Như chúng ta đ biết, từ năm học 2006 – 2007 việc dạy phân ban đ đươc áp dụng rộng ri. Sự thay đổi về chương trình cũng như về phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên ngày càng phải có sự đổi mới trong phương pháp và cả cách soạn giảng, để làm thế nào phát huy tính tích cực của học sinh, giúp cho các em trở nên hứng thú với môn Ngữ Văn (đặc biệt là phần Làm văn ). Nếu như trong chương trình Làm văn cũ, sgk biên soạn chủ yếu những kiến thức về văn nghị luận (NL văn học và NL xã hội) thì trong chương trình phân ban lại chú ý nhiều hơn đến các loại văn khác như văn tự sự, văn thuyết minh. Nhiệm vụ của Làm văn 10 chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Vì vậy giáo viên cần chú ý đến mặt rèn luyện kĩ năng cho học sinh ở những giờ Làm văn.
Trước đây, khi giảng dạy phân môn Làm văn giáo viên và ngay cả học sinh đều cảm thấy nặng nề, lúng túng vì giờ Làm văn thường quá nặng về lí thuyết mà ít chú ý đến thực hành. Học nhiều tiết Làm văn nhưng học sinh vẫn lúng túng không viết đuợc những văn bản đúng quy cách, đúng yêu cầu. Cách dạy thiên về lí thuyết đã đưa đến lối học thụ động ở học sinh . Và do đó giờ Làm văn chưa đem lại cho hoc sinh những kĩ năng cần thiết để có thể ứng dụng vào bài làm hay vào cuộc sống. Giờ học Làm văn ít có tác dụng thiết thực đúng như tính chất vốn có và cần có của nó. Và bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khác luôn quan tâm đến một điều là làm thế nào để một giờ học Làm văn trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, giúp các em chủ động tham gia vào việc luyện tập và sau giờ học có thể ứng dụng ngay kiến thức đã học vào bài làm hay vào cuộc sống.
Hiện nay, phần lớn các trường đều đã được trang bị những thiết bị dạy học (như các tranh, ảnh, băng hình .), các phương tiện hỗ trợ (như máy vi tính, máy chiếu, phông màn.) . Hầu hết các bộ môn đều có thể sử dụng các phương tiện này để dạy học. Còn đối với môn Ngữ văn thì phần Làm văn và Tiếng Việt là có thể ứng dụng rất tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy . Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học cần phải phù hợp, đảm bảo được đặc trưng của bài học. Và với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được triển khai khá đồng bộ (từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến kiểm tra, đánh giá) thì việc sử dụng thiết bị dạy học trong bộ môn Ngữ văn bước đầu đã có chuyển biến tích cực
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giảng dạy tiết làm văn theo phương pháp mới ở bậc THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
GIẢNG DẠY TIẾT LÀM VĂN THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI Ở BẬC THPT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết, từ năm học 2006 – 2007 việc dạy phân ban đã đươc áp dụng rộng rãi. Sự thay đổi về chương trình cũng như về phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên ngày càng phải có sự đổi mới trong phương pháp và cả cách soạn giảng, để làm thế nào phát huy tính tích cực của học sinh, giúp cho các em trở nên hứng thú với môn Ngữ Văn (đặc biệt là phần Làm văn ). Nếu như trong chương trình Làm văn cũ, sgk biên soạn chủ yếu những kiến thức về văn nghị luận (NL văn học và NL xã hội) thì trong chương trình phân ban lại chú ý nhiều hơn đến các loại văn khác như văn tự sự, văn thuyết minh... Nhiệm vụ của Làm văn 10 chủ yếu là ôn tập, hệ thống hóa và nâng cao thêm các kiến thức và kĩ năng của học sinh. Vì vậy giáo viên cần chú ý đến mặt rèn luyện kĩ năng cho học sinh ở những giờ Làm văn.
Trước đây, khi giảng dạy phân môn Làm văn giáo viên và ngay cả học sinh đều cảm thấy nặng nề, lúng túng vì giờ Làm văn thường quá nặng về lí thuyết mà ít chú ý đến thực hành. Học nhiều tiết Làm văn nhưng học sinh vẫn lúng túng không viết đuợc những văn bản đúng quy cách, đúng yêu cầu. Cách dạy thiên về lí thuyết đã đưa đến lối học thụ động ở học sinh . Và do đó giờ Làm văn chưa đem lại cho hoc sinh những kĩ năng cần thiết để có thể ứng dụng vào bài làm hay vào cuộc sống. Giờ học Làm văn ít có tác dụng thiết thực đúng như tính chất vốn có và cần có của nó. Và bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khác luôn quan tâm đến một điều là làm thế nào để một giờ học Làm văn trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, giúp các em chủ động tham gia vào việc luyện tập và sau giờ học có thể ứng dụng ngay kiến thức đã học vào bài làm hay vào cuộc sống.
Hiện nay, phần lớn các trường đều đã được trang bị những thiết bị dạy học (như các tranh, ảnh, băng hình ...), các phương tiện hỗ trợ (như máy vi tính, máy chiếu, phông màn...) . Hầu hết các bộ môn đều có thể sử dụng các phương tiện này để dạy học. Còn đối với môn Ngữ văn thì phần Làm văn và Tiếng Việt là có thể ứng dụng rất tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy . Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học cần phải phù hợp, đảm bảo được đặc trưng của bài học. Và với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được triển khai khá đồng bộ (từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến kiểm tra, đánh giá) thì việc sử dụng thiết bị dạy học trong bộ môn Ngữ văn bước đầu đã có chuyển biến tích cực
Trong nhiều trường học hiện nay giáo viên đã có ý thức sử dụng các công nghệ thông tin để hỗ trợ cho bài dạy của mình. Nhưng thực tế muốn ứng dụng các công nghệ thông tin vào giảng dạy cần có cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị và phải có tri thức để sử dụng và khai thác các công nghệ thông tin đó. Các giáo viên và ngay cả bản thân tôi đều vấp phải các khó khăn khi muốn thực hiện một tiết giáo án điện tử, vì thực ra chưa có một lớp học đào tạo bài bản việc soạn giảng trên máy mà bản thân các giáo viên phải tự mày mò, hoặc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài “Giảng dạy một tiết Làm văn theo phương pháp mới ở bậc THPT” bằng giáo án điện tử với mong muốn mang lại cho học sinh một tiết học mà chính các em sẽ làm chủ kiến thức và tạo một bầu không khí học tập sôi nổi, hứng thú; và cũng là để chia sẻ phần nào những kinh nghiệm khi soạn giảng và dạy một tiết thực hành Làm văn bằng máy tính.
B. NỘI DUNG :
I. Thuận lợi – khĩ khăn – hướng khắc phục:
1. Thuận lợi :
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, học sinh đã được làm quen với kiểu bài tĩm tắt văn bản tự sự; và những văn bản mà giáo viên yêu cầu hoc sinh tìm hiểu trước là những tác phẩm đã được học trong phần Đọc văn .
- Phương pháp thảo luận, hoạt động nhóm đã được học sinh thực hiện khá tốt ngay từ cấp học THCS.
- Nếu soạn giảng kĩ, khoa học thì khi dạy cơng việc của giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn do khơng phải ghi bảng (trên bảng chỉ lưu lại sườn bài), cịn học sinh sẽ hứng thú hơn .
- Được sự quan tâm giúp đỡ, khuyến khích của nhà trường và tổ chuyên mơn.
- Trường cĩ cơ sở vật chất tốt, tạo điều kiện cho giáo viên được soạn giảng trên máy và sử dụng các thiết bị hỗ trợ.
2. Khĩ khăn :
- Muốn dạy một tiết giáo án điện tử, giáo viên cần phải cĩ sự đầu tư về thời gian và sức lực, phải cĩ sự tìm hiểu kiến thức về cách soạn, giảng bằng máy.
- Khi hoạt động nhĩm, nếu giáo viên khơng bao quát lớp tốt thì sẽ cĩ tình trạng một số học sinh chây lười, ỷ lại.
- Dung lượng bài khá dài và phần kiến thức lại liên thông giữa các cấp, các bài. Nếu học sinh không chuẩn bị tốt và giáo viên không nắm được phần kiến thức liên thông thì phần bài học sẽ không tạo tính liên tục, không phát huy được tính tích cực của học sinh.
3. Hướng khắc phục:
- Giáo viên tự cập nhật về kiến thức tin học, tham khảo cách soạn một tiết giáo án điện tử, nắm được các phương pháp dạy học mới.
- Để đảm bảo thời gian, học sinh phải có sự chuẩn bị kĩ ở nhà; Về phía giáo viên phải nắm được phần kiến thức các em đã học để củng cố, tránh giảng lặp lại, phải xây dựng một bố cục bài hợp lí, nội dung trình chiếu phải ngắn gọn để học sinh dễ dàng ghi chép.
- Hiểu được tâm lí và khả năng của học sinh và có sự bao quát lớp tốt để thúc đẩy các nhóm hoạt động tốt hơn.
II. Thiết kế giáo án:
Chuẩn bị :
* Trước hết giáo viên cần phải xem lại những kiến thức về tĩm tắt văn bản tự sự mà các em đã được học ở lớp 8 - tập 1, nhằm tạo nên một sự thống nhất và liên thơng giữa các cấp học;
* Sau đĩ tiến hành việc soạn giáo án trên máy: sử dụng chương trình PowerPoint. Bài giảng được soạn và chia thành từng Slide, tạo hiệu ứng ..., giáo viên sẽ lần lượt tiến hành bài học theo các bước và trình chiếu nội dung sau khi học sinh đã đưa ra được câu trả lời
2. Giáo án thể nghiệm :
BÀI DẠY : TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt
- Học sinh một mặt củng cố lại những kiến thức đã học về tóm tắt văn bản tự sự, mặt khác nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Có kĩ năng tóm tắt những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa phải, biết cách viết đoạn văn, bài văn tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt, rèn luyện cách phát biểu bằng văn nói.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên: soạn giáo án điện tử, sử dụng sgv, tham khảo Sgk lớp 8 tập 1.
Học sinh: đọc bài và chuẩn bị bài trước ở nhà, đọc lại trước những tác phẩm theo yêu cầu của gv (Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ; Tấm Cám), chuẩn bị bảng phụ.
Phân bố thời gian : + Ổn định lớp và KT bài cũ : 3 phút.
+ Dạy bài mớiù : 40 phút.
+ Củng cố và dặn dò : 2 phút.
- Phương pháp: đọc sáng tạo, tái hiện kiến thức, thảo luận, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình dạy học :
Bước 1 : Ổn định lớp.
Bước 2 : Kiểm tra bài cũ : Học sinh nêu những nội dung thường gặp trong đoạn văn tự sự và trình bày cách viết đoạn văn tự sự ?
Bước 3 : Dạy bài mới:
Hoạt động thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Gv gợi mở cho hs ôn lại những kiến thức đã học :
- Hãy kể tên một số những văn bản tự sự đã học ?
- Trình bày lại khái niệm thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? ( Ở THCS các em được học về tóm tắt văn bản tự sự dựa vào cốt truyện).
- Trong văn bản VH, nhân vật là gì ?
- Nhân vật VH thường có những đặc điểm gì ?
- Có thể chia thành những loại nhân vật nào ?
( những kiến thức này sau khi hs trao đổi và trả lời, gv cho trình chiếu nội dung lên màn hình).
* Chuyển ý :
( Gv lần lượt trình chiếu nội dung sau khi hs trả lời).
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính ?
- Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính nhằm mục đích gì ?
- Khi TT văn bản tự sự cần đáp ứng những yêu cầu gì ?
- Hs đọc phần ghi nhớ 1.
* Chuyển ý :
- Hs đọc Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. (Đã chuẩn bị trước ở nhà).
- Trong truyện, hãy xác định nhân vật chính ? (dựa vào diễn biến của truyện, vai trò và hoạt động của từng nhân vật để tạo nên chủ đề tp ).
Hs sử dụng lại sơ đồ đã thực hiện ở bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”.
- Chia lớp làm 4 nhóm và định hướng thảo luận theo các nội dung : ( 3 phút )
+ Nhóm 1 – 2 : Nêu lai lịch, hành động, lời nói của nhân vật An Dương Vương.
+ Nhóm 3 – 4 : Nêu lai lịch, hành động, lời nói của nhân vật Mị Châu.
- Từng nhóm thảo luận, viết lên bảng phụ. Các nhóm tự nhận xét chéo nhau, bổ sung ; Giáo viên đánh giá và trình chiếu nội dung chuẩn.
* Chuyển ý :
- Cho hs hoạt động theo nhóm: (5 phút)
+ Nhóm 1 – 2 : Viết văn bản tóm tắt theo nhân vật ADV.
+ Nhóm 3 – 4 : Viết văn bản tóm tắt theo nhân vật MC.
- Các nhóm lần lượt đọc văn bản TT của nhóm mình, và nhận xét theo định hướùng : đã đúng diễn biến chưa ? Có bám sát theo nhân vật chính ? Giữa các câu có sự liên kết chưa ?
- Gv nhận xét và trình chiếu văn bản tóm tắt mẫu .
- Từ công việc đã làm, hãy xác định các bước TT văn bản tự sự theo nhân vật chính ?
- Hãy vẽ sơ đồ các bước tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính ?
- Hs đọc phần ghi nhớ 2 .
( Hs chép lại phần ghi nhớ)
( Hướng dẫn để hs về nhà làm )
- Hs xác định phần TT văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
- Mục đích TT ở 2 văn bản có gì khác nhau ?
- Cách TT ở bản 1 và 2 khác nhau như thế nào ?
* Tóm tắt văn bản tự sự:
Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
* Nhân vật trong tác phẩm văn học là hình tượng : + Con người
+ Loài vật
+ Cỏ cây...
* Nhân vật thường có:
+ Tên tuổi, lai lịch
+ Hành động, lời nói
+ Suy nghĩ, tình cảm
+ Mối quan hệ với nhân vật khác...
* Có nhân vật chính và nhân vật phụ
I . Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
1. Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính:
Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.
2. Mục đích, yêu cầu:
* Mục đích: giúp nắm vững tính cách và số phận của nhân vật, góp phần tìm hiểu và đáng giá tác phẩm.
* Yêu cầu:
- Bản tóm tắt cần đáp ứng yêu cầu chung của một văn bản.
- Tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
- Nêu được đặêc điểm và sự việc xảy ra với nhân vật chính.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính :
1. Tìm hiểu ngữ liệu :
* Đọc văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
* Xác định nhân vật chính:
+ An Dương Vương.
+ Mị Châu.
+ Trọng Thủy.
* Xác định quan hệ và các sự kiện liên quan đến nhân vật ADV , Mị Châu.
- Sơ đồ mối quan hệ của các nhân vật:
- Các sự kiện và hành động của n/v : Nhân vật An Dương Vương:
+ Là vua nước Âu Lạc.
+ Xây thành, nhưng thành cứ bị sạt lở.
+ Được Rùa vàng giúp đỡ, xây thành chế nỏ.
+ Đánh bại Triệu Đà.
+ Gả con gái cho Trọng Thủy.
+ Bị mất lẫy nỏ thần.
+ Triệu Đà xâm lược, An Dương Vương thua trận,cùng con gái chạy về phương Nam.
+ Được Rùa vàng nói rõ nguồn cơn, An Dương Vương chém Mị Châu, cùng Rùa vàng xuống biển.
Nhân Vật Mị Châu:
+ Là con gái vua An Dương Vương.
+ Được gả cho Trọng Thủy.
+ Vì cả tin, cho Trọng Thủy xem nỏ thần và đã bị Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ.
+ Khi Triệu Đà xâm lược, cùng vua cha chạy trốn, rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng.
+ Rùa vàng chỉ ra Mị Châu là giặc.
+ Trước khi bị vua cha chém, nàng khấn: nếu không có lòng làm phản, máu sẽ hóa thành châu ngọc.
2. Viết thành văn bản tóm tắt :
3. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính :
Sơ đồ các bước tóm tắt văn bản tự sư
Viết thành văn bản tóm tắt
Xác định nhân vật chính
và mối quan hệ của các nhân vật chính
Đoc văn bản
Chọn lựa các sự việc tiêu biểu
* GHI NHỚ :
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
* Mục đích tóm tắt:
Bản 1: tóm tắt toàn bộ câu chuyện, giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản,
Bản 2: tóm tắt câu chuyện dùng làm dẫn chứng để làm sáng tỏ một ý kiến.
* Cách tóm tắt
Bản 1: tóm tắt đầy đủ câu chuyện theo diễn biến cốt truyện.
Bản 2: tóm tắt cô đọng, ngắn gọn, chỉ chọn lựa một số sự việc, chi tiết tiêu biểu.
Bài tập 2 & 3 :( Bài tập về nhà) Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật Trọng Thủy và Tấm.
Bước 4 : Củng cố : Qua bài học em anh / chị có rút ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính ?
Bước 5 : Dặn dò : Học bài và làm bài tập.
Soạn bài Đọïc văn : “ Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
III. Kết quả đạt được:
* Qua việc áp dụng một số phương pháp mới và sử dụng thiết bị dạy học (phòng đa năng, máy vi tính, máy chiếu) vào bài học này, tôi nhận thấy đã tạo được một không khí học tập sôi nổi, các em tích cực phát biểu xây dựng bài, chủ động trong hoạt động nhóm, rèn luyện được cách diễn đạt trước tập thể. Đồng thời các em cũng có thể nắm vững hơn về phần kiến thức đọc văn qua những truyện đã chọn để tóm tắt.
* Chất lượng chuyên môn : (Năm học 2006 – 2007)
Tổng số hs
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
C. KẾT LUẬN :
Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi về việc “ giảng dạy một tiết Làm văn theo phương pháp mới ở bậc THPT ” mà bản thân tôi đã thực nghiệm. Là năm đầu tiên thực hiện giảng dạy phân ban theo chương trình của Bộ GD & ĐT, mặc dù thực tế chưa nhiều nhưng tôi thiết nghĩ việc thay đổi phương pháp soạn giảng, vận dụng các phương tiện hỗ trợ, chú ý nhiều đến vai trò tích cực của học sinh... sẽ giúp cho công việc giảng dạy của giáo viên trở nên thiết thực hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN Rạch Sỏi, ngày 10 tháng 5 năm 2007
Người viết
Bùi Thị Thu Trang
File đính kèm:
- SKKN.doc