Đề tài Cách đổi đơn vị khi dạy và học chương trình vật lí trung học cơ sở

Khi học vật lí ở trường trung học cơ sở, nhiều bài học các em phải đổi đơn vị như: đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, hiệu điện thế, cường độ dòng điện, công suất, điện năng – công của dòng điện.Nhưng khi làm bài tập có liên quan đến đổi đơn vị, chỉ có một số các em đổi được đơn vị, phần lớn các em không đổi được đơn vị hoặc đổi sai đơn vị. Những em không đổi được đơn vị hoặc đổi sai đơn vị, các em sẽ không làm được bài tập hoặc làm không đúng hoàn toàn bài tập.

doc18 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 8737 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cách đổi đơn vị khi dạy và học chương trình vật lí trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài: Khi học vật lí ở trường trung học cơ sở, nhiều bài học các em phải đổi đơn vị như: đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng, hiệu điện thế, cường độ dòng điện, công suất, điện năng – công của dòng điện...Nhưng khi làm bài tập có liên quan đến đổi đơn vị, chỉ có một số các em đổi được đơn vị, phần lớn các em không đổi được đơn vị hoặc đổi sai đơn vị. Những em không đổi được đơn vị hoặc đổi sai đơn vị, các em sẽ không làm được bài tập hoặc làm không đúng hoàn toàn bài tập. 2/ Nhiệm vụ của đề tài: Đưa ra một cách đổi đơn vị đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với học sinh. Qua đó, các em sẽ biết được cách đổi đơn vị để các em giải các bài tập có liên quan đến đổi đơn vị được hoàn thành tốt hơn. 3/ Phương pháp tiến hành: Bằng cách kiểm tra đánh giá. Qua kinh nghiệm giảng dạy. Qua quá trình giảng dạy trên lớp. 4/ Cơ sở và thời gian tiến hành: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ KHI DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ THCS Dựa trên chương trình môn toán ở tiểu học. Dựa trên chương trình môn vật lí lớp 6, vật lí lớp 7, vật lí lớp 8, vật lí lớp 9. Qua quá trình dạy môn vật lí lớp 6, lớp 7, lớp 8 trên lớp. Trong thời gian hai năm qua, tôi đã tìm ra cách đổi đơn vị phù hợp với các em. Phần II KẾT QUẢ I/ THỰC TRẠNG CỦA HỌC SINH KHI HỌC VỀ CÁC PHẦN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI ĐƠN VỊ: 1- KẾT QUẢ ĐỔI ĐƠN VỊ CỦA HỌC SINH KHI HỌC XONG TIỂU HỌC: Trong năm học 2011 – 2012: Khi dạy bài “Đo độ dài” cho học sinh hai lớp 6A2, 6A4 làm bài tập: Đề bài: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 2km = ....................... m. Đáp án: 2km = 2000m. Kết quả học sinh làm đúng: Lớp Tổng số học sinh Số lượng Tỉ lệ % 6A2 40 32 80,0 6A4 40 31 77,5 Đa số các em làm được bài tập này. Nhưng khi hỏi: Dựa vào đâu để các em làm được kết quả đó? Tất cả học sinh mới vào lớp 6 không trả lời được. Nghĩa là các em chưa biết căn cứ vào đâu để đổi đơn vị. Trong khi đó kiến thức phần này các em đã được học đầy đủ ở tiểu học. Khi học bài “Đo độ dài (tiếp theo)” cho học sinh hai lớp 6A2, 6A4 làm kiểm tra 15 phút trong đó có bài tập: Đề bài: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 0,6mm = ........................ km. Đáp án: 0,6mm = 0,0000006km. Bài tập này ở mức độ đổi đơn vị khó hơn. Kết quả học sinh làm đúng: Lớp Tổng số học sinh Số lượng Tỉ lệ % 6A2 40 3 7,5 6A4 40 2 5,0 Qua kết quả học sinh làm bài tập trên, thấy được đa số các em chưa biết cách đổi đơn vị. Trong khi đó các em đã được học đầy đủ ở tiểu học. 2- NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI ĐƠN VỊ: Vật lí 6: Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG Các đơn vị khối lượng khác thường gặp: - gam (kí hiệu g) : 1g = 1/1000kg. - héctôgam (còn gọi là lạng) : 1lạng = 100g. - tấn (kí hiệu t) : 1t = 1000kg. - miligam (kí hiệu mg) : 1mg = 1/1000g. - tạ: 1tạ = 100kg. Bài 11: KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG Bài tập 11.2: Một hộp sữa Ông Thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Dựa vào kiến thức đã học các em có hai cách đổi đơn vị 397g ra kg: Cách 1: 397g = (397.1/1000) kg = 0,397 kg (Vì 1g = 1/1000kg). Cách 2: 397g = (397:1000) kg = 0,397 kg (Vì 1kg = 1000g). Vậy chỉ đổi từ đơn vị g ra đơn vị kg mà đã có hai cách đổi khác nhau. Như vậy sẽ gây khó khăn cho các em trong quá trình đổi đơn vị. Vật lí 7: Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA:1mA = 0,001A; 1A = 1000mA. C3: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 0,175A = .............mA. 0,38A = .............mA. 1200mA = ................A. 280mA = ................A. Nếu không biết cách đổi đơn vị các em không giải được bài tập này. Bài tập này không liên quan đến chương trình tiểu học. Vận dụng kiến thức đã học ở bài “cường độ dòng điện” có hai cách giải bài tập như sau: Cách 1: a) 0,175A = (0,175.1000) mA=175mA. b) 0,38A = (0,38.1000) mA =380mA. c) 1250mA=(1250:1000) A =1,25A. d) 280mA = (280:1000) A = 0,28 A. Cách 2: a) 0,175A = (0,175:0,001) mA=175mA. b) 0,38A = (0,38:0,001) mA = 380 mA. c) 1250mA =(1250.0,001) A =1,25A. d) 280mA = (280.0,001) A = 0,28A. Vậy ở đây để đổi đơn vị cho một giá trị cũng có hai cách đổi đơn vị sẽ gây khó khăn cho các em trong quá trình đổi đơn vị. Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV) : 1mV = 0,001V; 1kV = 1000V. C4: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 2,5V = .............mV 6kV = ................V 110V = ..............kV 1200mV = ................V. Dựa vào kiến thức đã học ở bài “hiệu điện thế” có một cách đổi đơn vị như sau: 2,5V = (2,5:0,001) mV = 2500mV. 6kV = (6.1000) V = 6000V. 110V = (110:1000) kV = 0,11kV. 1200mV = (1200.0,001) V = 1,2V. Qua cách đổi đơn vị nêu trên, có khi đổi đơn vị cho một giá trị có lúc thực hiện hai cách. Có khi đổi đơn vị cho một giá trị chỉ thực hiện một cách. Không những gây khó khăn cho học sinh mà còn gây khó khăn cho giáo viên khi dạy. Vật lí 8: Bài 13: CÔNG CƠ HỌC I- KHI NÀO CÓ CÔNG CƠ HỌC? 1. Nhận xét: - Con bò đang kéo một chiếc xe đi trên đường. Trong trường hợp này, người ta nói lực kéo của con bò đã thực hiện được một công cơ học (H.13.1) - Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng. Mặc dù rất mệt nhọc, tốn nhiều sức lực, nhưng trong trường hợp này người ta nói lực sĩ không thực hiện công cơ học (H.13.2). C1: Từ các trường hợp quan sát ở trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học? 2. Kết luận: C2: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: - Chỉ có công cơ học khi có….(1)….tác dụng vào vật và làm cho vật ….(2)….. - Công cơ học là công của lực (khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật). - Công cơ học thường được gọi tắt là công. 3. Vận dụng: C3: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học? a) Người thợ mỏ đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động. b) Một học sinh đang ngồi học bài. c) Máy xúc đất đang làm việc. d) Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. C4: Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học? a) Đầu tàu hoả đang kéo các toa tàu chuyển động. b) Qủa bưởi đang rơi từ trên cao xuống. c) Người công nhân dùng hệ thống ròng rọc kéo vật nặng lên cao (H.13.3). II- CÔNG THỨC TÍNH CÔNG: 1. Công thức tính công cơ học: Nếu có một lực F tác dụng vào vật, làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức sau: A = F.s, trong đó: A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật, s là quãng đường vật dịch chuyển. Khi lực F = 1N và s = 1m thì A = 1N.1m = 1Nm. Đơn vị công là jun, kí hiệu là J (1J = 1Nm). Chú ý: - Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên. - Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng không. 2. Vận dụng: C5: Đầu tàu hoả kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu. C6: Một quả dừa có khối lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực. C7*: Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuyển động trên mặt sàn nằm ngang? SÁCH BÀI TẬP VẬT LÍ 8: Bài 13 – CÔNG CƠ HỌC. 13.4. Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5 phút công thực hiện được là 360kJ. Tính vận tốc của xe. Dựa vào bài học “CÔNG CƠ HỌC” các em không giải được bài tập này. Vì các em không biết 360kJ là nói đến cái gì. Vậy chính trong chương trình dạy học còn có chỗ chưa hợp lí liên quan đến đổi đơn vị. II/ CÁCH GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN CHO HỌC SINH KHI ĐỔI ĐƠN VỊ: 1- CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ: Chương trình vật lí 6 ở bài 12: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA SỎI Để đổi đơn vị khi thực hành từ g ra kg, cm3 ra m3 có ghi: Nhớ lại: 1kg = 1000g. 1m3 = 1000000cm3. Mục đích để các em hoàn thành bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi được tốt hơn. Ví dụ: Khi thực hành đo khối lượng của sỏi được 57g, đo thể tích của sỏi được 22cm3. Các em sẽ vận dụng đổi như sau: 57g = (57:1000) kg = 0,057kg. 22cm3 = (22:1000000) m3 = 0,000022m3. Cách đổi đơn vị này sẽ dễ thực hiện và dễ hiểu đối với học sinh. Qua đó thấy được để đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác cần phải biết mối quan hệ giữa hai đơn vị đó và chọn mối quan hệ một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. Mối quan hệ giữa hai đơn vị này các em đã học ở tiểu học. Còn ở lớp 6, các em học mối quan hệ giữa hai đơn vị 1g = 1/1000kg không áp dụng. Vậy: Khi đổi đơn vị giữa hai dơn vị nên chọn mối quan hệ: Một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. Từ cách đổi đơn vị này ta vận dụng sang chương trình vật lí 7: Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN C3: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: a) 0,175A = .............mA. b) 0,38A = .............mA. c) 1200mA = ................A. d) 280mA = ................A. Trong bài “cường độ dòng điện” có mối quan hệ giữa hai đơn vị là: 1mA = 0,001A. 1A = 1000mA. Chọn mối quan hệ: Một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ: 1A = 1000mA để đổi đơn vị sẽ thực hiện như sau: a) 0,175A = (0,175.1000) mA = 175mA. b) 0,38A = (0,38.1000) mA = 380mA. c) 1250mA = (1250:1000) A = 1,25A. d) 280mA = (280:1000) A = 0,28 A. Cách đổi đơn vị này dễ thực hiện và dễ hiểu đối với học sinh. Qua đó thấy được: Khi chọn mối quan hệ: Một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: Lấy giá trị của đơn vị đã cho nhân với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Khi đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: Lấy giá trị của đơn vị đã cho chia với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ C4: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: b) 6kV = ................V c) 110V = ..............kV Trong bài học đã cho mối quan hệ: một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ: 1kV = 1000V để đổi đơn vị sẽ thực hiện như sau: b) 6kV = (6.1000) V = 6000V. c) 110V = (110:1000) kV = 0,11kV. Qua đó cũng thấy được: Khi chọn mối quan hệ: Một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: Lấy giá trị của đơn vị đã cho nhân với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Khi đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: Lấy giá trị của đơn vị đã cho chia với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Vậy: Khi chọn mối quan hệ: Một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. Có hai trường hợp đổi đơn vị giữa hai đơn vị đó: Trường hợp 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: Lấy giá trị của đơn vị đã cho nhân với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Trường hợp 2: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: Lấy giá trị của đơn vị đã cho chia với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Kết luận: Cách đổi đơn vị giữa hai đơn vị: Chọn một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. - Nếu đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: lấy giá trị của đơn vị đã cho nhân với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. - Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: lấy giá trị của đơn vị đã cho chia với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. 2- VẬN DỤNG CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ ĐỂ DẠY CÁC PHẦN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI ĐƠN VỊ: Vật lí 6: Bài 1: ĐO ĐỘ DÀI I. ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là mét (kí hiệu: m). Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là đềâximét (dm), centimét (cm), milimét (mm) và lớn hơn mét là kilômét (km). C1: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau: 1m = (1)……dm; 1m = (2)……cm; 1cm = (3)…..mm; 1km = (4)…..m. Khi dạy xong C1 cần cho học sinh ghi: 1km = 1000m. 1m = 10dm. 1m = 100cm. 1m = 1000mm. Bài 3: ĐO THỂ TÍCH I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH Mỗi vật, dù ta hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian. Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l). 1 lít = 1dm3; 1ml = 1cm3 (cc). C1: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: 1m3 = (1)………dm3 = (2)…………….cm3. 1m3 = (3)…………..lít = (4)…………..ml = (5)………..cc. Khi dạy xong C1 cần cho học sinh ghi: 1m3 = 1000dm3. 1m3 = 1000000cm3. 1m3 = 1000l. 1m3 = 1000000ml. 1m3 = 1000000cc. Bài 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG b) Các đơn vị khối lượng khác thường gặp: - gam (kí hiệu g) : 1g = 1/1000kg. - héctôgam (còn gọi là lạng) : 1lạng = 100g. - tấn (kí hiệu t) : 1t = 1000kg. - miligam (kí hiệu mg) : 1mg = 1/1000g. - tạ: 1tạ = 100kg. Khi dạy xong phần: b) Các đơn vị khối lượng khác thường gặp. Cần cho học sinh ghi: 1t = 1000kg. 1tạ = 100kg. 1kg = 10lạng. 1kg = 1000g. 1kg = 1000000mg. Vật lí 7: Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN b) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA:1mA = 0,001A; 1A = 1000mA. Khi dạy xong phần: b) Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A. Cần cho học sinh ghi: 1A = 1000mA. Bài 25: HIỆU ĐIỆN THẾ I- Hiệu điện thế Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U. Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V. Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV) : 1mV = 0,001V; 1kV = 1000V. Khi dạy xong phần: I- Hiệu điện thế. Cần cho học sinh ghi: 1V = 1000mV. 1kV = 1000V. Vật lí 9: Bài 13: ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN Ngoài ra công của dòng điện còn được đo bằng đơn vị kilôoat giờ (kW.h): 1kW.h = 1000W.3600s = 3600000J = 3,6.106J. Khi dạy xong phần này, cần cho học sinh ghi: 1kWh = 3600000J. 1kJ = 1000J. 3- VẬN DỤNG CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ, LẬP BẢNG ĐỔI ĐƠN VỊ VÀO MÁY TÍNH: (các em chỉ đưa giá trị của đơn vị đã cho vào ô trống thích hợp bên trái dấu bằng thì ô bên phải dấu bằng sẽ có kết quả giá trị của đơn vị cần tìm) Ví dụ: Lập bảng tính: A B C D E 1 km = =A1*1000 m 2 dm = =A2/10 m 3 cm = =A3/100 m 4 mm = =A4/1000 m 5 cm2 = =A5/10000 m2 6 mm2 = =A6/1000000 m2 7 dm3 = =A7/1000 m3 8 cm3 = =A8/1000000 m3 9 l = =A9/1000 m3 10 ml = =A10/1000000 m3 11 cc = =A11/1000000 m3 12 kV = =A12*1000 V 13 mV = =A13/1000 V 14 mA = =A14/1000 A 15 t = =A15*1000 kg 16 tạ = =A16*100 kg 17 g = =A17/1000 kg 18 mg = =A18/1000000 kg 19 ph = =A19/60 h 20 s = =A20/3600 h 21 MW = =A21*1000000 W 22 kW = =A22*1000 W 23 kWh = =A23*3600000 J 24 J = =A24/3600000 kWh 25 kJ = =A25*1000 J Thực hiện tính: Với cách làm này thì các học sinh sử dụng được máy vi tính đều đổi được đơn vị. 4- KẾT QUẢ HỌC SINH ĐẠT ĐƯỢC KHI VẬN DỤNG CÁCH ĐỔI ĐƠN VỊ: Trong năm học 2011 – 2012: Khi dạy bài: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG Lớp 6A4 được hướng dẫn cách đổi đơn vị. Lớp 6A2 dạy bình thường không hướng dẫn cách đổi đơn vị. Sang tiết sau cho hai lớp làm kiểm tra 15 phút, trong đó có bài tập: Đề bài: Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 2500mg = .............................kg. Đáp án: 2500mg = 0,002500kg. Kết quả học sinh làm đúng: Lớp Tổng số học sinh Số lượng Tỉ lệ % 6A2 40 5 12,5 6A4 40 10 25,0 So với ban đầu làm kiểm tra ở phần đo độ dài: Lớp 6A2 tăng: 12,5% - 7,5% = 5,0%. Lớp 6A4 tăng: 25,0% - 5,0% = 20,0%. Vậy lớp 6A4 có vận dụng cách đổi đơn vị đạt kết quả về đổi đơn vị cao hơn lớp 6A2 là: 20,0% - 5,0% = 15,0%. Phần III KẾT LUẬN Khi đổi từ một đơn vị này sang một đơn vị khác có nhiều cách đổi khác nhau. Khi học đơn vị mới có đổi đơn vị, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đổi đơn vị. Trong các cách đổi đơn vị đó nên chọn cách đổi đơn vị: Chọn một đơn vị lớn bằng bao nhiêu lần đơn vị nhỏ. - Nếu đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: lấy giá trị của đơn vị đã cho nhân với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. - Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: lấy giá trị của đơn vị đã cho chia với số lần thì được giá trị của đơn vị cần tìm. Lợi ích của đề tài: Với cách đổi đơn vị nêu trên dễ hiểu, dễ thực hiện, khi thực hiện đổi đơn vị không bao giờ sai kết quả. Nếu sử dụng máy vi tính đổi đơn vị thì hầu hết các em đều đổi được đơn vị. Khi các em biết cách đổi đơn vị. Các em sẽ tiếp thu được kiến thức khi học bài mới có liên quan đến đổi đơn vị. Các em làm được bài tập có đổi đơn vị sẽ có được kĩ năng khi giải bài tập. Giúp các em vận dụng được kiến thức và tiếp thu kiến thức mới được tốt hơn. Với cách đổi đơn vị này đổi được đơn vị vận tốc nhanh và chính xác, khi chọn mối quan hệ: 1m/s = 3,6km/h. Khả năng vận dụng đề tài: Với cách đổi đơn vị này, các em sẽ đổi được các đơn vị có trong chương trình vật lí từ lớp 6 đến lớp 12, vât lí ở chương trình cao đẳng, đại học. Với cách đổi đơn vị này, các em sẽ đổi được các đơn vị có trong các môn học khác như: toán, hoá học, sinh học… Cách đổi đơn vị này dùng đổi giữa hai đơn vị không bằng nhau. Đề xuất: Đối với học sinh: Với cách đổi đơn vị này các em cần phải có máy tính bỏ túi hoặc máy vi tính thì đổi đơn vị được dễ dàng. Đối với giáo viên: Đối với giáo viên khi dạy các bài có đổi đơn vị nên làm theo cách đổi đơn vị này, đến khi nào các em đều đổi được đơn vị thì có thể ghi ngay kết quả đổi đơn vị. ______________«««______________

File đính kèm:

  • docS.K KINH NGHIEM VAT LI11.12.doc
Giáo án liên quan