Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay ,là một trong những biện pháp nâng cao chất lượg giáo dục học sinh.
Giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản gồm các kiến thức về cấu tạo chất, các định luật cơ bản,các khái niệm, các thuyết phân loại các chất và các tính chất cơ bản của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở cấp cao hơn hoặc có thể vận dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn.
11 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 14828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh lập phương trình hóa học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN
HỌC SINH LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 8
? & @
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lí do chọn đề tài:
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay ,là một trong những biện pháp nâng cao chất lượg giáo dục học sinh.
Giảng dạy bộ môn hóa học ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản gồm các kiến thức về cấu tạo chất, các định luật cơ bản,các khái niệm, các thuyết phân loại các chất và các tính chất cơ bản của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở cấp cao hơn hoặc có thể vận dụng hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn.
Để đạt được mục đích trên, lập phương trình hóa học giữ vị trí to lớn là cơ sở là nền tảng trong việc dạy và học hóa học lớp 8.
Hướng dẫnhọc sinh lập phương trình hóa học nhằm mục đích giúp các em viết đúng phương trình hóa học từ đó giải được bài toán tính theo phương trình hóa học.
Trong quá trình dạy học hóa học lớp 8 tôi đã thấy ngay khi các em đã thuộc các khái niệm, các qui tắc nhưng khi nhưng khi vận dụng viết phương trình hóa học đúng thì kết quả chưa cao.Đó là vấn đề người giáo viên chúng ta phải trăn trở suy nghĩ tìm ra cách để hướng dẫn các em lập được phương trình hóa học đúng có như thế các em mới cảm thấy hứng thú học tập không còn xa lạ đối với môn hóa học.Chính vì thế cho nên tôi đã nghiên cứu đề tài “Hướng dẫn học sinh lập phương trình hóa học ” .Giúp các em học tốt môn hóa học để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn hóa học lớp 8.
2.Đối tượng nghiên cứu:
Trong những năm dạy lớp 8 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm dạy học sinh lập phương trình hoá học .Với tham vọng giúp học sinh lớp 8 lập phương trình hoá học đúng ,nhanh và chính xác.
Nghiên cứu các kiến thức có liên quan đến nội dung :
Phản ứng hóa học
Lập phương trình hóa học.
3.Phạm vi nghiên cứu:
-Học sinh lớp 8A1 và lớp 8A2
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chủ yếu cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và các chất sản phẩm, giới hạn ở những phản ứng thông thường trong chương trình hoá học lớp 8 và đối với học sinh lớp 8A1 và 8A2 trường Thực Nghiệm GDPT Tây Ninh .
4.Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 3/11/2008 đến ngày 15/03/2009
5.Phương pháp nghiên cứu:
-Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm rút kinh nghiệm từ thực tế khi lên lớp của chính mình.
-Dự giờ các bạn đồng nghiệp.
-Tham khảo tài liệu : sách hoá học cơ bản và nâng cao của nhà xuất bản giáo dục….
II .NỘI DUNG
1 .Cơ sở lý luận
-Hướng dẫn học sinh lập phương trình hoá học là cơ sở nền tảng để các em viết đúng phương trình và chính xác để giải được các bài toán tính theo phương trình hoá học .
- Đảm bảo tính tích cực tự lực của học sinh
-Học sinh phải nắm vững kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức
- Khi lập phương trình hoá học không chỉ biểu diễn được phản ứng hoá học mà cần phải thấy rõ đó là phản ứng có thực , có xảy ra . Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy đã cho ta thấy không ít học sinh khi viết phương trình hoá học các em chỉ chú ý đế số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai bên đều bằng nhau thì biểu diễn được một phản ứng hoá học chứ không nghĩ rằng phản ứng đó có biểu diễn được hay không , có xảy ra không từ đó dẫn đến biểu diễn sai .
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn trong dạy học môn hoá học thì việc hướng dẫn cho học sinh lập phương trình hoá học đúng và nhanh là một bước rất quan trọng và cần thiết đối với giáo viên vì thế giáo viên phải xác định cho mình một phương pháp rất đơn giản dễ hiểu để học sinh áp dụng vào bài tập một cách có hiệu quả.
3. Nội dung đề tài :
-Viết đúng công thức hoá học, nhận biết các phản ứng hoá học có xảy ra không là khâu quan trọng trong quá trình lập phương trình hoá học.
-Xác định được chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.
-Nhớ lại các kí hiệu hoá học.
-Cách viết công thức hoá học của hợp chất hay đơn chất , đối với công thức hoá học của hợp chất đảm bảo đúng hoá trị.
-Qui tắc hoá trị
-Phản ứng hoá học.
-Định luật bảo toàn khối lượng.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài, đọc nhiều lần để xác định chất tham gia và chất sản phẩm . Khi xác định được học sinh dễ dàng lập phương trình đúng. Trong chương I của hoá học lớp 8, giáo viên cần phải giúp học sinh biết kí hiệu hoá học của các nguyên tố, viết được công thức hoá học của đơn chất , hợp chất, thuộc hoá trị của các nguyên tố, thuộc qui tắc hoá trị, biết được phản ứng hoá học để làm cơ sở cho việt lập phương trình hoá học đúng.
Kí hiệu hoá học :biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất :
+ Đơn chất gồm một kí hiệu hoá học :Ax
+Hợp chất gồm hai ,ba ,….kí hiệu hoá học :AxBy …
X,Y là chữ số chỉ số nguyên tử của Avà B.
Qui tắc hoá trị:Trong cộng thức hoá học, tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
-Theo qui tắc hoá trị :a.x= b.y (x,y là chỉ số của A và B;a,b là hoá trị)
+Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác . Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác .
-Phản ứng hoá học chỉ xảy ra khi các chất tiếp xúc nhau .
- Nhận biết phản ứng khi có chất mới tạo thành qua dấu hiệu thay đổi : Màu sắc , chất kết tủa , bay hơi hay toả nhiệt .
A + B à C + D
Chất tham gia phản ứng chất tạo thành ( sản phẩm )
Định luật bảo toàn khối lượng : Trong phản ứng hoá học tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng .
mA + mB = mC + mD
Trong một phảnứng hoá học số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau
Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học .
Lập phương trình hoá học thực hiện qua 3 bước :
+ Viết sơ đồ phản ứng .
+ Cân bằng : Chọn hệ số sao cho số nguyên tử 2 vế bằng nhau .
+ Viết phương trình hoá học .
4. Sơ lược quá trình thực hiện .
Quá trình thực hiện ở các tiết học , trong khi viết phương trình hoá học, học sinh phải biết được chất tham gia và chất sản phẩm để viết sơ đồ phản ứng .
-Bắt buộc học sinh phải thuộc hoá trị các nguyên tố và nhóm nguyên tử –áp dụng được quy tắc hoá trị .
-Phải nắm vững : Định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định chất tham gia và viết đúng công thức hoá học , sản phẩm tạo thành là những chất nào viết đúng công thức hoá học của sản phẩm.
*Chú ý :
+ Chọn hệ số nguyên tử 2 vế bằng nhau , có như vậy mới viết đúng phương trình hoá học.
+ Hệ số đặt trước các công thức và viết to ngang bằng kí hiệu hoá học của các nguyên tố trong một chất , còn chỉ số viết nhỏ dưới chân bên phải mỗi kí hiệu của nguyên tố . Hệ số có thể thay đổi để có số nguyên tử 2 vế bằng nhau , còn chỉ số thì không thay đổi để đảm bảo đúng công thức hoá học của chất và phương trình hoá học được cân bằng .
+ Nếu trong công thức hoá học có nhóm nguyên tử , thí dụ nhóm ( OH), nhóm ( SO4) ,… thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng , trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau, trừ những phản ứng trong đó có nhóm nguyên tử không giữ nguyên lại sau phản ứng khi đó phải tính số nguyên tử của mỗi nguyên tố .
+ Phản ứng chưa cân bằng thì ta ghi bằng dấu mũi tên có nét đứt , khi phản ứng đã cân bằng thì ghi mũi tên liền nét .
+ Phản ứng hoá học xảy ra phải có thực không phải cứ viết được thành phương trình và số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 bên bằng nhau thì biểu diễn được phương trình hoá học .
Hướng dẫn học sinh lập phương trình hoá học
Ví dụ 1 : Biết nhôm có tác dụng với khí oxi ra nhôm oxít .Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng .
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Al + O2 -----> Al2O3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế
Số nguyên tử nhôm và oxi không bằng nhau ,nhưng nguyên tố ôxi có số nguyên tử nhiều hơn, ta bắt đầu từ nguyên tố này, làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải tức đặt hệ số 2 trước Al2O3 ta được:
Al + O2 à 2Al2O3
Bên trái cầncó 4Al và 6O tức 3O2, các hệ số 4và 3 là thích hợp .
Bước 3: Viết phương trình hoá học
4Al + 3O2 à 2Al2O3
Ví dụ 2 : Natri cacbonat tác dụng với canxi hiđroxit tạo thành canxicacbonat và Natrihiđroxit . Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng .
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Na2CO3 + Ca(OH)2-----> CaCO3 + NaOH
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Số nguyên tử Na và số nhóm (OH ) ở bên trái đều là 2 , ở bên phải đều là 1 , Còn số nguyên tử Ca và nhóm (CO3) ở 2 bên đều bằng nhau . Chỉ cần đặt hệ số 2 trước công thức của một chất là được phương trình hoá học .
Bước 3: Viết phương trình hoá học
Na2CO3 + Ca(OH)2 à CaCO3 + 2NaOH
Ví dụ 3 : Oxit thuỷ ngân bị nhiệt phân huỷ tạo ra thuỷ ngân và oxi . Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng .
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
HgO -----> Hg + O2
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Số nguyên tử O ở 2 bên không bằng nhau , ở bên phải có 2 nguyên tử oxi còn bên trái có 1 nguyên tử oxi , ta đặt hệ số 2 trước HgO ta được
2HgO -----> Hg + O2
Ở bên phải cần có 2Hg là thích hợp .
Bước 3: Viết phương trình hoá học
2HgO à 2Hg + O2
Ví dụ 4: Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng nhôm hiđroxit tác dụng với axit sunfuaric tạo thành nhôm sunfat và nước.
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Al(OH)3 + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2O
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Nhóm (SO4 ) ở 2 bên không bằng nhau ta đặt hệ số 3 vào trước H2SO4 ta đuợc :
Al(OH)3 + 3H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2O
Số nguyên tử nhôm ở 2 bên không bằng nhau ta đặt hệ số 2 vào trước Al(OH)3 ta được :
2Al(OH)3 + 3H2SO4 -----> Al2(SO4)3 + H2O
Số nguyên tử hiđro ở 2 bên không bằng nhau ta đặt hệ số 6 vào hiđro .
Bước 3: Viết phương trình hoá học
2Al(OH)3 + 3 H2SO4 à Al2(SO4)3 + 6H2O
5. Những biện pháp thực hiện đề tài:
a) Yêu cầu đối với giáo viên :
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra hoá trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử của mỗi học sinh , bằng cách viết lên giấy hoặc trả lời trực tiếp hay phân công đôi bạn trả bài nhau rồi báo cáo lại cho giáo viên…
- Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài để xác định chất tham gia và chất sản phẩm, viết đúng sơ đồ phản ứng .
- Ở mỗi tiết học có phương trình phản ứng gọi học sinh lên viết phương trình hoá học .
- Giáo viên cho thêm bài tập về nhà viết phương trình hoá học từ dễ đến khó , phân đôi bạn cùng học , em khá, giỏi giúp em yếu ,kém . Hằng tuần giáo viên kiểm tra việc học ở nhà có nhận xét , sửa chữa .
- Giáo viên đặc biệt quan tâm đến học sinh yếu , giúp đỡ các em biết lập phương trình hoá học .
b) Yêu cầu đối với học sinh :
- Biết kí hiệu hoá học của các nguyên tố .
-Thuộc hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử
- Thuộc quy tắc hoá trị .
- Viết được công thức hoá học .
- Nắm vững định luật bảo toàn khối lượng để vận dụng viết đúng phương trình hoá học .
- Các em phải có ý thức tự giác học tập .
- Tập viết phương trình hoá học thường xuyên .
6.Kết quả thực hiện:
Qua thực hiện đề tài đa số học sinh lớp 8 viết được nhanh và chính xác khi lập phương trình hoá học làm nền tảng cho các em giải được bài toán tính theo phương trình hoá học.
.Kết quả cụ thể:
LỚP
TSHS
ĐẦU THÁNG11/2008
CUỐI HỌC KÌ I
GIỮA HỌC KÌ II
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
G
K
TB
Y
8A1
48
15
10
15
8
20
20
6
2
30
16
2
0
8A2
48
12
16
10
10
15
18
10
5
25
20
3
0
7.Tự đánh giá:
Kinh nghiệm này giúp tôi dạy học sinh đạt yêu cầu môn hoá lớp 8 về lập phương trình hoá học .
III- KẾT LUẬN :
-Hạnh phúc của sự sáng tạo đó là một điều thích thu ùđặc biệt cho các em học sinh khi học môm hoá.Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá học thì việc hướng dẫn học sinh lập phương trình hoá học rất cần thiết nhằm giúp các em có kiến thức dễ dàng vận dụng kiến thức vào bài tập một cách linh động và sáng tạo , trang bị cho các em có một kỹ năng học tốt môn hoá học .
-Cũng chính kinh nghiệm trên ,tôi đã dạy học sinh lớp 8A1 và 8A2
lập phương hoá học đạt yêu cầu,đa số các em không còn làm sai và bỡ ngỡ khi viết phương trình hoá học.
-Tôi đã áp dụng từ đầu năm học,tất nhiên không phải thời gian ngắn học sinh làm tốt mà đòi hỏi người thầy phải kiên trì giúp đỡ học sinh bằng nhiều phương pháp :Tuyên dương , động viên , phê bình…
-Và trong tổng số học sinh 96 em vẫn còn một số ít chưa lập được phương trình hoá học nhanh và chính xác . Điều này tôi đã kết hợp với phụ huynh học sinh quan tâm chặt chẽ các em từ học đường đến gia đình để tạo điều kiện cho các em học tốt hơn. Với kết quả này, tôi đã tích cực giảng dạy , nghiên cứu , tìm biệt pháp ưu việt hơn để giải quyết mọi tồn tại trong cách lập phương trình hoá học .
- Rất mong sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp để đề tài này hoàn chỉnh hơn, nhằm mục tiêu giáo dục “ Nâng cao chất lượng dạy và học”.
MỤC LỤC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1 / Lý do chọn đề tài Trang 1
2 / Đối tượng nghiên cứu Trang 1
3 / Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trang 1
4/ Thời gian nghiên cứu Trang 2
5/ Phương pháp nghiên cứu Trang 2
II / NỘI DUNG
1 / Những lý luận cơ sở khoa học Trang 2
2 / Cơ sở thực tiển Trang 2
3 / Nội dung đề tài Trang 3
4/ Sơ lược quá trình thực hiện Trang 4
5 / Những biện pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng Trang 6
6 / Kết quả Trang 7
III / KẾT LUẬN Trang 7,8
Tài liệu tham khảo
?&@
1- Sách giáo khoa hoá 8 – nhà xuất bản giáo dục năm 2005.
2- Sách giáo viên hoá 8 – nhà xuất bản giáo dục năm 2005.
3 - Hướng dẫn làm bài tập hoá học– nhà xuất bản giáo dục –. Nguyễn Văn Thoại
4- Đặng Văn Hiệp -162 bài tập hoá chọn lọc 8– nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2006.
6- Trần Văn Sáu-Đặng Văn Khương – những bài tập chọn lọc hoá học lớp 8- nhà xuất bản Đồng Nai năm 2006.
7. Chuyên đề hoá học 8 .
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
? & @
I-Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp cơ sở ( trường )
- Nhận xét :………………………………………………………
…………………………………………………………………...
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
-Xếp loại : ………………………………………………………
Tây Ninh, ngày ….. tháng …năm 2009
Chủ tịch hội đồng khoa học
I-Ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học cấp ngành
- Nhận xét :………………………………………………………
…………………………………………………………………...
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………..
-Xếp loại : ………………………………………………………
Tây Ninh, ngày ….. tháng …năm 2009
Chủ tịch hội đồng khoa học
File đính kèm:
- polime.doc