Đề tài Một số biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong trường mầm non

Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết định của quá trình đó là nhân tố con người con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà nên.

Hiện nay không ít gia đình, trong quá trình giáo dục con cái đang gặp nhiều khó khăn, con cái hư hỏng, sa đoạ, cờ bạc, đặc biệt nhất là chơi chát, tệ nạn ma tuý . .Đó là vấn đề cấp bách cần được xã hội, cộng đồng hết sức quan tâm và lo lắng. Hơn thế nữa nền kinh tế thị trường hàng ngày tác động đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ điều 81, 82, 83 trong luật giáo dục và điều lệ 42,43,44 trong điều lệ trường mầm non giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Đặc biệt giáo dục mầm non tác động đến trẻ trên nhiều lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, quan điểm của chúng ta là giáo dục giữa trẻ với cuộc sống hiện đại ,của xã hội người lớn. Giáo dục nhà trường phối hợp với giáo dục gia đình là cần thiết nó giúp ta nâng cao hiệu quả giáo dục con người, giúp người quản lý chỉ đạo sát thực tế, để góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành học mầm non.Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong trường mầm non”

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 40137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Lý do chọn đề tài: Trong thời kì đổi mới hiện nay đất nước của chúng ta đã và đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc cơ bản có ý nghĩa quyết định của quá trình đó là nhân tố con người con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, trong việc xây dựng con người mới thì gia đình giữ vai trò hết sức to lớn vì gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội, gia đình góp phần tích cực vào sự phồn vinh của đất nước, là chiếc nôi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách. Như chúng ta đã biết quan hệ xã hội bắt nguồn từ quan hệ gia đình, gia đình giữ vị trí đặc biệt trong suốt cuộc đời của mỗi con người, các nhân tài của đất nước cũng từ giáo dục của gia đình, với gia đình mà nên. Hiện nay không ít gia đình, trong quá trình giáo dục con cái đang gặp nhiều khó khăn, con cái hư hỏng, sa đoạ, cờ bạc, đặc biệt nhất là chơi chát, tệ nạn ma tuý….. .Đó là vấn đề cấp bách cần được xã hội, cộng đồng hết sức quan tâm và lo lắng. Hơn thế nữa nền kinh tế thị trường hàng ngày tác động đến quá trình giáo dục thế hệ trẻ điều 81, 82, 83 trong luật giáo dục và điều lệ 42,43,44 trong điều lệ trường mầm non giáo dục phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt giáo dục mầm non tác động đến trẻ trên nhiều lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện, nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, quan điểm của chúng ta là giáo dục giữa trẻ với cuộc sống hiện đại ,của xã hội người lớn. Giáo dục nhà trường phối hợp với giáo dục gia đình là cần thiết nó giúp ta nâng cao hiệu quả giáo dục con người, giúp người quản lý chỉ đạo sát thực tế, để góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành học mầm non.Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong trường mầm non” ii.Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu giáo dục gia đình ảnh hưởng đến giáo dục mầm non trong tình hình hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp phối hợp với gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục ở trường mầm non. iii.Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rỏ vai trò của gia đình trong việc hình thành phát triển nhân cách của trẻ Tìm hiểu thực trạng giáo dục gia đình phối hợp với trẻ ở trong trường mầm non IV.Phương pháp nghiên cứu 1.Phương pháp đọc sách tài liệu, tìm hiểu lý do về gia đình, vai trò của gia đình trong giáo dục mầm non. 2.Phương pháp quan sát, điều tra rút ra ưu , nhược điểm của giáo dục gia đình và nhà trường, để rút ra kinh nghiệm, tìm biện pháp giải quyết tối ưu cho giáo dục mầm non. V.địa bàn nghiên cứu Khả năng bản thân có hạn, do đó đề tài này tôi chỉ nghiên cứu ở trong trường xã nhà , nơi tôi đang trực tiếp công tác. Nội dung Chương1 : cơ sở lý luận 1.Vai trò của gia đình đối với sự phát triển nhân cách trẻ . Gia đình là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội và quan hệ đó giống sự tác động hữu cơ của gia đình, trao đổi chất duy trì sự sống . Gia đình giữ tế bào và một cơ thể sống, xã hội có thể lành mạnh thì tạo điều kiện thuận lợi cho các gia đình tiến bộ, còn gia đình tế bào của xã hội thì góp phần cho sự đoàn kết hài hoà của xã hội. Những gia đình sống không hạnh phúc, hầu như con cái của họ đều rơi vào tình trạng hư hỏng. Đó là vấn đề bức xúc mà xã hội và cộng đồng đang hết sức lo lắng và quan tâm, đặc biệt tổ ấm gia đình cần phải quan tâm. Vì thế qua tìm hiểu tâm lý học gia đình, giúp ta có được những cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng tổ ấm gia đình của mình, góp phần làm đẹp cho xã hội. Các nhà tâm lý học định nghĩa “ Gia đình là một nhóm xã hội và các thành viên trong nhóm có liên quan gắn bó với nhau về hôn nhân, hoặc huyết thống tâm sinh lý có cùng chung cả gia đình vật chất tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định”. ở lứa tuổi mầm non thì gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở mầm non. Gia đình là trường học đầu tiên của đứa trẻ, bố mẹ là người thầy đầu tiên trong gia đình giáo dục con cái theo nhà bác học Marencô “ Những gì bố mẹ làm được cho con trước năm tuổi đó là 90% kết quả của tất cả quá trình giáo dục” .Vì vậy những người cha, người mẹ phải sống gương mẫu, theo chuẩn mực xã hội từ tác phong, ăn mặc, nói năng, giao tiếp phải văn minh lịch sự, có nề nếp. Đặc biệt người mẹ phải có tình cảm thiêng liêng đối với con trẻ từ khi lọt lòng đến khi trưởng thành, như nhà bác học Iuadarot khẳng định : “Trong ba năm đầu đối với mọi đứa trẻ, người mẹ vừa là sức khoẻ, vừa là trường đại học, vừa là sự phát triển mọi mặt vừa là những giao tiếp đầu tiên của trẻ”. Giáo dục bằng những tấm gương tốt mẫu mực, có tình cảm quan tâm trẻ cởi mở, trong sinh hoạt trong cuộc sống, giáo dục gia đình cần có tính nguyên tắc. nghiêm khắc với con cái. Song cần tạo sự gần gũi đối với con bằng tình yêu thương và nghị lực, tạo cho trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm, bình đẳng với xung quanh. Vì vậy giáo dục gia đình bằng tình ruột thịt, bằng sự đùm bọc của người thân ,vừa mang tính trực tiếp ,thường xuyên. Giáo dục diễn ra mọi lúc, mọi nơI, trong cuộc sống thường ngày, vừa mang tính truyền thống ,vừa mang tính tổng hợp .Vai trò của ông bà trong giáo dục gia đình cũng rất quan trọng, đặc biệt tâm lý ông bà đều rất thương yêu cháu, ông bà thường kể cho cháu nghe những câu chuyện cổ tích, dân gian. Những câu chuyện kể đơn giản đó trở thành những lời khuyên bảo, răn dạy đối với chúng ta trong suốt cuộc đời, dưới con mắt thơ ngây, hiện nay ông bà là thành viên có uy tín đối với con cháu, ông bà là người dịu hiền, tình cảm nhất. Và trong tình hình những mặt xấu và tệ nạn xã hội đang tác động đến đạo đức của thế hệ trẻ, thì việc tìm tòi biện pháp để kết hợp và thống nhất được tất cả các lực lượng giáo dục, đặc biệt là cần phải phát huy sức mạnh và ươm thế hệ của giáo dục gia đình rất cần. Trong đó ông bà có một vai trò nhất định không thể xem nhẹ và các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, các ban nghành, các cộng đồng cần quan tâm hơn, tạo điều kiện để thành viên này trong gia đình tích cực tham gia vào việc giáo dục con cháu. 2.Vai trò của nhà trường Quá trình phát triển của con người không thể tách rời môi trường giáo dục của trường học. Nghị quyết về cải cách giáo dục của Đảng đã nêu rỏ. “Phải đảm bảo cho trẻ em được sự giáo dục từ lúc lọt lòng cho đến mọi lứa tuổi” giáo dục ở nhà trường mầm non thực hiện nhiệm vụ từng bước thu nhận tất cả các cháu từ 6 tháng đến 72 tháng tuổi vào trường mầm non, nhằm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển phát triển hài hoà ,cân đối, hình thành ở trẻ cơ sở đầu tiên của người mới xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho ta thấy rằng không có một cấp học nào, nghành học nào ,giữa người dạy và người học lại gắn bó như bậc học mầm non. Quan hệ giữa cô và trẻ vừa là quan hệ “cô cháu” vừa là quan hệ “mẹ con”, cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, hàng giờ ,uốn nắn, dạy dỗ trẻ nên người. Bồi dưỡng cho trẻ về tính cách,tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức,thẩm mỹ,giúp trẻ phát triển thông minh, giàu lòng thương biết quan tâm nhương nhịn, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm bạn bè với những người gần gũi. Qua đó ta thấy vai trò của nhà trường mầm non vô cùng qua trọng nó đứng ở vị trí đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân., 3.Vai trò của sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Mỗi gia đình không thể đóng cửa dạy con thành đạt được mà phải đòi hỏi sự kết hợp hài hoà giữa gia đình và nhà trường. Gia đình là trường học đầu tiên vừa là người mẹ vừa là người thầy của đứa trẻ,những hiểu biết về kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học có phần hạn chế. Cho nên trường mầm non là nơi tốt nhất để giúp cha mẹ hiểu được những kiến thức nuôi dạy theo khoa học ,giáo dục mầm non mang tính đặc thù của nghành học, bởi các nguyên tắc phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm toàn diện của trẻ qua các mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động. Giáo dục bằng hình thức nhẹ nhàng mang tính tổng hợp lấy hoạt động tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi làm con đường để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, cho nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là tạo nên sự đồng bộ trong việc thực hiện giáo dục trẻ ở nhà, cũng như ở trường mầm non. Theo điều lệ trường mầm non, Điều 42,43,44 “ nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng chăm sóc trẻ” Về gia đình thường xuyên liên hệ với nhà trường, để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ, nhằm phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, đòi hỏi người cán bộ quản lý, các cô giáo mầm non phải có kiến thức vững vàng, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ phải có lòng nhiệt tình yêu nghề khéo léo trong nghệ thuật thuyết phục để đạt được hiệu quả Chương2 : thực trạng vấn đề 1.Thực trạng địa phương Xã Nghĩa Đồng là một xã đất chật dân cư đông đúc , hầu hết là làm nông nghiệp , con cháu nghĩa đồng hầu hết là con em xuất thân từ nông dân, và đặc biệt hiện nay do nhịp sống của gia đình hện đại, cơ chế thị trường đã lôi cuốn nhiều bố mẹ đi làm ăn xa, nên gửi con cho ông bà chăm sóc giáo dục và hơn thế nữa, một số bố mẹ lo mãi công việc gia đình nên ít có thời gian chơi với trẻ, dạy dỗ giáo dục trẻ và một số gia đình giáo dục trẻ cũng chưa đến nơi đến chốn, lo kiếm tiền không có thời gian bày vẽ cho con hoặc do quá nuông chiều nên con cháu hư hỏng , có một số trẻ theo anh chị đi vào con đường chơi bời, nghiện chát và một nỗi buồn lo ngại cho thế hệ tương lai. Các em bị người lớn cám dỗ, rủ rê đi vào con đường ma tuý, dẫn đến bỏ học, săn tìm kiếm những việc làm không tốt. 2.Thực trạng của nhà trường Trường mầm non xã Nghĩa Đồng là một đơn vị có khuôn viên đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động, đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ. - Trường có 19 nhóm lớp nhà trẻ và mẫu giáo - Tổng số cháu 40 cháu - Tổng số cán bộ giáo viên : 34 giáo viên - Gồm có 10 đảng viên - Trình độ chuyên môn đại học : 2 giáo viên - Cao đẳng : 5 giáo viên - Trung cấp : 27 giáo viên - Trường có 12 lớp nhà trẻ mẫu giáo bán trú - Tổng số trẻ ăn ở bán trú : 220 cháu Trường mầm non xã Nghĩa Đồng là trường dân lập với mức thu học phí 40.000 đồng/tháng/cháu, quá cao so với mặt bằng của xã nên số trẻ nhà trẻ khó hoạt động, vã lại giáo viên 100% ăn lương dân lập. Đứng trước tình hình thực trạng của địa phương và nhà trường, người hiệu trưởng nhận rỏ vai trò của mình phải làm gì? và làm thế nào? để năm học 2009-2010 được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I Muốn đạt được như vậy nhà trường động viên giáo viên đi học để nâng cao trình độ đạt trên chuẩn. Năm học 2007-2008 trường có 20% đạt trên chuẩn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu của nghành học. Người hiệu trưởng luôn luôn thể hiện là con chim đầu đàn phải làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền với phụ huynh với chính quyền địa phương. Muốn giáo dục trẻ tốt cần phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thì người cán bộ quản lý cần có những biện pháp cụ thể thực tế làm cho mọi người hiểu rỏ tầm quan trọng của nghành học phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và gia đình nhằm làm công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. để làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp gia đình tôI có một số biện pháp sau: Chương 3 : các biện pháp Biện pháp 1 Tuyên truyền rõ mục đích ý nghĩa của việc giáo dục trẻ để các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, cha mẹ trẻ hiểu rõ và có trách nhiệm cùng với cô giáo, nuôi và dạy dỗ các cháu theo khoa học . Tôi nghĩ rằng nghành học mầm non cần phải dựa vào sự hỗ trợ của dân, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục dạy dỗ trẻ ở trường cần phải tuyên truyền giải thích để mọi người cùng hiểu, có như thế mới tranh thủ được sự hổ trợ của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường . Các hình thức tuyên truyền 1.Tranh thủ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường để tuyên truyền. Đây là một thời điểm tốt nhất bởi vì ngày toàn dân đưa trẻ đến trường có đủ các thành phần tham dự như : UBND xã, các xóm trưởng, hội liên hiệp phụ nữ xã, hội bà mẹ trẻ em, các nghành, các cấp đến dự lễ khai giảng. Tôi đã chuẩn bị tốt phần lễ khai giảng, dành nhiều thời gian cho cháu biễu diễn văn nghệ, thực sự trở thành “ngàyhội đến trường của bé” sau buổi lễ tranh thủ dịp này để trao đổi với cha mẹ các cháu một số khái quát về tình hình chăm sóc giáo dục trẻ,cố gắng làm cho mọi người thấy được giáo dục mầm non có tầm quan trọng, đặc biệt đòi hỏi mọi người cùng quan tâm, cùng thảo luận trao đổi giữa phu huynh và nhà trường về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Qua trao đổi thảo luận để tìm hiểu hoạt động giáo dục trẻ ở gia đình và nhà trường để có sự phối hợp giáo dục đồng bộ. 2.Họp đại hội phụ huynh Tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh với cô giáo và nhà trường, tôi xác định tốt cuộc họp này đem lại hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì như vậy các bậc phụ huynh chủ động sắp xếp thời gian đi họp, cô giáo chủ nhiệm báo cáo tình hình của trẻ, về nề nếp ,tính cách ,đạo đức, thói quen của từng trẻ từ đó có kế hoạch thực hiện và thống nhất sự phối hợp giữa cô và gia đình trong giáo dục trẻ. 3.Tuyên truyền qua các ngày hội, ngày lễ Kinh nghiệm của một hai năm gần đây cho thấy, việc tuyên truyền qua các ngày hội, ngày lễ luôn đạt kết quả cao. Đây là dịp tốt để tuyên truyền về tầm quan trọng và chức năng của nghành học, tôi đã tổ chức tốt các tiết dạy mẫu, tổ chức tốt các trò chơi mang tính giáo dục cao giúp cho mọi người hiểu rằng trẻ đến trường không chỉ học mà thôi, mà còn chơi mà học học mà chơi, giúp trẻ học được nhiều cái hay, cái tốt đẹp, trẻ ngoan ngoãn ,sạch sẽ ,có nề nếp, thói quen có hành vi đạo đức tốt. Chính từ đó làm cho mọi người quan tâm đến trường học, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi nghành, mỗi gia đình trong cộng đồng xã hộ,i cùng làm công tác giáo dục nhà trường để từ đó trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt,hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. 4.Tuyên truyền qua đón trẻ Đây là một việc làm không tốn thời gian nhưng đạt kết quả cao đòi hỏi người giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, kiên trì đối với mỗi bậc,cá nhân phụ huynh khi đưa và đón trẻ, giáo viên trực tiếp trao đổi với phụ huynh về nôi dung bài học, chủ điểm. Và cùng kiểm tra chất lượng học của trẻ kịp thời khi đón trẻ. Ví dụ: Hôm nay cháu học về “làm quen với môi trường” tìm hiểu về quê hương, phụ huynh tiếp nhận và truyền thụ lại cho trtẻ những phong cảnh đẹp, những di tích lịch sử có trong địa phương. Có như vậy phụ huynh mới thấy rõ tầm quan trọng trong việc học tập của trẻ, phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với thế hệ tương lai. 5.Tuyên truyền qua nội dung 12 bài Đây là việc làm thường xuyên đối với giáo viên, nhưng đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào mới đạt kết quả của công tác tuyên truyền nằm trong nội 12 bài đó. Như vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý có kế hoạch phân công , phân nhiệm cho từng mảng giáo viên theo địa bàn tuyên truyền và lịch tuyên truyền. Qua tuyên truyền ở góc để phụ huynh nắm rõ về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ làm thế nào để tất cả mọi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm như nhau và đem lại kết quả chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ về tận cơ cở xóm để tuyên truyền trên loa đài mỗi tháng hai kỳ đầu tháng và giữa tháng . - Tháng 9: Bài1: Tuyên truyền ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và tuyên truyền chủ điểm trường mầm non - Bài2 : Tuyên truyền biểu đồ phát triển của trẻ Tháng 10: Tuyên truyền chủ điểm gia đình bài môi trường sạch sẽ con người khoẻ mạnh - Tháng 11: Tuyên truyền chủ điểm gia đình bài nuôi con mau lớn - Tháng 12: Tuyên truyền chủ điểm thế giới động vật bài vệ sinh cá nhânphòng bệnh hô hấp ở trẻ em - Tháng 1 : Tuyên truyền chủ điểm thế giới thực vật bài tiêm chủng phòng sáu bệnh nguy hiểm - Tháng 2 : Tuyên truyền chủ điểm tết và mùa xuân bài cha mẹ trò chuyện với con - Tháng3 : Tuyên truyền chủ điểm phương tiện giao thông bài phòng và xử lý khi trẻ bị ỉa chảy - Tháng 4 : Tuyên truyền chủ điểm quê hương Bác Hồ bài đề phòng tai nạn thường gặp ở trẻ em - Tháng 5 : Tuyên truyền chủ điểm trường tiểu học bài chuẩn bị cho trẻ vào lớp một 6.Tuyên truyền qua các lưc lượng xã hội và đặc biệt là chi hội phụ nữ Muốn làm tốt công tác giáo dục trẻ kết hợp giữa gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các chi hội phụ nữ gồm 15 chi hội phụ nữ nắm bắt được đặc điểm này tôi đã bàn bạc lập kế hoạch về nội dung họp, toạ đàm có lồng nội dung chăm sóc giáo dục con cái trong gia đình, chúng tôi tham dự và cử một số giáo viên tham gia toạ đàm thi bốc thăm bằng cách hái hoa cùng với chị em phụ nữ trong các ngày lễ như 20/10, gặp mặt toạ đàm đầu xuân, ngày 8/3…. để vận động chị em đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi trẻ được chăm sóc giáo dục một cách khoa học hơn mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường Tôi nghĩ rằng muốn có chất lượng chăm sóc giáo dục tốt điều trước tiên mỗi cán bộ giáo viên phải luôn luôn học tập tốt đạo đức tư tưởng hồ chí minh thưc hiện tốt cuộc vận động lớn của nghành bên cạnh đó người giáo viên phải dạy giỏi dạy khá vì vậy yêu cầu người giáo viên phải có năng lực, nắm vững chuyên môn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Hàng năm chúng tôi có kế hoạch đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Động viên giáo viên đạt chuẩn đi học để nâng cao trình độ trên chuẩn tham mưu với UBND xã hỗ trợ thêm kinh phí cho giáo viên đi học. Tổ chức cho giáo viên đi tham quan trường trọng điểm học tập. Dự các tiết dạy mẫu do phòng tổ chức, chỉ đạo cho cá tổ chuyên môn thao giảng, tổ chức tốt các tiết dạy mẫu trong trường để giáo viên nắm bắt về đổi mới nội dung phương pháp dạy học và từ đó giáo viên có lòng tin có trách nhiệm về công việc người hiệu trưởng cần chỉ đạo cho giáo viên thực hiện tốt về việc giáo dục trẻ trong nhà trường với khẩu hiệu “ mỗi giáo viên là một tấm gương sáng cho trẻ noi theo” cụ thể: - Cách ăn mặc kín đáo gọn gàng sạch sẽ để các cháu đến trường thích thú với cô hơn Lời nói cử chỉ phải nhẹ nhàng âu yếm trò chuyện cởi mở, niềm nỡ với phụ huynh các cháu yêu mến cô giáo, xem cô như là người mẹ thứ hai của trẻ chính vì thế cô giáo là người mẫu mực trong tất cả mọi hành vi và cử chỉ trẻ thường hay bắt chước mọi việc làm của cô, do đó cô giáo phải thực hiện đúng nghiêm túc theo nội quy quy chế của nhà trường không những thế, cần tạo mối đoàn kết trong hội đồng nhà trường, luôn biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau khi ốm đau,khó khăn. - Giao tiếp với mọi người bằng ngôn ngữ chuẩn mực, đối với những giáo viên còn hạn chế về năng lực giao tiếp, tuyên truyền. Chúng tôi tập trung bồi dưỡng toàn diện về tư tưởng chính trị chuyên môn nghiệp vụ và có hình thức bồi dưỡng phù hợp với từng độ tuổi. Có làm được như vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao Biện pháp 3 : Công tác tham mưu. Muốn nâng cao chất lượng gioá dục trẻ tốt trong mỗi gia đình thì cần phảI xây dựng được xốm văn hoá, gia đình văn hoá để có được mô hình gia đình văn hoá mới trong các xóm đẻ làm được việc đó thì ngườiquản lý phải làm tốt công tác tuyên truyền để cho mỗi người dân hiểu được các tiêu chuẩn làng văn hoá gia đình văn hoá để từ đó có ý thức phấn đấu xây dựng làng văn hoá làm tốt với công tác tham mưu với UBND xã trích một phần ngân sách nhỏ để thưởng cho những xóm đạt gia đình văn hoá để động viên khuyến khích kịp thời mỗi gia đình trong khối xóm có ý thức xây dựng khối cộng đồng đoàn kết thương yêu nhau đề cao tình làng nghĩa xóm làm chổ dựa chi gia đình giáo dục trẻ giúp trẻ biết cách cư xử đúng mực. Kết luận Chất lượng chăm sóc giáo dục đẻ được nâng cao khi chúng ta làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trongviệc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự thống nhất về mục tiêu phương pháp giáo dục, giúp cho phụ huynh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ phụ huynh nhận thức được sự cần thiết phải cho con cái tới trường vì được cô giáo chăm sóc dạy dỗ các cháu tận tình, được học được chơi được dạy dỗ nên người, các cháu ngoan lễ phép và thích đến trường. Mặc dù bận công việc nhưng phụ huynh tham gia các buổi sinh hoạt định kỳ khá đều đặn có nhiều ý kiến đóng góp bổ ích cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm giáo dục trẻ. Qua sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo điều kiện cho cán bộ quản lý của trường có những biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo giáo viên,cán bộ công nhân viên trong nhà trường mầm non. giáo dục trẻ tốt trong gia đình là nền tảng là cơ sở tạo thuận lợi cho giáo dục ở trường mầm non sẽ tạo nên những đứa con ngoan trò giỏi, người công đân tốt cho tương lai . Bài học kinh nghiệm Trong quá trình chỉ đạo việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy biện pháp tuyên truyền giữa cô giáo và phụ huynh đòi hỏi phải có sự kiên trì tốn nhiều thời gian nhưng đó là biện pháp có hiệu quả cao và ít tốn kém nhất qua tiép xúc với phụ huynh làm tăng thêm mối giao lưu tình cảm quan hệ mật thiết giữa cô và phụ huynh. Giúp cho phụ huynh và cô giáo nhận thức rỏ trách nhiệm to lớn của mình đối vớicuộc sống của trẻ, cô giáo và gia đình phải có sự phối hợp thống nhất với nhau để tác đọng tích cực đến ặ phát triển nhân cách trẻ. Ngay bây giờ và mãi về sau phải tích cực và chủ động kết hợp giữa gia đình và nhà trường người hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nghành học mầm non nắm vững đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi để có biện pháp giáo dục phù hợp. Làm tốt công tác tuyên truyền họp định kỳ giữa phụ huynh và nhà trường để có sự thống nhất trong phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là một số việc làm và một số biện pháp nhỏ, trong quá trình chỉ đạo phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mầm non, còn có nhiều thiếu sót tôi rất mong được sự bổ sung và góp ý của cấp trên và ưu ái đối với bản thân tôi . Xin chân thành cảm ơn Người thực hiện Nguyễn thị tùng

File đính kèm:

  • docmot so bien phap phoi ket hop GD NT XH.doc
Giáo án liên quan