Đề tài Giúp học sinh học tốt tiết học “ listen’’ english 8

Hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, mọi quốc gia đều xem tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai của mình ngoài tíếng mẹ đẻ, đối với nước ta tiếng Anh là một môn học phổ thông cơ bản và trong chương trình học môn tiếng Anh có tầm quan trọng nhất định . Do đó việc giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc THCS là vô cùng quan trọng, là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rõ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng : việc dạy tiếng Anh là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ va luôn tích cực tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để việc dạy và học môn tiếng Anh đạt kết quả cao . Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc dạy phần LISTEN có tầm quan trọng đặc biệt kể từ khi phương pháp nghe - nhìn được áp dụng. Thật vậy, người học không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không nghe được những gì người khác nói với mình. Trong đới sống hàng ngày mọi người thường nghe theo hai mức độ: nghe có tập trung và nghe không tập trung, nghĩa là trong khi làm việc người ta vẩn có thể nghe đồng thời nhiều loại âm thanh vang bên tai, khi lắng nghe người nghe có sự chọn lọc và tập trung sự chú ý của mình vào một nguồn âm thanh nhất định, cố gắng hiểu và ghi nhơ những gì đã và đang nghe trong khi vẫn nghe những âm thanh và tiếng ồn khác trong môi trương xung quanh. Đây chính là kĩ năng nghe cần được phát huy trong việc dạy tiếng Anh . Do đó vấn đề giúp học sinh học tốt phần LISTEN khi học môn tiếng Anh bậc THCS nói chung và môn tiếng Anh 8 nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp học sinh có kĩ năng nghe cơ bản làm nền tản phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh sau này.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giúp học sinh học tốt tiết học “ listen’’ english 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC LONG PHÚ TRƯỜNG THCS LONG ĐỨC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyên đề GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT HỌC “ LISTEN’’ ENGLISH 8. Họ và tên :VÕ THANH THẾ Đơn vị : Trường THCS Long Đức NĂM HỌC : 2006 – 2007 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Chuyên đề GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT TIẾT HỌC “ LISTEN” ENGLISH 8. I/ NHẬN ĐỊNH VẤN ĐỀ : Hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, mọi quốc gia đều xem tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai của mình ngoài tíếng mẹ đẻ, đối với nước ta tiếng Anh là một môn học phổ thông cơ bản và trong chương trình học môn tiếng Anh có tầm quan trọng nhất định . Do đó việc giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc THCS là vô cùng quan trọng, là một giáo viên giảng dạy tôi luôn nhận thức rõ động cơ thúc đẩy sự phát triển của đất nước là việc nâng cao chất lượng giáo dục theo xu hướng chung của đất nước. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng : việc dạy tiếng Anh là vấn đề không đơn giản, nó đòi hỏi người giáo viên không chỉ có chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ va luôn tích cực tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để việc dạy và học môn tiếng Anh đạt kết quả cao . Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc dạy phần LISTEN có tầm quan trọng đặc biệt kể từ khi phương pháp nghe - nhìn được áp dụng. Thật vậy, người học không thể giao tiếp bằng lời nói nếu không nghe được những gì người khác nói với mình. Trong đới sống hàng ngày mọi người thường nghe theo hai mức độ: nghe có tập trung và nghe không tập trung, nghĩa là trong khi làm việc người ta vẩn có thể nghe đồng thời nhiều loại âm thanh vang bên tai, khi lắng nghe người nghe có sự chọn lọc và tập trung sự chú ý của mình vào một nguồn âm thanh nhất định, cố gắng hiểu và ghi nhơ những gì đã và đang nghe trong khi vẫn nghe những âm thanh và tiếng ồn khác trong môi trương xung quanh. Đây chính là kĩ năng nghe cần được phát huy trong việc dạy tiếng Anh . Do đó vấn đề giúp học sinh học tốt phần LISTEN khi học môn tiếng Anh bậc THCS nói chung và môn tiếng Anh 8 nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp học sinh có kĩ năng nghe cơ bản làm nền tản phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh sau này. II/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Cấu trúc phát triển bài học môn English 8 có sự thay đổi nếu như ở các sách English 6,7 các kĩ năng ngôn ngữ như : listen, speak, read, write mới được chỉ dạy phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì bắt đầu từ sách English 8 các kĩ năng này đã bắt đầu được dạy tách biệt một cách chuyên sâu hơn qua các mục dạy đặt thù cho từng kĩ năng. Để học phần LISTEN có hiệu quả, học sinh phải được rèn luyện và thực hành nghe nhiều để làm quen với dạng nói của ngôn ngữ. Càng nghe nhiều thì học sinh càng có kinh nghiệm nhận ra âm thanh, hiểu được ý nghĩa của thông tin qua cách phát âm, trọng âm, tiết tấu và ngữ liệu của tiếng Anh. Trong thực hành giao tiếp, học sinh có thể suy đoán nghĩa của những thông tin nghe được qua những yếu tố phi ngôn ngữ như : thay đổi giọng nói, nét mặt, cử chỉ, thái độ của người nói …Trong giảng dạy việc giúp học sinh học tốt phần LISTEN thường được thực hiện qua 3 giai đoạn chính như sau : 1/.Giai đoạn trước khi nghe :( Pre- listening ). Mục đích của giai đoạn này là nhằm giúp cho học sinh tập trung sự chú ý vào chủ đề sẻ được nghe , đặc biệt là đoán trước những gì sắp được nghe . Các hoạt động trong giai đoạn này thường có liên quan đến kiến thức nền và các đơn vị kiến thức đã học. Một số hoạt động trong giai đoạn pre – listening : -Tôi giới thiệu thông tin tổng quát về đề tài sắp được nghe. -Đọc một số thông tin có liên quan đến đề tài nghe. -Cho xem tranh có liên quan đến đề tài nghe. -Tham gia thảo luận vè đề tài, tình huống của câu chuyện sắp được nghe. -Tham gia hoạt động hỏi và trả lời. -Làm bài tập nghe. Các hoạt động trên tôi cho học sinh hoạt động theo cặp và theo nhóm. Tôi còn giúp cho học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm, về từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hoá, về đất nước… thường là gợi ý một số từ mới, cấu trúc mới.. trước khi các em nghe băng. Có thể nói trong giai đoạn này làm sao cho họcsinh định dạng được nhiệm vụ cần làm trong khi nghe và sau khi nghe đối với từng loại bài tập nghe. 2/. Giai đoạn trong khi nghe : ( while – listening ). Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho hoc sinh phát triển kĩ năng nghe , tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần truyền đạt. Tôi cho hoc sinh nghe bài nghe qua băng từ 3 đến 4 lần, hai lần đầu giúp hoc sinh làm quen với bài nghe hiểu, nghe bao quát nội dung bài nghe, lần thứ ba nghe để xác định thông tin chính xác đễ hoàn thành bài tập, sau lần nghe này các em sẻ hoạt đông theo nhóm để trao đổi thông tin mà mình nghe được và sau đó trình bày đáp án trước lớp theo sự chỉ định của giáo viên theo từng nhóm, tôi tiến hành cho các em nghe lần thứ 4 để kiểm tra lại các câu trả lời và tiến hành sửa chữa, nhận xét. Tuy nhiên để từng bước rèn luyện cho hoc sinh kĩ năng nghe có hiệu quả tôi thường cho hoc sinh nghe theo từng đoạn nhỏ. Ở lần nghe thứ 2 và thứ 3 nhằm mục đích cho hoc sinh có khoảng tời gian suy đoán thông tin hoặc kiểm tra kết quả hoặc có thể cho hoc sinh nghe lại những chổ khó để khẳng định kết quả, nghe với tốc độ chậm. Tôi rất hạn chế cho hoc sinh nghe từng từ vì làm như vậy sẻ khiến các em có thói quen phải hiểu nghĩa từng từ, bên cạnh đó sau lần nghe thứ 3 tôi thường đặt vài câu hỏi trả lời yes / No để kiểm tra mức độ hiểu nội dung bài nghe của hoc sinh đồng thời kèm theo những câu động viên , khuyến khích các em tạo bầu không khí thoải mái trong khi nghe. 3/. Giai đoạn sau khi nghe :( post – listening ) Mục đích của hoạt động sau khi nghe nhằm : -Kiểm tra xem hoc sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu hay không và có hoàn thành được các hoạt động trong giai đoạn while – listening hay không ? -Tìm ra nguyên nhân làm hoc sinh không nghe được hoăc không hiểu được phần nào trong bài tập nghe . -Giúp hoc sinh có cơ hội đánh giáthái dộ và cách nói của người nói qua bài văn được nghe . Một số hoạt động trong giai đoạn này : Tôi gọi vài hoc sinh báo cáo trước lớp hoặc trong nhóm kết quả của bài tập nghe. Ví dụ : ghép từ với tranh, trả lời câu hỏi, xếp thứ tự tranh ,…các em khác nghe và cho ý kiến nhận xét, sửa chửa bài cho bạn mình. Để các em có cơ hội giao tiếp với nhau tôi thường phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra đáp án như : để hoc sinh hỏi lẩn nhau, trao đổi đáp án và chữa chéo cho nhau, hay một hoc sinh hòi trước lớp và chọn hoc sinh khác trả lời theo mức độ khó, dể của từng câu hỏi cho phù hợp với từng đối tượng hoc sinh . Để cho phần bài tập nghe thêm ý nghĩa và để phát triển khả năng nói, viết của hoc sinh tôi thường mở rộng đề tài nghe thành dạng khác như yêu cầu hoc sinh kể lại hoặc ghi lại nội dung chính của bài nghe và việc làm này tôi thường chọn các em học khá, giỏi nhằm làm cho kĩ năng nghe thêm phong phú đồng thời tạo cơ hội cho hoc sinh luyện tập những kĩ năng khác. 4/. Một số kinh nghiệm rút ra từ 3 giai đoạn dạy phần LISTEN . Những lời giới thiệu bài luyện nghe cần được nói rõ ràng, cụ thể mạch lạc và đơn giản . Trước khi nghe cần cho hoc sinh một số câu hỏi giúp hoc sinh có thể đoán trước được nội dung sắp nghe. Chất lượng mẩu nghe phải chuẩn xác và được nói với tốc độ trung bình. Cần hướng dẩn cho hoc sinh trong khi nghe không nhất thiết phải nghe từng từ mà phải nhận ra những từ / cụm từ chuyển tải ỳ nghĩa quan trọng của thông tin. Cần luyện tập cho hoc sinh khả năng đoán trước xem người nói sẻ tiếp tục nòi điều gì, hoặc đoán trước các diễn biến của bài văn, của câu chuyện… Cần tái tạo lại bài nghe trên bảng cho hoc sinh xem để kiểm tra lại mức độ nghe của mình sau mỗi bài nghe. Vì kĩ năng nghe là kĩ năng rất khó đối với đối tượng hoc sinh vùng nông thôn. 5/. Cácmẫu bài tập nghe minh hoạ . Mẫu 1 : Listen to the story then write the letter of the most suitable moral lesson.-Unit 4: OUR PAST.English 8. a/. Pre- listening: Tôi thiết lập tình huống câu chuyện nói về vợ chồng một người nông dân, một con gà của họ đẻ ra một quả trứng vàng và đặt vài câu hỏi để hoc sinh đoán trước diễn biến câu chuyện trong khi nghe : - How about the farmer and his wife when their chicken laid a gold egg? - What did his wife want ? Did they find more gold eggs ? How about the chicken at the end of the story ? Tôi giới thiệu một số từ quan trọng như : foolish, greedy, gold, amazement, laid và yêu cầu hoc sinh nghe câu chuyện để rút ra bài học đạo đức từ 4 đầu đề : a/.Don’t kill chickens. b/.Don’t be foolish and greedy. c/.Be happy with what you have d/.It’s difficult to find gold. b/. While – listening : Tôi cho hoc sinh nghe lời đọc trong băng lần 1 , rồi lần 2, nghe theo từng đoạn của câu chuyện và yêu cầu hoc sinh dự đoán bài học đạo đức qua hoạt đông nhóm sau lần nghe thứ 2. Cho các em nghe lần 3 và gọi một vài em kiểm tra dự đoán câu trả lời của các em sau khi các em trả lời các câu hỏi ở phần pre-listening. Việc gợi ý bằng các câu hỏi là hết sức cần thiết nhằm tìm hiểu diễn biến câu chuyện từ đó suy ra bài học đạo đức. Tiếp tục cho các em nghe lần 4 dể kiểm tra chính xác đầu đề mà các em đã chọn cùng đáp án tôi đưa ra : Don’t be foolish and greedy. c/. Post – listening : Sau khi tìm ra đầu đề câu chuyện tôi yêu câu các em kể lại câu chuyện qua việc nghe và đoán của các em by Vietnamese, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn câu chuyện, cuối cùng thông qua đầu đề cũng như nội dung câu chuyện để giáo dục hoc sinh . Mẫu 2: Listen to the song then fill in the missing words. Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB. English 8. a/. Pre- listening: Tôi yêu cầu các em đóng sách và cho các em nghe 1 lần lời bài hát trong băng để tạo sự thích thú. Tôi giới thiệu yêu cầu của bài nghe ( hoc sinh mở sách ) các em sẻ nghe một bài hát trong đó lời của bài hát có thiếu một số từ, các em sẻ nghe và điền các từ còn thiếu vào nội dung lời bài hát . Children of our land (1) unite Let’s sing for (2) peace Let’s sing for (3) right Let’s sing for the (4) love Between (5) north and (6) south Oh,children (7) of our land,unite, Children of the (8) world hold hands. Let’s(9) show our love from (10) place to places. Let’s shout(11) out lout,let’s make a(12) stand Oh, children of the (13) world hold hands. b/. while-listening : Để giúp các em đoán chính xác tôi cho các em đọc thầm lại lời bài hát để tìm hiểu nội dung,làm rõ một số từ :land, unite, hold hand, lout. -Cho các em vừa nghe băng vừa nhin vào lời bài hát trong sách. ( lần 1, lần 2 ) -Cho các nghe lần 3 đồng thời điền những từ còn thiếu vào lời bài hát. Có thể giúp các em bằng cách gợi mở 1 số câu hỏi nếu các em gặp khó khăn trong việc tìm từ .Ví dụ: Do we sing for right or wrong ? - Is it east or north ?south ?west ? Tiếp theo yêu cầu các em kiểm tra câu trả lời của mình với bạn bên cạnh. Gọi một vài em trình bày lời đầy đủ của bài hát. Cho các em nghe lại lần 4 đồng thời cho các em đáp án. c/. Post – listening : -Nhận xét quá trình nghe của các em. -Tập cho các em hát bài hát đã hoàn thành theo băng. Sau thời gian áp dụng các phương pháp trên kết quả cho thấy hoc sinh tiến bộ rất nhiều trong kĩ năng nghe, đồng thời khả năng giao tiếp của các em cũng được phát triển, các em dần dần hình thành cho mình một phương pháp học nghe một cách cơ bản phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy. Bảng khảo sát chất lượng kĩ năng nghe. Tổng số Hoc sinh :80 Tháng Kĩ năng nghe-English 8 Giỏi Khá Tb Yếu 9 4.8% 12% 28% 19.2% 10 8% 16% 32% 15.2% 11 12% 20% 18.4% 13.6% 12 15.2% 22.4% 16% 10.4% III/. KẾT THÚC VẤN ĐỀ : Trên đây là một số phương pháp và kĩ thuật nhằm giúp dạy tốt tiết học LISTEN mà bản thân tôi góp nhặt được trong quá trình giảng dạy bộ môn English 8 nhằm giúp cho hoc sinh cũng cố và phát triển kĩ năng nghe hiểu cùng các kĩ năng khác. Tuy nhiên điều kiện và tình trạng hoc sinh ở từng địa phương có khác nhau do đó các phương pháp và kĩ thuật trên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên tôi hy vọng sẽ nhận nhiều ý kiến dóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp giúp cho bài viết của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn English trong thời gian tới. Chào thân ái và đoàn kết. Long Đức, ngaỳ 2 tháng 12 năm 2006. Người viết Nhận xét BGH. VÕ THANH THẾ

File đính kèm:

  • docenglish.doc