Đề tài Giải pháp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5

 Đọc là một hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Người không biết đọc chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói . Kỹ năng đọc là một trong ba kỹ năng chính đối với học sinh Tiểu học, kỹ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh, cho nên từ trước đến nay kỹ năng đó vẫn được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học.

 Môn tiếng việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó đươc thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng việt. Đây là một phân môn có vị trí đăc biệt trong chương trình, vì nó đảm nhiệm hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Đọc là một hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Người không biết đọc chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng nghe, thông báo thông tin chủ yếu bằng nói . Kỹ năng đọc là một trong ba kỹ năng chính đối với học sinh Tiểu học, kỹ năng này vừa thể hiện vốn hiểu biết ngôn ngữ, vừa thể hiện trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh, cho nên từ trước đến nay kỹ năng đó vẫn được xem là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh Tiểu học. Môn tiếng việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực đó đươc thể hiện trong bốn hoạt động tương ứng với chúng là bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng việt. Đây là một phân môn có vị trí đăc biệt trong chương trình, vì nó đảm nhiệm hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Từ đây họ biết tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội tư duy. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp cho họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương , con người không chỉ thức tỉnh về mặt nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những mơ ước tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con ngời sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Trong khi đó: ở trường Tiểu học, việc dạy đọc bên cạch những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng đươc yêu cầu của viêc hình thành kỹ năng đọc. Các em chưa nắm được công cụ hữu hiệu lĩnh hội tri thức tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc, Giáo viên Tiểu học cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc, cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào? Làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh? Làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn diễn cảm hơn? Làm thế nào để các em hiểu được văn bản được đọc, nhất là hiểu được "văn"? Làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu? Làm thế nào để những gì đọc được có tác động vào cuộc sống của các em ? Đó chính là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc. Nhiều năm thực tế được giảng dạy bản thân tôi luôn suy ngẫm nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp có tác động đến từngđối tượng học sinh. Do thời gian có hạn chế bản thân tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một góc độ nhỏ đó là "Giải pháp để nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 5 " đây là một vấn đề bản thân tôi tâm đắc nhất và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào lĩnh vực này. II. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề cập đến việc dạy tập đọc cho học sinh là đề cập đến rất nhiều công việc. bản thân tôi chỉ tập trung vào tìm hiểu phần luyện đọc thành tiếng ở lớp 5. III. Thời gian phạm vi nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: + Phương pháp quan sát thống kê. + Phương pháp phân tích so sánh. + Phương pháp kiểm tra nghiên cứu tài liệu. - Thời gian từ tháng 9-2007 đến tháng 3-2008 B. Nội dung Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Như chúng ta đã biết: việc dạy tập đọc trong nhà trường Tiểu học, việc hình thành năng lực đọc cho học sinh được tạo nên từ 4 kỷ năng. và cũng chính là 4 yêu cầu về chất lượng của "đọc": Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức, đọc biết và đọc diễn cảm... Kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều cung bậc khác nhau. Một trong những mức độ đọc giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Trong mức độ này được hình thành bằng nhiều nấc khác nhau và tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp. Cụ thể như: Đọc tiếng từ, cụm từ , đọc câu, đọc đoạn, đọc bài. Một trong những vai trò quyết định đến chất lượng đọc của học sinh đó là việc học sinh được thực hành đọc nhiều hay ít, mặt khác giáo viên cũng giữ vai trò quyết định. Vì vậy giáo viên phải có kỹ năng đọc tốt, phải làm chủ được nội dung bài dạy. Làm chủ được các phương pháp - thủ pháp dạy tập đọc ở bậc tiểu học đồng thời biết chữa lỗi phát âm sai cho học sinh có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc đúng tốc độ đọc diễn cảm (đọc hay), phải biết cách tổ chức hoạt động để tạo ra hứng thú trong học tập. Đó là cơ sở để hình thành nhu cầu tự đọc cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn: Để điều tra thực tế về trình độ hiện nay của học sinh khối 5 trường tiểu học Thống Nhất. Tôi đã đưa vào 3 bài tập ở 3 thể loại khác nhau thể loại thơ, thể loại văn miêu tả, thể loại hội thoại kể chuyện: Bài 1: Hạt gạo làng ta. (tiếng việt 5 tập 1) Bài 2: Quang cảnh làng mạc ngày mùa ( Tiếng việt 5 tập 1- trang 6) Bài 3: Người công dân số 1. (Tiếng việt 5 tập 2- trang 5) Qua thực tế kiểm tra tôi thấy học sinh còn tồn tại một số lỗi sau. - Phát âm sai: học sinh phát âm sai một số tiếng có dấu hỏi, dấu ngã, tiếng có vần ưu điểm đọc là yêu điểm hoặc ngôn ngữ đọc là ngôn ngử. - Do phát âm sai vì tiếng địa phương. - Tốc độ, cường độ đọc, ngắt nhịp. -Một bộ phận học sinh đọc chưa đúng tốc độ (60 đến 70 tiếng trong một phút) hoặc có một số em đọc quá nhanh (Do đã thuộc lòng bài thơ) cách ngắt chưa hợp lý: Ngắt nghĩ câu dài trong đoạn văn, ngắt nhịp dòng thơ . - Giọng đọc: Phần lớn học sinh chưa thể hiện được giọng đọc của người dẫn truyện, các nhân vật trong truyện. Nhìn chung giọng đọc chưa giàu cảm xúc, tính biểu cảm chưa cao. Kết quả cụ thể từng bài như sau: Tổng số học sinh được khảo sát là 87 em. Chất lượng đọc Tên bài đọc Giỏi TB Yếu SL TL SL TL SL TL 1. Hạt gạo làng ta 10 11,5 61 70,1 16 18,4 2. Quang cảnh làng mạc ngày mùa 12 13,8 58 66,7 17 19,5 3. Người công dân số 1 11 12,6 58 66,7 18 20,7 II. Các giải pháp thực hiện : Trước hết phải phát hiện ra các lỗi sai để có biện pháp sử chữa. Lỗi sai về phát âm. Đối với các em đọc còn ê a ngắc ngứ thì mức độ đọc đúng của các em chỉ đạt 60% số tiếng có trong bài, 40% số tiếng còn lại các em độc ngắc ngứ phát âm sai vì . Các nhận thông tin từ mắt đến bộ não còn chậm + Các em có tính nhút nhát, e thẹn, khi phát âm thành tiếng trước chỗ động người qua một văn bản có sẵn thì ngượng ngùng, lúng túng. - Một số ít các em còn thiếu sách giáo khoa, nên việc thực hành đọc còn hạn chế. - Đối với 1 bộ phận học sinh (kể các em đọc tương đối nhanh rõ ràng) Phần lớn các em còn e dè như một số em ở (Cao Thịnh - Ngọc Lặc, hoặc Quảng Phú - Thọ Xuân) đôi khi phát âm sai các từ có tiếng phụ âm đầu đọc cong lưỡi như: r, s, tr đây là do tiếng địa phương. 2. Lỗi sai về tốc độ, cường độ đọc và cách ngắt nhịp. + Đối với những em đọc còn ngắc ngứ, nhát gừng thì tốc độ đọc và cách ngắt nhịp chưa thích hợp là điều tất yếu. Song cường độ đọc vẫn còn nhỏ. - Nguyên nhân này là do các em còn e thẹn, xấu hổ với bạn bè và thầy cô. - Đối với những em đọc đã đúng, rõ ràng, nhưng tốc độ đọc, cường độ đọc và cách ngắt nhịp chưa hợp lý vì: Cách ngắt nhịp lô-gich và cách ngắt nhịp biểu cảm của các em chưa tốt. Nguyên nhân này là do ảnh hưởng của phân môn chuyên từ và câu các em chưa nắm vững về quan hệ giữa nghĩa - ngữ pháp, cũng như nội dung của bài đọc. Ví dụ: Sau dấu phẩy nghỉ vừa phải. Sau dấu chấm nghỉ lâu hơn dấu phẩy. Sau dấu chấm lửng nghỉ lâu hơn dấu chấm. Đọc câu hỏi phải ấm giọng, dứt khoát của người hỏi. Đối với câu thể hiện tình cảm, phải đọc với giọng nhẹ nhàng. Đối với những câu cầu khiến (Yêu cầu người khác làm theo ý mình thì đọc cao giọng và nhanh. 2.Lỗi sai về giọng đọc: Đối với những em đọc đúng, đọc nhanh nhưng các em vẫn chưa thể hiện được giọng đọc, giọng đọc còn đều đều chưa thể hiện rõ giọng đọc của người dẫn truyện với giọng đọc của các nhân vật khi đọc thơ chưa thể hiện được các nhịp thơ. Đó là các em biết luyện đọc diễn cảm theo từng bài, tức là các em chưa thực sự hiểu bài để thả tâm hồn của mình vào bài đọc. III. Các biện pháp tổ chức thực hiện. - Nắm được những nguyên nhân và những phần còn yếu của học sinh, tìm tòi ra một số hướng khắc phục sau: + Phân loại học sinh cùng mắc lỗi sai giống nhau. + Lựa chọn các biện pháp thích hợp để uốn nắn, sửa sai cho từng em với từng lỗi cụ thể: + Hình thành cho học sinh ý thức tự học, tự đọc. Khắc phục về phát âm. - Đối với nhóm học sinh đọc còn ê - a, ngắc ngứ thì trước khi đọc giáo viên chỉ rõ cho các em tư thế ngồi đọc, cách lấy hơi, cụ thể như tư thế ngồi đọc phải thoải mái, cổ thẳng, mắt cách xa sách khoảng 30 - 3cm, hít thở sâu, thở ra chậm để lấy hơi, ngoài ra giáo viên phải phối hợp với gia đình để bổ sung kịp thời sách giáo khoa cho học sinh đồng thời tạo điều kiện để các em được thực hành đọc nhiều hơn. - Giáo viên cụ thể cho từng em thực hành khi ở nhà hay lúc ra chơi ...luôn theo sát nhắc nhở, động viên khích lệ các em để các em sung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhất là xung phong đọc: Đọc tiếng khó, đọc đoạn văn, đọc cả bài, sau mỗi lần đọc giáo viên có đánh giá nhận xét khen sự tiến bộ của các em, ngoài ra còn yêu cầu các em đọc tiến tới như các bạn đọc tốt, giống như thầy cô giáo hay như cách đọc trên đài, trên ti vi ... Từ chỗ đọc còn chậm còn e thẹn sau một thời gian kiên trì với cách làm này các em đã bạo dạn dần lên, chất lượng đọc của các em đã có sự chuyển biến trong quá trình học tập. Khắc phục lỗi sai về phương ngữ: Đối với nhóm học sinh ngoài Nông Trường như Cao Thịnh khi phát âm sai một số tiếng có dấu hỏi, dấu ngã thì khi dạy giáo viên phải dư tính trước các lỗi sai của học sinh. Đồng thời sắp xếp các lỗi đó để sửa theo trình tự sau. Luyện phát âm đúng các âm tiết mở, hơi mở trước. Luyện phát âm đúng các âm tiết khép sau. Ví dụ: Khi dạy cho học sinh phát âm đúng tiếng "ngã" + Luyện cho các em phát âm đúng chính âm. Muốn vậy giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh lấy tác dụng của việc đọc đúng: Nếu các em đọc đúng thì sẽ viết đúng và đặc biệt là sẽ hiểu đúng từ đó các em thấy được sự cần thiết phải sửa lỗi theo phương ngữ để phát âm đúng. + Khi phát âm tiếng "ngã" chúng ta không phát âm "ngả" vì "ngả" khác với "ngã". "Ngả" là ngả nghiêng.... "Ngã" là sa ngã, ngã ba... + Luyện cho các em đọc đúng mẫu: Nếu luyện đọc đúng chính âm mà học sinh vẫn chưa đọc đúng thì giáo viên phải luyện đọc theo mẫu. Giáo viên hoặc học sinh đọc đúng sẽ đọc mẫu. Sau đó cho các em đọc lại theo mẫu nhiều lần. Thực tế cho thấy việc đọc đúng theo mẫu rất có hiệu quả. Học sinh được đọc đúng . Nếu học sinh có ý thức sử lỗi thì khi đọc cá tiếng có dấu hỏi, ngã thì phải chú ý để sửa, đồng thời phải tăng cường cho các em luyện tập trong thời gian dài để xoá bỏ thói que cho các em phát âm sai tiếng này. Khắc phục lỗi sai về tốc độ đọc. Cường độ độ và ngắt nhịp. Lỗi sai về tốc độ đọc: - Đối với nhóm học sinh đã phát âm đúng nhưng đọc còn chậm thì phải luyện cho các em đọc nhanh tức là đọc rõ ràng, trôi chảy bằng cách đọc mẫu của giáo viên, khi tiến hành cho học sinh đọc thì giáo viên phải là người cầm nhịp để điều chỉnh tốc độ của các em. VD: Học sinh đọc chậm thì giáo viên phải nhắc các em đọc nhanh hơn chút nữa . - Học sinh đọc nhanh thì giáo viên phải nhắc các em đọc chậm vừa tốc độ Ngoài ra khi tiến hành cho học sinh đọc giáo viên phải chỉ rõ tốc độ đọc cho từng đoạn, từng bài. VD: Khi dạy bài tập đọc miêu tả về tính cách mạnh mẽ của nhân vật, cần đọc với tốc độ nhanh như câu văn sau. "Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng?" "Sao ngài lại nói thế?" (Tác phẩm của Si-Le và tên phát xít -Tiếng Việt 5 tập 1 - trang 58) Chỉ luyện đọc cho học sinh đọc đúng tốc độ khi đã nghe thầy cô và các bạn đọc mẫu. Khắc phục lỗi sai về cường độ đọc. + Đối với học sinh cần uốn nắn về cường đọ đọc thì trước tiên giáo viên phải luyện cho các em phải đọc to không phải là gào lên. Từ đó xác định cho các em cường độ đọc cho từng câu, từng bài cụ thể . VD: Những câu văn miêu tả thì phải đọc với cường độ thấp lắng giọng, như đoạn văn sau; ".. tiếng rao đều đều, khàn khàn, kéo dài trong đêm khuya tĩnh mạch, nghe buồn não ruột" Tiếng rao đêm - tiếng việt 5 - tập 2, trang 30) Khắc phục lỗi sai về ngắt nhịp. Đối với các em học sinh còn mắc lỗi sai về ngắt nhịp khi đọc giáo viên phải nắm vững ngữ nghĩa, ngữ pháp chỗ ngắt giọng, dự tính những chỗ còn luyện ngắt giọng trong bài tập đọc, đồng thời phải chỉ rõ cho chọc sinh thấy ngắt nhịp (khi đọc thấy dấu câu phải ngắt nhịp). Ví dụ: Khi gặp dấu phẩy ngắt hơi bằng nửa dấu chấm. Dấu chấm xuống dòng, ngắt hơi bằng hai lần dấu chấm. Ví dụ: Khi luyện cách ngắt nhịp ở bài "Ê-mi-li-con" (tiếng việt 5 - tập 1) có các câu sau. "Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé. Oa-sinh-tơn Buổi hoàng hôn ... cho ngọn lửa sáng loà Sự thật ...." Học sinh mắc vào lỗi. Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn/cho cha nhé Oa-sinh-tơn/buổi hoàng hôn. Xác định chỗ ngắt nhịp sai. Giáo viên chủ động trong cách dạy để các em ngắt nhịp đúng. Phân tích cách ngắt nhịp sai ngữ nghĩa câu văn sẽ khác. Vì thế khi đọc đến những câu thơ trong bài văn này chúng ta phải đọc ngắt dòng cụ thể như sau: Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn Cho cha nhé Oa - sinh-tơn Buổi hoàng hôn Cho ngọn lửa sáng loà Sự thật So sánh hai cách đọc trong bài thơ để học sinh hiểu tác dụng của việc đọc cách ngắt nhịp đúng. Khi dạy các bài này giáo viện cho học sinh xác định những câu phải đọc vắt dòng và đánh dấu vào trong sách để luyện đọc. * Khôi phục lỗi sai về giọng đọc. Để luyện giọng cho học sinh thì trước tiên giáo viên cần luyện cho các em cách các loại câu như. + Đối với câu hỏi khi đọc phải có giọng dứt khoát của người hỏi. + Đối với câu thể hiện tình cảm, khi đọc phải đọc giọng nhẹ nhàng. + Đối với những câu cần người khác làm theo ý mình (câu cầu khiến) đọc cao giọng và nhanh. Sau khi học sinh đã biết đọc các loại câu, giáo viên mới luyện cho các em kết hợp cả cao độ và cường độ để thể hiện giọng đọc của các nhân vật của người dẫn truyện . Ví dụ: Khi đọc bài: Thái sư Trần Thủ Độ . Cho học sinh thấy: Để đọc bài cần thể hiện 4 giọng đọc. + Giọng đọc người dẫn truyện + Giọng đọc thái sư Trần Thủ Độ + Giọng đọc của người Quân hiệu. + Giọng đọc của linh từ Quốc mẫu. Từ đó định hướng để các em tìm ra cách đọc cho từng giọng: chẳng hạn: Giọng đọc của người dẫn truyện đọc với cường độ cao bình thường. Giọng đọc của Thái sư dứt khoát sảng khoái Giọng đọc của người Quân hiệu sợ sệt. - Giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe đồng thời tổ chức cho học sinh đọc phân vai để học sinh thấy rõ sự khác biệt về giọng của các nhân vật, từ đó cách biết lựa chọn và thể hiện giọng đọc của bài. C. Kết luận. Kết quả nghiên cứu: Đến giữ kỳ I áp dụng cách làm trên khối 5 trường tiểu học Thống Nhất. Tôi đã khảo sát lại với ba bài tập đọc ở ba thể loại khác nhau Bài 1: Thể loại thơ Bài 2: Thể loại văn miêu tả. Bài 3: Thể loại văn hội thoại . Tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh đã có sự tiến bộ, sự khác biệt cụ thể như sau: Khối 5 - tổng số 87 học sinh. Chất lượng đọc Tên bài đọc Giỏi TB Yếu SL TL SL TL SL TL 1: Ê-mi- ly- con 38 43,7 47 54,0 2 3,3 2: Tiếng rao đêm 55 63,2 32 36,8 0 3:Thái sư Trần Thủ Độ 57 65,5 29 33,3 1 1,2 Như đã nói ở trên: Vì ban đầu các em còn lúng túng, đang làm quen với cách dạy nên kết quả đạt chưa cao. Sau đó tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này đến hết học kỳ I. chất lượng đã được nâng lên rõ dệt, có 100% học sinh đủ điểm đọc trong đó chất lượng học sinh khá giỏi cao đạt 69% Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng, bản thâm tôi đã rút ra một số bài học sau: Trong giờ tập đọc, phấn đấu có nhiều học sinh được luyện đọc thì việc luyện đọc mới có kết quả cao. - Cần tạo tâm lý vui vẻ thoải mái trong giờ tập đọc, nên tránh các quy định máy móc, mệnh lệnh khô khan như ngồi thẳng, khoanh tay... - Phát hiện những học sinh đọc sai từ đó có cách sử sai phù hợp với từng đối tượng học sinh. . - Người giáo viên phải có trình độ ngôn ngữ kiến thức văn học vốn sống nhất định và giọng đọc chuẩn mới có tác dụng đọc mẫu để học sinh học tập. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về "Nâng cao chất lượng đọc thành tiếng" cho học sinh lớp 5 (Phần luyện đọc). Mặc dù có nhiều cố gắng song sáng kiến này của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Xin chân thành cãm ơn sự góp ý của hội đồng khoa học để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 3. Kiến nghị đề xuất: Để nâng cao tay nghề vừa hồng vừa chuyên cho bản thân, cũng như nâng cao chất lượng dạy học tôi xin đề xuất kiến nghị với nhà trường và Lãnh đạo Phòng giáo dục như sau: - Nhà trường nên mở các buổi hội thảo để giáo viên được trao đổi ý kiến rút ra kinh nghiệm trong giảng dạy. - Phòng giáo dục nên mở các lớp học chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên. Thống Nhất, ngày 27 tháng 2 năm 2008 Người viết Lê Thị Nhung

File đính kèm:

  • docNang cao chat luong doc cho hoc sinh lop 5.doc
Giáo án liên quan