Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng. Vì môn học Tiếng Việt, trong đó có phân môn chính tả là một bộ môn giáo dục toàn diện về lĩnh vực đọc, viết. Do đó, học sinh cần có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều về ngôn ngữ, giúp các em nhận thứcvấn đề một cách có khoa học, sáng tạo, tiếp thu kiến thức nội dung bài học một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ nói và viết sau cho đúng chuẩn trong giao tiếp
Đổi mới phương pháp dạy học là một điều phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhất là đối với ngành giáo dục. Do yêu cầu xã học đối với người học ngày càng cao, nội dung ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về số lượng lẫn chất lượng, phải phụ thuộc vào điều kiện của từng lúc, từng nơi mà áp dụng phương pháp dạy học và hình thức dạy học để học sinh tự hoạt động, tự khám phá, tự chiếm lĩnh thông qua hình thức dạy học
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10860 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY
RÈN LUYỆN HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
.................................................
Tên đề tài:
“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/.NHẬN THỨC VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/. Nhận thức vấn đề:
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng. Vì môn học Tiếng Việt, trong đó có phân môn chính tả là một bộ môn giáo dục toàn diện về lĩnh vực đọc, viết. Do đó, học sinh cần có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều về ngôn ngữ, giúp các em nhận thứcvấn đề một cách có khoa học, sáng tạo, tiếp thu kiến thức nội dung bài học một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ nói và viết sau cho đúng chuẩn trong giao tiếp
Đổi mới phương pháp dạy học là một điều phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhất là đối với ngành giáo dục. Do yêu cầu xã học đối với người học ngày càng cao, nội dung ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về số lượng lẫn chất lượng, phải phụ thuộc vào điều kiện của từng lúc, từng nơi mà áp dụng phương pháp dạy học và hình thức dạy học để học sinh tự hoạt động, tự khám phá, tự chiếm lĩnh thông qua hình thức dạy học
2/.Lý do chọn đề tài:
Các năm học vừa qua bản thân suy nghỉ và luôn trao đổi, học hỏibạn đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy của mình trong các môn học, đặc biệt là môn chính tả. Vì môn học này, đòi hỏi người giáo viên phải hiểu biết nhiều về ngôn ngữ tiếng việt, để truyền thụ kiến thức tốt cho học sinh, tiếp thu bài một cách khoa học, nâng cao hiệu quả và chất lượng bộ môn. Từ đó, bản thân đã áp dụng bằng nhiều biện pháp khác nhau để “Làm thế nào để giúp cho học sinh học tốt chính tả một cách có chất lượng và thu hút sự đam mê, hứng thú trong môn học này, tránh sự nhàm chán?”.
Chính vì thế, bản thân tôi tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo, trao dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, quan tâm học sinh. Nhưng quan trọng nhất, là giúp các em rèn luyện tốt: Nghe, nói, đọc, viết…Đòi hỏi vốn kiến thức, sự hiểu biết của giáo viên và học sinh, vì môn học này nhằm hình thành cho các em đọc đúng, viết đúng. Vì thế, người giáo viên trước tiên phải tự rèn luyện, suy nghỉ quyết tâm tìm tòi ra những hạn chế và các giải pháp, biện pháp mới khắc phục, để dạy tốt môn chính tả. Bản thân tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải rèn luyện cho học sinh nhiều hơn nữa các kỹ năng về viết chính tả một cách hợp lý, tích cực. Từ đó, tạo điều kiện giúp các em có đủ điều kiện, phương tiện học tốt hơn nữa ở chương trình các cấp học kế tiếp. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I/.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1/.Thực trạng tình hình:
Hiện nay giáo viên áp dụng những phương pháp mới, giúp cho học sinh hiểu bài, nắm sâu về kiến thức và học tập một cách có hứng thú, say mê hình thức thi đua học tập để đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời gắn cho các em tự học tập và rèn luyện theo từng nội dung yêu cầu của từng bài học, tiết học. Hoạt động dạy học theo hướng phương pháp mới là một hoạt động tạo cho các em học sinh “Vừa học - vừa chơi - vừa rèn luyện”, vừa đáp ứng nhu cầu của cá nhân đồng thời đáp ứng mục tiêu của việc dạy và học.
Phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhìn chung là rất phù hợp với môn học chính tả, nhất là đối với học sinh lớp 2. Phương pháp này đã giúp cho học sinh dễ dàng nhận thức về nhân cách, thái độ học tập tốt, gớp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức, từng bước nâng cao chất lượng bộ môn, xây dựng công tác giáo dục mạnh mẽ, toàn diện.
2/. Thuận lợi:
- Đa số các em có tinh thần hiếu học, năng nổ trong mọi hoạt động.
- Sĩ số học sinh vừa phải, thuận lợi cho việc rèn học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần học tập, nâng cao trình độ nhận thức, tích cực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đến chương trình dạy học ở trường. Nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng, kỹ xảo và kỷ thuật cơ bản của các phân môn trong đó có môn chính tả.
- Môn chính tả là một môn rất gần gũi với các em, nó tạo cho các hiểu biết nhiều về từ ngữ tiếng Việt, đọc thông viết thạo thì các em mới học tập tốt được các môn học khác
- Thực hiện phương pháp nâng cao công tác giáo dục, trong môn học, nhằm giúp học sinh quan sát, liên hệ thực tế rút ra được nguồn tri thức mới mà các em đã thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
3/. Khó khăn:
- Đặc điểm tâm lí của học sinh còn thích ham chơi hơn thích học, ý thức kỹ luật chưa cao, thường làm theo ý thức cá nhân của mình, nên dẫn đến việc tiếp thu bài học còn rất chậm.
- Một số học sinh phát âm chưa chuẩn.
- Trình độ của học sinh chưa đồng điều.
- Một phần, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do các em học ở lớp 1, các em chưa được rèn kỹ năng viết đúng chính tả tới nơi tới chốn. Các em chỉ được viết chính tả trong tiết chính tả.
- Môn chính tả là một phân môn chính trong môn tiếng Việt, Rộng về từ ngữ nên học sinh khó tiếp thu và nắm bắt. Ngày nay chính tả là nguồn kiến thức truyền thụ của giáo viên và tìm hiểu của học sinh quá đa dạng, khó tiếp thu và lĩnh hội kiến thức.
-Học sinh không ý thức được vì sao mình lại viết sai và viết sai chỗ nào để sửa chữa.Từ đó học sinh có thói quen viết sai chính tả
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi muốn đề ra “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”.
II/. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
1/.Trước khi thực hiện đề tài:
- Để viết đúng chính tả, ngoài giờ học ở lớp, khi ở nhà, các em cần phải đọc sách báo lành mạnh để trao đồi thêm môn Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Nhưng thực tế khi rảnh rỗi thì các em lại say mê trò chơi điện tử, xem phim hoạt hình hơn là xem sách báo, truyện lành mạnh…để trao đồi tiếng mẹ đẻ.
- Những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng nhiều đến trình độ nhân thức về Tiếng Việt của học sinh. Nếu như các em chưa có cảm nhận được sự phong phú của Tiếng Việt nói chung, thì các em không thể học tốt phân môn chính tả mà cụ thể là viết đúng chính tả.
- Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng, việc giảng dạy theo phương pháp củ thì hiệu quả dạy và học không đạt kết quả cao
Ví dụ: Học sinh khi viết vẫn còn mắc lỗi chính tả về âm đầu: như giữa các tiếng có âm đầu g – gh; ng – ngh; ch – tr (“trách nhiệm” viết là “chách nhiệm”), r - d – g, s – x (“vừa xong” viết là “dừa xong”).
+ Mắc lỗi chính tả về âm cuối của vần: c – t (“sắc đẹp” viết là “sắt đẹp”; “công việc” viết là “công việt”…), n – ng (“lan man” viết là “lang mang”; “cầu thang” viết là “cầu than”…).
+ Ngoài ra, học sinh còn mắc một số lỗi chính tả khác như: êu – iu – iêu – ưu- ươu (“kêu cứu” viết là “kiêu cứu”; “con diều” viết là “con dìu”); ên – ênh (“lênh láng” viết là “lên láng”; “chênh vênh” viết là “chên vên”).
+ Sai lỗi chính tả về thanh hỏi (?), thanh ngã (~): (Ví dụ: “sửa bài” viết thành “sữa bài”; “lỗi lầm” viết thành “lổi lầm”…).
- Từ những sai sót trên, phần lớn là do học sinh chưa nắm vững qui tắc chính tả cũng như chưa nắm vững mặt chữ (Vì trong lớp còn một vài em đọc bài còn chậm, còn đánh vần từ khó) nên dễ dẫn đến việc ghép âm một số tiếng tùy tiện hoặc do không nắm vững từ ngữ chính tả.
- Nguyên nhân nữa là: Do cách phát âm chưa chuẩn và có tính cẩu thả, nghe không chính xác nhưng vẫn cứ viết bừa. Bên cạnh đó yếu tố tâm lý ảnh hưởng không nhỏ, biết mình viết sai cũng không giám hỏi giáo viên.
- Đôi khi giáo viên cũng không chú ý để sửa ngay những lỗi chính tả mà học sinh mắc phải qua các bài kiểm tra như: Toán, tập làm văn, từ ngữ, ngữ pháp, tự nhiên và xã hội…Nhiều học sinh khi lên lớp trên vẫn còn viết sai nhiều lỗi chính tả. Không thể để tình trạng này kéo dài mãi. Bản thân tôi suy nghỉ chúng ta hãy cố gắng rèn cho các em viết đúng chính tả. Nếu không thì sẽ dẫn đến những yếu tố nhất định sau:
+ Trước tiên: Không lĩnh hội được kiến thức tìm hiểu bài của các em, các em tiếp thu bài rất chậm, vì không làm quen được với môi trường thực tế mà các em đang sống.
+ Thứ hai: Không giải toả được tâm, sinh lý của học sinh, nên các em còn ham chơi hơn ham học, chưa có ý thức tốt để học tập.
+ Cuối cùng: Không nâng cao được vai trò trách nhiệm của người giáo viên, là truyển thụ hết kiến thức hiểu biết của mình cho học sinh dễ tiếp thu bài học.
2/. Thực hiện đề tài:
2.1. Đối với giáo viên và học sinh:
Trước đây tôi dạy môn chính tả theo phương pháp củ, hình thức giảng dạy, nghèo nàn, chỉ theo trình tự các bước lên lớp và một vài phương pháp đơn điệu, dẫn đến học sinh không thích tham gia học tập môn chính tả và chất lượng giảng dạy không đạt hiệu quả. Vì vậy để nâng dần chất lượng học tập của các em nên tôi đề ra “một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2” cơ bản cụ thể sau:
- Để học sinh học tốt tôi yêu cầu các em chuẩn bị bài ở nhà để các em thu kiến thức mới có hiệu quả
- Bên cạnh đó, phương tiện dạy học là một trong những điều kiện cho việc thành công của cải cách giáo dục, nó phụ thuộc vào ba điều kiện sau:
+ Chương trình và sách giáo khoa mới.
+ Bồi dưỡng giáo viên.
+ Đổi mới cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
- Trước khi lên lớp dạy môn chính tả trong sách giáo khoa, bản thân tôi suy nghĩ rất kỹ để hiểu hết về ý đồ của nội dung bài học, lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp và hình thức dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Tôi đã tận dụng những đồ vật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế hoặc đồ dùng dạy học tự làm đáp ứng được yêu cầu của nội dung bài học.
- Muốn giáo dục cho học sinh lớp mình học tốt môn chính tả, thì giáo viên phải tìm hiểu sâu sắc về các em, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt, có ý thức và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có suy nghỉ, đầu tư tìm hiểu các nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Thường xuyên tìm hiểu học sinh giáo viên phải nắm theo các nội dung sau:
+ Xây dựng kế hoạch theo dõi tìm hiểu cụ thể.
+ Nắm bắt các thông tin về mọi mặt.
+ Thương xuyên nhắc nhỡ và đôn đốc học sinh thực hiện.
- Muốn cho học sinh có tính đam mê và thích ứng trong việc học tập giáo viên có thể tổ chức bằng các hoạt động cụ thể sau:
+ Tâm lý của học sinh rất thích được biểu dương và khen thưởng, nên tôi đã làm bảng danh dự để theo dõi việc học tập của các em. Hằng tuần, thường xuyên tổ chức thi đua học tập giữa các tổ như “Thi đua vở sạch chữ đẹp, bông hoa điểm mười, chăm ngoan - học giỏi, lễ phép với thầy cô, Ông bà, cha mẹ…”, Có sơ, tổng kết đánh giá và biểu dương khen thưởng hằng tuần,
- Bên cạnh những yếu tố nhất định của người giáo viên, đối với môn chính tả chúng tả cần tập trung vào những nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh mà tôi đã trình bày trên. Đây là một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng viết sai lỗi chính tả và rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
- Khi dạy học phân môn chính tả, bản thân tôi luôn rèn kỹ năng cho học sinh viết đúng chính tả. Trước tiên chúng ta cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững các qui tắc chính tả về sự phân biệt giữa các âm đầu, âm cuối và dấu thanh…Luôn chọn phương pháp dạy thích hợp nhất cho mỗi kiểu bài chính tả khác nhau. Tôi chú trọng nhất là các bước luyện viết từ khó, sửa lỗi, luyện tập để các em nắm được cách viết từ.
- Để các em phân biệt về âm đầu và các tiếng có âm đầu cụ thể như: ch – tr, d – gi – r, s – x…và lỗi về các tiếng có âm cuối như: c – t, n – ng.
Ví dụ: Trong bài:
* “Gọi bạn” có các từ: trời hạn hán, dê trắng.
* “Trên chiếc bè” có từ: dế trũi, trôi.
* “Mẩu giấy vụn” có từ: chỗ, sọt rác.
* “Ngôi trường mới” có từ: rung động, cô giáo.
* “Bàn tay dịu dàng” có từ: Thầy giáo, đến gần.
- Để giúp các em phân biệt các từ có vần: êu – iu – iêu – ưu – ươu…
Ví dụ: Trong bài:
* “Chuyện bốn mùa” có từ: tựu trường, đều có ích.
* “Gió” có từ: cánh diều.
- Tôi thường lập các từ đó vào thế đối lặp từ vựng ngữ nghĩa (Ví dụ: trở - chở, tre – che, trúc – chúc, trèo – chèo, sanh – xanh, thêu – thiêu, kì diệu – dịu dàng, điều – đều) để các em phân biệt từ và hiểu được cách viết. Đồng thời lưu ý các em phải chú ý nghe cách đọc của giáo viên. (Ví dụ: Khi đọc từ có âm tr, s thầy cô đọc sẽ cong đầu lưỡi và âm thanh phát ra nghe nặng hơn khi đọc âm ch, x).
- Khi gặp các tiếng có âm đầu: g – gh – ngh.
Ví dụ: Trong bài:
* “Sân chim” có từ: góc cây, không nghe.
* “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” có từ: người thợ săn, gậy.
* “Có và cuốc” có từ: ngại gì.
* “Bác sĩ Sói” có từ: giả, gần ngựa, chữa giúp, trời giáng.
Tôi yêu cầu các em nhắc lại luật viết chính tả:
+ Viết âm đầu: gh – ngh trước i, e, ê, iê.
+ Viết âm đầu: g – ng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Mà đã nắm vững hơn cách viết các từ có âm gh – ngh, g – ng.
- Khi gặp cách viết mà âm đầu có ba cách viết như là: c – k – q.
Ví dụ: Trong bài:
* “Quả tim khỉ” có từ: khóc, Cá Sấu, Khỉ, kết bạn, hoa quả.
* “Voi nhà” có từ: con voi, quặp chặt, chiếc xe, lùm cây, Bản Tun.
* “Sơn Tinh, Thủy Tinh” có từ: con gái, kén, công chúa, người chồng.
* “Kho báu” có từ: kia, quanh năm, cuốc bẫm cày sâu, trồng cà.
Tôi hướng dẫn kỹ cho các em trường hợp âm đầu có ba cách viết:
+ Viết bằng chữ (k) khi đứng trước i, e, ê, iê, y (kể, kiểm, ké)
+ Viết bằng chữ (q) khi đứng trước bán nguyên âm là âm đệm (quê, quế, quà).
+ Viết bằng chữ (c) khi nó đứng trước a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (có, cứu, cuộc, cào cỏ).
- Hầu hết các bài đều có từ có dấu thanh hỏi – ngã. Để cho các em phân biệt tôi cũng thường đặt từ đó vào thế đối lặp từ vựng ngữ nghĩa (Ví dụ: sôi nổi – nỗi lòng, sửa bài – giọt sữa, san sẻ - sạch sẽ…). Hơn nữa cần lưu ý các em nghe giọng đọc của giáo viên để phân biệt cách viết mà viết đúng.
- Luyện viết từ khó: Bản thân tôi hướng dẫn học sinh chọn từ khó và cho học sinh viết vào bảng con. Cho học sinh phân tích các bộ phận của tiếng. Sau đó giáo viên sửa lỗi cho cả lớp
- Việc đầu tiên chúng ta sẽ chọn ra những học sinh thường viết sai lỗi chính tả để đễ theo dõi, rèn luyện cho các em và giúp các em nhận ra lỗi viết sai của mình mà tự sửa chữa. Chúng ta thường xuyên tập trung vào những lỗi mà học sinh hay mắc phải như đã nêu trên. Cũng như khi viết chính tả lúc sửa lỗi về một số vần tôi cũng đặt các từ vào thế đối lập từ vụng ngữ nghĩa để các em dễ phân biệt từ và nhận ra, hiểu được chỗ sai của mình.
Ví dụ: (ân cần – cằn cỗi) nhấn mạnh lại các qui tắc viết chính tả nếu các em vẫn còn viết sai.
- Lúc chấm điểm các môn học khác. Tôi cũng luôn chú trọng lỗi chính tả. Nếu học sinh nào sai nhiều tôi yêu cầu các em sửa lỗi ngay.
- Khi dạy Tập đọc tôi luôn chú trọng giúp cho học sinh hiểu được nghĩa của các từ khó để học sinh nắm vũng từ, nhờ vậy giúp các em viết chính tả ít bị sai. Đồng thời dạy học sinh cách phát âm đúng vì các em làm bài tập làm văn, luyện từ và câu…các em phải tự làm những lúc ấy các em tự nhớ lại cách phát âm mà viết cho đúng chính tả để kết quả của bài đạt kết quả cao.
- Với những biện pháp vừa nêu cùng với với sự nổ lực phấn đấu của chọc sinh nên tỷ lệ học sinh viết chính tả sai dưới năm lỗi trong một bài chính tả đã giảm xuống rỏ rệt. Nhìn chung từ khi tôi áp dụng một số biện pháp vừa nêu trên, tôi cảm thấy học sinh viết chính tả đã có nhiều tiến bộ hơn những năm trước và đặc biệt là bắt đầu từ đầu năm học này cho đến nay.
2.2. Đối với gia đình, phụ huynh học sinh:
- Giáo viên cần thực hiện tốt mối quan hệ với phụ huynh học sinh, vì học chính tả là môn học gần gũi nhất với xã hội và gia đình. Việc giáo dục con người mới trong thời đại xã hội hiện nay là một việc hết sức khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng của giáo viên và sự chăm lo của gia đình và toàn xã hội.
- Ngoài ra cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình là động lực thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn
3/. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian giảng dạy môn môn Tiếng Việt nói chung và môn chính tả nói riêng theo các phương pháp mới như đã nêu trên, chất lượng học tập của các em học sinh tăng rất nhanh về mọi mặt “Đạo đức lối sống, tinh thần học tập, tinh thần đoàn kết, quan hệ công đồng” đặc biệt là các em viết chính tả ít mắc lỗi, tiến bộ nhiều trong đọc và viết.
- Qua các biện pháp và nội dung thực hiện, phải có tổ chức theo dõi chặt chẽ, biểu dương và khen thưởng những học sinh có tiến bộ, phê bình những học sinh còn hạn chế trong học tập và thường xuyên tổ chức tốt các đợt kiểm tra, có sơ tổng kết rõ ràng, cụ thể.
- Từng đợt kiểm tra kiến thức học sinh theo định kỳ, để đánh giá chất lượng học sinh kết quả đạt cụ thể như sau:
- Các số liệu sau đây là điễm của phân môn chính tả của lớp 2 tôi chủ nhiệm ở năm học 2011 – 2012.
+ Khảo sát đầu năm: điểm 5: 5 học sinh, tỷ lệ 20%
+ Giữa học kỳ 1: điểm 5: 7 học sinh, tỷ lệ 28%
+ Cuối học kỳ 1: điểm 5: 9 học sinh, tỷ lệ 36%
+ Giữa học kỳ 2: điểm 5: 12 học sinh, tỷ lệ 48%
+ Cuối học kỳ 2: điểm 5: 15 học sinh, tỷ lệ 60%
Xếp loại chung: cuối năm.
Đạt loại Giỏi: 53%, khá 37% còn lại trung bình, không có học sinh yếu kém.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1 . Bài học kinh nghiệm:
-Giáo viên cần phải đi sâu nghiên cứu để tìm ra phương pháp hay, tối ưu nhất. Để tạo sự ham thích, đam mê và hứng thú trong học tập, từ kết quả trên cho thấy, việc sử dụng phương pháp mới, mang lại hiệu quả cao hơn phương pháp dạy học truyền thống. Phương pháp mới này kích thích được tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh rất hứng thú khi được học tiết chính tả. Từ đó lớp học trở nên sinh động, náo nhiệt, làm cho các erm không nhút nhát, mạnh dạng tham gia phát biểu ý kiến tích cực, tự tin, năng động. Các em luôn tư thế chuẩn bị bài học trước ở nhà, từ đó học sinh học tốt môn chính tả
- Với nhiều phương pháp trên, tôi cảm thấy tác động ở học sinh học tập đạt kết quả, tôi còn thấy sự phấn khởi của bản thân đối với công tác giảng dạy. Như vậy, qua kết quả thành công tôi có một số kinh nghiệm nữa là:
+ Chuẩn bị và soạn kế hoạch bài dạy cho phù hợp
+Tìm tòi học hỏi tạo cơ hội cho học sinh tham gia học tập toàn bộ.
+ Quan tâm, gần gũi, không tỏ ra bực bội, la mắng hay trách phạt khi học sinh làm sai.
+ khi dạy môn chính tả giáo viên cần nắm vững tính chất, nhiệm vụ của phân môn, tính chất nổi bật của của nó là tính thực hành. Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh thông qua các bài tập thực hành. Giáo viên cần phải nắm vững yêu cầu của từng kiểu bài, để từ đó có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ của học sinh, phù hợp với nội dung mà giáo viên đã lựa chọn để rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh.
+ Giáo viên luôn phải kiên nhẫn sửa lỗi chính tả và hướng dẫn cho học sinh sửa lỗi của mình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải lưu ý các từ ngữ và nắm vững nghĩa của từ, đó là những cơ sở giúp cho học sinh học tập tiến b
2 . Kết luận:
Những biện pháp đã nêu, nhằm rèn luyện kỹ năng cho học sinh viết đúng chính tả để nâng cao năng lực nói và viết, vì nó chính là dấu hiệu trưởng thành về mặt ngôn ngữ của học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh không viết sai lỗi chính tả là một quá trình hết sức khó khăn, lâu dài và đầy phức tạp, công việc này không chỉ giới hạn trong phạm vi nhà trường, không chỉ là nhiệm vụ riêng của thầy cô giáo mà cần phải có sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường. Chúng ta cần phải giúp cho cha mẹ học sinh nhận thức được việc viết đúng chính tả là cực kỳ quan trọng, có như vậy gia đình mới phối hợp với giáo viên bằng cách tạo điều kiện, động viên con em mình: đọc bài, viết từ, đọc sách báo lành mạnh…Nhưng nhất là bản thân của học sinh phải có sự nổ lực và ý thức tự rèn luyện để viết đúng chính tả. Vì việc viết đúng chính tả gắn liền với việc học tập tốt các môn học của các em. Kỹ năng viết đúng chính tả của học sinh, còn tùy thuộc vào khối lượng tri thức mà học sinh tiếp thu được trong quá trình học tập cùng với những tri thức do các em thu được trong hành trình nhận thức qua các tiết học.
Qua thực hiện phương pháp mới, mà bản thân tôi dã suy nghỉ, tìm tòi, trao đổi, học hỏi đồng nghiệp qua nhiều năm công tác, đúc kết được những biện pháp, áp dụng giảng dạy đạt hiệu quả. Đây cũng là bài học quý trong suốt quá trình trực tiếp tham gia giảng dạy, đặc biệt là môn chính tả.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân thực hiện trong mấy năm qua. Rất mong sự đóng góp của dồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để giúp tôi có thêm kinh nghiệm giảng dạy tốt hơn
Phú Thịnh, ngày 14 tháng 10 năm 2012
Giáo viên trong khối Người viết
Võ thành Phước Nguyễn Thanh Tùng
Duyệt của Ban giám hiệu nhà trường
File đính kèm:
- giao an(1).doc