Câu 1: Phương pháp quan trọng nhất để điều chế các kim loại kiềm là
a. phương pháp thủy luyện và điện phân dung dịch.
b. phương pháp nhiệt luyện và điện phân nóng chảy.
c. phương pháp điện phân oxit nóng chảy.
d. phương pháp điện phân muối clorua nóng chảy và hiđroxit nóng chảy.
Câu 2: Dung dịch A có chứa ba ion: Mg2+, Ca2+ và 0,02 mol Cl-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 0,1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
a. 150 ml. b. 100 ml. c. 200 ml. d. 50 ml.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 10,0g hh hai muối cacbonat của 2 kl kế tiếp nhau trong PNC nhóm II bằng dung dịch HCl dư ta thu được 2,24 lít khí bay ra ở đktc. Hai kl đó là:
a. Be và Mg. b. Mg và Ca. c. Ca và Sr. d. Ca và Ba.
Câu 4: Để phân biệt 3 kim loại riêng biệt Ca, Zn, Fe chỉ cần dùng thêm:
a. dung dịch H2SO4 loãng. b. dd HCl. c. dung dịch HNO3. d. dung dịch Cu(NO3).
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi Đại học, Cao đẳng Hóa học - Đề số 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 13
Câu 1: Phương pháp quan trọng nhất để điều chế các kim loại kiềm là
a. phương pháp thủy luyện và điện phân dung dịch.
b. phương pháp nhiệt luyện và điện phân nóng chảy.
c. phương pháp điện phân oxit nóng chảy.
d. phương pháp điện phân muối clorua nóng chảy và hiđroxit nóng chảy.
Câu 2: Dung dịch A có chứa ba ion: Mg2+, Ca2+ và 0,02 mol Cl-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 0,1M vào dung dịch A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
a. 150 ml. b. 100 ml. c. 200 ml. d. 50 ml.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 10,0g hh hai muối cacbonat của 2 kl kế tiếp nhau trong PNC nhóm II bằng dung dịch HCl dư ta thu được 2,24 lít khí bay ra ở đktc. Hai kl đó là:
a. Be và Mg. b. Mg và Ca. c. Ca và Sr. d. Ca và Ba.
Câu 4: Để phân biệt 3 kim loại riêng biệt Ca, Zn, Fe chỉ cần dùng thêm:
a. dung dịch H2SO4 loãng. b. dd HCl. c. dung dịch HNO3. d. dung dịch Cu(NO3).
Câu 5: Để nhận biết các chất rắn không màu đựng trong các lọ riêng biệt gồm: NaCl; Na2CO3; CaCO3; BaSO4 bằng phương pháp hóa học người ta dùng thuốc thử tốt nhất:
a. H2O và CO2 b. CO2 và H2SO4 c. NaOH và H2SO4 d. CaSO4 và CO2
Câu 6: Hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp.Lấy 4,25 gam hỗn hợp hòa tan hoàn toàn vào H2O thu được 1,68 lít H2(đktc) .Hai kim loại đó là:
a. Li, Na b. Na, K c. K, Rb d. Rb, Cs
Ca3(PO4)2
+ H2SO4
H3PO4
+ Ca3(PO4)2
Ca(H2PO4)2
- CaSO4
Câu 7: Qúa trình tổng hợp supephotphat kép được diễn ra theo sơ đồ sau:
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% để dùng điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ biến hóa trên. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
a. 350 (gam) b. 500 (gam) c. 700 (gam) d. 800 (gam)
Câu 8: Cho các cặp dung dịch chất sau đây, cặp nào không xảy ra phản ứng khi trộn các dung dịch chất đó với nhau? a. Na2CO3 và AlCl3 b. NaHSO4 và NaHCO3
c. NaHCO3 và Ba(OH)2 d. NaHSO4 và MgCl2
Câu 9: Cho 2,1 gam este được tạo bởi rượu no, đơn chức và axit cacboxylic no, đơn chức (E) tác dụng hết với dung dịch NaOH ta thu được 2,38 gam muối natri. Vậy công thức cấu tạo của este E là a. CH3COOCH3. b. C2H5COOCH3. c. CH3COOC2H5. d. HCOOCH3.
Câu 10:Cho 0,44 gam một anđehit no, đơn chức tác dụng hết với dd AgNO3 dư trong ammoniac, thu được 2,16 gam bạc kim loại. Biết tỉ khối của A so với hiđro lớn hơn 20. Công thức của anđehit là:
a. HOC – CHO. b. CH3CHO. c. HCHO. d. CH3CH2CHO.
Câu 11: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCOOH và 0,1 mol HCHO tác dụng hết với dd AgNO3 dư trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là a. 108 gam. b. 54 gam. c. 10,8 gam. d. 32,4 gam.
Câu 12:Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd CuSO4 gạn lấy kết tủa đó rồi cho thêm etilenglycol vào ta được
a. dung dịch trong suốt không màu. b. dung dịch màu xanh lam dặc trưng.
c. kết tủa màu đỏ gạch. d. kết tủa màu đen.
Câu 13: Dung dịch glixerin trong nước không dẫn điện, dd kali hiđroxit dẫn điện tốt. điều này được giải thích là: a. Phân tử glixerin chứa liên kết cộng hoá trị còn liên kết trong KOH là liên kết ion.
b. Trong dung dịch, kali hiđroxit phân li thành các ion, còn glixerin không bị phân li
c.Glixerin là chất hữu cơ còn KỌH là chất vô cơ. d. Glixerin là chất lỏng còn KOH là chất rắn.
Câu 14: Cho 27,4 gam Ba vào dd chứa 0,1 mol CuSO4. Khi pư hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là: a. 9,8 gam. b. 23,3 gam c. 33,1 gam. d. 46,6 gam
Câu 15: Thể tích H2 sinh ra (trong cùng điều kiện) khi điện phân 2 dd chứa cùng một lượng NaCl có màng ngăn(1) và không có màng ngăn(2) là: a. bằng nhau b.2 gấp đôi 1 c. 1 gấp đôi 2 d. không xđ
Câu 16: Trộn 0,27 gam bột Al với 0,24 gam bột Fe2O3 rồi nung nóng trong điều kiện không có mặt của oxi để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là: a. 0, 321 gam. b. 0,51 gam. c. 0,79 gam. d. 1,02 gam.
Câu 17: Hoà tan 0,27 gam Al bằng dd HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp là a. . b. . c. . d. .
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe và 0,01 mol Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2. Thể tích hỗn hợp khí A (ở đktc) là: a. 0,896 lít. b. 6,72 lít. c. 0,448 lít. d. 0,672 lít.
Câu 19: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, HCl. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, thì có thể dùng thêm thuốc thử nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?
a. Dung dịch NaOH. b. Dung dịch BaCl2. c. Dung dịch AgNO3. d. Dung dịch quỳ tím.
Câu 20: Người ta thường dùng phèn chua để đánh trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là
a. Na2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. b. K2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O.
c. (NH4)2SO4 . Al2(SO4)3.24H2O. d. KCl.AlCl3.12H2O.
Câu 21: Đun nóng NH3 trong bình kín không có không khí một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình tăng gấp 1,5 lần. Vậy % NH3 đã bị phân hủy trong thời gian này là:
a. 25% b. 50% c. 5%. d. 100%.
Câu 22: Cho 0,126 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 0,342 gam muối sunfat. Đó là kim loại nào trong số sau a. Mg. b. Fe. c. Zn. d. Cu.
Câu 23: Cho các chất sau đây tác dụng với nhau:
Cu + HNO3 loãng ® khí X KClO3 + HClđặc ® khí Y
Na2CO3 + FeCl3 + H2O ® khí Z Công thức phân tử của các khí X, Y, Z lần lượt là:
a. NO, Cl2, CO2. b. NO, O2, CO2. c. NO2, Cl2, CO. d. NO, Cl2, HCl.
Câu 24: Dùng chất nào sau đây để có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm: Zn, Fe, Cu, Ag.
a. HCl. b. AgNO3. c. CuCl2. d. HNO3 loãng.
Câu 25: Khẳng định nào sau đây không đúng: a.Al2O3 không tan trong dung dịch NH3.
b. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl3. c. Fe không tan trong H2SO4 đặc nguội.
d. Một chất oxi hoá gặp một chất khử là có phản ứng oxi hoá khử sảy ra
Câu 26: Có 4 lọ dung dịch bị mất nhãn gồm: BaCl2, MgCl2, FeCl3, FeCl2. Dùng 1 kim loại nào sau đây có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên: a.Na. b.Al. c. Fe. d. Zn.
Câu 27: Rót 1 -2 ml dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm. Thêm vài giọt dung dịch H2S vào ống nghiệm, lắc đều cho các phản ứng xảy ra xong. Hiện tượng quan sát được là
a. ống nghiệm xuất hiện kết tủa đen. b. ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
c. ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng đục. d. ống nghiệm không xuất hiện kết tủa.
Câu 28: Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có một phần không tan. Các chất có trong A là
a. FeS và S. b. FeS và Fe. c. Fe2S3 và S. d. Fe2S3, FeS và S.
Câu 29: Đun nóng một hỗn hợp gồm bột Fe và bột S trong điều kiện không có oxi tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thấy A tan hết và thu được một hỗn hợp khí. Các chất có trong A là
a. FeS và S. b. FeS và Fe. c. Fe2S3 và S. d. Fe2S3, FeS và S.
Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn một trieste X bằng ddNaOH thu được 9,2 gam glixerol và 83,4 gam muối của một axit béo no B. Chất B là:
a. axit axetic. b. axit panmitic c. axit oleic. d. axit stearic.
Câu 31: Đun nóng hỗn hợp đồng phân tử của butađien-1,3 và vinylxianua ở áp suất cao với chất xúc tác thích hợp, ta thu được một loại polime có tên gọi là
a. cao su buna. b. cao su buna-N. c. cao su buna-S. d. cao su buna-X.
Câu 32: Cho các hợp chất hữu cơ: natri phenolat, toluen, anilin, phenol. Trong số các chất đã cho, những chất có thể làm mất màu dung dịch brom là
a. Toluen, anilin, phenol. b. Natri phenolat, anilin, phenol.
c. Natri phenolat, toluen, anilin, phenol. d. Natri phenolat, toluen, phenol.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm 0,05 mol hai axit cacboxylic (axit A là axit no đơn chức, axit B là axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi). Số ngtử cacbon trong A và B bằng nhau. Hỗn hợp X pứ vừa đủ với 0,04 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 0,15 mol CO2. Công thức phân tử của A và của B là:
a.C2H4O2 và C2H2O2. b.C3H6O2 và C3H4O2. c.C4H8O2 và C4H6O2. d.C4H6O4 và C4H4O4.
Câu 34: Có bốn dd loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn: anbumin (lòng trắng trứng), glixerin, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt bốn chất trên? a. Dung dịch Cu(NO3)2. b. Quỳ tím. c. Phenolphtalein. d. Dung dịch HCl.
Câu 35: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C6H10O4 mạch hở, không phân nhánh. Cho A tác dụng hoàn toàn với dd NaOH tạo ra 2 rượu đơn chức có số ngtử cacbon gấp đôi nhau. CT của A là
a. CH3CH2COOCH2CH2COOCH3. b. CH3CH2COOCH2CH2OOCCH3.
c. CH3CH2OOCCH2CH2OOCCH3. d. CH3CH2OOCCH2CH2COOCH3.
Câu 36: Công thức đơn giản của một axit cacboxylic no, mạch hở Acó dạng (C3H5O2)n. Biết rằng A pứ với NaOH theo tỉ lệ mol nA:nNaOH = 1 : 2. Giá trị của n là a. 1. b. 3. c. 2. d. 4.
Câu 37: Dãy các chất nào dưới đây được xắp xếp theo chiều giảm dần tính axit?
a. CH3COOH > HCOOH > C6H5OH> C2H5OH. b. HCOOH > CH3COOH > C2H5OH > C6H5OH.
c. HCOOH > CH3COOH > C6H5OH > C2H5OH. d. CH3COOH > HCOOH > C2H5OH > C6H5OH.
Câu 38: Chất A có công thức phân tử C3H6O3. A có phản ứng với Na kim loại. Số đồng phân bền có thể có của A là a. 5. b. 3. c. 4. d. 6.
Câu 39: Thổi một mẫu thử chứa duy nhất một khí X (có thể là một trong bốn khí: N2, NH3, CH4,CO) lần lượt qua CuO đốt nóng, CuSO4 khan và bình đựng nước vôi trong . Sau thí nghiệm thấy CuSO4 qua màu xanh và bình chứa Ca(OH)2 không có hiện tượng gì. X là:
a. N2. b. NH3. c. CH4. d. CO.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng :
a. Anilin tan trong nước cho môi trường bazơ, làm quỳ tím chuyển sang mầu xanh.
b. Phenol tan trong nước cho môi trường axit, làm quỳ tím chuyển sang mầu đỏ
c. Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những pứng hoá học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ.
d. Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất hữu cơ có từ hai nhóm chức trở lên.
Câu 41: Để phân biệt ba bình khí mất nhãn chứa CH4, C2H2 và C2H4 nên sử dụng các thuốc thử theo trật tự dưới đây: a. KMnO4, Br2. b. AgNO3/NH3, Br2.
c. Br2 d. a hoặc b hoặc c đều được.
Câu 42: Hòa tan hết hỗn hợp hai kim loại A,B trong dd HCl dư, thêm tiếp vào đó lượng dư NH3. Lọc
tách kết tủa, nhiệt phân kết tủa rồi điện phân nóng chảy chất rắn thì thu được kim loại A. Thêm H2SO4 v ừa đủ vào dd, rồi đp dd thu được thì sinh ra kim loại B. A,B có thể là cặp kl nào sau đây?
a. Al, Cu b. Fe, Zn c. Fe, Cu d. Al, Zn
Câu 43: Hòa tan m gam ancol etylic ( d= 0,8 g/ml) vào 108 ml nước( d= 1 g/ml) đ ược ddA. Cho A td với Na dư được 85,12 lít khí H2 (đktc). dd A có độ rượu là: a.80 b.410 c. 460 d.920
Câu 44: Hòa tan 0,3 mol Cu vào lượng dư dd loãng chứa hh gồm NaNO3 và H2SO4 thì:
a.pư không x ảy ra b. thu được 0,3 mol NO c. thu được 0,2 mol NO. d. thu được 0,6 mol NO2.
Câu 45: Mô tả nào dưới đây không hoàn toàn đúng với glucozơ
a.Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt b.Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây nhất là trong quả chín c.Còn có t ên g ọi là đường nho d.Có 0,1% trong máu người
Câu 46: Hòa tan hết 0,1 mol Zn vào dd HNO3 loãng thì không thấy khí thoát ra. Số mol HNO3 đã pư là: a.0,025 b.0,125 c.0,225 d.0,25
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 6,688 lít(đktc) một ankan và hấp thụ hết sp cháy vào n ước vôi trong dư thấy kl bình tăng 31,92 gam.CTPT của ankan là: a.C2H6 b. C3H8 c.C4H10. d.C5H12
Câu 48: Cho lên men giấm1 lít C2H5OH 80(d=1g/ml), hiệu suất pư là 100% và oxi chiếm 20% thể tích không khí. Thể tích kk cần dùng là: a.62 lít b. 312 lít c. 1560 lít d. 2434 lít
Câu 49: Trong thí nghiệm C2H5OH tác dụng với Na nhằm chứng minh tính chất nào của rượu?
a.Tính khử của rượu b.Tính bazơ của rượu do có nhóm OH
c. Tính linh động của hydro trong nhóm OH của rượu. d.Tính axit yếu của rượu.
Câu 50: Đốt cháy 4,6 gam một rượu đơn chức X thu được khối lượng của nước là 5,4 gam và khối lượng của khí cácbonic là 8,8 gam.Hãy xác định công thức cấu tạo của X
a. CH3CH(CH3)OH b.CH3CH2OH c.CH3CH2CH2OH d.CH3OH
ĐA- Đề 13
Câu
Đáp án
Giải thích
Thủ thuật
1
D
a. Sai vì không thu được kim loại kiềm trong dung dịch.
b. Sai vì không thu được kim loại kiềm bằng phương pháp nhiệt luyện.
c. Sai vì không điện phân oxit nóng chảy của kim loại kiềm để điều chế kim loại kiềm (oxit kim loại kiềm khó nóng chảy).
d. Đúng.
2
B
- Tổng số mol Ca2+ và Mg2+ bằng một nửa số mol Cl- = 0,02/2 = 0,01 mol.
- Phương trình phản ứng:
Ca2+ + CO32- → CaCO3; Mg2+ + CO32- → MgCO3.
- Số mol CO32- = số mol Ca2+ và Mg2+ = 0,01 mol (= số mol K2CO3).
→ V = 0,01/0,1 = 0,1 lit =100ml.
3
B
4
A
5
Â
6
B
a. Sai vì khối lượng trung bình của hai kim loại kiềm là 28,333 lớn hơn cả hai kim loại
b. Đúng
c. Sai vì khối lượng trung bình của hai kim loại kiềm là 28,333 nhỏ hơn cả hai kim loại
d. Sai vì khối lượng trung bình của hai kim loại kiềm là 28,333 nhỏ hơn cả hai kim loạị
7
C
8
D
a. Sai vì có phản ứng: 3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O = 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
b. Sai vì có phản ứng: NaHSO4 + NaHCO3 = Na2SO4 + CO2 + H2O
c. Sai vì có phản ứng: 2NaHCO3 + Ba(OH)2 = Na2CO3 + BaCO3 + 2H2O
d. Đúng
9
D
- Este đơn chức có công thức tổng quát là RCOOR'. Phản ứng với NaOH theo phương trình: RCOOR' + NaOH → RCOONa + R'OH.
- Vì khối lượng muối natri lớn hơn khối lượng este, nên Na (M=23) > R'.
- Chỉ có gốc CH3- mới thỏa mãn.
- Gọi số mol este E = x, ta có hệ phương trình:
mE = x.(R+44+15)=2,1; mmuối = x(R+67)= 2,38.
→ R = 1(H). Este E là HCOOCH3.
10
B
- Vì MA > 40 → A không là anđehit fomic. Gọi công thức của A là RCHO, ta có sơ đồ phản ứng:
RCHO → 2Ag.
- Số mol Ag = 2,16/108 → số mol A = 0,01. Ta có:
0,01.(R+29) = 0,44 → R =15 (CH3).
Anđehit là CH3CHO.
c. Sai vì M = 30 < 2.20 =40.
d. Sai.
11
B
- Ta có HCHO → 4Ag; HCOOH → 2Ag.
- Số mol Ag = 4.0,1 + 2.0,05 = 0,5. Khối lượng Ag = 0,5.108 = 54 gam.
12
B
a. Sai vì dung dịch có màu xanh lam rất đặc trưng.
b. Đúng.
c. Sai vì kết tủa tan.
d. Sai vì kết tủa tan.
13
B
14
C
15
B
16
B
- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
m = khối lượng Al + khối lượng Fe2O3 = 0,27 + 0,24 = 0,51 gam
17
C
- Gọi số mol NO = x mol; số mol N2O = y mol; ta thiết lập được phương trình:
30x + 44y = 37(x + y) → x = y. Suy ra tỉ lệ = .
- Ta thấy khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp khí NO và N2O bằng 18,5.2 = 37; là trung bình cộng của M(NO) và M(N2O) → Số mol hai khí bằng nhau.
18
D
- Gọi số mol NO = x mol → số mol NO2 = 2x mol; ta có các quá trình nhận electron:
N+5 + 3e → N+2 (tương ứng với 1 phân tử NO);
N+5 + 1e → N+4 (tương ứng với 1 phân tử NO2).
Tổng số mol electron nhận = 3.x + 2x = 5x mol.
- Các quá trình nhường electron:
Fe - 3e → Fe3+; Cu - 2e → Cu2+.
Tổng số mol electron mà các chất khử đã nhường đi = 3.0,01 + 2.0,02 = 0,05 mol.
- Như vậy ta có: 5x = 0,05 → x = 0,01 mol.
Tổng số mol khí A = x + 2x = 3x = 0,03 mol.
→ VA = 0,672 lít.
19
A
Dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch Al(NO3)3 cho kết tủa trắng tan trong NaOH dư:
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3; Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
- Dung dịch NaOH phản ứng với dung dịch Mg(NO3)2 cho kết tủa trắng không tan trong NaOH dư:
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaNO3.
- Dùng Mg(OH)2↓ ở trên làm thuốc thử, nhận được HCl và NaNO3.
Mg(OH)2↓ + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
b. Sai vì đều không có hiện tượng gì.
c. Sai vì chỉ nhận được dung dịch HCl.
d. Sai vì chỉ nhận được dung dịch HCl.
20
B
21
B
22
B
Gọi kim loại là M có hóa trị n; có số mol là x. Phương trình phản ứng:
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2.
Số mol muối = x/2. Ta có hệ phương trình:
M.x = 0,126 (gam); (x/2).(2M + 96n) = 0,342 (gam).
Như vậy ta có Mx =0,126; nx = 0,0045 → M = 28n.
Vì n chỉ nhận các giá trị n= 1, 2 hoặc 3, nên nghiệm là n=2 và M = 56.
Kim loại M là Fe.
c. Sai.
d. Sai vì Cu kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 loàng
23
A
24
B
Các kim loại Zn, Fe, Cu phản ứng với AgNO3 nên bị tan ra,còn lại Ag không phản ứng sẽ không tan và ta thu được Ag.
25
D
Fe bị thụ động hóa nên không có phản ứng với H2SO4đặc nguộ
26
A
27
C
Sai vì kết tủa không có mầu đen.
b. Sai vì kết tủa không có mầu nâu đỏ.
c. Đúng.
- Phương trình phản ứng:
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ (mầu trắng đục) + 2HCl.
d. Sai vì ống nghiệm có xuất hiện kết tủa.
28
A
29
B
30
B
31
B
32
B
Sai vì toluen không làm mất màu dung dịch brom.
b. Đúng.
c. Sai vì toluen không làm mất màu dung dịch brom.
d. Sai vì toluen không làm mất màu dung dịch brom.
33
B
a. Sai.
b. Đúng.
- Gọi công thức của A là CnH2n+1COOH, của B là CnH2n-1COOH.
- B phản ứng với dung dịch brom: CnH2n-1COOH + Br2 → CnH2n-1Br2COOH
Số mol B = số mol Br2 = 0,04 mol. Số mol A = 0,05 - 0,04 = 0,01 mol.
Các sơ đồ phản ứng cháy: CnH2n+1COOH → (n+1)CO2; CnH2n-1COOH → (n+1)CO2;
Số mol CO2 = (n+1).0,01 + (n+1).0,04 = 0,15 → n+1 = 3. A và B lần lượt là C3H6O2 và C3H4O2.
c. Sai.
d. Sai.
- Vì A và B có cùng số nguyên tử cacbon → Gọi công thức chung của A và B là
CnHmO2 (n: nguyên dương >2; m có thể không nguyên).
- Sơ đồ phản ứng cháy: CnHmO2 → nCO2.
- Số mol CO2 = n.0,05 = 0,15 mol → n = 3.
- Hai axit A và B đều có 3 nguyên tử cacbon → Chọn phương án b.
34
A
- Dùng dung dịch Cu(NO3)2 nhận được NaOH, tạo kết tủa xanh Cu(OH)2.
- Dùng Cu(OH)2 làm thuốc thử, Cu(OH)2 tan trong dung dịch CH3COOH cho màu xanh nhạt; tan trong glixerin cho màu xanh thẫm; tan trong lòng trắng trứng cho màu xanh tím.
35
D
a. Sai vì chỉ tạo được một rượu là CH3OH.
b. Sai vì tạo rượu đa chức C2H4(OH)2.
c. Sai vì chỉ tạo được một rượu là C2H5OH.
d. Đúng.
- Phương trình phản ứng:
CH3CH2OOCCH2CH2COOCH3 + 2NaOH →
CH3CH2OH + NaOOCCH2CH2COONa + CH3OH
36
C
A có hai nhóm chức COOH → chứa 4 nguyên tử O → n = 2.
37
C
a. Sai vì tính axit của HCOOH > CH3COOH.
b. Sai vì tính axit của C6H5OH > C2H5OH.
c. Đúng.
d. Sai vì tính axit của HCOOH > CH3COOH.
38
A
Các đồng phân của A thỏa mãn điều kiện bài toán là:
CH2OCH2COOH, CH3CH(OH)(COOH),CH2(OH)CH2COOH, CH2(OH)CH(OH)CHO, CH2(OH)COCH2(OH)
39
B
40
C
41
D
42
A
43
C
44
C
45
A
46
D
47
C
48
C
49
D
50
A
File đính kèm:
- de_luyen_thi_dai_hoc_cao_dang_hoa_hoc_de_so_13.doc