: Chọn câu trả lời đúng và ghi ra giấy kiểm tra . 1.1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Tiếng nói văn nghệ” là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận 1.2.Câu thơ sau tác giả đa sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ 1.3. Bài thơ “Nói với con” được làm theo thể thơ gì? A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do 1.4. Trong các câu sau đây, câu nào có chứa thành phần phụ chú: A. Bác tôi, người đứng bên phải, là một cựu chiến binh. C. Chao ôi, Đêm trăng đẹp quá! B. Tôi đoán chắc là thế nào chiều nay trời cũng mưa. D. Này, Các bạn hãy nhanh lên! Câu 2: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp giữa tên văn bản và tác giả. A B 1) Bàn về đọc sách a) Nguyễn Đình Thi 2)Tiếng nói văn nghệ b) Lê Minh Khuê 3) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới c) Chu Quang Tiềm 4) Những ngôi sao xa xôi d) Vũ Khoan Câu 3 : Nhớ và điền tiếp khái niệm sau cho đúng với nội dung đã học Hàm ý là phần thông báo …………………………………………………… PHẦN II: Tự luận (7điểm) Câu 1: (2,0 đ) Viết một đoạn hội thoại ngắn chủ đề giờ sinh hoạt lớp , trong đó có sử dụng ít nhất 1 hàm ý ( Gạch chân câu chứa hàm ý) Câu 2: Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. “… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 - Đề lẻ ----------------------- PHẦN I: Trắc nghiệm (2 điểm) - Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6: Mỗi câu đúng 0, 25 điểm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D C D D A C - Câu 7: Ghép đúng tên mỗi tác giả với tác phẩm 0, 25 điểm: 1 2 3 4 c a d b - Câu 8: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (0.5 điểm) PHẦN II: Tự luận (8 điểm) + Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích từ xuất xứ và đại ý của nó. + Thân bài: (4,5 điểm) Phân tích theo mạch cảm xúc và cần đảm bảo các ý: 1/ Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng thể hiện qua: - Hình ảnh vầng trăng nâng niu giấc ngủ của Người. - Cảm giác nhói trong tim chính là nỗi đau một cách chân thực. 2/ Tâm trạng lưu luyến, muốn được ở bên Bác. - Điệp từ muốn làm con chim, đoá hoa, cây tre là ước nguyện bình dị, chân thành của một người con đối với vị cha già dân tộc. 3/ Giọng điệu trang nghiêm, thành kính; Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa tượng trưng kết hợp nghệ thuật ẩn dụ tinh tế. + Kết bài: (1 điểm) Khái quát được giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. + Hình thức: (0,5 điểm) Trình bày chữ viết cẩn thận, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp. --------------------------- ĐỀ THI HỌC NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II N ĂM H ỌC 2008-2009(Đề 1) Thời gian:90 phút I- Phần Tiếng Việt: (2 điểm) Câu 1:(1đ) Câu văn “Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.” có sử dụng thành phần biệt lập gì?Vì sao em chọn thành phần biệt lập đó? Câu 2:(1đ) Phân tích ngữ pháp để chỉ ra cái mới và cái hay trong hai câu thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc . II- Phần văn bản :(3 điểm) Câu 1: (1đ) Trong bài “Bàn về đọc sách”,ý kiến của Chu Quang Tiềm cần lựa chọn sách khi đọc như thế nào? Câu 2:( 1đ) Ghi tiếp hai dòng thơ tiếp theo của hai câu thơ sau: “Một con cò thôi Con cò mẹ hát ………………… …………………” (Con cò-Chế Lan Viên) Câu 3: (1đ) Cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Minh Châu. III- Phần tập làm văn: (5điểm) Phân tích khổ thơ 1 và 2 bài thơ sang thu để thấy rõ những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước cảnh đất trời biến chuyển trong thời khắc giao mùa hạ - thu. ĐÁP ÁN I- Phần tiếng Việt: (2điểm) Câu 1: (1đ) -Thành phần gọi đáp .(0,5đ) -Vì có từ “Vâng” để đáp và được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. (0,5đ) Câu 2: (1đ) Phân tích ngữ pháp câu thơ: Mọc giữa dòng sông xanh // một bông hoa tím biếc V C Có hiện tượng đảo ngữ :(0,5đ) vị ngữ đứng ở đầu câu để nhấn mạnh và làm nổi bật sự xuất hiện của bông hoa tím biếc giữa dòng sông xanh. (0,5đ) II- Phần văn bản:(3 điểm) Câu 1: (1đ) -Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị , có lợi cho mình.(0,5đ) -Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.Và đọc sách thường thức,loại sách gần gũi,kế cận với chuyên môn của mình.(0,5đ) Câu 2:( 1đ) Ghi tiếp hai dòng thơ tiếp theo của hai câu thơ sau(mỗi câu 0,5đ) “Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cách qua nôi.” (Con cò-Chế Lan Viên) Câu 3: (1đ) - Nguyễn Minh Châu(1930- 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An,gia nhập quân đội 1950, trong kháng chiến chống Pháp và sau đó trở thành nhà văn.Ông là một cây bút văn xuôi tiêu biểu thời kháng chiến chống Mĩ.(0,5 đ) Sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuật góp phần đổi mới văn học nước nhà.Năm 2000 ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. (0,5 đ) III- Tập làm văn( 5điểm) -Yêu cầu về hình thức: +Đúng thể loại:Nghị luận về một đoạn thơ. +Bố cục đầy đủ, rõ ràng. +Không mắc lỗi diễn đạt. -Yêu cầu về nội dung: Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se( nhẹ, khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi (ổi đang vào độ chín ). -Tâm trạng ngỡ ngàng , cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”. Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế . -Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong gió se. - Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm . - Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ đẹp dịu dàng của bức tranh thiên nhiên ; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. - Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “ vắt nửa mình sang thu”. -Thang điểm: +Điểm 5:Thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức.Văn viết lưu loát. +Điểm 3,4 : thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức còn mắc một số lỗi diễn đạt. +Điểm 2 : hiểu đề song ý còn nông cạn,diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. +Điểm 1 : Viết chung chung. +Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008-2009 MÔN NGỮ VĂN 9 (Đề2) THỜI GIAN : 90 PHÚT ĐỀ: I- Phần Tiếng Việt:(2 điểm) Câu 1:(1đ) Trong câu “Ôi! Hàng tre xanh xanh Vi ệt Nam.”có sử dụng thành phần biệt lập nào? Vì sao em biết? Câu 2: (1đ) Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Vì sao em biết? II- Phần văn bản (3điểm) Câu1:(1đ) Bài “Chu ẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”-Vũ Khoan, đã nêu những điểm mạnh và điểm yếu gì của người Việt Nam ? Câu2 (1đ): Phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. (Viễn Phương). Câu3(1đ): Truyện “Những ngôi sao xa xôi”của Lê minh Khuê ai là người kể truyện?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?Truyện có những nhân vật nào? III- Phần Tập làm văn: (5điểm) Viết bài văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: “ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc. Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”. -------------Hết------------- ĐÁP ÁN I- Phần Tiếng Việt (2điểm) Câu1: (1đ) -Có s ử dụng thành phần cảm thán. (0,5đ) -Vì có từ “Ôi!” được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. (0,5đ) Câu 2:(1 đ)- Được dùng theo nghĩa hàm ý. (0,5đ) -Vì thành phần thông báo tuy không diễn đạt trực tiếp bằng ngôn ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy .(0,5đ) II- Phần văn bản :(3 điểm) Câu 1:(1đ) - Điểm mạnh của người Việt Nam:Thông minh, nhạy bén với cái mới,cần cù sáng tạo, rất đoàn k ết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm.(0,5đ) - Điểm yếu: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ,thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.(0,5đ) Câu 2(1đ) : -Từ “Mặt trời” thứ nhất là hình ảnh thực. “Mặt trời”thứ hai tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.(0,5đ) -Vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân,của nhà thơ đối với Bác.(0,5đ) Câu 3(1đ) :- Người kể truyện là Phương Định.Kể theo ngôi thứ nhất. (X ưng “tôi”) (0,5 đ) -Nh ân v ật : Phư ơng Định. Nho, Chị Thao.( 0,5 đ) III- Phần Tập làm văn :(5điểm) -Yêu cầu về hình thức: +Đúng thể loại:Nghị luận về một đoạn thơ. +Bố cục đầy đủ, rõ ràng. +Không mắc lỗi diễn đạt. -Yêu cầu về nội dung: +Vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên, đất trời mùa xuân qua không gian cao rộng, màu sắc tươi tắn, âm thanh vang vọng tươi vui. +Cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả ở chi tiết tạo hình “đưa tay tôi hứng”. -Thang điểm: +Điểm 5:Thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức.Văn viết lưu loát. +Điểm 3,4 : thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức còn mắc một số lỗi diễn đạt. +Điểm 2 : hiểu đề song ý còn nông cạn,diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả. +Điểm 1 : Viết chung chung. +Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.

File đính kèm:

  • docde thi hoc ki 2 mon ngu van 9 de 2.doc