Đề tài Dạy thơ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

I. Đặt vấn đề:

Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt thành thơ ca một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với cuộc đời. Những ước mơ trong sáng về tương lai.

Những câu ca dao, những vần thơ hay không chỉ gieo vào lòng chúng ta vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mà cón ánh lên vẻ đẹp cuả tâm hồn Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam.

Thơ ca và trẻ có mối quan hệ mật thiết bởi chất thơ hồn nhiên, chân thật, trong sáng,mà cả hai bên đều có. Khó có thể hình dung được sự phát triển của trẻ lại vắng bóng những bài thơ hay cũng như người làm thơ lại thiếu đi sự hồn nhiên, chân thật, trong sáng của tâm hồn. Trẻ nhỏ thường đến với thơ ca một cách tự nhiên như đến với chính mình vậy. Sớm cho trẻ tiếp xúc với thơ ca ngay từ khi còn nằm trong lòng mẹ là điều nên làm. Vì thơ ca là nguồn dinh dưỡng tâm hồn về nhiều mặt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy thơ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT PHÚ TÂN TRƯỜNG MG HƯỚNG DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY THƠ CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO I. Đặt vấn đề: Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ là kết tinh vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt thành thơ ca một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, làm nảy sinh trong lòng người đọc những tình cảm thiết tha với cuộc đời. Những ước mơ trong sáng về tương lai. Những câu ca dao, những vần thơ hay không chỉ gieo vào lòng chúng ta vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc mà cón ánh lên vẻ đẹp cuả tâm hồn Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam. Thơ ca và trẻ có mối quan hệ mật thiết bởi chất thơ hồn nhiên, chân thật, trong sáng,mà cả hai bên đều có. Khó có thể hình dung được sự phát triển của trẻ lại vắng bóng những bài thơ hay cũng như người làm thơ lại thiếu đi sự hồn nhiên, chân thật, trong sáng của tâm hồn. Trẻ nhỏ thường đến với thơ ca một cách tự nhiên như đến với chính mình vậy. Sớm cho trẻ tiếp xúc với thơ ca ngay từ khi còn nằm trong lòng mẹ là điều nên làm. Vì thơ ca là nguồn dinh dưỡng tâm hồn về nhiều mặt. II. Lý do chọn sáng kiến: Với mục đích và ý nghĩa nói trên đầu năm học 2008 – 2009 tôi đã trình bày sáng kiến của mình với ban giám hiệu, nhà trường và cùng đưa ra thảo luận với các giáo viên trong trường. Tôi đã được sự ủng hộ của ban giám hiệu cũng như các cô trong trường, chính điều đó đã thúc đẩy tôi có quyết tâm và lòng tự tin khi thực hiện sáng kiến nhỏ cuả mình. III. Thực trạng của sáng kiến: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu và sự ủng hộ của đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất (tranh ảnh) của ban giám hiệu đã giúp tôi thực hiện tốt sáng kiến của mình. * Khó khăn: - Trẻ ở vùng sâu vùng xa, sự kết hợp của phụ huynh trong việc dạy thơ cho trẻ vô cùng khó khăn. Cha mẹ các cháu chưa có ý nghĩ thực sự đúng đắn về việc dạy thơ, ca dao, tục ngữ để trẻ thấy được cái hay cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ. - Do một số cháu ở xa trung tâm nên việc phát âm cũng thiên về tiếng địa phương. Bởi vậy, giáo viên phải vất vả trong việc luyện phát âm cho các cháu. IV. Biện pháp thực hiện: Trước hết tôi sẽ cùng với các giáo viên vận động cha mẹ của trẻ giúp trẻ nhận được cái hay cái đẹp trong tiếng nói của dân tộc mình. Tuy trẻ chưa hiểu được nội dung của những câu thơ hay những lời ru của mẹ từ thuở lọt lòng nhưng trẻ lại dễ tiếp nhận nhạc điệu, vần điệu của nó. Ngày qua ngày khi trẻ nghe được những câu thơ, âm hưởngcủa thơ sự thấm dần vào tâm hồn trẻ, lời hay ý đẹp của thơ sẽ giúp trẻ được miễn dịch khỏi thói ăn nói bừa bãi, thô lỗ, thói nói tục, chửi bậy... Trong giờ học thơ tôi cho trẻ ngồi quây quần bên cô rồi tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ một cách diễn cảm, tự nhiên. Rõ vần điệu, nhạc điệu, nhấn mạnh các hình tượng tong bài thơ giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ của bài thơ đó. Tôi nhấn mạnh ngững câu chữ mang hình tượng đẹp, những ý thơ hay gần gũi với trẻ để giúp trẻ cảm nhận những tình cảm tha thiết những ý nghĩ tốt đẹp đối với con người và cảnh vật xung quanh, Cho trẻ đọc theo từng đoạn, cả lớp đọc rồi từng cháu đọc cho đến lúc thuộc. Khuyến khích trẻ đọc hay đọc đúng, thể hiện cử chỉ nét mặt, nhất là giọng điệu phù hợp với bài thơ một cách hồn nhiên. Nếu bài thơ được phổ nhạc tôi dạy thêm bài hát đó cho trẻ để tăng phàn sinh động, nếu lại được múa theo bài hát thì càng làm cho trẻ thêm vui thích. Khêu gợi trẻ những cảm xúc, những ý tưởng, và khuyến khích trẻ kể lại những điều mà trẻ cảm nhận được và hình dung ra khi đọc bài thơ đó. Tôi tổ chức cho trẻ vẽ, nặn,cắt dán….Những hình ảnh biểu hiện cảm xúc của mình đối với con người và cảnh vật hoặc những gì trẻ cảm nhận được ở bài thơ theo cách cảm nhận, cách nghĩ, theo trí tưởng tượng của trẻ. Sau khi trẻ vẽ theo xúc cảm và sự hình dung chân thực của mình vần bài thơ, tôi đã cho trẻ xem một số bức tranh của các hoạ sĩ phù hợp với bài thơ đó để giúp trẻ cảm nhận bài thơ một cách sâu sắc hơn. V.Bài học kinh nghiệm: Sáng kiến nhỏ của tôi có thể thực hiện đối vớ viẹc dạy bất cứ bài thơ nào cho trẻ. Chính vì vậy sáng kiến của tôi được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao, qua học kỳ I thực hiện 80% trẻ trong trường khi nói tới giờ học thơ rất hăng hai va vui vẻ, trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tiếp thu bài thơ một cách nhanh chóng. Tôi rất vui mừng vì đã đóng góp cho trường một sáng kiến nhỏ giúp các trẻ học tiến bộ hơn, một số phụ huynh học sinh cũng khen ngợi vì bây giờ khi các cháu về nhà rất hay đọc thơ và vẽ theo thơ. Dạy trẻ mộït bài thơ không chỉ trong một buổi mà thường diễn ra trong cả tuần, cả tháng hoặc lâu hơn nữa,người dạy thơ cho trẻ không cứ phải là cô giáo mà cóthể là ông bà cha mẹ, anh chị….Có như thế mới thấm dần cái hay cái đẹp của bài thơ. Đó cũng chính là suy nghĩ của tôi về vấn đề dạy thơ cho trẻ trong trường Mẫu giáo. Tân Hưng Tây, ngày 20 tháng 05 năm 2009 Duyệt của BGH Người viết Đỗ Thị Thanh Đoài

File đính kèm:

  • docSKKN MN Moi.doc