Quan điểm chỉ đạo và phát triển giáo dục của Đảng ta đến 2010 ghi rõ: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục của các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tăng qui mô vừa, nâng cao chất lượng hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý, tạo cơ sở và phát huy nội lực để phát triển giáo dục”
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục được xác định ở vị trí là “ Quốc sách hàng đầu”. Giáo dục phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế thực tiễn ở Việt Nam. Phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Để đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu phát triển mới của đất nước và của ngành. Việc chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới cho mẫu giáo 5 tuổi của giáo dục mầm non là một yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mầm non. Như nghị quyết hội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII và văn kiện đại hội Đảng lần thứ I X đã ghi rõ. Trong 3 năm 1998 – 2000 trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non về đề tài: “ Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường lớp mẫu giáo theo hướng tiếp cận theo chủ đề”. Nhằm đóng góp vào sự nghiệp đổi mới phương pháp bậc học mầm non chuẩn bị tiền đề cho việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới ở trường mầm non Hồng Thái Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận:
Quan điểm chỉ đạo và phát triển giáo dục của Đảng ta đến 2010 ghi rõ: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục của các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu tăng qui mô vừa, nâng cao chất lượng hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý, tạo cơ sở và phát huy nội lực để phát triển giáo dục”
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục được xác định ở vị trí là “ Quốc sách hàng đầu”. Giáo dục phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế thực tiễn ở Việt Nam. Phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.
Để đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu phát triển mới của đất nước và của ngành. Việc chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới cho mẫu giáo 5 tuổi của giáo dục mầm non là một yêu cầu cấp thiết của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mầm non. Như nghị quyết hội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII và văn kiện đại hội Đảng lần thứ I X đã ghi rõ. Trong 3 năm 1998 – 2000 trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non về đề tài: “ Đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường lớp mẫu giáo theo hướng tiếp cận theo chủ đề”. Nhằm đóng góp vào sự nghiệp đổi mới phương pháp bậc học mầm non chuẩn bị tiền đề cho việc đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo đang trong thời kỳ tiền thao tác, chức năng sinh lý và tâm lý chưa phân hoá rõ rệt. Do vậy trẻ chưa thể lĩnh hội tri thức khoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận văn hoá theo các hình thức mang tính tích hợp theo chủ đề hoặc chủ điểm...Do vậy quan điểm chỉ đạo của ngành đưa ra những nội dung, hình thức đổi mới cho lứa tuổi mầm non từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn là đúng.
Thực hiện kế hoạch triển khai của sở giáo dục Quảng Ninh, Phòng giáo dục huyện Đông Triều. Trường mầm non Hồng Thái Đông đang chỉ đạo, thực hiện đại trà đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi theo hướng đổi mới. Trên cơ sở trải nghiệm đồng bộ lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới ở trường mầm non Hồng Thái Đông”.
II.Mục đích nghiên cứu.
Với mong muốn góp phần vào việc thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên trường mầm non. Tôi xin đề xuất một số “Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới ở trường mầm non Hồng Thái Đông”.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Một số kinh nghiệm có tính khả thi trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới ở trường mầm non Hồng Thái Đông huyện Đông Triều.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đổi mới hình thức tổ chức các nội dung giáo dục trẻ em tuổi mầm non theo các chủ đề và tổ chức các hoạt động mang tính tích hợp và xu thế chung của giáo dục mầm non ở Việt Nam. Trong khu vực nàyđang được đưa vào áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương. Do vậy vấn đề bồi dưỡng giáo viên thực hiện đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ 5 tuổi cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:
1. Trên cơ sở lý luận của đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi, giáo viên cần nhận thức rõ quan điểm của mình về khoa học của giáo dục theo hướng chủ đề.
2. Tìm hiểu thực trạng chương trình chăm sóc giáo dục đổi mới hình thức tổ chức của trường mầm non Hồng Thái đông.
3. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới cho trẻ 5 tuổi tạị trường và thực hiện một số biện pháp bồi dưỡng rút kinh nghiệm.
V. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu: Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới.
* Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Hồng Thái Đông - Huyện Đông Triều – Tỉnh Quảng Ninh.
IV. Kế hoạch nghiên cứu:
- Xác định đề tài : Tháng 10 năm 2007.
- Xây dựng Đề cương : Tháng 3 năm 2008.
- Tiến hành viết đề tài từ 10 tháng 4 đến 10 tháng 5 năm 2008.
Phần thứ hai
Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm
Chương I: Tổng quan
Bản sáng kiến kinh nghiệm bao gồm 5 phần:
+ Phần thứ nhất: Những vấn đề chung.
+ Phần thứ hai: Nội dung đề tài.
+ Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị.
+ Phần thứ bốn: Tài liệu tham khảo, phụ lục.
+ Phần thứ năm: Đánh giá và nhận xét.
Phần chính: phần thứ hai: nội dung sáng kiến kinh nghiệm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1, Lý do chọn Sáng kiến kinh nghiệm bao gồm: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, thực trạng trường.
2, Một số nội dung, biện pháp thực hiện việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục trẻ 5 tuổi ở mầm non Hồng Thái Đông.
3, Các phương pháp nghiên cứu tổng kết Sáng kiến kinh nghiệm và kết quả của các sáng kiến kinh nghiệm đó.
Chươngii: nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I: Cơ sở xuất phát.
1.Cơ sở lý luận:
Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục mầm non nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nghị quyết Trung ương 2 và chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến năm 2020 của giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách trẻ, giáo dục mầm non một mặt đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức tình cảm xã hội, mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đến trường Tiểu học. Chính vì vậy những nội dung trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục giáo viên cần phải có cơ sở
khoa học giáo dục tích hợp với chủ đề nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong khi nuôi phải tính đến dạy và trong khi dạy phải quan tâm đến nuôi, lồng ghép, đan cài các hoạt động của trẻ, trong đó chơi là hoạt động chủ đạo. Chơi là một hoạt động vốn mang tính tính hợp và chính trong hoạt động vui chơi trẻ tiếp thu kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau, là những kinh nghiệm mang tính tích hợp cần cho cuộc sống của trẻ. Giáo viên cần nắm vững những vấn đề hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo, được thiết lập theo hướng tích hợp chủ đề lôgíc. Xây dựng chủ đề gần gũi với cuộc sống của trẻ, linh hoạt trong việc lựa chọn và tổ chức những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của lứa tuổi, điều kiện của địa phương để khám phá và làm ra những sản phẩm mới mang tính sáng tạo. Trên cơ sở đánh giá thường xuyên hoạt động dạy và học trên các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong chủ đề và các mặt phát triển chung của trẻ ở từng độ tuổi.
2. Cơ sở thực tiễn
* Dựa trên cơ sở sư phạm:
Sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non mang tính tổng thể rất nhạy cảm với mọi tác động. Vì vậy chương trình giáo dục mầm non trước hết phải đảm bảo sự cân đối và hài hoà giữa các mặt chăm sóc sức khoẻ, an toàn, nuôi dưỡng và giáo dục cần đảm bảo các nội dung, tác động đến trẻ phải tích hợp đúng đắn và đúng lúc, tức là phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Nhà trẻ, lớp mẫu giáo là một loại hình đặc biệt khác với trường phổ thông cả về nội dung, phương pháp và hình thức các hoạt động giáo dục. Quá trình giáo dục được tổ chức gần gũi với cuộc sống gia đình, bổ xung cho môi trường gia đình. Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ được tổ chức thông qua các hoạt động. Trong đó hoạt động chủ đạo là con đường chủ yếu để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ, trẻ vừa là sản phẩm vừa là chủ thể tích cực hoạt động. Những kinh nghiệm tri thức của trẻ là sản phẩm từ chính hoạt động trực tiếp trẻ với đồ vật, với thế giới tự nhiên và xã hội gần gũi, xung quanh mối quan hệ dạy và học, giáo viên cần nắm được những đặc điểm của trẻ.
+ Trẻ học tốt nhất khi các nhu cầu vật chất và an toàn tâm lý được đáp ứng.
+ Trẻ em xây dựng lên tri thức.
+ Trẻ em học thông qua sự giao tiếp xã hội với những người lớn và bạn bè.
+ Việc học của trẻ đi theo một chu kỳ liên tục bắt đầu từ làm quen, biết rồi, chuyển sang tò mò, khám phá, tìm hiểu, cuối cùng là sử dụng.
+ Trẻ học qua chơi ( chơi mà học).
+ Sự quan tâm hứng thú và những mong muốn hiểu biết sẽ tạo ra động cơ học của trẻ.
+ Sư phát triển và việc học của trẻ không hoàn toàn giống nhau, được đặc trưng bởi sự khác nhau của cá thể.
* Cơ sở giáo dục:
Dựa trên quan điểm sư phạm tích hợp nhìn nhận thể giới tự nhiên, xã hội và con người như là một thể thống nhất, nó đối lập với cách nhìn nhận chia cắt, tách rời các sự vật hiện tượng.
Quan điểm tích hợp cho rằng tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể. Trong đó không những các giá trị của từng bộ phận được bảo tồn và phát triển, mà đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên.
Quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non hiểu theo cách nhìn nhận như trên được thể hiện ở một số điểm:
Quan điểm giữa việc chăm sóc và giáo dục. Lồng ghép đan cài các hoạt động ( hoạt động vui chơi là chủ đạo).
Quan điểm tích hợp thì xây dựng chương trình giáo dục mầm non phải xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung, hình thành nhân cách ban đầu của trẻ. Dạy học phân hoá, dạy học nêu vấn đề, dạy học tìm hiểu môi trường xung quanh, dạy học tích hợp. Để trẻ tiếp nhận kiến thức phát huy được khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt, tìm tòi, tìm kiếm, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và cuộc sống của trẻ.
3. Thực trạng của trường
Trường mầm non Hồng Thái Đông nằm trên địa bàn xã Hồng Thái Đông điểm cuối của Huyện Đông Triều là một xã vùng xa, nhân dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Học sinh của trường phần lớn là con em của các gia đình làm nghề nông nghiệp, một số là con em cán bộ, giáo viên, bộ đội, buôn bán nên gặp nhiều hạn chế trong quá trình học tập.
Biên chế của trường năm học 2007- 2008 như sau:
Tổng số lớp: 11 lớp = 201 cháu.
Trong đó: + Lớp 5 tuổi : 5 lớp = 101 cháu.
+ Lớp 4 tuổi: 3 lớp = 66 cháu.
+ Nhóm trẻ: 3 nhóm = 34 cháu.
*Tình hình đội ngũ
Tổng số cán bộ giáo viên trong trường là: 21 người.
- Ban giám hiệu : 2 người.
- Giáo viên : 18 người.
- Nhân viên: 1 người.
Trong đó:
+ Giáo viên dạy: 12 đ/c
+Giáo viên nuôi: 6 đ/c
Trình độ đào tạo:
+Trung cấp: 16 (trong đó đang học đại học 8 đ/c, cao đẳng 2 đ/c)
+Sơ cấp: 1 đ/c
+Chưa qua đào tạo: 4 đ/c
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, số giáo viên đứng lớp có trình độ chuyên môn vững vàng. Cơ sở vật chất đã đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học. Công tác chăm sóc giáo dục đã đi vào nền nếp. Chất lượng nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh, trẻ ăn đủ, ăn đúng khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, trẻ kênh A đạt 93% giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống 3%.
Chất lượng giáo dục: Nhà trường đã thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới đại trà cho lớp mẫu giáo 5 tuổi.Trong 2 năm 2005 - 2006 và 2006 – 2007 khi thực hiện đồng bộ chương trình đổi mới về hình thức tổ chức theo hướng tích hợp đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi. Chúng tôi xây dựng kế hoạch và có những biện pháp thực hiện như sau:
Ii. Một số biện pháp và kết quả đã đạt được
1. Một số biện pháp chỉ đạo thực hiên chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới ở trường mầm non Hồng Thái Đông:
Sau 2 năm chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới. Chúng tôi nhận thấy chương trình có nhiều ưu điểm so với chương trình cải cách cụ thể:
Tích cực hoá hoạt động của trẻ, trẻ được tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng giáo dục cá nhân kết hợp giáo dục trong nhóm, lớp giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo, không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm phong phú các hoạt động
của trẻ, gây được sự chú ý của trẻ, trẻ ham học, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, giao tiếp ngôn ngữ tình cảm.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình chúng tôi đưa ra một số kinh nghiệm sau:
a.Về nhận thức:
Muốn chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới. Trước hết phải làm thay đổi nhận thức của giáo viên trong nhà trường, hiểu tầm quan trọng của việc đổi mới. Tham gia tích cực và làm thay đổi cách suy nghĩ, xây dựng kế hoạch thực hiện. Tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu về việc nhà trường thực hiện đổi mới cùng tham gia với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tham mưu với chính quyền địa phương hiểu về quan điểm đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cháu, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo hướng đổi mới.
b, Chỉ đạo thực hiện chương trình:
Để chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình theo hướng đổi mới. Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu, tìm hiểu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới, sau khi nghiên cứu chúng tôi thấy rõ những điểm mới trong chương trình theo hướng đổi mới. Đó là chương trình được biên soạn theo theo từng chủ điểm với 6 bộ môn có quan hệ lồng ghép giữa các mặt giáo dục, cách tổ chức hoạt động chung có mục đích học tập ở một số môn có giảm về số tiết:
VD: Môn làm quen với văn học, môn âm nhạc, môn làm quen với chữ cái...Tuy số tiết có giảm song nội dung yêu cầu của tiết học vẫn đảm bảo.
Để hoạt động chung có mục đích học tập đạt kết quả cao, khi dạy giáo viên cần cần tận dụng mọi hoàn cảnh để khơi gợi vốn kinh nghiệm, kỹ năng sẵn có của trẻ và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra giáo viên phải hiểu được hoạt động góc là hoạt động nối tiếp hoạt động chung có mục đích học tập. Trẻ vẫn được nhập vai thể hiện theo ý đồ và mong muốn, khả năng của mình đồng thời trẻ được tham gia vào việc chung.ở mỗi chủ đề đồ dùng đồ chơi, dụng cụ, cách trang trí lớp phải làm nổi bật được chủ điểm, chủ đề đang thực hiện.
Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu những thay đổi của chương trình theo hướng đổi mới. Định hướng, gợi mở cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch mạng nội dung và mạng hoạt động và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Từng giáo viên linh hoạt vận dụng khi xây dựng kế hoạch tuần, tháng cho phù hợp với từng lớp .
c, Đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chương trình đổi mới.
Trước hết ban giám hiệu cần nghiên cứu kỹ những gợi ý về bố trí sắp xếp trang trí góc chơi theo từng chủ điểm( theo sách hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi của vụ giáo dục mầm non). Bên cạnh đó chúng tôi nắm bắt những kiến thức qua lớp bồi dưỡng hè hàng năm do Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức. Chúng tôi kiểm tra đồ dùng đồ chơi của các lớp , đánh dấu vào từng loại đồ chơi, đồ dùng đã có của lớp và ghi những đồ dùng đồ chơi còn thiếu ở các góc chơi cần phải trang bị.
Vào đầu năm học chúng tôi dự kiến xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị đồ dùng cho cô và trẻ theo từng chủ điểm, trước khi xây dựng chúng tôi xem xét những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị nào cần mua sắm trước còn đồ dùng nào sẽ mua sắm sau.
Ngoài những đồ dùng, đồ chơi , trang thiết bị mua sắm chúng tôi còn có những đồ dùng tự tạo bằng cách khuyến khích giáo viên sưu tầm lựa chọn những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như vải vụn, vỏ bao thuốc lá, mẩu gỗ, giấy vụn, vỏ ốc, vỏ trứng, bẹ dừa, vỏ don hến, bẹ chuối vỏ lạc... tạo thành những đồ dùng đồ chơi ngộ nghĩnh.
VD: Vỏ bao thuốc, vỏ diêm làm tầu- xe, bẹ chuối làm thuyền, vỏ trứng làm con lật đật... để đưa vào các góc chơi. Những đồ dùng , đồ chơi các cô tự tạo đều có thẩm mỹ đẹp,đảm bảo an toàn, trẻ rất thích và hứng thú khi chơi.
d, Bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên qua hoạt động chuyên môn:
Phương pháp dạy học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả dạy học. Bởi vậy mỗi giáo viên cần nắm vững tinh thần đổi mới hình thức tổ chức để áp dụng vào từng môn, từng bài, từng lớp cho phù hợp. Do đó việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên được ban giám hiệu hết sức coi trọng. Chúng tôi đã tiến hành theo các nội dung sau:
* Xây dựng kế hoạch tập thể và cá nhân.
Làm việc có định hướng có nền nếp thì bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, các tổ chuyên môn, các cá nhân tự xây dựng kế hoạch chuyên môn cho mình.
Trong đó phải thể hiện được các chỉ tiêu phấn đấu như tỉ lệ soạn giáo án tốt, khá, trung bình là bao nhiêu? số giờ dự trong một học kì, trong một năm, số giờ thao giảng, chất lượng chăm sóc giáo dục- các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu đó. Qua kế hoạch người cán bộ quản lý sẽ góp ý kiến về chỉ tiêu biện pháp để thực hiện .
Đây cũng là hình thức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục. Bởi lẽ, người quản lý không xây dựng được kế hoạch từ đầu năm, không kiểm tra, góp ý và giám sát việc thực hiện kế hoạch thì giáo viên sẽ tuỳ tiện không đầu tư vào bài giảng và cũng không chú ý đến chất lượng giáo dục... như vậy kế hoạch là hướng và là thước đo chất lượng công tác chăm sóc giáo dục mà người giáo viên cần vươn tới. Người quản lý phải chú trọng xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên.
* Chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng.
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn- là lực lượng chủ yếu để tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ.
Qua thăm lớp dự giờ, tổ phải phân loại được chất lượng giáo viên và nắm được tình hình vận dụng đổi mới hình thức tổ chức giảng dạy để lên kế hoạch bồi dưỡng một cách cụ thể.
Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn, đi sâu vào tháo gỡ từng vướng mắc của chị em giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới.
Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng kiểm tra và ký giáo án hàng tuần đẻ giám sát việc soạn bài trước 3 ngày khi lên lớp của giáo viên. tránh tình trạng dạy không có giáo án và việc dạy chay không có đồ dùng phù hợp với hoạt động đó.
* Bồi dưỡng giáo viên :
Đối với giáo viên ban giám hiệu chúng tôi chọn những giáo viên đã có trình độ, kinh nghiệm thực hiện chương trình mẫu giáo 5 tuổi theo chương trình cải cách để giáo viên so sánh, nắm bắt những thay đổi của chương trình theo hướng đổi mới tiếp cận được nhanh hơn.
Bồi dưỡng giáo viên qua các lớp nghiệp vụ hè, qua dự giờ đồng nghiệp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, qua phong trào thi đua... cán bộ quản lý cần khơi dậy nhu cầu ý thức áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên tự xác định đổi mới hình thức, phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn của mình.
Dự giờ thao giảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. qua dự giờ thao giảng cả người dạy và người dự đều rút ra được những kinh nghiệm về chuyên môn cho mình. Qua dự giờ người quản lý nắm được chất lượng chuyên môn của giáo viên để từ đó có kế hoạch chỉ đạo kịp thời.
Ban giám hiệu có thể dự giờ của giáo viên theo kế hoạch, cũng có thể dự giờ đột xuất nếu thấy cần thiết. Sau khi dự giờ phải rút ra kinh nghiệm trực tiếp, kịp thời, ý kiến góp ý sâu sắc có tính thuyết phục để người dạy hiểu và tiếp thu những điều mới bổ ích làm phong phú thêm sự hiểu biết về kiến thức và vững vàng thêm về phương pháp đổi mới.
g, Xã hội hoá giáo dục:
Vào đầu năm học triển khai họp phụ huynh toàn trường ban giám hiệu trực tiếp về họp, thông qua đến phụ huynh về nhiện vụ của trường, thông báo thời gian sinh hoạt một ngày của bé ở trường, lịnh giảng dạy theo từng chủ điểm. Vận động phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ từng chủ điểm như sách, báo, tranh truyện, hột hạt, gỗ vụn vải vụn…để giáo viên cùng ban liên lạc phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
Phối hợp với trường trung học làm đồ dùng đồ chơi theo đơn đặt hàng bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sáng tạo ra những đồ chơi ngộ nghĩnh có giá trị trao tặng các cháu vào dịp 26 tháng 3.
Phối kết hợp với với đoàn thanh niên, hội phụ nữ xã tận dụng phế liệu như: gỗ, tre… làm đồ chơi cho trẻ.
Chương III: Phương pháp và kết quả nghiên cứu
I. Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực trạng trong việc thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp chủ đề: “ Lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò chủ đạo”. Chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết, để thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, xử lý tư liệu, tài liệu.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, để điều tra, quan sát, khảo sát thực trạng phương pháp giảng dạy của giáo viên trường mầm non Hồng Thái Đông Huyện Đông Triều.
II. Kết quả nghiên cứu:
Một số kết quả đã đạt được sau 2 năm thực hiện chương trình theo hướng đổi mới cho lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Với sự đoàn kết nhất trí trong tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Trong 2 năm thực hiện chương trình đổi mới trường mầm non Hồng Thái Đông đã thu được một số kết quả sau:
- Đối với trẻ:
Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong mọi hoạt động, hứng thú, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong các hoạt động chung, giờ hoạt động góc, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của mình trong từng hành động, lời nói, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, trí tưởng tượng trong từng sản phẩm.
- Đối với giáo viên:
Biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp với độ tuổi, say mê sưu tầm và sử dụng sáng tạo các vật liệu sẵn có vào từng tiết dạyvà các hoạt động, biết lựa chọn phương pháp linh hoạt đáp ứng theo yêu cầu của hoạt động theo từng chủ điểm.
- Đối với phụ huynh:
Tin tưởng gửi con vào nhà trường, quan tâm đến chương trình học của trẻ và có nhu cầu học tập. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ nhà trường đồ dùng, đồ chơi sẵn có ở địa phương, tạo môi trường học tập thuận lợi cho nhà trường.
Có được những kết quả đó thì nhà trường đã rút ra bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải biết vận dụng giữa lý luận và thực tế khi thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức tiết dạy và hoạt động góc phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, của độ tuổi.
- Giáo viên phải tạo ra môi trường học tập an toàn sạch đẹp, hấp dẫn trẻ. Phát huy được tính tích cực của trẻ trong khi thực hiện hoạt động chung và hoạt động góc, gợi mở cho trẻ tự khám phá tìm tòi, giao tiếp ngôn ngữ, thể hiện tình cảm, quan hệ xã hội...
- Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ điểm.
- Phát huy được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, đoàn thể để có đủ điều kiện cho trẻ hoạt động theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức theo các chủ đề.
Phần thứ ba
Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Việc chỉ đạo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới cho đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì đội ngũ này có mạnh thì mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới mà ngành giáo dục đã đề ra. Có như vậy mới đưa ngành giáo dục thoát khỏi tình trạng chậm phát triển so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như hiện nay. Bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học sẽ tạo ra một bước chuyển biến trong đội ngũ. Tiếp cận được phương pháp dạy học mới kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống tiên tiến tạo ra một bước chuyển biến mới về chất lượng giảng dạy nhất là đối với chương trình đổi mới hiện nay.
ii. Kiến nghị:
- Các cấp quản lý giáo dục thường xuyên mở các chuyên đề đúc rút kinh nghiệm trong quá trình tiếp cận với đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.
- Tăng cường kinh phí cho giáo dục mầm non để mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ thiết thực cho việc đổi mới hình thức tổ chức giáo dục.
- Đầu tư cơ sở vật chất. Sớm hoàn thiện dự án xây dựng trường để có phòng học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.
- Phối kết hợp với trường tiểu học để cập nhật các yêu cầu về nội dung chương trình của trường tiểu học, qua đó chỉ đạo thực hiện chương trình dạy trẻ 5 tuổi cho phù hợp, tiếp cận với yêu cầu để trẻ vào lớp 1 chất lượng tốt hơn.
Phần thứ IV
Tài liệu tham khảo- phụ lục
I. Tài liệu tham khảo:
1, Sách tâm lý trẻ tuổi mầm non.
2, Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới.
3, Các chuyên san về giáo dục Mầm non.
4, Một số chuyên đề về giáo dục Mầm non.
5, Các chuyên san, Báo Giáo dục& Thời đại.
6, Nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng giáo dục.
II. Phụ lục:
Nội dung Trang
Phần I : những vấn đề chung 1
Cơ sở lý luận 2
Cơ sở thực tiễn 2
Thực trạng trường 3
Phần II: Nội dung đề tài 3
Chương I: Tổng quan 3
Chương II: Nội dung 3
Cơ sở xuất phát 3
Một sô nội dung biện pháp chỉ đạo 6
Chương III: PPNC và kết quả 10
Phần III: Kết luận kiến nghị 11
Phần iv: Tài liệu tham khảo phụ lục 13
Phần v: Đánh giá nhận xét 14
Phần thứ năm
Nhận xét đánh giá
Hồng Thái Đông ngày 8 tháng 5 năm2008
Người viết
Nhận xét của hội đồng t
File đính kèm:
- de tai.doc