Phần I/ (3 điểm)
Câu 1: Trong truyện Kiều, khi miêu tả vẻ đẹp, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Khi phân tích hình ảnh này có bạn cho rằng nhà thơ sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ. ý kiến của em như thế nào?
Câu 2: Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm việc công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
a. Những câu văn trên nêu nhận định về tác phẩm nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của truyện?
c. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm là chất trữ tình. Theo em, chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện qua các chi tiết nào
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra: môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra: Môn ngữ văn
Phần I/ (3 điểm)
Câu 1: Trong truyện Kiều, khi miêu tả vẻ đẹp, Nguyễn Du viết: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Khi phân tích hình ảnh này có bạn cho rằng nhà thơ sử dụng thành công phép tu từ hoán dụ. ý kiến của em như thế nào?
Câu 2: Truyện khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm việc công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
a. Những câu văn trên nêu nhận định về tác phẩm nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
b. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của truyện?
c. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm là chất trữ tình. Theo em, chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện qua các chi tiết nào?
Phần II/: (7 điểm)
Câu 1: Trong bài thơ “Nói với con”, Y Phương viết: “Chân phải bước tới cha...”
a. Hãy chép lại 10 câu thơ nối tiếp câu trên
b. Em hiểu “Người đồng mình” như thế nào?
c. Mở đầu đoạn văn phân tích 11 câu trên, một học sinh viết: “ Mở đầu bài thơ, Y Phương đã gửi đến con lời nhắn nhủ tha thiết: Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương”.
Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu. Gạch chân một câu bị động và một lời dẫn gián tiếp.
Câu 2: Kể tên hai bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm của cha mẹ đối với con cái mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả.
Câu 3: Cho những câu thơ sau: “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi”. Hình ảnh được gợi tả trong hai câu thơ có gì đặc sắc? Hãy viết vài dòng ngắn gọn nêu cảm nhận của em về những hình ảnh đó.
* Đáp án- Gợi ý:
Phần I/: Câu 1: để giải đáp được phần này cần hiểu hiểu lại vè ẩn dụ và hoán dụ
- ẩn dụ: Là so sánh ngầm, là gọi tên sự vật bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
=> Vậy bạn nói Hoán dụ là sai. Trong câu thơ của NDu, rõ ràng tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để ca ngợi sắc đẹp của Thúy Kiều. NDu đã ví đôi mắt của nàng trong như làn nước mùa thu, lông mày của của nàng thanh tú như dãy núi mùa xuân.=> Với cách so sánh tài tình này, người đọc dễ dàng cảm nhận được nét đẹp không gì so sánh nổi của nàng Kiều
Câu 2b: Nhan đề: Vì truyện nói về anh thanh niên sống và làm việc thầm lặng nơi núi rừng xa xôi hẻo lánh qua đó bộc lộ rõ chủ đề: Ca ngợi tính cách và phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên và những con người khác đang thầm lặng với công việc của mình để cống hiến và xây dựng đất nước,
2c: Tạo nên chất trữ tình: - Từ những đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thơ mộng ở Sa Pa : cảnh nắng lên, ~ cây thông = bạc, rừng cây bó đuốc...
- Vẻ đẹp cs một mình ngày đêm giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh TN mà đầy sức sống, không cô đơn
- Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện : Vẻ đẹp cuộc gặp gỡ tình cờ của 3 n/v để lại bao xúc động trong kẻ ở ngời đi và cuộc gặp gỡ đày chất thơ làm cho ngời đọc suy nghĩ về cuộc sống, về con ngời, về nghệ thuật, ~ nét giản dị đáng mến của n/v anh TN, ~ câu chuyện anh kể, ~ t/cảm cxúc mới nảy nở trong hoạ sĩ và cô kỹ sư.
Phần II/
1a. Chép đúng 10 câu
1b: Người đồng mình: Là cha mẹ, đồng bào, là những người cùng quê hương
1c. Đoạn văn: Cần phải có những ý sau:
- Cách nói bằng hình ảnh cụ thể: hình dung hình ảnh đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững đầu tiên trong sự chờ đón, mừng vui của cha mẹ
- Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu
-- Gia đình chính là cái nôi êm, cái tổ ấm để con sống, lớn khôn và trưởng thành trong bình yên và tình yêu, niềm mơ ước của cha mẹ. Cha mẹ thương nhau mãi nhớ về ngày cưới đó là ngày đẹp nhất trên đời. hạnh phúc thật giản dị biết bao.
- Con dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình - quê hương
+ Người đồng mình quê mình cách nói riêng mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày
- Cuộc sống lao động cần cù, êm đềm và tươi vui của người đồng mình được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: đan lờ bắt cá, ken vách, dựng nhà cùng với hoa rừng, trong câu hát the hát si, hát
Lượn.. trong ngày hội lùng tùng
+ các động từ cài, ken: ngoài nghiã miêu tả còn nói lên tình gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
+ Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình, nghĩa tình , thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con cả về tâm hồn, lối sống: rừng cho hoa , con đường cho những tấm lòng ( Con đường của bản thôn ngõ xóm, con đường đi – Con đường xa con đường tới chân trời, đén mọi miềm đất nước) => Con đường tình nghiã ấy được Y Phương nói lên một cách hàm súc, giản dị.
2. Con cò – Chế Lan Viên; Khúc hát.....mẹ – NKĐiềm
3. 2 câu thơ có nhiều ý nghĩa đặc sắc:
- ý nghĩa tả thực:
+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ
+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ
- Nghĩa ẩn dụ: (đầy tính suy ngẫm)
+ Sấm: Những vang đọng bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
- Hai câu thơ mang đậm tính suy nghĩ, triết lí, phù hợp với không gian vào thu- những âm thanh sôi động mạnh mẽ của mùa hạ vơi dần, để lại cảnh thanh bình yên ả của mùa thu, gợi tả trong nhịp sống sôi động của thời hiện tại. Mỗi khi ta dừng lại suy ngẫm về cuộc sống, ta sẽ có thêm những chiêm nghiệm mới.
File đính kèm:
- De luyen thi mon ngu van vao lop 10.doc