Năm học 2010-2012 là năm học tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Gíáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiên học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác,chủ động ,tìm tòi,phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt ,sáng tạo và thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với hoc sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát huy sức nhanh của học sinh trung học cơ sở” mà tôi dã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường THCS Quang Sơn – nơi tôi đang công tác.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp phát huy sức nhanh của học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Năm học 2010-2012 là năm học tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Gíáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiên học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác,chủ động ,tìm tòi,phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt ,sáng tạo và thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với hoc sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát huy sức nhanh của học sinh trung học cơ sở” mà tôi dã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường THCS Quang Sơn – nơi tôi đang công tác.
Cơ sở lí luận:
Luật Giáo dục năm 2005 (điều 5) đã quy định “Phương pháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh chủ động sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập ý chí vươn lên”.
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộ chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chu động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng của môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm của học sinh”.
Hiện nay do yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và năng cao sức đề kháng.
Để giờ học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần nắm vững tâm lí của học sinh. Nên cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đua ra phương pháp tập luyện cho phù hợp. Giáo viên cần tìm hiểu và học tập những phương pháp tập luyện tiên tiến để áp dụng trong giờ học.
Đặc biệt, “sức nhanh” là nội dung luyện tập tương đối đơn điệu mà đòi hỏi người học phải vận động nhiều mà học sinh dễ nhàm chán và đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát triển sức nhanh.
Cơ sở thực tiễn:
Với giáo viên:
Việc áp dụng các phương pháp chạy nhanh còn ít
Việc học tập thêm các phương pháp giảng dạy mới còn hạn chế.
Với học sinh:
Đa số các em còn coi nhẹ các nội dung của môn học thể dục đặc biệt là môn chạy nhanh.
Ở lứa tuổi này, cơ thể các em yêu cầu một lượng vận động cao một yêu cầu mang tính chất sinh học bởi vì vận động sẽ giúp cho quá trình trao đỏi chất trong cở thể đặc biệt là quá trình đồng hóa trong cở thể diễn ra nhanh hơn mạnh hơn và đó chính là cơ sở để các em phát triển.
Tài liệu hướng dẫn gần như không có.
Đặc biệt là tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về lượng vận động ngày càng tăng do ý thức kém của các em trong tập luyện thể dục thể thao ở trường cũng như ở nhà.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện chạy nhanh”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện nội dung chạy ngắn sẽ làm tăng hiệu quả lớn trong việc rèn luyên sự nhanh nhẹn của học sinh , giúp các em hoàn thiện muc tiêu của môn học
Biết được một số kiến thức, kỹ năng của môn học để tập luyện giữ gìn sứ khỏe nâng cao thể lực.
Góp phần ren luyện nếp sống lành mạnh ,nhanh nhẹn,khéo léo,thói tự giác tập luyện của học sinh, có sự tăng về thể lực, đạt tiêu chuẩn RLTT và phát triển thể lực, biết vận dụng vào thực tế.
THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM
Đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS
Địa điểm:Trường THCS Quang Sơn-Lập Thạch-Vĩnh Phúc
Thời gian thực hiện đề tài trong năm học trên luyện cơ sở từng tiết học.
1.4 ĐÓNG GÓP VỀ MẶT THỰC TIỄN
Chạy nhanh là rèn luyện sức nhanh sức dẻo dai cho học sinh THCS luyện tập chay nhanh giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần, trên thực tế trường THCS Quang Sơn học sinh còn e ngại học nội dung chạy nhanh, đến kì kiểm tra lại cố quá sức nên cũng dễ xảy ra hiện tượng quá mệt mỏi thậm chí choáng ngất do đặc thù của bộ môn. Vì thế, vấn đề cần giải quyết là phải làm sao để cho học sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập chạy nhanh. Học sinh không chỉ có ý thức tập luyện ở trường mà còn có ý thức tập luyện ở nhà. Qua nghiên cứu và áp dụng các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong tập luyện chạy nhanh vào giảng dạy ở các tiết học, tôi đã thu nhận được một số kết quả: học sinh đã tích cực luyện tập, thể lực các em đã dần được nâng cao, nhìn chung các em không còn tâm lí sợ hãi khi phải tập luyện chạy nhanh, thành tích trong chạy từng cự li chạy nhanh của các em được nâng lên, kết quả rèn luyện đã có tiến bộ rõ rệt.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI: “PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG LUYỆN TẬP CHẠY NHANH”
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập” (L.V.Relrova, 1975). Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức, “một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên” (P.V.Erđơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tính tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích cực nhận thức.
- Tính tích cực của học sinh là hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng trong việc học tập, nghị lực trong quá trình luyện tập, tính tích cực của học sinh là quá trình phát hiện tìm hiểu, giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, sự chủ động trong học tập và thể hiện qua việc tham gia các hoạt động TDTT, trò chơi, Đoàn đội…
- Để có thể dạy học theo phương pháp tích cực hóa người học đối với môn học thể dục đương nhiên rất cần có sân tập và phương tiện tập luyện tốt hơn hiện nay và đó chính là phương tiện dạy học của người giáo viên thể dục. tuy nhiên đây là một vấn đề cần khắc phục.
- Sức nhanh là một trong những tố chất quan trọng của con người nhất là trong giai đoạn phát triển toàn diện của các em học sinh THCS trong mục tiêu của giáo dục hiện nay.
- Từ nhiều năm nay thể lực của học sinh luôn là một ấn đề trăn trở của các giáo viên dạy môn Thể dục trong trường THCS, việc các em học sinh có thể lực yếu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em, việc cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc hướng dẫn luyện tập và rèn luyện thể lực cho học sinh.
* Kết luận:
Luyện tập thể lực ở trường THCS là một vấn đề rất được chú ý, do đó cần phải có sự thay đổi trong việc luyện tập thể lực cho học sinh THCS. Ngày trước môn học chạy nhanh là một chương riêng biệt và chỉ được dạy một số tiết nhất định thì nay đã được thay đổi bằng cách đưa vào tất cả các tiết học trong suốt cả năm học. Từ đó, mỗi giáo viên cần đưa ra những phương pháp luyện tập sao cho phù hợp với học sinh, tạo cho học sinh ý thức phấn đấu và quyết tâm cao khi luyện tập thể lực để tạo ra một sức nhanh cho cơ thể có thể đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. Điều đó đã làm nảy sinh trong tôi ý nghĩ phải thay đổi tư duy, ý thức của học sinh trong việc rèn luyện thể lực và tôi mạnh dạn đề ra một sô phương pháp nhằm “phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy nhanh”.
CHƯƠNG 2:
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
* nhiệm vụ lý luận
-thể lực của học sinh luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm của giò thể dục,là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh.Tuy nhiên trong giờ học thể dục luôn gặp những hạn chế :
Học sinh chua nhận thức nâng cao thể lực cho mình
Học sinh lười luyện tập
Giáo viên chưa chịu cập nhâp phương pháp luyện tập mới đổi mới phương pháp tập luyện mới để tạo ra hứng thú tập luyện mới cho học sinh.
Dunhj cụ tập luyện còn ít hoặc không phù hợp hay chất lượng còn thấp kém
* Nhiệm vụ lý luận:
Do điều kiện sân bãi chưa tốt
Thiết bị đồ dùng còn thiếu
Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp tập luyện phù hợp với thể trạng của mình
VD khi lập phiếu điều tra hứng thú tập luyện đầu năm thông qua viêc lựa chọn các môn thể thao các em ưa thích để tập luyện thu được két quả như sau:
Chạy nhanh 5%
Cầu lông 20%
Đá bóng 40%
Bóng rổ 15%
Bóng chuyền 8%
Đá cầu 10%
Đa số các em chọn môn thể thao theo ý thích chủ quan của mình mà không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất thể thao của mình .Một số em thể trạng yếu lại thích các môn vận động mạnh như:bóng dá bơi chạy bền có em thấy bạn chọn mình cũng chọn hay do các bạn rủ cùng tập.
Ngoài ra các em chưa chú trọng đến quá trình khởi động lượng vận ddoonhj của mính .
Có thể nói chất lượng thể lực của học sinh trong trường là vấn đề cần được giải quyết không chỉ có tôi mà các giáo viên đi trước đều cảm nhận được, thông qua chất lượng kiểm tra năm học trước đều thấy được đều này:
Năm học 2010-2011 kết quả kiểm tra TCRLTT cuối năm học thông qua môn chạy ngắn kết qủa như sau:
Khối 7 có:
Khối 8 có:
Khối 9 co:
ở đây tôi chi thu thập số liệu của 3 khôi 7,8,9 vì ở 3 khối này các em đang phát triển sưc nhanh.Thông qua số liệu này tôi nhận thấy học sinh đạt là rất ít do các em còn lười học trong giờ học cũng như ở nhà, các em chưa nhân thức đúng về tầm quan trọng về thể lực.Đặc biệt trong các giải TDTT của huyện trường tôi chưa có giải cao về nội dung chạy nhanh và cự ly trung bình từ đó việc cáp thiết là tạo cho các em hứng thú tập luyện ở trường cũng như ơ nhà trong và ngoài tiết học .
2.2 Nội dung.
2.2.1 yêu cầu phương pháp
Qua một số vân đề ta thấy thực chất việc giang dạy thương bị thói quen nói dài ,giảng giải sâu và quá kĩ trong khi đó không cần đến thế .bây giờ ta có thể đưa các phương pháp và hinh thức có thể khác nhau sao cho giơ học đạt hiệu quả nhưng phong phú về nội dung và hình thức tập luyện , đặc biệt học không quá căng thẳng mà vui tươi nhe nhang đạt kết quả cao về giáo dục, rèn luyện sức khỏe thể lực cho học sinh .
Phần lý thuyết:áp dung phương pháp đọc tài liệu để nghiên cưu phương phap dạy học tích cực cho học sinh .
Nghiên cưu SGK
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thống kê phiếu học tập.
Quan sát tìm hiểu thực tế của học sinh
Tìm hiểu một số phương pháp luyện tập và các dụng cụ luyện tập
Tìm hiểu thực trang của học sinh thông qua đánh giá đầu năm .
Đưa tài liệu vào thực nghiệm trong giờ dạy .
2.2 Biện pháp thực hiện :
Như vậy để có học sinh có tính tích cực tập luyện nâng cao thành tích trong các giờ giao viên càn chú ý những điểm cơ bản sau:
Giảm lý thuyết giảng dạy đến mức hợp lý,để tranh thủ thơi gian cho học sinh tập luyện
Đổi mơí cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung,điều kiện cụ thể,giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo diều kiện cho học sinh tự quản.
Tăng cường áp dụng phương pháp trò chơi , thi đấu
Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá tham gia đánh giá
Không để giờ học căng thẳng,nặng nề,nên vui tuơi hấp dẫn,nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Để làm được các điều trên tôi sử dụng phiếu học tập để đánh giá sự hiểu biết của học sinh về sức nhanh như sau:
Phiếu điều tra
1.Em hiểu thế nào là sức nhanh?
A. khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi tập luyện.
B. Khả năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
C. Cả a và b.
Từ đó tôi đề ra một số phương pháp luyện tập để phát huy tính tích cực của học sinh như sau:
- Trước tiên, tôi dạy học sinh cách đo nhịp mạnh của cơ thể trước và sau khi luyện tập để biết được khả năng thể lực của chính bản thân.
. Tập phù hợp với sức khỏe của mỗi người tùy theo lứa tuổi, giới tính và sức khỏe của mỗi người mà tập luyện cho vừa sức. Với học sinh lớp 9 có sức khỏe bình thường cần chạy nhẹ nhàng liên tục 6 phút hoặc chạy hết 500m trở lên mới có tá dụng rèn luyện sức nhanh.
. Tập chạy nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với tốc độ chậm khoảng 2-3 phút hoặc 300-350m, sau đó tăng dần thời gian, khoảng cách tốc độ lên một chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đã quen có thể nâng dần từng chỉ tiêu. Cần theo dõi sức khỏe của học sinh trong quá trình tập bằng cách đặt ra những câu hỏi sau khi học sinh luyện tập như: có cảm thấy khỏe mạnh dễ chịu không? Ăn ngon miệng không? Ngủ có tốt không?... nếu thấy những biểu hiện nêu trên đều tốt có thể nâng cự li hoặc thời gian tập luyện, ngược lại nếu thấy không tốt cần giảm mức độ tập hoặc cho đi kiểm tra sức khỏe để tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.
. Tập thường xuyên hàng ngày hoặc 3-4 lần/ tuần một cách kiên trì, không nóng vội.
. Trong một giờ học, sức nhanh phải để học sau các nội dung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản.
. Tập chạy xong không dừng lại đột ngột mà thực hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút.
. Song song với tập chạy cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngại vật trên đường chạy và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy…
. Ngoài ra, để học sinh thực hiện tích cực luyện tập thể lực trong giờ học, tôi thường xuyên thay đổi cách luyện tập ở từng giờ học để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi luyện tập bằng cách sử dụng các phương pháp luyện tập.
. Tập sức nhanh bằng trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như: nhảy dây, tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với thở “hain lần hít vào, ba lần thở ra”.chạy nhanh 30m ,chạy nhanh 60m
Tập cá nhân theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển vòng số 8.thời gian tập vào buổi sáng hoặc vào buổi chiều tối trước khi ăn cơm.
Ngoài những hình thức tập luyện trên tôi còn áp dụng các hình thức tập luyện như dây cao su vật nặng buộc chân…..để nâng cao tăng sức nhanh cho học sinh.
Với những hình thức tập luyện phong phú ,phương phap tập luyện đơn giản,nêu có ý thức giữ gìn và nâng cao sưc khỏe thì bất kì học sinh nào cũng có thể tập luyện được.điểm khó ở đây là cần hương dẫn cho học sinh một cách tập luyện kiên trì theo sức khỏe cả ở lớp cũng như ở nhà.
2.2.3 Kiểm tra chất lương đề tài.
Sau một học kỳ thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả dáng kích lệ so với năm trước như sau:
Khối 7
Đạt
Chưa đạt
Khối 8
Đạt
Chưa đạt
Khối 9
Đạt
Chưa đạt
Kết luận: mặc dù chất lượng đạt khá cao thông qua các giờ dạy có thể thấy học sinh có ý thức tích cực luyện tập không còn tình trạng chán tập chạy đúng theo yêu cầu khi chơi trò chơi phát triển sức nhanh các em tham ra rất nhiệt tình . Việc được luyện tập bằng các phương pháp khác nhau gữa các tiết học đã rèn luyện cho học sinh ý trí quyết tâm và nghị lực của bản thân
3.CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 phương pháp nghiên cứu :
-Để nghiên cứu tài liệu này tôi đã tìm hiểu các tài liệu về phương pháp dạy học môn chạy nhanh các bài viết có tính chất khoa học và đã thanh giáo trình giảng dạy .
- Lấy thưc nghiệm về dạy học bộ môn chạy ngắn khối 7,8,9 và đánh giá kết quả luyện tập của học sinh , để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện cho học sinh.
- Tham khảo ý khiến cũng như phương pháp của các đông nghiệp qua các buổi dự chuyên đề dự giờ thăm lớp.
3.1.2 vài nét về địa bàn nghiên cứu.
Huyện lập thạch là huyện có dân số đông, đời sống trinh độ dan trí còn thấp,ý thức học tập của một số học sinh chưa cao,việc phát triển phong trào TDTT chưa được quan tâm đúng mức
Trường THCS Quang sơn đóng trên địa bàn xã Quang sơn đây là địa bán có quốc lộ 2c chạy qua ,là địa bàn có dân cư rất phức tạp học sinh thường xuyên tiếp súc với các trào lưu mới trong sự phát triển của xã hội nhất là trong bối cảnh phat triển manh của mang Internet như hiện nay, đặc biêt trò chơi điện tử phát triển rất mạnh chi phối suy nghĩ của các em rất nhiều, từ đó việc học tập và rèn luyện TDTT.
Đặc biệt có phụ huynh còn chưa hiểu hết tác dụng cửa TDTT nên không ủng hộ con em mình tham ra tập luyện TDTT.
II.3.2.2 Thực trạng:
Trong cuộc thi TDTT của huyện tổ chức chạy ngắn là mọt trong nhưng nội dung mà nhà trương luôn có thành tích thấp trong tỉnh. Một phần do môn chạy nhanh chưa thực sự được quan tâm đúng mức và một phần do tố chất thể lực và ý thức tập luyện của vận động viên chưa cao nên dẫn tới kết quả không được tốt trong các cuộc thi TDTT.
II.3.2.3 Đánh giá thực trạng
Từ những vấn đề trên có thể thấy việc ý thức rèn luyện sức bền của đại đa số học sinh là rất kém, các em thường không có tinh thần cố gắng quyết tâm, chỉ cần gặp một khó khăn là sẵn sàng bỏ luyện tập, các HLV chưa thực sự tâm huyết với nghề, không nắm vững được tâm lí VĐV, chưa chịu tìm kiếm các phương pháp luyện tập cho phù hợp với từng lứa tuổi.
II.3. 2.4 Đề xuất biện pháp
Qua việc nghiên cứu tôi đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:
Trong các tiết học cần thường xuyên thay đổi các phương pháp luyện tập chạy nhanh cho phù hợp, phong phú không làm học sinh nhàm chán trong việc luyện tập.
Tạo cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tập luyện chạy nhanh.
Để học sinh có thể đánh giá việc rèn luyện của mình đạt kết quả đến đâu giáo viên cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi chạy nhanh nhiều cự li từ quy mô lớp đên quy mô cấp trường để tạo ra hứng thú cho học sinh.
Để đạt thành tích cao trong các cuộc thi thể thao nên tổ chức thành các đội năng khiếu cho các môn khác nhau để từ đó có thể tuyển chọn và luyện tập tốt hơn cho các em.
Đưa ra các bài tập rèn luyện sức nhanh phù hợp cho từng đối tượng học sinh có thể luyện tập ở trường và ở nhà.
II.3.2.5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra.
Qua việc khảo nghiệm (xem xét và đánh gía qua ứng dụng, thử thách trong thực tế), tôi nhận thấy các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả thi (có thể thực hiện được) không chỉ với trường THCS… mà còn có thể áp dụng đối với nhiều trường THCS trong huyện. Có thể dạy trong năm học này và áp dụng dạy trong nhiều năm học tiếp theo.
Kết luận:
Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một quá trình tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ thực trạng đời sống kinh tế, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp cũng như trình độ giảng dạy của giáo viên, chương trình sách giáo khoa… Từ đó, sản phẩm (kết quả học tập của học sinh) được nâng cao, tiếp tục phát triển ở giai đoạn tiếp theo của quá trình giáo dục. Kết quả học tập của học sinh đối với môn Thể dục phải được thể hiện ở việc phát triển toàn diện của học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.
III. Kết luận và kiến nghị
III.1 Kết luận chung
-Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình tập luyện thể lực đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức rèn luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học.
-Hoc sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn luyện thể lực thường xuyên.
-Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể lực, giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn luyện thể lực.
-Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp luyện tập mới cũng như sáng tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh luyện tập.
- Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc luyện tập và rèn luyện một cách hợp lí không quá nặng về một phần nào đó.
-Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một cách công bằng, hợp lí như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của học sinh.
III.2 Một số kiến nghị
-Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ hôc trợ tập luyện.
-Mở các lớp chuyên đề bộ môn để giáo viên đi dự nâng cao chuyên môn.
-Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương pháp tập luyện giữa các giáo viên.
Quang Sơn, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Người viết
GV: Lưu Văn Dũng.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ MỤC LỤC
IV.1 Tài liệu tham khảo
1.Phạm Ngọc Viễn- Lê Văn Xem- Nguyễn Thanh Nữ :Tâm lý GDTDTT –NXBTDTT Hà Nội 1991
2.Sinh lý TDTT- PGS Lưu Quang Hiệp- Phạm Thị Uyên NXBGD 1995
3.Lý luận và phương pháp TDTT –Chủ biên Nguyễn Toán- Phạm Danh Tốn 1995.
4.Trò chơi vân động vui chơi giải trí- Phạm Vĩnh Thông –Hoàng Mạnh Cường –Phạm Mạnh Tùng NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1999
5.Sinh lý học lứa tuổi trong hoạt động TDTT –Tập thể các tác giả -NXBGDH Hà Nội 1983
6.Tâm lý các lúa tuổi – Dịch Nguyễn Chu-NXGD Hà Nội 1983
7.Sách giáo khoa điền kinh- TS Nguyễn Đại Dương.
8.100 trò chơi khỏe –Phạm Tiến Bình NXBTDTT Hà Nội 1985
9.Giáo trình điền kinh – Nguyễn Kim –Nhà XBĐHSP
10.Giáo trình thể dục – Trương Anh Tuấn –Nhà xuất bản ĐHSP
IV.Mục lục
Phần I : Mở đầu
I.1 Lý do chọn đề tài
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiên
I.2 Mục đích nghiên cứu
I.3 Thời gian địa điểm
I.4 Đóng góp về mặt thực tiễn
Phần II: Nội dung
II>.1 Chương 1
II.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
II>2 Chương 2: Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Nội dung nghiên cứu
II.3 Chương 3;Phương pháp nghiên cứu , kết quả nghien cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
3.2 Vaì nét về địa bàn nghiên cứu
3.3 Thực trạng
3.4 Đánh giá thực trạng
3.5 Đề xuất biện pháp
3.6 Khảo nghiệm tính khả thi
Phần III: kết luận và kiến nghị
1.Kết luận chung
2.Một số kiến nghi
Nhận xét và đánh giá của nhà trường
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nhận xét và đánh giá của PGD & ĐT
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc