Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm)

 Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách “Kinh tế mới”. Từ đó rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới”.

Câu 2: (3 điểm)

 Nước Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa bằng con đường nào và dùng những biện pháp gì ?

Câu 3: (3 điểm)

 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933: Nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả ?

Câu 4: (3 điểm)

 Dựa trên những điều kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, chứng minh trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân ta.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá maät maõ: Phaàn naøy laø phaùch Soá maät maõ: ĐỀ Câu 1: (3 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa chính sách “Cộng sản thời chiến” và chính sách “Kinh tế mới”. Từ đó rút ra thực chất của chính sách “Kinh tế mới”. Câu 2: (3 điểm) Nước Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa bằng con đường nào và dùng những biện pháp gì ? Câu 3: (3 điểm) Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933: Nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả ? Câu 4: (3 điểm) Dựa trên những điều kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, chứng minh trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân ta. Câu 5: (3 điểm) Những chính sách kinh tế cơ bản trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam ? Những chính sách này được thực hiện nhằm mục đích gì ? Gây tác hại ra sao đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ? Câu 6: (5 điểm) Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện như thế nào ở Việt Nam ? Nội dung ? Phân tích mặt tích cực, hạn chế và đặc điểm của trào lưu này. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH ĐÁP ÁN: Câu 1: (3 điểm) 1/ Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh ra đời của các chính sách “Cộng sản thời chiến”, “Kinh tế mới’ (0,5 điểm). - Cuối 1918 để tập trung của cải và nhân lực chống sự tấn công của quân đội 14 nước đế quốc và nội phân, chính phủ Nga Xô viết buộc lòng phải thực hiện chính sách “cộng sản thời chiến”. - Năm 1921, để gấp rút khôi phục kinh tế, nâng cap đời sống nhân dân, Đảng cộng sản Nga quyết định chuyển từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang chính sách “Kinh tới mới”. 2/ Lập bảng so sánh (2 điểm). Chính sách “Cộng sản thời chiến” Chính sách “Kinh tế mới” - Trưng thu lương thực thừa. - Thuế lương thực cố định. - Quốc hữu hoá tất cả các xí nghiệp. - Trả lại cho tư nhân nhưng xí nghiệp dưới 20 công nhân, tư nhân tự do sản xuất, bán sản phẩm. - Nhà nước độc quyền về kinh tế, quản lý và phân phối lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. - Lao động cưỡng bức và áp dụng kỷ luật quân sự ở các cơ quan. - Tự do mua bán, mở lại các chợ - Cho tư bản nước ngoài thuê xí nghiệp, hầm mỏ để thu hút vốn, kỹ thuật của họ. - Nhà nước nắm các mạch máu về kinh tế: công nghiệp, ngân hàng, ngoại thương, giao thông, vận tải 3/ Thực chất chính sách “Kinh tế mới” (0,5 điểm) Chuyển từ nền kinh tế mà Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và cung cấp theo kiểu “Cộng sản thời chiến” sang một nền kinh tế hàng hoá có sự điều tiết của nhà nước, công nhận sự cùng tồn tại và phát triển trong một thời gian nhất định của nhiều thành phần kinh tế khác nhau và sử dụng vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của tư bản trong và ngoài nước để thúc đẩy kinh tế phát triển. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH Câu 2: (3 điểm) 1/ Con đường và biện pháp để Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản: (1,5điểm). - Năm 1868, được sự ủng hộ của nhân dân, Nhật Hoàng đã lật đổ nền thống trị của Xô gun, nắm được thực quyền. - Từ khi cầm quyền thực sự, Nhật Hoàng Mây gi thực hiện một số cải cách có tính chất tư sản, mở đường để Nhật đi lên chủ nghĩa tư bản: w Thành lập chính phủ mới, Nhật Hoàng trực tiếp chỉ đạo Chính phủ và chi phối Quốc hội. w Bãi bỏ chế độ đẳng cấp, thủ tiêu chế độ phường hội và hàng rào thuế quan trong nước; thực hiện “quyền bình đẳng giữa các công dân”; tự do mua bán, đi lại, tiền tệ thống nhất (đồng Yên). w Toà án mới được thành lập (kiểu tư sản). w Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành. w Cho phép mua bán ruộng đất, bãi bỏ chế độ nộp tô, nộp thuế bằng tiền. w Thành lập và huấn luyện quân đội theo kiểu tư sản. 2/ Con đường và biện pháp để Nhật tiến lên chủ nghĩa đế quốc : (1,5 điểm) Từ cuối thế kỷ XIX: + Đẩy mạnh công nghiệp hoá: w Chính phủ bỏ vốn xây dựng xí nghiệp lớn, đường giao thông rồi nhượng lại cho tư bản tư nhân với giá rẻ. w Chính phủ còn cho vay, trợ cấp, miễn thuế cho các xí nghiệp tư doanh. + Tập trung mạnh trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng; nhiều công ty độc quyền xuất hiện, 2 hãng lớn nhất Mixui*** và Mitxubisi chi phối đời sống chính trị, kinh tế nước Nhật. + Xoá các điều ước bất bình đẳng đã ký trước đây và đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa dẫn đến các cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894), chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905), Nhật đã thắng và đã bành trướng ở Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc. Câu 3: (3 điểm) - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 bắt đầu nổ ra từ nước Mỹ (ngày 24.10.1929) lan mạnh các nước tư bản, gây ảnh hưởng nặng nền cho các thuộc địa. (0,25 điểm). - Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm phát triển kinh tế 1924 - 1929 dẫn đến hàng hoá ế thừa (cung vượt quá xa cầu). (0,25 điểm) - Đặc điểm: Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khủng khiếp nhất vì: (1 điểm) + Kéo dài nhất (1929 - 1933). PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH + Tàn phá nặng nề nhất (Tiêu biểu ở Mỹ có 13 vạn công ty bị phá sản, 10.000 ngân hàng đóng cửa, sản lượng công - nông nghiệp giảm ) + Toàn diện nhất: khủng hoảng bao trùm tất cả các ngành kinh tế: (công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng..) + Gây nhiều hậu quả tai hại nhất. - Hậu quả: Khủng hoảng kinh tế gây nhiều tác động cho mọi mặt: + Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sản xuất lại. + Xã hội: chủ tư bản phá sản, nạn thất nghiệp tăng, đời sống nhân dân lao động cơ cực, người lao động đấu tranh mạnh. + Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước: Đức, Italia, Nhật, + Quan hệ quốc tế: xuất hiện 2 khối đế quốc đối lập nhau (tư bản dân chủ và tư bản phát xít) dẫn đến nguy cơ chiến tranh thế giới. Câu 4: (3 điểm) Trong quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 - 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các tầng lớp nhân dân ta đứng lên chống xâm lược. - Quan lại yêu nước: (1 điểm) Nêu tấm gương sáng về lòng căm thù, bất khuất: + Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 quân tình nguyện từ Bắc vào kinh đô xin được tham gia chống giặc. + Tổng đốc Nguyễn Tri Phương, người có mặt tại chiến trường Đà Nẵng, Gia Định, Hà Nội. Tại Hà Nội, Người đã cùng con trai chiến đấu anh dũng bảo vệ thành và đã hy sinh, tuẩn tiết theo thành. + Tổng đốc Hoàng Diệu cũng đã kiên cường chiến đấu và **** tiết theo thành khi thực dân Pháp tấn công thành Hà Nội lần II. + Hoàng Kế Viêm đã 2 lần đem quân từ Tây Sơn xuống bao vây thành Hà Nội để mưu chiếm lại thành, đã phối hợp với quân cờ đen phục kích giết 2 chỉ huy của giặc trong 2 lần thực dân tấn công Hà Nội. - Nhân dân tự động kháng chiến: (1,5 điểm). + Nhân dân ủng hộ Nguyễn Tri Phương chống Pháp khi chúng tấn công Đà Nẵng. + Khi Pháp tấn công Nam Kỳ đã nổi bật lên nhiều tấm gương anh dũng, họ đã phất lên ngọn cờ khởi nghĩa và được đông đảo nhân dân ủng hộ tạo thành những trung tâm kháng Pháp lớn: Trương Định (Gò Công), Trưng Quyền (Tây Ninh), Thiên Hộ Võ Duy Dương (Đồng Tháp Mười), Phan Tôn - Phan Liêm (Sông Tiền - sông Hậu), Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân (Mỹ Tho). + Khi Pháp tấn công ra Bắc Kỳ, thành Hà Nội thất thủ, triều Nguyễn đầu hàng nhưng nhân dân vẫn đấu tranh: PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH w Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai .. (Nghệ An - Hà Tĩnh). w Nghĩa quân Cơ Đen đã 2 lần lập chiến công giết chỉ huy giặc ở Ô Cầu Giấy. w Nghĩa quân ta quyết tâm đánh Pháp chiếm lại thành. - Trí thức nho sĩ: Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. (0,5 điểm) + Thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” rung cảm thiết tha. + Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị và những bài thơ bút chiến nẩy lửa, vạch mặt phường bán nước. Câu 5: (3 điểm) - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sau khi dập tắt được phong trào khởi nghĩa Cần Vương, cơ bản hoàn thành công cuộc bình định, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác kinh tế lần thứ nhất. Chương trình này do toàn quyền Paul Doumer đề ra khi nhận việc năm 1897. (0,5 điểm) - Các chính sách kinh tế cơ bản trong chương trình khai thác của Pháp: (0,5 điểm) + Cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, cây công nghiệp. + Bắt triều đình Huế ký điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng (tính đến 1915, địa chủ Pháp đã chiếm 470.000 ha để lập đồn điền ở Bắc, Trung kỳ). + Đầu tư vào một số ngành kinh tế: w Ngành khai mỏ (than, thiếc, kẽm). w Ngành chế biến (xay xát gạo, đường, dệt) @ àNhầm vơ vét tài nguyên. w Ngành công nghiệp phục vụ đời sống thực dân: điện, nước, bưu điện, w Ngành thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam về nội và ngoại thương. w Ngành giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, cầu cống, bến cảng (vừa phục vụ quân sự, vừa phục vụ kinh tế ). * Đặc biệt: 2 ngành khai mỏ và giao thông vận tải thu hút nhiều tư bản nhất. - Mục đích: Các chính sách kinh tế trên nhằm biến nước ta thành thị trường cung cấp nguyên vật liệu, nhân công rẻ và là thị trường tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc. (0,25 điểm). - Tác hại: Các chính sách trên gây tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam. (0,5 điểm) + Về kinh tế: Kinh tế nước ta phát triển phiếm diện, phụ thuộc kinh tế Pháp. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH + Về xã hội: Phân hoá giai cấp này sinh nhiều giai cấp tầng lớp xã hội mới (Bên cạnh giai cấp địa chủ, nông dân đã xuất hiện giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản). Câu 6: (5 điểm) 1/ Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX: (1 điểm). + Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã gây nhiều chiến chuyển kinh tế, xã hội Việt Nam; đã xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới, dễ dàng tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây bắt đầu du nhập. + Ảnh hưởng tân thư tân bá, cuộc Duy Tân thành công ở Nhật, thất bại ở Trung Quốc đã tác động đến tư tưởng trí thức phong kiến, tư sản Việt Nam. Từ đó xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa qua các hoạt động: Phong trào Đông Du (cụ Phan Bội Châu); Cuộc vận động Duy Tân (cụ Phan Chu Trinh), lập trường Đông kinh nghĩa thục (cụ Lương Văn Can) 2/ Những nội dung chủ yếu của cuộc vận động cải cách trong trào lưu dân tộc chủ nghĩa (2 điểm). - Chính trị: Không còn bám vào tư tưởng “trung quân” mà đã chuyển sang ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc, ý thức về dân chủ dân quyền. Nhận thức được: mất nước là mất chủ quyền, từ đó có chủ trương: +Đấu tranh giành độc lập dân tộc, khôi phục dân quyền. + Đánh đổ chế độ quân chủ, xây dựng nền dân chủ. * Tiêu biểu: + Cụ Phan Chu Trinh đã khẳng định: nếu không đánh đổ được nền quân chủ thì dù có khôi phục được nước cũng không là hạnh phúc của dân. Biện pháp cứu nước của cụ: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. + Cụ Phan Bội Châu Lúc đầu chỉ mong giành độc lập nhưng về sau đã khẳng định độc lập phải gắn với nền dân chủ (Cương lĩnh của Việt Nam Quang phục hội). - Kinh tế: + Tư tưởng chủ đạo: hướng tới sự đổi mới kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa, chỉ trích sự lạc hậu, thái độ coi khinh công thương nghiệp, đề xướng phong trào thực nghiệp. + Hoạt động: w Hô hào phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá”. w Phát triển các ngành thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp; khuyến khích mở mang ngoại thương, hùn vốn kinh doanh theo lối tư bản. - Văn hoá giáo dục: + Mở trường dạy học kiểu mới; đổi mới cách học, nội dung. Học chủ yếu bằng chữ quốc ngữ, đồng thời học thêm chữ Pháp, chữ Hán. PHAÀN NAØY LAØ PHAÙCH + Nội dung giảng dạy và tuyên truyền là khơi dậy tinh thần yêu nước và tự cường dân tộc; chống lối học từ chương; đề cao kiến thức mới, phương pháp sư phạm cũng có nhiều thay đổi theo “Tây học”. - Văn hoá, xã hội: Vận động đổi mới “phong hoá”; thay đổi lối sống, bài trừ mê tín dị đoan; thay đổi cách ăn mặc, hình thức cho nhanh gọn (Nam: cắt tóc ngắn, vận âu phục bằng vải nội; vận động mọi người để răng trắng ). 3/ Mặt tích cực và hạn chế của trào lưu dân tộc chủ nghĩa: (1 điểm) - Tích cực: Vẫn kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta nhưng đã mang lại một tư tưởng mới. Từ tư tưởng trung quân ái quốc theo ý thức hệ phong kiến đã chuyển sang chủ nghĩa quốc gia dân tộc. Từ đây cuộc đấu tranh chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh đòi dân chủ, dân quyền nhằm xây dựng đất nước theo chế độ dân chủ tư sản. + Các biện pháp đấu tranh cũng mang hình thức mới, phong phú, đa dạng: chú ý phát triển kinh tế công - thương nghiệp, đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, cải cách xã hội. Từ đó đã khuấy động được một phong trào yêu nước mạnh mẽ, sôi nổi và rộng lớn trong cả nước theo trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản. - Hạn chế: + Mơ hồ về chính trị, thưa thấy được bản chất của đế quốc (Phan Bội Châu muốn nhờ Nhật giúp; Phan Chu Trinh đề nghị Pháp cải cách). + Chưa thấy được vai trò quan trọng của công nhân và nông dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc. 4/ Đặc điểm của trào lưu dân tộc chủ nghĩa: (1 điểm). - Phong trào dấu tranh của nhân dân ta chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù tư sản. + Động lực mở rộng hơn: tư sản, tiểu tư sản trí thức, nông dân, công nhân, + Lãnh đạo: trí thức phong kiến chịu ảnh hưởng trào lưu dân tộc chủ nghĩa từ bên ngoài vào. + Hình thức đấu tranh: phong phú và đa dạng - Đấu tranh toàn diện: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội. - Trong đấu tranh, tồn tại 2 xu hướng dường như đối lập nhau (bạo động/Phan Bội Châu; ôn hoà/Phan Chu Trinh) nhưng thực tế đều chung một mục tiêu đánh đuổi thực dân, khôi phục độc lập dân tộc, dân chủ. Vì vậy 2 xu hướng đã không đối lập mà hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lich_su_lop_11_co_dap_an.doc