- Dụng cụ thí nghiệm thực nghiệm môn hóa học dùng cho học sinh THCS chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, dụng cụ thiếu, giá thành dụng cụ cao, chất lượng chưa đảm bảo, dễ hư hỏng, trục trặc, khó bảo quản, khó thay thế các chi tiết hư hỏng bằng nguyên vật liệu tương ứng. Từ đó học sinh có thể sáng tạo một số dụng cụ thí nghiệm góp phần giải quyết sự thiếu hụt thiết bị , tạo được kiến thức cho học sinh một cách vững chắc và sự ham thích sáng tạo ở học sinh.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10539 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chế tạo đồ dùng dạy học thực nghiệm thí nghiệm môn hóa học và môn vật lý khối THCS bằng vật liệu tại chỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG THUYẾT TRÌNH THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM
I. Tên thiết bị dạy học tự làm : CHẾ TẠO ĐỒ DÙNG DẠY HỌC THỰC NGHIỆM THÍ NGHIỆM MÔN HÓA HỌC VÀ MÔN VẬT LÝ KHỐI THCS BẰNG VẬT LIỆU TẠI CHỖ.
Môn : Hóa Học 8,9 và Vật Lý 6,7
Tên tác giả : Nguyễn Văn Thời
Đơn vị : Trường THPT Kiên Hải – Huyện Kiên Hải – Tỉnh Kiên Giang
Ngày tạo ra sản phẩm : 3/2009
II. Phần thuyết trình :
1. Nội dung giáo dục :
- Dụng cụ thí nghiệm thực nghiệm môn hóa học dùng cho học sinh THCS chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, dụng cụ thiếu, giá thành dụng cụ cao, chất lượng chưa đảm bảo, dễ hư hỏng, trục trặc, khó bảo quản, khó thay thế các chi tiết hư hỏng bằng nguyên vật liệu tương ứng. Từ đó học sinh có thể sáng tạo một số dụng cụ thí nghiệm góp phần giải quyết sự thiếu hụt thiết bị , tạo được kiến thức cho học sinh một cách vững chắc và sự ham thích sáng tạo ở học sinh.
2. Cách vận hành và sử dụng : Ở đây tác giả biểu diễn một trong số các thí nghiệm của hoá học “thí nghiệm chưng cất nước tự nhiên” trong bài 2 “Chất” Hoá học 8 (Hình 1.4a SGK Hóa 8 / trang 10)
- Lắp ghép theo hình sau :
- Cách sử dụng :
+ Đốt đèn cồn đun bình nước cho sôi lên , hơi nước bốc lên qua ống sinh
hàn ngưng tụ lại thành nước cất , nước cất qua ống thoát và được chứa trong bình chứa.
+ Khi nước sôi lên , ta cho nước trong ống sinh hàn chuyển động theo nguyên lý từ trên
xuống , để tạo nhiệt độ thấp trong ống sinh hàn làm cho hơi nước ngưng tụ lại tạo thành
nước cất .
3. Hiệu quả giáo dục :
- Góp phần giáo dục cho học sinh đức tính sáng tạo , cần cù, tiết kiệm, góp phần thực hiện chủ trương tái chế chất thải, bảo vệ môi trường.
- Giúp các trường THCS trong tỉnh (đặc biệt là vùng sâu , vùng xa , vùng hải đảo) tháo gỡ
khó khăn lúng túng trong việc tổ chức cho giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học, chủ
động giải quyết vấn đề thiếu hụt thiết bị thí nghiệm do biên chế học sinh ở các lớp quá đông
hoặc những trường THCS ở vùng sâu , vùng xa thiếu thiết bị dạy học môn hóa học và vật lý
4. Tính sáng tạo :
- Các dụng cụ thí nghiệm được chế tạo, lắp đặt và hướng dẫn sử dụng nhằm thay thế hoặc cải tiến một số chi tiết các thiết bị hóa học và vật lý ở THCS bằng các nguyên liệu phế thải, dễ kiếm, rẻ tiền. Bên cạnh đó, tác giả cũng đ sng tạo một số phương pháp thí nghiệm mới cũng bằng các vật liệu tại chỗ nhằm làm phong phú thêm nội dung bài học hóa học và vật lý.
- Các dụng cụ thí nghiệm tự chế tạo đảm bảo các yêu cầu đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp chương trình SGK mới, tận dụng được nguyên vật liệu phế thải, có sẵn ở địa phương, dễ gia công, chế tạo, dễ sử dụng bảo quản, có thể sửa chữa hoặc thay thế từng bộ phận dễ dàng, dễ quan sát, đảm bảo an toàn. Các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm đ được tác giả tạo ra và đưa vào giảng dạy như: bình cầu thủy tinh bằng bĩng trịn đ hư hỏng, đèn cồn bằng vỏ lon, ống sinh hàn bằng ống nhôm Ăngten cũ (hoặc thay thế bằng ống hút nhựa) , ống nhánh chữ T bằng ống hút nhựa (hoặc vỏ bút bi và ruột bút bi đ hết) .
- Các dụng cụ này dễ làm, đơn giản nên mọi giáo viên đều có thể tận dụng nguyên vật liệu
tại chỗ, phế thải để làm ra các thiết bị dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục - đào tạo hiện nay,
góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy và học.
Giáo viên có thể sử dụng thiết bị để mô tả “thí nghiệm chế tạo nước cất” , “thí
nghiệm chế tạo khí ôxi” , v.v… ở môn hóa học, hoặc “thí nghiệm sự sôi của chất lỏng”,
“mô hình nhà máy thủy điện”, “mô hình mô tả quá trình cháy và giản nở của động cơ
4 kỳ” ,v.v… ở vật lý 6,7 được lắp ghép theo các thí nghiệm hoặc mô hình của sách giáo
khoa.
III. Đánh giá của Hội đồng chấm thi cơ sở :
Ý kiến của Hội đồng chấm thi cơ sở Tác giả
Nguyễn Văn Thời
File đính kèm:
- THIET BI DAY HOC TU LAM.doc