A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Trải qua 18 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI (1986), đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi nhanh chóng, sâu rộng đến các thang bậc giá trị xã hội, nó bổ sung, nâng cao những giá trị tốt đẹp cho đời sống con người, làm cho đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng phong phú, văn minh hơn.
Song song với những mặt tích cực đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức của con người, đến những giá trị đạo đức của dân tộc, đặc biệt là sự tha hoá đạo đức của các tầng lớp trong xã hội nói chung, của cán bộ công chức (CBCC) nói riêng. Một bộ phận không nhỏ trong tầng lớp cán bộ công chức đã vì nhu cầu lợi ích trước mắt, vì lợi ích đồng tiền đã đánh mất đi những phẩm chất, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số cán bộ công chức còn chạy theo xu hướng thực dụng, buông lỏng, cẩu thả trong cuộc sống, trong quan hệ gia đình, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, tiếp khách linh đình tồn tại như một thách thức trong đời sống xã hội. Đây là một nguy cơ không nhỏ ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau chống phá chế độ ta. Tầng lớp cán bộ công chức là một đối tượng quan trọng mà chúng nhằm vào để kích động, lối kéo, tuyên truyền những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách, gây mất lòng tin của họ đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Chính vì vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho tầng lớp cán bộ công chức là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
14 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu.
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Trải qua 18 năm thực hiện nghị quyết Đại hội VI (1986), đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi nhanh chóng, sâu rộng đến các thang bậc giá trị xã hội, nó bổ sung, nâng cao những giá trị tốt đẹp cho đời sống con người, làm cho đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng phong phú, văn minh hơn.
Song song với những mặt tích cực đã đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng tác động tiêu cực đến đời sống đạo đức của con người, đến những giá trị đạo đức của dân tộc, đặc biệt là sự tha hoá đạo đức của các tầng lớp trong xã hội nói chung, của cán bộ công chức (CBCC) nói riêng. Một bộ phận không nhỏ trong tầng lớp cán bộ công chức đã vì nhu cầu lợi ích trước mắt, vì lợi ích đồng tiền đã đánh mất đi những phẩm chất, những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một số cán bộ công chức còn chạy theo xu hướng thực dụng, buông lỏng, cẩu thả trong cuộc sống, trong quan hệ gia đình, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, tiếp khách linh đình tồn tại như một thách thức trong đời sống xã hội. Đây là một nguy cơ không nhỏ ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang cấu kết với nhau chống phá chế độ ta. Tầng lớp cán bộ công chức là một đối tượng quan trọng mà chúng nhằm vào để kích động, lối kéo, tuyên truyền những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách, gây mất lòng tin của họ đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Chính vì vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho tầng lớp cán bộ công chức là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
II. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài:
Bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp đề tài làm rõ được giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay.
III. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Sau một thời gian nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp: Thu thập tài liệu, đọc tài liệu và vận dụng các phương pháp duy vật trong quá trình phân tích và nghiên cứu. Xuất phát từ phép biện chứng duy vật để thấy rõ được giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay.
B. nội dung
I. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vai trò của nó trong đời sống tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
* Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, của cả loài người tiến bộ đang đấu tranh cho hạnh phúc của con người. Cái cốt lõi tinh hoa trong đạo đức Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, là lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Nó là sự kết tinh truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin, biểu hiện ở tình yêu thương sâu sắc, bao la rộng lớn đối với con người, sự trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, với nhân dân và lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, sự hài hoà giữa lối sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, với đức tính khiêm tốn, giản dị và là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đạo đức.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất ở cuộc đời hoạt động cách mạng, cống hiến cho đất nước, vì độc lập cho dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (7. trang 161)
Đạo đức Hồ Chí Minh là lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, với nhân dân và lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, luôn trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh cho nên nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng chính là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức dâm tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại và những tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước hết, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở tiếp thu, phát triển, kế thừa truyền thống đạo đức dân tộc. Đó là một chủ nghĩa nhân văn kết tụ từ ngàn đời của quá trình sinh sống giữ nước và dựng nước của cả một cộng đồng người từng gắn bó máu thịt với nhau từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ kia, cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ của lịch sử để tồn tại và phát triển.
Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam là truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng, rèn luyện trọn đời để nên người, dựng làng và giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức này mà hình thành đặc trưng bản chất mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, đó là lòng yêu nước và lòng nhân ái. Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước, truyền thống Việt Nam. Người luôn phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Người nói: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước ai cũng có một lòng nồng nàn yêu nước” (9, tr 366, 367)
Thứ hai, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, phát triển và kế thừa tinh hoa đạo đức của nhân loại và trên cơ sở tiếp thu một cách sáng tạo tư tưởng đạo đức Phương Đông, Phương Tây. Người viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm củ nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả, Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” (10, tr.91)
Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng đạo đức Phương Đông đó là tư tưởng Nho giáo, Phật giáo. Tiếp thu tư tưởng của Khổng Tử: “Đức là cái gốc, của là ngọn, Hồ Chí Minh nói: “Đức là gốc”, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Hồ Chí Minh nói đến các đức tính cần thiết để trở thành con người đó là “Cần, kiệm, liêm chính”. Tư tưởng này xuất phát từ những khái niệm của Khổng Giáo. Đạo Khổng đề cao: “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” và Hồ Chí Minh cũng đưa ra 5 tiêu chuẩn của người cách mạng “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”. Hồ Chí Minh tiếp thu đạo đức Phương Tây qua quá trình tìm đường cứu nước. Tất cả những giá trị đạo đức nhân văn mà Người tiếp cận qua quá trình sống và hoạt động ở Phương Tây đã trở thành một trong những vũ khí tư tưởng quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho mục tiêu chung của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng là độc lập tự do hạnh phúc. Đặc biệt, một nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Hồ Chí Minh tiếp thu ở Chủ nghĩa Mác phương pháp làm việc biện chứng, con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi sự áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác ở phương pháp nhận thức thế giới, phương pháp hoạt động cách mạng, đặc biệt là phương pháp tu dưỡng đạo đức. Từ đó giúp Người có những quan điểm và hành vi đúng đắn trong việc kế thừa và phát huy giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời giúp Người tránh được thái độ hư vô chủ nghĩa, biết gạt bỏ những yếu tố tiêu cực của quá khứ.
Đồng thời tinh thần ấy đã giúp Hồ Chí Minh xây dựng tư tưởng đạo đức mới với những phẩm chất đạo đức cần phải có ở nhân dân Việt Nam, trước những biến động của lịch sử vẫn giữ vững bản lĩnh, vượt qua khó khăn để giành thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu lên tấm gương đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Người luôn luôn giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng cho mọi người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Người coi đạo đức là nền tảng, là sức mạnh của người cách mạng.
Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá. Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mạng Số đông đảng viên, đoàn viên và cán bộ ta làm đúng như thế. Nhưng cũng có một số làm không đúng, họ để chủ nghĩa cá nhân chớm nở, họ yêu cầu hưởng thụ, yêu cầu nghỉ ngơi, họ muốn lựa chọn công tác theo ý thích của cá nhân mình, không muốn làm công tác mà đoàn thể giao cho họ. Họ muốn địa vị cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng (Hồ Chí Minh toàn tập – Tập 8, trang 237, 240).
Hồ Chí Minh đòi hỏi những phẩm chất đạo đức của con những cần có những nội dung sau:
Trung với nước, hiếu với dân. Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác. Theo Người, trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nước ở đây là nước của dân và dân là chủ nhân của đất nước. Trong xây dựng đất nước theo con đường XHCN, toàn Đảng, toàn dân phải ra sức, nỗ lực cống hiến sức mình để xây dựng đất nước, trong đó Hồ Chí Minh rất chú ý đến cán bộ, đảng viên. Theo Người, đối với cán bộ, đảng viên điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, là trung với nước, hiếu với dân, phải “tận trung tận hiếu” thì mới đưa đất nước ngày càng đi lên, mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Hồ Chí Minh có một tình yêu thương sâu sắc bao la đối với con người. Đây là điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chí Minh. Đó không phải là lòng thương người siêu giai cấp, trừu tượng mà tình thương yêu giai cấp đối với công nhân, tình thương yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ. Được sống gần gũi với Bác, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông quá
Ôm cả non sống mọi kiếp người”
Tình yêu thương người ở Hồ Chí Minh luôn thường trực trong suy nghĩ, hành động của Người. Trong di chúc, Người đã căn dặn các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu nhiều gian khổ, bị chế độ phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân” (1, tr 48 – 49)
Một nội dung cơ bản nữa của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn những nét tốt đẹp nhất, tích cực nhất, đồng thời loại bỏ những gì lạc hậu, không phù hợp và đưa vào những nội dung mới nhằm giáo dục cán bộ và nhân dân.
Người chỉ rõ: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần kiệm, liêm chính nhưng không bao giờ làm mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện, làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân” (8, tr 321). Người chỉ rõ cần, kiệm, liêm, chính là một phẩm chất đạo đức, không những làm cho con người hoàn thiện nhân cách của mình mà còn làm cho dân tộc ngày càng văn minh.
Cuộc đời của Người là tấm gương sáng về đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Người không bao giờ giành và cũng không muốn ai giành cho mình một đặc quyền đặc lợi riêng. Người muốn sống như mọi người, san sẻ với mọi người tất cả những niềm vui và nỗi buồn. “Hồ Chí Minh không có cái gì riêng; cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân, là sự lo lắng hàng ngày của Người, gia đình của Người là đại gia đình Việt Nam”.
Ngoài tình thương yêu giành cho dân cho nước, Người còn quan tâm và phấn đấu vì hạnh phúc của nhân loại, vì những người cùng khổ. Tinh thần quốc tế trong sáng là một nội dung, một phẩm chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đó chính là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Người nêu lên thành một mệnh đề “Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Tinh thần quốc tế trong sáng là yêu cầu đạo đức vượt qua khuôn khổ quốc gia. Đối với nước ta, tinh thần của chúng ta trong quan hệ với nước lớn là phải tự tôn dân tộc, tự hào về quá khứ tốt đẹp về truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam; trong quan hệ với nước nhỏ, chúng ta đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng quyền tự quyết của họ.
Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tinh thần quốc tế trong sáng cho mọi người noi theo. “Cuộc đời hoạt động và sự nghiệp vĩ đại của Người là tấm gương cao đẹp trong sáng về một quan niệm nhân sinh về thế giới, kết tinh những tư tưởng, tình cảm, những ước mơ lớn của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó sâu sắc với dân tộc mình, đồng thời Người cũng đã giành nhiều tình cảm thắm thiết cho mọi dân tộc trên thế giới” (2, tr 132)
* Vai trò tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của nhân dân hiện nay.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo ra nét đặc thù về bản chất trong con người Việt Nam. Trước hết bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, nó không phải có sẵn, bất biến mà được hình thành thông qua các mối quan hệ xã hội, thông qua giáo dục. Hồ Chí Minh cho rằng: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nên bản chất con người, cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người luôn luôn nêu lên một tấm gương sáng ngời về mặt đạo đức cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân noi theo. Người coi đạo đức là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng để nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho mọi người.
Những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hình thành từ thời xa xưa trong quá trình con người đoàn kết với nhau đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống bình yên. Truyền thống đó đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước và đồng thời chính bản thân Người là một tấm gương sáng thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Chính tấm gương đạo đức ở Người cùng với quá trình Người quan tâm giáo dục rèn luyện cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam thực hành đạo đức cách mạng đã góp phần to lớn trong việc giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh đã ăn sâu vào trong tâm thức mỗi con người Việt Nam, đã hình thành nên bản chất con người Việt Nam, nó giúp cho con người Việt Nam phân định phải, trái, tốt, xấu góp phần xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là hạt nhân hợp lý để kích thích truyền thống bản lĩnh của dân tộc Việt Nam, là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển đất nước theo xu hướng mới của thời đại, đó là xu hướng hội nhập quốc tế mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam, tính tự quyết của dân tộc đối với vận mệnh của đất nước.
Như vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo ra nét đặc thù về bản chất trong con người Việt Nam. Để giữ được nét đặc thù đó cho mọi thế hệ, đòi hỏi phải có hình tứhc, phương pháp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả nhất.
* Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với cán bộ công chức hiện nay.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo đức tốt đẹp, truyền thống đó không ngừng được làm giàu thêm bởi các thế hệ kế tiếp, nhờ có sự giáo dục đúng đắn, có sức thuyết phục bằng lý luận và những tấm gương mẫu mực của cha ông và sự khôn ngoan, biết vâng lời của thế hệ trẻ mà những giá trị đạo đức của dân tộc không ngừng được phát huy, nâng lên một tầm cao mới. Đặc biệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là những chuẩn mực đạo đức của xã hội Việt Nam được kết tinh trong đó.
Qua quá trình được giáo dục, rèn luyện trong ghế nhà trường về lối sống đạo đức cách mạng cũng như qua quá trình rèn luyện mình trong công tác mỗi CBCC đều đã thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Mỗi một cán bộ công chức đều xác định ý thức tráchh nhiệm của mình trong công tác xây dựng, đổi mới đất nước. Chính vì thế, hầu hết cán bộ công chức đều đã nỗ lực phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, hoàn thành tốt chuyên môn nghiệp vụ được giao, không ngừng học tập để trau dồi kiến thức để phục vụ công tác. Số cán bộ công chức trước đây đi học thì nay đã cố gắng tiết kiệm thời gian, vừa làm việc vừa tham gia các lớp đào tạo dài và ngắn hạn để nâng cao chuyên môn phục vụ công tác và bắt kịp với tốc độ phát triển tri thức của thời đại. Ngoài ra thông qua các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên. Cán bộ công chức đã hăng hái tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa gây quỹ từ thiện để ủng hộ đồng bào lũ lụt thiên tai, ủng hộ trẻ em nghèo khuyết tật, ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam, hưởng ứng phong trào vì người nghèo “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó chính là những truyền thống đạo đức quý báu được hun đúc từ đời này sang đời khác và cũng là tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Cũng chính trên cơ sở nhận thức được trách nhiệm, vị trí của mình mà mỗi cán bộ công chức đã có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước theo con đường XHCN.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tác động lớn đến đời sống xã hội nói chung và tầng lớp cán bộ công chức nói riêng. Nhận thức của họ đối với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng cao và đã trở thành bản chất, ăn sâu vào nếp nghĩ, hành động, việc làm của mỗi người .
* ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức.
Trong những năm gần đây thực hiện nghị quyết Đại hội VI, chúng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước Việt Nam XHCN lớn mạnh trên thế giới như điều Bác Hồ hằng mong muốn.
Nền kinh tế thị trường áp dụng vào nước ta đã nhanh chóng phát huy tác dụng tạo ra động lực cho ngành kinh tế phát triển. Nhờ yếu tố tích cực của cơ chế thị trường mà trong thời gian qua, nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, đời sống chính trị xã hội đã đi vào ổn định, bộ mặt đất nước đã hoàn toàn thay đổi. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi nhanh chóng, sâu rộng đến các bậc thang giá trị xã hội, nó bổ sung, nâng cao những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của con người, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng phong phú văn minh hơn. Tuy nhiên một số giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng bị phai mờ. Nền kinh tế thị trường tác động trong lĩnh vực kinh tế, đó là chạy theo lợi nhuận tối đa, con người luôn tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi thủ đoạn để đạt được lợi ích cao nhất cho mình, cho nên con người luôn chỉ biết chạy theo đồng tiền, xem tiền là tất cả, có tiền thì có mọi thứ. Điều này đã dẫn đến những lệch lạc trong đời sống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nó là nguồn gốc sinh ra các tệ nạn xã hội. Kinh tế thị trường đã làm cho sự phân hoá giữa giàu và nghèo một cách sâu sắc, sự chênh lệch về mức sống và khả năng thu nhập của mỗi người đã gây nên những bất công, xung đột xã hội một cách sâu sắc.
Một vấn nạn đang trở thành quốc nạn mà Đảng ta đã chỉ rõ là một trong bốn nguy cơ của đất nước chính là nạn tham nhũng đang tràn lan gây thiệt hại to lớn về tài sản XHCN đồng thời đánh mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng gia tăng. Loá mắt trước đồng tiền, một bộ phận không nhỏ (kể cả lãnh đạo cao cấp) thậm chí có người đang được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã sa ngã, đổ gục trước sự cám dỗ của đồng tiền, bán cả mình cho quỷ dữ.
Tệ nạn quan liêu, hạch sách nhũng nhiễu nhân dân vẫn tồn tại trong một số cơ quan đơn vị gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển của đất nước, đi ngược với lợi ích đất nước.
Những vấn đề trên vẫn đang tồn tại như một khối u nhức nhối mà Đảng, Nhà nước đang tìm mọi biện pháp từ bỏ.
Chính vì vậy việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay là một việc làm thiết thực, cấp bách để làm cho đối tượng tha hoá biến chất, mang nặng đầu óc tư hữu, chủ nghĩa cá nhân tỉnh giấc, khơi dậy đạo đức cách mạng trong mỗi con người, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn lên.
* Thực trạng việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp, truyền thống đó không ngừng được kế thừa và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, dân tộc Việt Nam có thể đứng vững trước những khó khăn thách thức của thiên nhiên, khắc nghiệt của giặc ngoại xâm từ đó vượt qua và chiến thắng tất cả để ngày càng đi lên phát triển trở thành một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và ngày càng giàu mạnh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện CNH – HĐH đất nước thì việc tập hợp, đoàn kết dân tộc Việt Nam trên tinh thần truyền thống đạo đức là hết sức cần thiết. Chính vì sự nghiệp lớn lao đó mà việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một công việc hết sức quan trọng nhằm giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng niềm tin trong tầng lớp cán bộ công chức. Công việc này trước đây rất ít được quan tâm, song những năm gần đây đặc biệt là trong năm 2003, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được triển khai sâu rộng trong cả nước nhất là tầng lớp cán bộ công chức, do vậy đã đạt được kết quả đáng kể.
Chúng ta tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng khi đang ngồi trên ghế nhà trường, qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt trong năm 2003 thông qua các cuộc thi báo cáo viên giỏi, thi tuyên truyền viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh đã dấy lên một phong trào sâu rộng trong cán bộ công chức thi đua sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Vào những ngày lễ lớn của đất nước như ngày 3/2; 26/3; 19/5; 27/7; 2/9; 20/11; 22/12 các cơ quan đơn vị đều tổ chức các hoạt động sôi nổi thiết thực góp phần hình thành nên những tình cảm tốt đẹp về truyền thống của dân tộc, về tấm gương Bác Hồ.
Những hoạt động uống nước nhớ nguồn như góp quỹ xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, quỹ tấm lòng vàng, vì người nghèo vừa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người đã có công với cách mạng, đồng thời tăng thêm ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với những người đã làm nên lịch sử hào hùng của dân tộc.
Như vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc giáo dục các giá trị truyền thống, thông qua các phong trào hoạt động bề nổi cho cán bộ công chức trong những năm qua đã phần nào nâng cao được giá trị tinh thần đạo đức của tầng lớp cán bộ công chức. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại:
- Thứ nhất, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu thông qua công tác giáo dục các giá trị truyền thống còn mang tính chung chung, chưa đi vào những nội dung cụ thể của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, trong thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội nước ta có nhiều chuyển biến theo xu hướng tích cực, nền kinh tế có nhiều tăng trưởng, chính trị xã hội ổn định tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên do xu hướng hội nhập kinh tế, sự phát triển của nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều tiêu cực hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện, tư tưởng đạo đức của mỗi cán bộ công chức. Cùng với việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại thì những tệ nạn xã hội cũng thường xuyên du nhập vào nước ta làm ảnh hưởng không nhỏ đến quan điểm, lối sống của mỗi cán bộ công chức. Mặt khác, các thế lực thù địch đang ra sức bóp méo lý luận, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để xoá mờ hình ảnh tốt đẹp về con người Hồ Chí Minh gây ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Đó là những tồn tại gây tác động xấu đến đời sống mỗi cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng cán bộ công chức tham ô, móc ngoặc, tha hoá biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản XHCN vẫn tồn tại như một thứ ung nhọt khó tẩy rửa. Với mức lương khiêm tốn như hiện nay, hiện tượng “chân ngoài dài hơn chân trong” của cán bộ công chức đang diễn ra khá phổ biến
Để khắc phục những tồn tại trên, việc giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh cho nhân dân nói chung và tầng lớp cán bộ công chức cần phải có một bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhằm đánh thức những giá trị tinh thần truyền thống sẵn có trong mỗi một con người.
II. Một số yêu cầu và giải pháp giáo dục tư tưở
File đính kèm:
- TT HCM.doc