Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiết học múa ở trường mầm non

Đề tài “ Bước đầu nghiên cứu tiết học múa ở trường mầm non” là một đề tài hay và thực sự lôi cuốn tôi. Nhưng trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Đề hoàn thành được đề tài này là nhờ công lao to lớn của các thầy cô giáo khoa giáo dục mầm non và đặc biệt là thầy giáo Lê Trọng Quang nghệ sĩ ưu tú nhà biên đạo múa khoa giáo dục mầm non. Thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài nghiên cứu và học tập tại trường.

 Với tấm lòng chân thành và kính trọng, tôi xin cảm ơn khoa giáo dục mầm non và thầy giáo Lê Trọng Quang – Ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non Yên Đức - Đông Triều – Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin kính chúc các thầy các cô luôn luôn mạnh khỏe hạnh phúc và thành đạt.

 

doc36 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bước đầu nghiên cứu tiết học múa ở trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Đề tài “ Bước đầu nghiên cứu tiết học múa ở trường mầm non” là một đề tài hay và thực sự lôi cuốn tôi. Nhưng trong quá trình thực hiện đề tài tôi cũng gặp nhiều khó khăn. Đề hoàn thành được đề tài này là nhờ công lao to lớn của các thầy cô giáo khoa giáo dục mầm non và đặc biệt là thầy giáo Lê Trọng Quang nghệ sĩ ưu tú nhà biên đạo múa khoa giáo dục mầm non. Thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài nghiên cứu và học tập tại trường. Với tấm lòng chân thành và kính trọng, tôi xin cảm ơn khoa giáo dục mầm non và thầy giáo Lê Trọng Quang – Ban giám hiệu và các cô giáo trường mầm non Yên Đức - Đông Triều – Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Xin kính chúc các thầy các cô luôn luôn mạnh khỏe hạnh phúc và thành đạt. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Vũ Thị Miến Mục lục Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Giả thuyết khoa học IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu V. Nhiệmv ụ nghiên cứu VI. Phạm vi nghiên cứu VII. Phương pháp nghiên cứu VIII. Kế hoạch nghiên cứu Phần nội dung Chương I: lịch sử vấn đề nghiên cứu Chương II: cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. I. Cơ sở lý luận về nghệ thuật múa. 1. Khái niệm chung về nghệ thuật múa. 2. Vai trò nghệ thuật múa đối với con người nói chung. 3. Vai trò nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non. II. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ. 1. Đặc điểm tâm sinh lý. 2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của tỉe mẫu giáo. III. Một số hình thức múa của trẻ mẫu giáo. 1. Múa sinh hoạt. 2. Múa biểu diễn. 3. Múa minh họa. Chương III:Thực trạng trong chương trình tổ chức tiết dạy múa 1. Địa bàn điều tra. 2. Mục đích điều tra. 3. Phương pháp điều tra. Chương III: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm I. Nội dung thực nghiệm. 1. Quan điểm về một số chất liệu cơ bản. 2. Phân tích một số chất liệu cơ bản. 3. Phân tích bài hát đã được lựa chọn. II. Cách thức thực nghiệm. 1. Địa bàn thực nghiệm. 2. Mục đích thực nghiệm. 3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá. Phần 1: Chất liệu múa cơ bản thiết kế giáo án thực nghiệm. Phần 2: Dạy trẻ múa từng tiết mục. 1. Giai đoạn 1: Thực nghiệm khảo sát. 2. Giai đoạn 2: Thực nghiệm hình thành. 3. Giai đoạn 3: Thực nghiệm kiểm chứng. Phần kết luận Kiến nghị sư phạm Tài liệu tham khảo Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Múa là một loại hình nghệ thuật biểu diễn mang tính tổng hợp khách quan và đặc thù. Phương tiện thể hiện bằng cơ thể con người thông qua ngôn ngữ múa là những hoạt động, động tác, dáng dấp, điệu bộ, đường nét, tư thế, cử chỉ... được sắp xếp theo một trình tự lôgíc tạo nên dáng vẻ, khung cảnh sinh động phong phú. Nó nhằm chuyển tải một nội dung, một hoạt động nào đó của xã hội. Nghệ thuật múa không phải tự nhiên có được mà phải trải qua quá trình luyện tập, thực sự là lao động nghệ thuật, đòi hỏi con người “phải khổ luyện” thì mới có được nghệ thuật đỉnh cao. Cha ông ta có câu: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ” Đối với nghệ thuật múa, muốn có những tài năng tương lai cho đất nước ngay từ buổi ban đầu ta cần đưa nghệ thuật múa vào các trường mầm non, nghệ thuật múa còn góp phần hình thành bước đầu nhân cách trẻ. Khi trẻ được nhảy múa, ca hát sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tạp trung trí nhớ, tăng cường trí tưởng tượng, đặc biệt là phát triển về thể chất đạo đức thẩm mỹ, tạo nên hình dáng cân đối, cử chỉ, điệu bộ uyển chuyển mềm mại. Với những lợi ích mà nghệ thuật múa đem lại cho chúng ta, ngành học mầm non đã và đang quan tâm đến việc đem nghệ thuật múa vào trong quá trình chăm sóc giáo dục. Nhưng nghệ thuật múa chưa được tách biệt thành môn học riêng như các môn học khác mà chỉ nói chung với tên gọi “Làm quen với âm nhạc” Thực tế hiện nay nghệ thuật múa ở các trường mầm non còn rất hạn chế. Khi tổ chức cho trẻ biểu diễn ngày hội, ngày lễ chọn đội văn nghệ rất khó và chỉ chọn được một số cháu tiếp thu nhanh, có khả năng nhún nhảy đúng nhạc để biểu diễn. Thực sự về nghệ thuật múa còn nghèo nàn. Mặt khác, các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong chương trình còn chưa linh hoạt, phong phú, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Đa số giáo viên còn hạn chế về kiến thức nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa ở trường mầm non còn nhiều hạn chế và thời gian cho việc học còn ít, chưa phát huy được lợi ích nghệ thuật đối với trẻ mầm non. Bản thân tôi sau khi được đào tạo trang bị thêm kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa và biên đạo múa tại khoa giáo dục mầm non và công tác thực tế với trẻ. Tôi đã có thêm nhiều kiến thức trong bộ môn nghệ thuật múa. Vì vậy tôi muốn vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non”. II. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và bước đầu đưa tiết học múa vào trường mầm non là một việc làm cần thiết. Tiếp thu nghệ thuật múa theo một hình thức thoải mái, cơ bản từ thấp đến cao phù hợp với khả năng phát triển tâm lý trẻ. Trẻ khấn khởi và tích cực hơn. Thúc đẩy việc cải thiện dạy trẻ múa ở trường mầm non. Tôi đã xác định rõ tác dụng của nghệ thuật múa đối với việc giáo dục trẻ. Từ đó mở rộng và khắc phục những khả của chương trình đang thực hiện. Để cho vai trò vị trí nghệ thuật thực sự được tách rời thành môn học riêng biệt. III. Giả thuyết khoa học. Việc nghiên cứu đưa tiết dạy múa vào trường mầm non thông qua nghệ thuật múa giáo dục trẻ là việc làm cần thiết. Trẻ tiếp nhận các hình thức múa đa dạng, phong phú theo một trình tự khoa học sẽ hình thành và phát triển trẻ một cách có hiệu quả và tích cực. Tiếp nhận các hình thức múa đa dạng, phong phú theo một trình tự khoa học sẽ hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách. Nếu tổ chức tiết dạy múa ở trường mầm non tốt thì nghệ thuật múa đem lại cho trẻ sảng khoái trong tâm hồn, trẻ hồn nhiên và tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách hoàn thiện hơn. IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. Đề tài lựa chọn: “Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non” Khách thể: Chọn 24 cháu mẫu giáo lớn. Trường mầm non Yên Đức - Đông Triều – Quảng Ninh. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu cở sở lý luận có liên quan đến đề tài tiết dạy múa trong khối lớp 5 – 6 tuổi. Tìm hiểu thực hiện về khả năng thực hiện nghệ thuật múa của trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non. Nội dung,phương pháp tiết dạy múa ở trẻ 5-6 tuổi. Múa minh họa , múa sinh hoạt, múa biểu diễn và một số động tác cơ bản. Đề xuất bước đầu đưa tiết dạy múa trẻ 5-6 tuổi. Đề xuất sư phạm VI.phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình phát triển của trẻ thông qua nghệ thuật múa. Nghiên cứu chương trình dạy và vận động múa cho trẻ mầm non độ tuổi lớn ở một số trường mầm non tại Quảng Ninh. Chọn một số động tác cơ bản và một số bài học ( trong và ngoài chương trình mẫu giáo) để hình thành tiết dạy múa làm thực nghiệm. VII Phương pháp nghiên cứu Đọc tài liệu làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu. Thiết kế tiết dạy múa về nội dung, hình thức , phương pháp. Thực ngiệm trên trẻ. Kết hợp phương pháp quan sát, trực quan hành động, giảng giải đối với trẻ. VIII. Kế hoạch nghiên cứu Tháng 10/2008: Xác định đề tài. Tháng 11/2008: Tìm đọc đề tài có liên quan. Tháng 12/2008: Xây dựng đề cương. Tháng 01/2009: Hoàn thành phần cơ sở lý luận. Tháng 02/2009: Viết bố cục toàn phàn và làm công tác thực nghiệm. Tháng 3+4/2009: Thực nghiệm hoàn thành. Tháng 05/2009: Hoàn thành bài tập. PHÂN NÔI DUNG Chương I lịch sử nghiên cứu Nghệ thuật múa là sản phẩm của con người trong quá trình lao động, con người sáng tạo ra nghệ thuật nói chung và nghệ thuật múa nói riêng để phục vụ đời sống con người. Múa là một loại hình nghệ thuật ra đời từ khi xã hội chưa phân giai cấp. Lịch sử phát triển của nghệ thuật múa gắn liền với lịch sử phát triển xã hội loài người và nó chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa dân tộc và trong đời sống văn hóa xã hội. Ví dụ: Khi săn bắt được con thú cả bộ lạc nhảy múa quanh đống lửa để ăn mừng. Trong xã hội phong kiến trình độ dân trí đã tiến lên một bước và nghệ thuật múa đã được thực sự chú ý. Nó chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và múa nhằm phục vụ chủ yếu cho giai cấp thống trị. Như múa cung đình, nghi lễ ở Việt Nam chúng ta nổi tiếng là ở Huế, vì Huế là nơi giai cấp phong kiến thống trị lâu nhất. Song ở giai đoạn này vẫn có múa để phục vụ cho nhân dân lao động đó là: Múa dân gian, múa sinh hoạt truyền thống. Nghệ thuật múa phát triển ngày càng hoàn thiện và phong phú, đa dạng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa do hình thái kinh tế, sự cạnh tranh trong xã hội về mọi mặt và nghệ thuật múa cũng nằm trong sự cạnh tranh đó. Do sự phát triển của xã hội tạo điều kiện cho hệ thống trường và các trung tâm nghệ thuật ra đời, và nghệ thuật múa phát triển về nhiều mặt, đó là kỹ năng, kỹ xảo, các thể loại, đề tài, dòng múa, hình thức múa, thừa kế những mặt phát triển đó. Đến xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ ưu việt để con người tự do sáng tạo ra những thành tựu nghệ thuật nhằm đáp ứng quyền lợi của con người, phục vụ cho con người để đáp ứng như cầu “Chân – thiện – mỹ”. Do vậy, ở Việt Nam hiện nay chúng ta có nhiều người nghiên cứu về nghệ thuật múa của trẻ mầm non. Dựa vào khả năng tiếp thu của trẻ tác giả đã đưa ra một số phương pháp mới vào tiết học nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội được cái đẹp trong cuộc sống. Mỗi công trình nghiên cứu nghệ thuật múa cho trẻ mầm non thể hiện một khía cạnh khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu tiết học múa trong trường mầm non”. Nên ta nghiên cứu cấu trúc tiết học múa đưa vào chương trình dạy múa cho trẻ mầm non. Giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật múa một cách lôgic và sâu sắc hơn nhằm phát triển khả năng múa của trẻ toàn diện và đào tạo nguồn nhân tài về nghệ thuật múa trong tương lai. Chương II Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài Cơ sơ lý luận về nghệ thuật múa 1.Khái quát chung về nghệ thuật múa Nghệ thuật múa phát triển gắn liền với quá trình phát triển của xã hội loài người, nghệ thuật múa dần dần được hoàn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa dân tộc và đời sống văn hóa xã hội. Bước đầu của nghệ thuật múa chỉ là những động tác đơn giản, chưa có ý tưởng thẩm mỹ, dần dần được hoàn thiện và đạt tới chuẩn mực trong kỹ thuật, kỹ xảo. Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật, nó cũng mang những chức năng phản ánh giáo dục sâu sắcvề đạo đức thẩm mỹ và vui chơi giải trí. Đồng thời tính nhân văn của nghẹ thuật múa luôn được coi là tầm cao trong vai trò hoàn thiện các chức năng hoạt động. 1.1. Định nghĩa múa Múa là một loại hình nghệ thuật biểu hiện tổng hợp, phưong tiện thể hiện là cơ thể con người. Ngôn ngữ biểu hiện là những động tác, dáng dấp, cử chỉ, hành động, điệu bộ, tư thế, đường nét chuyển động trong âm nhạc. Múa diễn ra trong không gian sân khấu và thời gian được ấn định trước do đó nghệ thuật múa còn được gọi là nghệ thuật của không gian và thời gian. Mục đích của nghệ thuật múa gắn liền với đời sống và sự bộc lộ tình cảm, tư tưởng của một chủ thể đã định. Múa là nghệ thuật của khômg gian và thời gian, là dạng văn hóa phi vật thể. 1.2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với con người Hình tượng múa mang tính tổng hợp, được xây dựng bằng sự sáng tạo thông qua thực tiễn cuộc sống con người. Con người luôn thay đổi trạng thái tâm lý, điều đó phụ thuộc vào sự tác động thế giới bên ngoài. Do sự thay đổi ấy mà tạo nên vô vàn hình tượng đã được cách điệu hóa phù hợp với ngôn ngữ múa “Múa là hình tượng đẹp của nội tâm” cái mà múa cần đạt tới là nổi bật nên tiếng nói của con tim cúa lý trí trong hoàn cảnh điển hình. Chính vì thế mà múa được coi là “Bức điêu khắc sống”. Múa cũng thể hiện tính tạo hình của động tác .sự tác động của múa mà những động tác này là hình thức biểu hiện tình cảm . cảm xúc của tác phẩm. “Động tác là tiếng nói thứ hai của con người nhưng ta chỉ nghe được khi tâm hồn bắt nó nói lên” như Nove nói. Nghệ thuật múa là vũ khí chiến đấu trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Đồng thời nó còn là một công cụ phục vụ chính trị chọn đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Chúng ta đã biết rằng tác phẩm “Công xã Pa ri” là một tác phẩm nổi tiếng về sự đấu tranh. Bởi vì thông qua nghệ thuật múa để chuyển tải một nội dung một hoạt động nào đó của xã hội tới người xem. Múa đem lại cho con người sự đồng cảm ước vọng về tình cảm mà con người khó có thể trình bày bằng ngôn ngữ nói hay viết. Nó đưa con người vươn tới sự hoàn thiện về thể lực đạo đức thẩm mỹ tạo nên sự hài hòa cân đối giữa các mặt đức-trí-thể –mỹ. 2.Vai trò của nghệ thuật đối với trẻ trong trường mầm non Nghệ thuật múa có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non. Hoạt động nghệ thuật múa là phương tiện, làđiều kiện hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển thể chất, là điều kiện định hướng cho trẻ phát triển toàn diện nhất. Múa còn là phương tiện để phát triển trí tuệ. Múa là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối vvới trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện “cái đẹp” trong cuộc sống. Những động tác cụ thể trên nền nhạc giúp trẻ thể hiện được tâm tư, tình cảm của mình và gây cho chúng những xúc cảm và tình cảm tích cực. Việc dạy múa góp phần đáp ứng nhu cầu của trẻ mẫu giáo. Múa có tác dụng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. 2.1 Múa là phương tiện giáo dục hình thành phẩm chất đạo đức Tuổi thơ là bình minh cuộc đời, là giai đoạn phát triển mạnh nhất của các chức năng tâm lý. Nghệ thuật múa hình thành “xã hội trẻ em” khi trẻ hát múa với nhau, đồng thời việc phối hợp với nhau để thực hiện các động tác thì tình cảm bạn bè trở nên thân thiết hơn. Trẻ yêu thương giúp đỡ nhau, cùng vui vầy ca múa. Tính đồng cảm, tính kỷ luật, tính cách tập thể được bền chặt hơn. Với những bài hát kết hợp động tác múa còn mang đến cho trẻ những cảm xúc, lòng tự hào quê hương đất nước. Có những bài hát, điệu múa giúp trẻ phân biệt được cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai.....qua đó hình thành ơ trẻ những phẩm chất đạo đức tốt. 2.2 Múa là phương tiện phát triển thẩm mỹ Nghệ thuật múa là “Bức điêu khắc sống” để làm nên bức điêu khắc múa chính là con người thể hiện bằng dáng dấp, cơ bắp, tâm hồn, nhựa sống của bức tượng đó. Nó đã gây ấn tượng sâu sắc tới người thưởng thức và ngay cả người thể hiện nó. Nó mang lại trong mình màu sắc về đạo đức, thẩm mỹ và vui chơi giải trí, nó còn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các chức năng hoạt động. Với tư cách là hoạt động nghệ thuật,múa tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ. Từ đó gợi cho trẻ khả năng cảm thụ, lĩnh hội, hiểu cái đẹp và muốn vươn tới cái đẹp. Khi trẻ múa không những trẻ cảm nhận được trực tiếp cái đẹp, cảm nhận được tính chất, tình cảm của mình, thể hiện được nét đẹp của bản thân và của bạn. Qua dó trẻ có thể điều chỉnh được hành vi của mình từ bước đi, dáng đứng, nụ cười trong sinh hoạt hàng ngày, góp phần tạo nên “cái đẹp” cho xã hội. 2.3 Múa là phương tiện phát triển thể chất Nghệ thuật múa là quá trình được rèn luyện của chính cơ thể con người. Qua các cử chỉ, dáng dấp, đường nét, điệu bộ tạo nên dáng vẻ hài hòa, sinh động và mềm mại. Tính đa dạng của động tác múa tạo ra những phản ứng gắn với sụ thay đổi nhịp tim, tăng tuần hoàn máu, giãn nở các cơ cũng như sự phát triển của hệ xương. Sự phối hợp nhịp nhàng, vững chắc càng giúp trẻ biết khống chế, thay đổi tốc độ, cường độ múa sao cho phù hợp. Qua múa tất cả các động tác của tay, chân, cơ bắp, hô hấp,....hoạt động tạo cho trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có tư thế duyên dáng, giúp cho trẻ phát triển cân đối hài hòa, phong thái đẹp, có đủ sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trí tuệ. 2.4 Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ Múa góp phần phát triển các năng lực trí tuệ cho trẻ như: óc tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng và mở rộng những hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi tiếp nhận múa trẻ phải quan sát, nhập cảm. Như vậy khả năng quan sát và tư duy của trẻ phát triển hơn. Sự cảm nhận, cảm thụ nhanh nhạy trong các chức năng cơ thể cũng đã là sự tiếp nhận có triết xuất,có sàng lọc, nó gắn chặt với sự phát triển của trẻ. Nội dung bài múa phản ánh hiện thực xã hội hay phản ánh sinh hoạt như: “Một con vịt”, “Múa với bạn Tây Nguyên”.....vẽ nên bức tranh về thế giới động vật xung quanh các cháu, tạo điều kiện cho sự phát triển tính ham hiểu biết của trẻ. Đồng thời, các bài múa cũng gợi nên sự tưởng tượng của trẻ về các hình tượng nhân vật trong tác phẩm múa, các cháu ước muốn được trở thành những chú lái xe, anh phi công....Cô giáo có thể giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình bằng cách sử dung những bài múa có cốt truyện, có nhân vật (kịch múa). Qua những điệu múa này, trẻ sẽ có ấn tượng về con người, về xã hội sâu sắc hơn. Từ đó khơi dậy ở trẻ trí tò mò, khám phá và phát triển khả năng giao lưu bằng động tác, điệu bộ, cử chỉ cho trẻ. II.Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng hoạt động múa của trẻ 1.Đặc điêm tâm sinh lý ở lứa tuổi mẫu giáo tâm sinh lý được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Tư duy của trẻ đã chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong, tư duy trực quan hình tượng dần thay thế cho lối tư duy trực quan hành động. Đồng thời ở trẻ các đối tượng và sự vật trong tự nhiên ảnh hưởng đến nhân cách hóa mọi vật đều có hồn và biến hóa chúng thành linh hoạt. Ví dụ: Từ một cái gậy trẻ có thể tượng là cây súng, cây đàn để hát múa.... ở lứa tuổi này trẻ thơ có một tâm hồn rất nhạy cảm, trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật và con người xung quanh nên trẻ thơ nhìn thế giới bằng cặp mắt trong sáng và hồn nhiên. Đặc điểm nổi bật trong đời sống tâm lý trẻ thơ đó là trẻ dễ gần gũi với điều mới lạ về hình dáng, màu sắc, âm thanh....đó là tính hình tượng đang phát triển mạnh và gần như chi phối toàn vẹn nó chứ không tách rời từng mảnh, từng bộ phận rạch ròi, khô cứng. Những thuộc tính cụ thể trong tâm lý trẻ thơ. Đối với nghệ thuật múa cũng vậy, từ những đạo cụ, trang phục động tác múa đã gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Chính nhờ đặc tính tâm lýđó ở trẻ mà những hình tượng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật múa góp phần thúc đẩy phát triển khả năng cảm thụ, phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện. 2. Khả năng hoạt động múa của trẻ 5-6 tuổi Đối với trẻ mẫu giáo lớn khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ phát triển hơn. Trẻ có khả năng thực hiện các động tác khi được tiếp xúc với tác phẩm múa phù hợp. Trẻ thể hiện đượ sự mềm dẻo, nhanh nhẹn di chuỷên đội hình, định hướng không gian, khi múa trẻ biết lắng nghe ghi nhớ nhịp điệu từ động tác đơn giản đến phức tạp, biết tư duy để nhập vai diễn tác phẩm và thực hiện tốt một số kỹ năng múa. Trẻ kiên trì khi luyện tập các động tác múa, biết phối hợp vận động tay chân, thân mình một cách nhịp nhàng, khéo léo, biết thể hiện động tác qua nét mặt cử chỉ, điệu bộ....Trẻ có một số kỹ năng kỹ, kỹ xảo múa là thời cơ dể trẻ tiếp xúc với nghệ thuật, để phát triển năng khiếu múa và phát triển thể chất cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. III . Một số dạng múa trong trường mầm non Đối với trẻ mẫu giáo do đặc điểm tâm sinh lý mà các bài múa được các tác giả sáng tác thường đơn giản về động tác và đội hình, động tác thường lặp đi lặp lại,đối với mẫu giáo lớn chỉ có 3-4 động tác. Những bài múa minh họa theo lời ca, những bài múa thường chia làm 3 loại chính: + Múa sinh hoạt. + Múa biểu diễn + Múa minh họa. Múa sinh hoạt Múa sinh hoạt cũng gồm các động tác tương đối đơn giản phù hợp với sự tham gia đông đảo trẻ. Những bài múa sinh hoạt mang tính chất dân gian nhiều. Nó mô phỏng cuộc sống hàng ngày của con người. Phần lớn các điệu múa sinh hoạt thường di chuyển theo đội hình vòng tròn, hàng thẳng, vòng cung cùng nhảy múa. Các động tác múa sinh hoạt nhí nhảnh, vui vẻ, càng tăng thêm tinh thần cộng đồng, tinh thần đoàn kết. Múa sinh hoạt thường đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi miền. ở lứa tuổi mẫu giáo múa sinh hoạt rõ nét là tác phẩm “cùng múa vui”, “múa với bạn Tây Nguyên”, “trống cơm”..... Múa biểu diễn Múa biểu diễn là một loại múa đòi hỏi phải có nghệ thuật cao hơn so với múa minh họa và múa sinh hoạt. Múa biểu diễn đòi hỏi trẻ phải thực sự thuần thục một số động tác múa cơ bản, góc độ múa, đội hình múa, biết thể hiện cảm xúc theo nội dung tác phẩm múa....Múa biểu diễn là loại múa gây hứng thú nhất đối với trẻ mầm non và nó cũng mang tính giáo dục toàn diện cho trẻ về tri giác, thính giác, thị giác và vận động. Đặc biệt phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Múa biểu diễn thường được các nhà đạo diễn giàn dựng hoặc những người có khả năng về múa và thường được thể hiện trong các ngày lễ hội, biểu diễn trên sân khấu. Hiện nay mẫu giáo lớn đã thể hiện loại múa này tốt hơn và thực trang hiện nay laọi múa này ngày càng được nâng cao ở các trường mầm non. 3.Múa minh họa Thường sử dụng ở chương trình của trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ ít có ở trẻ mẫu giáo lớn. Loại múa này có các động tác đơn giản, phù hợp với nội dung lời hát, tiết tấu của bài hát thể hiện qua động tác minh họa làm cho người thưởng thức hiểu cụ thể hơn về nội dung bài hát, loại múa này mang tính chất nghệ thuật đơn điệu hơn, đội hình đơn giản, phù hợp với mẫu giáo bé. Chương III Thực trạng trong chương trình tổ chức tiết dạy múa cho trẻ mầm non hiện nay Địa bàn điều tra Tôi đã tiến hành điều tra sơ bộ thực trạng việc tổ chức tiết học múa cho trẻ ở một số trường mầm non tại huyện Đông Triều : Trường mầm non Kim Sơn, Trường mầm non Hoàng Quế, Trường mầm non Hoa Lan, Trường mầm non Mạo Khê, Trường mầm non Yên đức . Về cơ sở vật chất của các trường tương đối đầy đủ, các trường đều có phòng năng khiếu cho trẻ học múa. Cảnh quan tự nhiên, môi trường trong và ngoài lớp học gọn gàng, trang trí đẹp. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chuẩn 100%. Học sinh các trường đa số đến trường từ 24 tháng tuổi. trẻ ở các trường này đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hồn nhiên và tâm lý phát triển bình thường. Sự quan tâm hỗ trự của phụ huynh đối với trường rất tốt. Mục đích điều tra Tìm hiểu thực trạng việc tổ chức tiết học múa ở trường mầm non của các trường. Từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức, nội dung tiết dạy múa với những cấu trúc động tác mới phù hợp với nhận thức của trẻ mầm non. Với những bài múa được lựa chọn trong chương trình. 3. Phương pháp điều tra Tôi đã đến các trường quan sát dự giờ dạy múa cho trẻ của giáo viên trong trường, ghi chép các hình thúc tổ chức vận động theo nhạc của giáo viên. Trao đổi, đàm thoại về những lần tổ chức dạy múa ở các giờ học trước để tìm hiểu thêm về một số biện pháp của giáo viên đã sử dụng khi tổ chức cho trẻ múa. 4.Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ mầm non Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt động như : ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Việc tổ chức cho trẻ được thực hiện trong tiết dạy vận động theo nhạc cho trẻ. Phương pháp dạy tiết vận động theo nhạc cho trẻ, do phải phân phối vào một số tiết học kèm với tập hát, nghe hát, hoặc chơi trò chơi nên sự tiếp thu động tác múa của trẻ còn cứng nhắc, gò bó, chưa có hiệu quả. đội hình múa còn quá đơn giản, gò bó nên khi thể hiện tính chất múa chưa rõ, chưa hấp dẫn. Về giáo viên hầu hết chỉ bám vào hướng dẫn và phân phối chương trình như gợi ý của bài soạn để dạy, chưa biết linh hoạt và mạnh dạn thay đổi các hình thức, động tác cho phù hợp. Chưa mạnh dạn cho trẻ rèn một số động tác múa cơ bản để bổ xung cho bài dạy. Khi dạy một tiết giáo dục âm nhạc giáo viên dạy một cách thụ động, dập khuôn, máy móc, dạy theo các động tác đơn giản, chỉ xem việc gây hứng thú nhưng chưa thực sự say mê và chưa có tiết mục để biểu diễn. Có bài hát có tiết tấu nhịp nhàng rất phù hợp với một số động tác múa nhưng trong chương trình chỉ hát và vỗ tay như bài “ chỉ có một trên đời” Như vậy trong chương trình giáo dục việc dạy múa còn dập khuôn máy móc, chưa phát huy được tính sáng tạo và tính nghệ thuật múa, các bài dạy múa còn nghèo nàn, giáo viên có năng khiếu dạy múa còn nhiều hạn chế. Song ở các ngày hội, ngày lễ trẻ rất hứng thú xem các tiết mục biểu diễn là múa và say mê các tiết họa múa. Điều đó chứng tỏ chúng ta giáo dục trẻ cần có chưong trình cơ bản đồng nhất dựa vào chương trình chất liệu cơ bản. Cần có phương pháp biên soạn múa để trẻ được tiếp xúc với tiết mục múa đa dang, phong phú hơn cũng chính là nâng cao cách thể hiện của trẻ trong phần biểu diễn. Đồng thời giáo viên cần có kiến thức tổng hợp về khoa học ngành mầm non, thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ. Chương IV Thực nghiệm – kết quả thực nghiệm I.Nội dung thực nghiệm 1.Quan điểm về số chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên múa * Quan điểm về chất liệu múa Đây là chất liệu cơ bản để rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ về múa như nhún mềm, guộn cánh cổ tay, di chuyển đội hình.... từ đó giúp trẻ thể hiện tốt các tổ hợp múa và các tiết mục múa của mình- nghệ thuật múa là hệ thống chất liệu cơ bản rèn luyện sự mềm mại, linh

File đính kèm:

  • docDe tai tot nghiep mon mua.doc