Đề ôn tập văn miêu tả môn Tiếng Việt Lớp 4 - Nguyễn Đình Quốc ( Có gợi ý)

Đề 9: Hãy tả lại một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em

Đề 10: Tả một luống rau hoặc vườn rau.

Đề 11: Em hãy tả lại một cây bóng mát đang mùa thay lá.

Đề 12: Đất nước ta có nhiều loại cây quý đã gắn bó với dân tộc ta từ bao đời nay trong chiến đấu và trong xây dựng, trong đó có cây tre Việt Nam. Bằng nghệ thuật nhân hoá, em hãy kể lại lời cây tre tự kể về mình.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề ôn tập văn miêu tả môn Tiếng Việt Lớp 4 - Nguyễn Đình Quốc ( Có gợi ý), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ a) Đồ vật Đề 1: Đã nhiều năm nay, tiếng trống trường đã trở nên quen thuộc với em. Hãy tả lại cái trống trường em và nêu cảm nghĩ của bản thân Gợi ý Mở bài: Giới thiệu cái trống sẽ tả: - Có từ bao giờ - Nằm ở đâu Hoặc nêu kỷ niệm gắn bó với cái trống. Thân bài: - Tả bao quát cái trống - Tả các bộ phận của trống: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. - Tả âm thanh của trống + tác dụng. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về trống trường. Đề 2: Tả một thứ đồ chơi mà em thích (có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và kết bài có thể chọn kiểu mở rộng hoặc không mở rộng). Gợi ý - Có thể chọn đồ chơi bằng nhựa, bằng vải... mà em thích. Đồ chơi đó có thể là búp bê, gấu bông, thỏ bông, ô tô chạy bằng pin, siêu nhân, bộ xếp hình.... Mở bài: - Giới thiệu đồ chơi mà mình muốn tả: Ai mua (cho) Mua, cho vào dịp nào? Thân bài: - Tả bao quát đồ chơi: hình dáng, kích thước, vật liệu, màu sắc. - Tả cụ thể các bộ phận của đồ chơi: bên ngoài, bên trong. - Tả âm thanh phát ra (nếu có) - Tả hoạt động của đồ chơi (nếu có). Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về thứ đồ chơi ấy (có thể nói về sự cất giữ bảo quản cẩn thận sau khi chơi). Đề 3: Chiếc bút máy một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Hãy tả lại cây bút ấy của em. Gợi ý Mở bài: - Giới thiệu chiếc bút máy sẽ tả Thân bài: - Tả bao quát: Kích thước, màu sắc, hình dạng - Tả bộ phận : + Bên ngoài: nắp bút, thân bút, nhãn hiệu. + Bên trong: ngòi bút, ruột gà, ống dẫn mực. - Tác dụng của chiếc bút máy. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc bút máy. Đề 4: Cây bút chì đen một đồ dùng học tập quan trọng của người học sinh. Hãy tả lại cây bút chì mà em đang dùng. Gợi ý Mở bài: - Giới thiệu cây bút chì sẽ tả. Thân bài: - Tả bao quát: Hình dáng, kích thước. - Tả cụ thể: màu sơn, hàng chữ, ký hiệu bút. Thân bút, hai đầu bút, ruột bút. - Tác dụng của chiếc bút. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về cây bút chì vừa tả. Đề 5: Ngày ngày đi học em thường sử dụng chiếc cặp sách của mình để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Hãy tả lại chiếc cặp sách ấy. Gợi ý Mở bài: - Giới thiệu chiếc cặp sẽ tả: + Có vào dịp nào + Ai mua, cho. Thân bài: * Tả bao quát: - Hình dạng, kích thước, chất liệu, màu sắc. - Loại cặp. * Tả từng bộ phận: - Các bộ phận bên ngoài + Mắt cặp + Nắp cặp + Khoá - Các bộ phận bên trong: + Các ngăn + Vải lót + Tác dụng. Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc cặp. Đề 6: Hãy tả lại cái bàn học ở nhà hay ở lớp và nêu cảm nghĩ của em. Đề 7: Vào ngày vui, gia đình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em. Gợi ý Thân bài: - Nêu vẻ đẹp về màu sắc, hương thơm, đặc điểm nổi bật khác của những bông hoa trong lọ, đồng thời chú ý đến nét nổi bật của lọ hoa để làm tôn thêm sự hài hoà của đồ vật. Kết bài: Cảm nghĩ chân thành của em trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui cho bản thân và gia đình trong ngày vui. Đề 8: Hãy tả lại quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập I của em Gợi ý Mở bài: - Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt có trong trường hợp nào. Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài: + Bìa trước + Bìa sau - Tả đặc điểm hình dáng bên trong: + Số trang + Cách bố trí, sắp xếp trong quyển sách. + Tranh ảnh, hình vẽ. + Em thích bài nào nhất. - Tác dụng của quyển sách Kết bài: Nêu cảm nghĩ về quyển sách Đề 9: Tả quyển lịch treo tường nhà em Gợi ý Mở bài: Giới thiệu quyển lịch sẽ tả: - Có vào dịp nào - Ai mua, hoặc cho. Thân bài: * Tả bao quát: hình dạng, kích thước, nhà xuất bản, vị trí treo, số tờ, loại giấy làm lịch. * Tả cụ thể: - Cách trang trí, nội dung của từng tờ lịch (tranh ảnh, chữ, số, màu sắc, ý nghĩa các hình ảnh đó, cách trình bày các hình ảnh) Chú ý gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của em khi ngắm từng hình ảnh. - Tả cách ghi ngày, tháng.. của từng tờ lịch (chú ý màu sắc, đặc điểm, cỡ chữ). Kết bài: Cảm xúc của em khi ngắm nhìn tấm lịch. Đề 10: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ (báo thức, treo tường) là người bạn thân thiết trong gia đình em. Hãy tả lại chiếc đồng hồ đó Gợi ý Trước khi làm bài cần xác định rõ: tả chiếc đồng hồ nào? Loại gì? Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ: (có thể nêu lai lịch, vì sao có? có từ lúc nào?) Hoặc: chiếc đồng hồ báo thức hoặc báo giờ như thế nào? Có thể kể vắn tắt 1 sự việc, 1 kỷ niệm gắn với chiếc đồng hồ. Thân bài: a) Tả bao quát: Hình dạng đồng hồ: hình gì? màu sắc vỏ ngoài, mặt đồng hồ. b) Chọn tả 1 vài bộ phận của đồng hồ: - Tả kỹ mặt đồng hồ (màu sắc, hình dáng và đặc điểm, các con số, kim đồng hồ...) hoặc tả cách hoạt động của kim đồng hồ khi báo giờ, báo phút, giây, khi báo thức... c) Tả sự gắn bó của chiếc đồng hồ với sinh hoạt của em hoặc gia đình em (VD: Bác đồng hồ đánh thức em dậy đúng giờ để đi học....) Kết bài: Có thể kể lại tình cảm của em và gia đình đối với đồng hồ (có thể ghi lại lời của bố mẹ, anh chị... nói về chiếc đồng hồ). Đề 11: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích. b)Cây cối Đề 1: Tả một cây có bóng mát ở sân trường (hoặc nơi em ở) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó. Gợi ý Mở bài: Giới thiệu cây bóng mát sẽ tả: Cây gì? trồng từ bao giờ? ở đâu? Hoặc kỉ niệm gắn bó với cây. Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng cây, tầm cao, tán cây, ngọn cây. - Tả cụ thể: Tả từng bộ phận của cây (hoặc từng thời kỳ phát triển của cây). + Nếu tả từng bộ phận của cây thì phải tả theo trình tự (rễ, gốc, thân, cành, lá) cần tả kỹ tán lá... ở thời điểm miêu tả cụ thể). + Nếu tả từng thời kỳ phát triển của cây thì theo trình tự lúc cây còn nhỏ, trưởng thành phát triển, ra hoa, kết trái. - Bộc lọ được tình cảm gần gũi, gắn bó với cây đó. Đề 2: Nhà em (hoặc gần nơi em ở) có nhiều cây to. Hãy tả một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em. Gợi ý Mở bài: Giới thiệu cây định tả (có thể giới thiệu lai lịch cây định tả, thuộc loại cây gì? Mọc ở đâu? do ai trồng) Có thể tả trực tiếp khái quát cây vào lúc đi học (rồi ở trường về nhà hoặc chơi đùa quanh cây). Có thể nêu vắn tắt 1 kỷ niệm gắn với cây. Thân bài: a) Tả bao quát cây: - Có thể tả cây nhìn từ xa. Cao như thế nào? Cành lá ra sao? Màu xanh của cây như thế nào? - Có thể tả 1 vài đặc điểm chung của cây khi ở gần: thân, cây to như thế nào? Có đặc điểm gì. Vòm lá của cây ra sao? có gì đáng lưu ý? b) Tả kĩ một vài bộ phận của cây - Tả lá cây: đặc điểm về hình dáng, màu sắc của lá cây. - Tả hoa hoặc quả của cây: Hoa (quả) có vào dịp nào? Một vài nét chung về hoa (quả) của cây (màu sắc, hương thơm, cảm xúc gợi cho người ngắm...) Tả kỹ 1 bông hoa (hoặc 1 quả, 1 trái). c) Tả cây gắn với sinh hoạt hoặc kỷ niệm của em: - Có những trò chơi, hoạt động hoặc kỷ niệm gì gắn với bóng mát hoặc lá, hoa, quả của cây => Hãy kể lại. - Có cảm xúc, suy nghĩ gì về cây. Kết bài: Có thể nêu sự gắn bó của bản thân, bạn bè, gia đình. Đề 3: Trong bài thơ: "Tre Việt Nam" có đoạn: "Tre xanh Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh". Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi Dựa vào đoạn thơ trên hãy tả cây tre ở làng quê em. Gợi ý Tre là loại cây mọc thẳng, vươn cao, cây nọ nương tựa vào cây kia tạo thành bụi tre, luỹ tre. Tre là loại cây có sức chịu đựng dẻo dai bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi. Tre là loài cây có ích. Cây tre tượng trưng cho sự cần cù, dẻo dai, bất khuất kiên cường của con người Việt Nam. Đề 4: Hãy tả cây đa cổ thụ ở đầu làng em. Đề 5: Em hãy tả một cây ăn quả đang mùa quả chín. Gợi ý Có rất nhiều loại cây ăn quả đề yêu cầu chỉ tả 1 cây ăn quả nhưng vào lúc quả chín. Do đó cần lựa chọn một cây thích hợp vào thời điểm quả vào giai đoạn chín. Trình tự miêu tả như các đề trước song trọng tâm cần tả kỹ quả, đặc biệt tả kỹ màu sắc của quả khi chín, hương thơm, mùi vị quả khi thưởng thức. Đề 6: Xuân về muôn hoa khoe sắc, em hãy tả lại một cây hoa nở vào mùa xuân và nêu cảm nghĩ Gợi ý - Mùa xuân có nhiều hoa nở, khoe hương sắc. Loại cây có hoa nở tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc là hoa đào, ở miền Nam là hoa mai. - Khi miêu tả, trọng tâm cần tả kỹ về hoa: đặc điểm của hoa khi mới nở, khi nở rộ... Màu sắc của bông hoa, cành hoa. - Vẻ đẹp của hoa góp phần tô điểm cho mùa xuân, nhất là vào dịp Tết. - Cảm nghĩ của em về cây hoa đó. Đề 7: Trong các loài hoa dưới đây, em thích hoa nào nhất. Hãy tả lại Cây bầu hoa trắng Cây mướp hoa vàng Tim tím hoa xoan Đỏ tươi râm bụt Mào gà đỏ chót Hồng ửng hoa đào Cao tít hoa cau Mà thơm ngan ngát Hoa sen trên nước Hoa dừa trên mây Đất nước em đây Bốn mùa hoa thắm. Đề 8: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. Gợi ý Chỉ chọn tả 1 cây mà em thích. Cây đó có thể là cây bóng mát, hoặc cây ăn quả hoặc cây hoa. Đề 9: Hãy tả lại một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em Đề 10: Tả một luống rau hoặc vườn rau. Đề 11: Em hãy tả lại một cây bóng mát đang mùa thay lá. Đề 12: Đất nước ta có nhiều loại cây quý đã gắn bó với dân tộc ta từ bao đời nay trong chiến đấu và trong xây dựng, trong đó có cây tre Việt Nam. Bằng nghệ thuật nhân hoá, em hãy kể lại lời cây tre tự kể về mình.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_van_mieu_ta_mon_tieng_viet_lop_4_nguyen_dinh_quoc.docx
Giáo án liên quan