Đề tài Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển, là nền tảng giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng tốt nhất. Trong năm đầu tốc độ phát triển của mô, các cơ quan cùng với sự phát triển sinh lí và tinh thần của trẻ rất nhanh. Khi dinh dưỡng của trẻ không đáp ứng đầy đủ sẽ dẫn đến chậm phát triển, cả những biến đổi hóa sinh và những hậu quả bệnh tật của thiếu các chất dinh dưỡng. Nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật của trẻ có thể phòng và cải thiện được nếu được điều chỉnh đúng kịp thời. Một điểm đáng chú ý là khả năng tiêu hóa hấp thu của trẻ dưới một tuổi chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế nên những thiếu sót trong nuôi dưỡng,chăm sóc sức khỏe, vệ sinh đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển nhanh, sau khi sinh 6 tháng trung bình cân nặng đã tăng lên gấp đôi, đến tháng 12 cân nặng tăng lên gấp 3, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng là rất quan trọng. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống là các chất sinh năng lượng bao gồm protein, lipit, gluxit và các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước.

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG …………………………………………………………………….......2 Phần II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 1 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0-6 tháng…………………………3 1.1 Nuôi trẻ bằng sữa mẹ……………………………………………3 1.2 Nuôi trẻ bằng sữa bò…………………………………………….5 2 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng………………………..6 2.1 Khẩu phần ăn cho trẻ trong một tuần………………………….6 2.2 Một số điểm cần lưu ý…………………………………………..17 2.3 Thực phẩm dành cho bé………………………………………..18 Tài liệu tham khảo …………………………………………………19 І. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển, là nền tảng giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng tốt nhất. Trong năm đầu tốc độ phát triển của mô, các cơ quan cùng với sự phát triển sinh lí và tinh thần của trẻ rất nhanh. Khi dinh dưỡng của trẻ không đáp ứng đầy đủ sẽ dẫn đến chậm phát triển, cả những biến đổi hóa sinh và những hậu quả bệnh tật của thiếu các chất dinh dưỡng. Nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật của trẻ có thể phòng và cải thiện được nếu được điều chỉnh đúng kịp thời. Một điểm đáng chú ý là khả năng tiêu hóa hấp thu của trẻ dưới một tuổi chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế nên những thiếu sót trong nuôi dưỡng,chăm sóc sức khỏe, vệ sinh đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển nhanh, sau khi sinh 6 tháng trung bình cân nặng đã tăng lên gấp đôi, đến tháng 12 cân nặng tăng lên gấp 3, để đáp ứng tốc độ phát triển trong năm đầu nhu cầu các chất dinh dưỡng cũng như năng lượng là rất quan trọng. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống là các chất sinh năng lượng bao gồm protein, lipit, gluxit và các chất không sinh năng lượng bao gồm các vitamin, các chất khoáng và nước. II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0- 6 tháng: 1.1 Nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Khi trẻ dưới 4 hoặc 6 tháng tuổi ngòai sữa mẹ, không cần cho trẻ uống thêm bất kì thực phẩm bổ sung nào khác vì hệ tiêu hóa và thận chưa phát triển đầy đủ. Trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng như prôtein, glucid, lipid, vitamin và khóang chất, chất kháng sinh các chất dinh dưỡng này lại ở tỉ lệ thích hợp và dễ hấp thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ dưới 1 tuổi. - Sữa mẹ bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật và là nguồn thực phẩm lý tưởng: + Nucleotide là một thành phần tự nhiên trong sữa mẹ . Tổng toàn bộ Nucleotide (viết tắt là TPAN), là dưỡng chất hiện diện tự nhiên trong sữa mẹ với hàm lượng thay đổi từ 69 đến 72 mg/l. TPAN giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá các phản ứng miễn dịch khi trẻ được tiêm phòng vaccine. Chất này chịu trách nhiệm cung cấp sự miễn dịch để chống lại các dịch bệnh ở trẻ. + Sữa mẹ có các bạch cầu, kháng thể (IgA) và các tiểu thể (lysozyme) làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn gây tử vong cao ở trẻ, làm gia tăng lượng kháng thể và giảm tần suất tiêu chảy, đáp ứng miễn dịch đối với vaccine chủng ngừa viêm màng não (Hib) và vaccine bạch hầu. Điều này có nghĩa là nó giúp tăng sức đề kháng của cơ thể đối với những bệnh nhiễm khuẩn thông thường ở trẻ như tiêu chảy, bạch hầu, viêm màng não. + Trong sữa mẹ còn có các globulin miễn dịch, lactoferin, lysozym, lympho bào, đại thực bào có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Do đặc tính kháng khuẩn của sữa mẹ nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo. + Sữa mẹ vô trùng, một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau thai và sữa mẹ đã giúp cho trẻ mới đẻ có sức đề kháng và miễn dịch đối với một số bệnh đặc biệt trong 4 tháng đầu trẻ không mắc các bệnh lây như: cúm, sởi, ho gà... + Sữa mẹ tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động, một lượng lớn các hormone và yếu tố tăng trưởng cùng với ít nhất 60 loại enzym bên cạnh thành phần hoàn hảo của những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng. + Chất béo trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A&D, cùng với axit béo thiết yếu là axit linoleic, cần cho sự phát triển của hệ thần kinh cũng như chức năng mô, thị giác và sự bềnh vững của mạch máu. Thành phần axit béo trong sữa mẹ giúp cải thiện sự hấp thu chất béo tại ruột. + Lipid của sữa mẹ có nhiều acid béo không no và nhiều acid béo mà vai trò dinh dưỡng của nó gần đây được khám phá như anphal-lynolenic acid được chuyển thành DHA. + Cơ thể cần khoảng 20 axit amin. Trong đó có khoảng 10 axit amin thiết yếu cơ thể trẻ không thể tự sản sinh mà phải được cung cấp từ bên ngoài .Sửa mẹ cung cấp đầy đủ 10 aa không thay thế đó. + Sữa mẹ có nhiều đường lactose cung cấp thêm nguồn năng lượng. Một số lactose vào ruột chuyển thành axit lactic giúp cho sự hấp thu canxi và các khoáng chất khác. + Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao hơn sữa bò. Trẻ bú sữa mẹ phòng chống được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Các muối khoáng, canxi, sắt tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao, nên trẻ bú mẹ ít bị còi xương và thiếu máu. * Chú ý: - Nếu cho bú bằng sữa mẹ nên cho bú theo nhu cầu của trẻ, không cần chia số bữa theo giờ nhất định. Tuy nhiên, nên tập cho trẻ bú theo nhu cầu đúng giờ. Cho trẻ bú cho đến khi trẻ tự nhả vú mẹ, nhưng thời gian bú không nên quá ngắn dưới 5 phút hoặc quá lâu trên 30 phút. - Sau khi bú mẹ không cần cho trẻ uống nước trang miệng vì sửa mẹ có tính kháng khuẩn. 1.2 Nuôi trẻ bằng sữa bò. - Trong trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ nên sử dụng các dưỡng chất thiết yếu gần với sữa mẹ, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và giúp trẻ tăng cường miễn dịch. - Nuôi trẻ hòan tòan bằng sữa bò số bữa, số lượng thức ăn của mỗi bữa được tính như sau: + Trẻ sơ sinh đến 1 tháng tuổi: ● Cho ăn từ 6-7 bữa, ngày đầu tiên và ngày thứ 2 cho trẻ ăn khỏang 10ml sữa/bữa. ● Ngày thứ 3-8 ăn khỏang 20ml sữa/ bữa sao cho đến ngày thứ 8 số lượng ăn của trẻ khỏang 70 ml sữa/bữa . ● Ngày 9-15: tăng dần số lượng đến khỏang 90 ml sữa/bữa. ● Ngày 15-30: tăng dần số lượng lên đến khoảng 100ml sữa/bữa. + Tháng thứ 2: cho ăn khỏang 6 bữa/ngày, khoảng 110ml sữa /bữa. + Tháng thứ 3:cho ăn khỏang 6 bửa/ngày, khoảng 120ml sữa/bữa. + Tháng 4:Cho ăn khoảng 6 bửa/ngày, 130ml sữa/bữa. + Tháng 5: cho ăn 5 bữa/ngày, 140-150ml sữa/bữa. Cho bé uống thêm 4 thìa nước quả, có thể cho trẻ ăn thêm hoa quả nghiền ● Trong giai đọan này nên tập cho bé làm quen với chất bột có tác dụng giảm sự vón cục gây khó tiêu của sữa + Tháng 6: ngòai sữa có thể cho bé ăn dặm bằng bột lõang. Lượng sữa mỗi bữa từ 150-170 ml sữa/bửa. Cho bé ăn thêm nước hoa quả theo nhu cầu. * Chú ý: - Tùy vào bao tử của bé mà ta cho bé uống lượng sữa phù hợp, có thể cho bé uống nhiều lần /ngày nhưng phải đủ lượng cho một ngày để bé có đủ dinh dưỡng và năng lượng. - Nên tập cho bé uống từ ít đến nhiều để hệ tiêu hoá của bé có thể làm quen được. - Sau khi cho bé uống sữa cần cho bé uống nước để tráng miệng vì sữa sẽ làm vi khuẩn phát triển trong miệng. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6-12 tháng Lúc này trẻ cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn để phát triển về thể chất, và trí não. Trẻ học vận động: học bò, học đứng, học đi, học nói. Sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất nữa trẻ cần được bổ sung các chất để phát triển toàn diện, trong giai đoạn này bắt đầu cho trẻ ăn dậm. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ: Ca, P, vitamin C, A, B, E , acid béo không no không thay thế. * Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ em từ 6-12 tháng tuổi: - Vitamin A : 350 mcg - Vitamin B1: 0.4 mg - Vitamin B2: 0.5 mg - Vitamin PP: 5 mg - Vitamin C: 30 mg - Fe : 10 mg - Ca/P :1.5-2 2.1 Khẩu phần ăn cho trẻ trong một tuần. * Nhu cầu năng lượng cho trẻ trong một ngày: 55x12+10%(55x12)+(1.43x6x12)=828 (kcal/ngày) * Nhu cầu của protein,glucid,lipid cần trong một ngày: - Protein: 15%x828:4 =31 (g) + protein động vật: 50% =15.5 (g) + protein thực vật: 50% =15.5 (g) - Lipid : 20%x828:9 =18.4 (g) + Lipid động vật: 70% =12.9 (g) + Lipid thực vật: 30% =5.52 (g) - Glucid: 65%x828: 4 =143.6 (g) + Chất xơ: 5% =6.73 (g) + Tinh bột: 75% =100.9 (g) + Đường: 20% = 2.9 (g) - Tỉ lệ Ca/p = 1.5 – 2. * Thực đơn cho thứ 2: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẻ uống chừng : 25 ml nước nho - Trưa : 60gr thịt heo nạt+15gr carot+20gr khoai tây+25gr gạo+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 20 ml nước cam - Chiều tối : 60gr thịt gà+25gr gạo+30gr rau ngót+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa * Thành tiền: 9.000 VNĐ Lượng P (g) L (g) G (g) Cellullose (g) Ca (mg) P (mg) Fe (mg) Caroten (mg) A mg B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) NL (Kcal) Sữa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Nho 25 ml 0.1 0.5 11.7 0.6 10 5.2 0.35 - - - - - - 5.76 Thịt heo 60 gr 9.4 4.5 - - - - - - - - - - - 107.3 Carot 15 gr 1.1 0.18 17.3 1.14 38.76 35.04 0.12 0.75 - 0.009 0.009 0.06 1.2 35.04 Khoai tây 20 gr 1.32 0.06 16.02 0.68 7.28 36 0.24 - - 0.02 0.01 0.18 - 66 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Nước cam 20 ml 2.2 0.26 10.7 0.28 6.8 4.6 0.08 0.06 - 0.016 0.006 0.04 8 8.6 Thịt gà 60 gr 8.4 4.5 - - 7.2 80 0.9 - 0.07 0.09 0.09 4.9 2.4 97.2 Dầu ăn 1 gr - 1 - - - - - - - - - - - - Rau ngót 30 gr 1.6 - 1.02 0.75 50.7 19.2 - - - - - - 30.5 10.8 Tổng 36 29.4 139.7 3.75 454.14 296.5 2.29 0.81 0.41 0.545 1.105 6.63 47.2 828.9 * Bảng thành phần năng lượng: *Tính toán: - Năng lượng: 828.9 Kcal - Protein : 36 g → 144 kcal → 15% - Lipid : 29.4 g → 264.6 kcal → 27% - Glucid : 139.7g → 558.8 kcal → 58% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.5 * Thực đơn cho thứ 3: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẻ uống chừng : 20 ml nước táo - Trưa : 60gr thịt bò nạc+30gr rau giền+25gr gạo+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 30gr chuối xay - Chiều tối : 70gr trứng gà+25gr gạo+25gr đậu xanh+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền: 17.000VNĐ Lượng P (g) L (g) G (g) Cellulos (g) Ca (mg) P (mg) Fe (mg) Caroten (mg) A (mg) B1 (mg) B2 (mg) PP mg C mg NL (Kcal) Sữa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Táo 20 ml 0.16 - 0.78 0.14 18.8 5.2 0.06 0.003 - 0.02 0.012 0.2 7.3 7.6 Thịt Bò 60 gr 8.6 1.3 - - 7.2 13.6 1.9 - - 0.06 0.1 2.5 0.6 72.6 Rau Giền 30 gr 0.96 - 11.8 0.33 60 13.8 - 0.576 - 0.012 0.042 0.39 10.5 6 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Chuối 30 gr 0.48 0.12 19 0.24 48 8.4 0.18 0.036 - 0.012 0.013 0.21 1.8 30 Trứng Gà 70 gr 9.5 6.7 0.75 - 41.3 137.5 5.3 - 0.7 0.24 0.4 - - 116.2 Dầu Ăn 1 gr - 1 - - - - - - - - - - - - Đậu Xanh 25 gr 4.9 1.9 23.8 1.5 95 47.8 1.2 00.15 - 0.18 0.04 6 1 111.3 Tổng 36.5 29.4 139.2 2.51 603.7 342.8 9.24 0.765 1.04 0.934 1.597 10.8 26.3 841.9 Bảng thành phần năng lượng: * Tính toán: - Năng lượng: 841.9 Kcal - Protein : 36.5 g → 146 kcal → 15% - Lipid : 29.4 g → 264.6 kcal → 27% - Glucid : 139.2 g → 556.8 kcal → 58% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.8 * Thực đơn cho thứ 4: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẻ uống chừng : 30gr đu đủ - Trưa : 60gr cá thu+25gr gạo+30gr khoai lang+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 25ml dưa hấu - Chiều tối : 60gr tôm+25gr gạo+25gr bí đao+0.5gr dầu ăn. -Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền:10.500VNĐ Lượng P (g) L (g) G (g) Cellulose (g) Ca (mg) P mg Fe (mg) Caroten (mg) A mg B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) NL (Kcal) Sữa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Đu Đủ 30 gr 0.3 0.59 12.3 0.2 12 9.6 0.78 0.45 - 0.006 0.006 - 16.2 10.8 Cá Thu 60 gr 12.5 3.8 - - 72 57 0.33 - 0.008 0.02 0.07 0.6 - 158.4 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Dưa Hấu 25 ml 0.3 - 5.7 0.13 6.7 3.25 0.25 0.05 - 0.01 0.01 0.05 2 3.75 Khoai Lang 30 gr 5.6 0.95 25 1.08 10.2 14.8 0.3 0.09 - 0.015 0.015 0.18 7 102.6 Tôm 60 gr 5.04 2.6 - - 672 390 - - - - - - 6 55.2 Bí Đao 25 gr 0.15 - 10.6 0.25 6.5 5.7 0.075 0.003 - 0.0025 0.005 0.075 4 3 Dầu Ăn 1 gr - 1 - - - - - - - - - - - - TỔNG 35.8 27.3 136.6 1.96 1112.8 596.9 2.335 0.593 0.35 0.46 1.096 2.193 40.3 831.9 * Bảng thành phần năng lượng: * Tính toán: - Năng lượng: 831.9 Kcal - Protein : 35.8 g → 143.2 kcal → 15% - Lipid : 27.3 g → 245.7 kcal → 26% - Glucid : 136.6 g → 546.4 kcal → 59% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.9 * Thực đơn cho thứ 5: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẻ uống chừng : 30gr bơ xay - Trưa : 60gr gan lợn+25gr gạo+30gr sup lơ+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 30 ml cà chua - Chiều tối : 60gr thịt gà+25grgạo+30grđậu hà lan+25grđậuxanh+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền: 13.500VN Lượng P (g) L (g) G (g) Cellulose (g) Ca mg P (mg) Fe (mg) Caroten (mg) A (mg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) NL (kcal) Sữa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Bơ 30 gr 0.27 0.4 3.15 0.24 8.4 7.9 0.63 0.61 - 0.012 0.012 0.212 2.2 15.6 Gan Lợn 60 gr 6.3 2.2 6.2 1.6 4.2 21.8 7.2 - 3.6 0.24 1.3 9.7 10.8 89.4 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Dầu Ăn 1 gr - 1 - - - - - - - - - - - - Sup Lơ 30 gr 0.75 - 6.47 0.27 27.8 15.4 0.42 0.015 - 0.033 0.03 0.18 21.2 9 Cà Chua 30 ml 0.18 - 0.4 0.24 13.6 7.8 0.42 0.61 0.048 0.018 0.012 0.015 12.12 5.7 Thịt Gà 60 gr 8.4 4.5 - - 7.2 80 0.9 - 0.07 0.09 0.09 4.9 2.4 97.2 Đậu Hà lan 30 gr 1.95 - 9.3 0.3 50 26.4 0.64 - - - - - - 21.6 Đậu Xanh 25 gr 4.9 1.9 23.8 1.5 95 47.8 1.2 0.02 - 0.2 0.04 6 1 111.3 Tổng 34.7 28.4 132.3 4.45 539.6 323.6 12.01 1.26 4.1 1 2.5 22.46 54.8 848 * Bảng thành phần năng lượng: * Tính toán: - Năng lượng: 848 Kcal - Protein : 34.7 g → 138.8 kcal → 15% - Lipid : 28.4 g → 255.6 kcal → 27% - Glucid : 132.3 g → 529.3 kcal → 58% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.7 * Thực đơn cho thứ 6: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẹ uống chừng : 70gr lòng đỏ trứng gà - Trưa : 60gr lưởi heo+25gr gạo+30gr mồng tơi+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 30gr hồng - Chiều tối : 30gr huyết heo+25gr gạo+20gr đậu đen+10gr đậu tương+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền: 13.500VNĐ * Bảng thành phần năng lượng LƯỢNG P (g) L (g) G (g) Cellulose (g) Ca mg P mg Fe mg Caroten mg A mg B1 mg B2 mg PP mg C mg NL Kcal Sữa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Lòng đỏ trứng 70 gr 9.5 6.7 0.75 - 41.3 137.5 5.3 - 0.7 0.24 0.4 - - 116.2 Lưởi heo 60 gr 5.02 1.7 - 1.3 30.2 30.8 1.44 - - 0.05 0.14 1.8 - 106.2 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Dấu 1 gr - 2 - - - - - - - - - - - - Mồng tơi 30 gr 0.6 - 9.95 0.8 52.8 9,9 - - - - - - 21.6 4.2 Hồng 30 gr 0.42 - 9.16 0.72 34.4 2.7 0.12 - - - - - 7.27 10.5 Huyết heo 30 gr 2.21 0.03 - - - - - - - - - - - 10.5 Đậu đen 20 gr 3.04 0.4 23.1 0.08 31.2 11.6 0.44 0.003 - 0.03 0.02 0.9 0.2 66.8 Đậu tương 10 gr 3.4 1.84 12.5 0.6 16.5 57 3 0.03 - 0.25 0.1 9 - 40.1 TỔNG 36.1 31.1 138.5 3.83 539.8 366.7 10.9 0.033 1.04 0.98 1.65 13.15 34.2 852.6 : * Tính toán: - Năng lượng: 852.6 Kcal - Protein : 36.1 g → 144.4 kcal → 15% - Lipid : 31.1 g → 279.6 kcal → 28 % - Glucid : 138.5 g → 554 kcal → 57% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:4 - Tỷ lệ Ca/P = 1.5 * Thực đơn cho thứ 7: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sữa mẹ. - Sau 1h cho trẻ ăn chừng : 50gr ruột bánh mì - Trưa : 60gr tôm+25gr gạo+35gr đậu ve+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sữa. - Lót dạ chiều : 30gr vú sữa - Chiều tối : 60gr cá lóc+25gr gạo+30gr rau bí+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền: 13.000VNĐ * Bảng thành phần năng lượng: LƯỢNG P (g) L (g) G (g) Cellulose (g) Ca (mg) P (mg) Fe (mg) Caroten (mg) A (mg) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg0 C (mg) NL (Kcal) Sửa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Ruột bánh mì 50 gr 3.95 0.4 16.6 0.1 14 82 1 - - 0.05 0.035 0.35 - 124.5 Tôm 60 gr 5.04 2.6 - - 672 390 - - - - - - 6 55.2 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Dầu 1 gr - 1 - - - - - - - - - - - - Đậu ve 35 gr 1.8 - 19 0.35 9.2 40.1 0.25 0.35 - 0.12 0.07 0.9 17.5 23.9 Vú sửa 30 gr 0.3 - 9.1 0.69 20.6 9.7 - - - - - - 3 10.9 Rau bí 30 gr 0.9 - 6 0.51 30.3 7.5 - - - - - - 7.9 6 Cá lóc 60 gr 10.5 5.3 - - 72 42 0.33 - - 0.02 0.07 0.6 - 112.5 TỔNG 34.4 27.7 133.7 1.95 1151.5 687.8 2.2 0.35 0.34 0.6 1.17 3.3 39.5 831.2 * Tính toán: - Năng lượng: 831.2 Kcal - Protein : 34.4 g → 133.6 kcal → 15% - Lipid : 27.7 g → 249.3 kcal → 27% - Glucid : 133.7 g → 534.8 kcal → 58% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.7 * Thực đơn cho chủ nhật: - Sáng : Bú khoảng 170 ml sửa mẹ. - Sau 1h cho trẻ ăn chừng : 30 gr đu đủ - Trưa : 60gr gan bò+25gr gạo+30gr bí đỏ+0.5gr dầu ăn. - Đầu giờ chiều: Bú khoảng 170 ml sửa.- Lót dạ chiều : 30 ml nước dứa - Chiều tối : 60gr thịt nạc+25gr gạo+30gr mướp quả+ 15gr đậu tương+0.5gr dầu ăn. - Bửa tối : Bú khoảng 170 ml sữa. * Thành tiền:10.000VNĐ Lượng P (g) L (g) G (g) Cellulose (g) Ca mg P mg Fe mg Caroten mg A mg B1 mg B2 mg PP mg C mg NL (Kcal) Sửa 510 ml 7.7 17.6 43.6 - 173.4 67.5 0.5 - 0.34 0.34 0.97 0.5 5.1 320.7 Đu Đủ 30 gr 0.3 0.59 2.31 0.2 12 9.6 0.78 0.45 - 0.01 0.01 - 16.2 10.8 Gan Bò 60 gr 4.4 1.9 4.8 1.4 93 144 5.4 - 3 0.24 1.8 10.2 7.5 82.2 Gạo 50 gr 4.2 0.8 39.4 0.3 160 49 0.1 - - 0.07 0.02 0.95 - 177.5 Dầu Ăn 1 gr - 1. - - - - - - - - - - - - Bí đỏ 30 gr 0.2 - 2.1 0.2 7.3 5.1 0.15 0.024 - 0.02 0.01 0.06 3.2 19 Dứa 30 gr 0.24 0.3 3.95 0.25 4.55 4.8 0.15 0.06 - 0.02 0.01 0.12 2.4 16.2 Thịt Heo 60 gr 9.4 4.5 - - - - - - - - - - - 107.3 Mướp Quả 30 gr 1.97 - 1 0.16 18.48 10.6 0.24 0.096 - 0.01 0.02 0.15 2.42 16 Đậu Tương 15 gr 4.1 2.8 23.7 0.9 24.8 43.5 1.65 0.009 - 0.08 0.05 3.5 0.6 61.5 Đậu Xanh 10 gr 2 0.8 14.5 0.6 38 27.12 0.48 0.006 - 0.07 0.02 2.4 0.4 44 Tổng 34.5 30.3 135.4 4.01 531.5 361.2 6.95 0.65 3.34 0.86 2.91 17.9 37.8 855.2 * Bảng thành phần năng lượng * Tính toán: - Năng lượng: 855.2 Kcal - Protein : 34.5 g → 138 kcal → 15% - Lipid : 30.3 g → 272.7 kcal → 28% - Glucid : 135.4 g → 541.6 kcal → 57% - Xét về lượng: P:L:G = 1:1:5 - Tỷ lệ Ca/P = 1.5 * Thành tiền: 11.000 2.2 Một số điểm cần lưu ý: - Khi bé được 2 tuần tuổi đến hết 1 năm đầu cho bé dùng mỗi ngày 4 giọt vitamin D hoặc phơi nắng 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng từ 7h → 8h30 để tốt cho sự phát triển của xương - Nếu bé trên 6 tháng tuổi mẹ ít sữa có thể cho bé bú thêm sữa có bổ sung DHA giúp phát triển trí não - Bé từ 0-9 tháng không nên cho bé ăn đường bé ăn ngọt càng muộn càng tốt - Cho trẻ ăn cả cái lẫn nước vì chất dinh dưỡng nằm ở phần cái - Trong thời gian ăn dặm cho trẻ uống thêm nước nhất là khi thời tiết nóng hoặc khô - Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc dần. Nên bắt đầu bằng một loại bột có vị hơi ngọt cho gần giống với sữa mẹ là thức ăn quen thuộc đối với trẻ. - Thời gian đầu tập ăn có thể xay min cho trẻ ăn sau một thời gian tập cho trẻ nhai bằng cách cắt nhỏ thực phẩm - Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm và tập cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn một. Cho trẻ ăn một muỗng trong 2-3 bữa sau đó mới đổi sang loại thức ăn khác. - Luôn để thức ăn của trẻ vừa ấm. Chén bột của trẻ phải có màu sắc - Tô màu bữa ăn sẽ giúp trẻ không nhàm chán. - Chọn thực phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn. - Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn. - Cần đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng và năng lượng,phối hợp một cách cân bằng các thành phần dinh dưỡng - Các thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ đảm bảo vệ sinh tránh các rối loạn tiêu hóa. 2.3 Thực phẩm dành cho bé: - Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như: gạo, mì, ngô, khoai cung cấp năng lượng cho họat động hàng ngày của trẻ - Nhóm thực phẩm gìau chất đạm: thịt, cá, tôm, tép, đậu khuôn, trứng, sữa, các lọai đậu giúp cơ trẻ phát triển và tăng trưởng - Nhóm thực phẩm giàu chất béo: dầu ăn, mỡ, bơ, đường, muối cung cấp acid béo giúp hòa tan vitamin A,D,E,K - Hoa quả: cam, quýt, táo, chuối, na, nhãn,bơ… - Các loại đậu đỗ và hạt có dầu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đũa, lạc, vừng, hạt hướng dương. Thức ăn này phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dưỡng như những thức ăn động vật và rẻ tiền. - Rau lá màu xanh thẫm và rau quả củ màu vàng: rau muống, rau ngót, rau cải, rau giền, bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, xoài... Thức ăn này cung cấp sắt, vitamin A, vitamin C và chất xơ chống táo bón. Các thực phẩm giàu vitamin cần thiết cho sự họat động và phát triển trí não, chiều cao của trẻ. Tài liệu tham khảo: 1. 2. 3. 4. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm Trường đại học kỹ thuật công nghệ 5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam Viện dinh dưỡng – Bộ y tế 6. Dinh dưỡng và thực phẩm, Dương Thanh Liêm, Trường đại học Nông Lâm bộ môn dinh dưỡng

File đính kèm:

  • docDINH DUONG 01.doc
Giáo án liên quan