Đề tài Bé và những đồ chơi ngộ nghĩnh

I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU

- Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ vật, đồ chơi có dạng tròn, lăn được.

- Tập cho trẻ kỹ năng nhồi đất, bóp đất, xoay tròn.

- Tập cho trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở.

- Trẻ thích tham gia trò chơi và vận động theo nhạc.

- Phát triển tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt và thực một số hoạt động

đơn giản.

II. CHUẨN BỊ

+ Máy cassette, đĩa CD nhạc Noel.

+ Đất nặn, khăn ẩm, túi màu đỏ.

+ Rổ bóng xanh – đỏ – vàng đủ với số trẻ.

- Nguyên vật liệu:

+ Cây thông (kẽm và dây kim tuyến).

+ Hộp trứng, que, cành cây, dĩa

+ Cầu tuột, bậc thang( ván, ống nước).

+ Hộp hạt.

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

* Hoạt động 1: Bé cùng quả bóng vui nhộn

- Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” quanh lớp.

- “Ồ! Có cái gì lạ thế nhỉ?” – Trẻ trả lời tự do.

- “Chiếc túi màu gì?”

- “Các con có biết ai hay vác chiếc túi màu đỏ trên vai vậy”

- “Hôm nay ông già Noel sẽ đến lớp mình đấy.”

- “Đố các con trong túi quà có những gì?” – trẻ sờ và đoán.

- Cô đếm 1, 2, 3 đổ túi quà ra, trẻ cầm bóng chơi tự do cùng cô => hát và vận động

bài bóng tròn to.

- Cô cho trẻ chơi với bóng: “Các con bóp xem quả bóng mềm hay cứng?” - Bóp bằng 2 tay; vo bóng, xoay bóng, đập bóng xuống đất (mình đập! đập!

đập!) ngắt bóng.

- Con ngắt bóng được không? Đặt quả bóng căng tròn không ngắt được.

- Thế các con cất bóng vào rổ cùng màu đi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bé và những đồ chơi ngộ nghĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÉ VÀ NHỮNG ĐỒ CHƠI NGỘ NGHĨNH I. MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU - Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ vật, đồ chơi có dạng tròn, lăn được.  - Tập cho trẻ kỹ năng nhồi đất, bóp đất, xoay tròn.  - Tập cho trẻ biết sử dụng nguyên vật liệu mở.  - Trẻ thích tham gia trò chơi và vận động theo nhạc. - Phát triển tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt và thực một số hoạt động đơn giản.  II. CHUẨN BỊ + Máy cassette, đĩa CD nhạc Noel.  + Đất nặn, khăn ẩm, túi màu đỏ.  + Rổ bóng xanh – đỏ – vàng đủ với số trẻ.  - Nguyên vật liệu:  + Cây thông (kẽm và dây kim tuyến).  + Hộp trứng, que, cành cây, dĩa… + Cầu tuột, bậc thang( ván, ống nước).   + Hộp hạt. III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG  * Hoạt động 1: Bé cùng quả bóng vui nhộn - Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” quanh lớp.  - “Ồ! Có cái gì lạ thế nhỉ?” – Trẻ trả lời tự do.  - “Chiếc túi màu gì?”  - “Các con có biết ai hay vác chiếc túi màu đỏ trên vai vậy”  - “Hôm nay ông già Noel sẽ đến lớp mình đấy.”  - “Đố các con trong túi quà có những gì?” – trẻ sờ và đoán.  - Cô đếm 1, 2, 3 đổ túi quà ra, trẻ cầm bóng chơi tự do cùng cô => hát và vận động bài bóng tròn to.  - Cô cho trẻ chơi với bóng: “Các con bóp xem quả bóng mềm hay cứng?” - Bóp bằng 2 tay; vo bóng, xoay bóng, đập bóng xuống đất (mình đập! đập!  đập!) ngắt bóng.  - Con ngắt bóng được không? Đặt quả bóng căng tròn không ngắt được.  - Thế các con cất bóng vào rổ cùng màu đi.  - Bây giờ mình sẽ làm những món đồ chơi ngộ nghĩnh để đón ông già Noel nhé! * Hoạt động 2: Bé tạo những đồ chơi ngộ nghĩnh - Các con xem cái gì đây? (trẻ quan sát)  - Có nhiều đồ chơi quá: hột hạt, gỗ cho trẻ sờ và gọi tên đồ chơi.  -  Sau đó cô đưa khối gỗ hỏi trẻ cái này có phải đất nặn không? Là cái gì? Cứng hay mềm? Ngắt được không? - Cô để hộp đất nặn cho trẻ lấy ra.  - Thế đấy mới là đất nặn: cô lăn dài đất ra và hỏi trẻ: “Cô đang làm gì vậy con?”  - Cô cho mỗi trẻ đất nặn từ thỏi đất cô vừa lăn dài.  - Cho trẻ nhồi đất, để đất trong lòng bàn tay bóp, vừa chơi vừa đọc thơ (cô sáng tác)  “Bé thích chơi đất!  Nhồi cho thật mềm,  Nào ta cùng bóp!  Bóp – bóp – bóp – bóp  Xoay cho thật tròn.  Tròn – tròn – tròn – tròn.  - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô hỏi tên sản phẩm trẻ tạo ra > Gợi ý trẻ sử dụng nguyên vật liệu mở cho phù hợp.  - Nặn viên đất to: làm quả gắn cây, bi, cá viên…  - Nếu trẻ nặn dài cô cho trẻ làm bánh bỏ vào đĩa. - Nếu trẻ nặn tròn cô cho trẻ lăn bi trên ván trượt. Cô cùng chơi với trẻ -> Cô nhắc trẻ xoay tròn bi mới lăn nhanh trên ván được.   * Hoạt động 3: Ai mà tài thế?  - Ông già Noel sắp tới rồi đấy! Các con bày những đồ chơi vào 1 góc cho đẹp nhé! Tới đây cùng nhảy múa với cô đón ông già Noel (cô mở nhạc Noel).  - Sau đó cô mở nhạc nhỏ lại cho trẻ phát hiện ra nhiều cây thông đẹp.  - Ồ! Nhiều cây thông đẹp quá, nhưng chưa có trang trí trái châu tròn, mình phải làm sao?  - Cho trẻ lấy đất nặn để nặn quả tròn gắn lên cây thông( trẻ tự gắn) và trẻ thích nặn bao nhiêu cũng được.  * Kết thúc: - Cho trẻ quan sát và tự về lấy khăn lau tay.

File đính kèm:

  • docnoel.doc
Giáo án liên quan