Đề kiểm tra kiến thức giáo viên năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lí

1 Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố khí áp và gió đến lượng mưa.

 - Khí áp:

 + Các khu áp thấp là những nơi có lượng mưa cao trên Trái Đất. Do các khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây. Mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. VD: Khu áp thấp Xích Đạo, khu áp thấp ôn đới mưa nhiều

 + Các khu áp cao, không khí từ trên cao hạ xuống, không khí ẩm không bốc lên được, cộng thêm chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa ít hoặc không mưa (áp cao địa cực, áp cao cận chí tuyến thường là hoang mạc)

- Gió:

+ Nơi có gió biển, gió mùa có mưa nhiều, vì gió này mang theo nhiều hơi nước từ đại dương

 + Nơi có gió mậu dịch, gió đất ít mưa vì gió này khô.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kiến thức giáo viên năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN Năm học 2012 - 2013 Môn thi: ĐỊA LÍ Câu I (2,0 điểm) 1/ Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố khí áp và gió đến lượng mưa. 2/ Chứng minh dân cư là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Câu Ý Nội dung Điểm I 2,0 điểm 1 Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố khí áp và gió đến lượng mưa. 1,00 - Khí áp: + Các khu áp thấp là những nơi có lượng mưa cao trên Trái Đất. Do các khu áp thấp hút gió và tiếp tục đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây. Mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa. VD: Khu áp thấp Xích Đạo, khu áp thấp ôn đới mưa nhiều + Các khu áp cao, không khí từ trên cao hạ xuống, không khí ẩm không bốc lên được, cộng thêm chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa ít hoặc không mưa (áp cao địa cực, áp cao cận chí tuyến thường là hoang mạc) - Gió: + Nơi có gió biển, gió mùa có mưa nhiều, vì gió này mang theo nhiều hơi nước từ đại dương + Nơi có gió mậu dịch, gió đất ít mưa vì gió này khô. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Chứng minh dân cư là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. 1,00 - Quy mô dân số, Cơ cấu tuổi và giới tính, tỉ lệ tăng dân số, sức mua ảnh hưởng tới quy mô, nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ. (Dẫn chứng) - Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư: quy định mạng lưới ngành dịch vụ. (Dẫn chứng) - Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng đến sức mua và nhu cầu dịch vụ (Dẫn chứng) - Phong tục tập quán của dân cư, truyền thống văn hóa: ảnh hưởng đến việc tổ chức hình thức dịch vụ (Dẫn chứng) 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II (2,0 điểm) 1/ Phân tích những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa nước ta và các nước Đông Nam Á? 2/ Tại sao mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại nhấn mạnh đến sự ổn định? Câu Ý Nội dung Điểm II 2,0 điểm 1 Phân tích những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa nước ta và các nước Đông Nam Á 1,50 - Vị trí địa lí: giáp biển, nằm ở ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, cầu nối lục địa Á - Âu với lục địa ô-xtrây-li-a - Địa hình phần lớn là đồi núi, có một số đồng bằng châu thổ lớn và đồng bằng duyên hải - Khí hậu nhiệt đới gió mùa TL cho SX nông nghiệp nhưng nhiều thiên tai - TN nước: mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế theo mùa có chung một số hệ thống sông lớn với nhiều nước: sông Mê Kông, sông Hồng - Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng phong phú đa dạng: rừng nhiệt đới giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao)TN khoáng sản: dầu khí, quặng sắt, than, thiếc - Biển Đông là biển chung của nhiều nước và lãnh thổ, giàu tiềm năng (khoáng sản, thủy sản, giao thông, du lịch) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. Mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lại nhấn mạnh đến sự ổn định . Vì: - Ổn định là cơ sở cho sự hợp tác và phát triển của các nước trong Hiệp hội ... - Khu vực ĐNA có vị trí địa chính trị quan trọng rất nhạy cảm với tình hình chính trị TG do đó ổn định nhằm không tạo cớ cho các nước và các tổ chức can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong Hiệp hội... 0,25 0,25 Câu III (3,0 điểm) 1/ Chứng minh sông ngòi Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 2/ Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và các kiến thức, hãy so sánh hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Nam Bộ. Câu Ý Nội dung Điểm III 3,0 điểm 1 Chứng minh sông ngòi Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 1,̀̀̀ ̀̀̃̀̀̀̀̀̀̀̃̃̉̉́50 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông nhỏ: + Nước ta có 2.360 con sông có chiều dài hơn 10 km. + Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông. - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. + Nhiều nước: tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. + Giàu phù sa: tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. - Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi theo sát nhịp điệu mưa của khí hậu: + Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. (Dẫn chứng) + Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường 0,50 0,50 0,50 2 So sánh hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Đông Nam Bộ. 1,50 * Giống nhau: - Về giá trị sx CN: Đều có giá trị sx công nghiệp lớn, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. (Dẫn chứng) - Về cơ cấu ngành: Đa dạng, có một số ngành phát triển nổi bật và mang tính chuyên môn hóa (dẫn chứng) - Đều có mức độ tập trung công nghiệp cao, có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô giá trị sản xuất lớn (Dẫn chứng) * Khác nhau: - Về giá trị sx CN: + ĐNB là vùng có giá trị sx công nghiệp lớn nhất cả nước (Dẫn chứng) + ĐBSH là vùng có giá trị sx CN lớn thứ hai cả nước nhưng thấp hơn nhiều so với ĐNB - Về cơ cấu ngành: + ĐNB có cơ cấu ngành CN hoàn thiện hơn, đặc biệt là các ngành kỹ thuật cao (Dẫn chứng) + ĐBSH có cơ cấu ngành CN kém đa dạng hơn... - Về phân bố: + ĐNB hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm CN hàng đầu (kể tên) + ĐBSH là khu vực có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất của cả nước với trung tâm là Hà Nội. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu IV(3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta, giai đoạn 1985 – 2009 Năm 1985 1990 1995 2000 2005 2009 Số dân thành thị (triệu người) 11,4 12,9 14,9 18,8 22,3 25,5 Tỉ lệ dân thành thị (%) 19,0 19,5 20,8 24,2 26,9 29,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010) 1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta, giai đoạn 1985 – 2009. 2/ Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Câu Ý Nội dung Điểm IV 3,0 điểm a Vẽ biểu đồ 1,50 - Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ kết hợp (Trong đó: cột thể hiện số dân thành thị, đường thể hiện tỉ lệ dân thành thị) - Yêu cầu: + Chính xác về khoảng cách năm. + Có tên và chú giải cho biểu đồ. + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ (Lưu ý: Sai mỗi khoảng cách năm hoặc mỗi giá trị, thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm) b Nêu nhận xét và giải thích 1,50 * Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta - Giai đoạn 1985 - 2009, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta liên tục tăng (Dẫn chứng số liệu) - Tốc độ tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị khác nhau giữa các thời kỳ: + Thời kỳ 1985 - 1995: tăng chậm. (dẫn chứng) + Thời kỳ 1995 - 2009: tăng nhanh hơn. (dẫn chứng) * Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta: - Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục, chứng tỏ nước ta đang trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. - Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở trình độ đô thị hóa thấp. Kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao. 0,50 0,50 0,50 * Lưu ý: - Điểm toàn bài : 10,00 - Nếu thí sinh trình bày theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo những yêu cầu cơ bản, vẫn có thể đạt điểm tối đa

File đính kèm:

  • docHDC De KTNL Mon Dia.doc