Đề tài Một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cá nhân cho học sinh tiểu học

 Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta thường dạy : Đức là gốc văn hóa là ngọn, con người sống có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng ".

 Với câu nói :'Tiên học lễ hậu học văn'' là câu nói đã thấm sâu trong mỗi thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng . Các em học sinh đến trường phải được học về đạo đức rồi học văn hóa . Chúng ta đang sống cuộc sống mới, cuộc sống hội nhập văn hóa toàn cầu, vai trò đạo đức của con ngời ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà tôi xác định vị trí giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cá nhân cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Đông Hưng Trường tiểu học Đông Hoàng -----*****------ Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------eàf------------ Đông Hoàng, ngày 2 tháng 10 năm 2010 Một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cá nhân cho học sinh tiểu học Năm học: 2010- 2011 —&– Kính gửi: - Phòng giáo dục Huyện Đông Hưng - Ban Giám Hiệu Trường tiểu học Đông Hoàng Họ và tên: Phạm Thị Hạnh Ngày sinh: 06-10-1966 Quê quán: Đông Hoàng – Đông Hưng - Thái Bình. Trú quán : Đông Hoàng – Đông Hưng - Thái Bình. Trình độ : Cao đẳng Sư phạm Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Hoàng Nhiệm vụ được giao : Giáo viên dạy lớp 1B Tổ phó tổ1,2, 3 Danh hiệu đăng ký: Chiến sỹ Thi đua cấp Huyện i.Đặt vấn đề Hồ Chủ Tịch kính yêu của chúng ta thường dạy : Đức là gốc văn hóa là ngọn, con người sống có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng có tài mà không có đức là người vô dụng ". Với câu nói :'Tiên học lễ hậu học văn'' là câu nói đã thấm sâu trong mỗi thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng . Các em học sinh đến trường phải được học về đạo đức rồi học văn hóa . Chúng ta đang sống cuộc sống mới, cuộc sống hội nhập văn hóa toàn cầu, vai trò đạo đức của con ngời ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà tôi xác định vị trí giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một việc vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên. Chính vì nhận thức trên mà nhiều năm nay tôi đã coi trọng khâu giáo duc đạo đức cho học sinh tiểu học và đã vận dụng các phương pháp giáo dục đạo dức cho học sinh tiểu học. ii. Giải quyết vấn đề. 1. Cơ sở lí luận. Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo. Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách, Con người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà trường liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, thể dục và giáo dục lao động. 2.Thực trạng Trong môi trường mới, các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. Song bên cạnh đó các em chưa thực sự nỗ lực phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp vẫn còn những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. 3. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Các em HS tiểu học tâm hồn các em trong sáng như tờ giấy trắng. Việc giáo dục đạo đức cho các em phải gắn chặt với nội dung bài học, không tách rời phải giáo dục thường xuyên liên tục trong suôt cả quá trình bồi dưỡng văn hóa cho các em và được thể hiện một cách kiên trì , bền bỉ song hết sức khéo léo và được áp dụng các phương pháp sau đây: 3.1 Phương pháp giáo dục bằng tình cảm : Các em học sinh tiểu học còn nhỏ rất ngây thơ và ưa nhẹ nhàng tế nhị, thích được cô giáo khen và động viên hơn chê trách. Vậy hàng ngày người giáo viên phải nhẹ nhành mềm mỏng vì cô là:'' người mẹ thứ hai'' của các em . Mỗi khi các em mắc khuyết điểm gì dù nhỏ hay bé cô đều uốn nắn ngay bằng lời nói nhẹ nhàng, tình cảm . Phân tích cho em hiểu được điều hay lẽ phải , nói rõ cho em biết điều em làm là sai là không dúng đắn dẫn đến hậu quả như thế nào , tránh hình thức quát nạt , đao to búa lớn đe dọa làm các em khiếp sợ, hoảng loạn tinh thần, sợ hãi dẫn đến xa rời cô , sợ cô. Ví dụ: Trong lớp có em : Lê Đức Thanh hay nói tục, hay nhặt và lấy đồ dùng học tập của bạn. Được các bạn trong lớp phản ánh tôi đã gặp riêng em , khuyên bảo em nhẹ nhàng phân tích cho em biết nói tục , lấy đồ dùng của bạn là đức tính xấu và bạn bè xa lánh . sau thời gian ngắn em đã tiến bộ rõ rệt không bao giờ lấy đồ dùng của bạn và nói tục nữa thậm chí có lần em đã nhặt được chiếc bút của bạn và đem gửi cô giáo trả lại bạn. 3.2. Phương pháp giáo dục bằng tôn trọng nhân cách Các em dù còn nhỏ song cũng có nhân cách. Khi các em mắc lỗi giáo viên không được phê bình và xử phạt cứng nhắc không được nêu ngay trước tập thể . Đối với học sinh cô phải có tình thương yêu nhưng nghiêm túc. Khi học sinh có khuyết điểm cô phải gặp gỡ riêng em đó và phân tích cho em hiểu ra vấn đề . để em tự giác sửa chữa. Cô không xỉ vả học sinh trước tập thể và đặc biệt không được quát mắng, đánh đập một cách nóng nảy ảnh hưởng đến nhân cách học sinh. Ví dụ : ở lớp có em Phạm Văn Thạch đọc ngọng hay trêu bạn làm cho cả lớp mất trật tự. Tôi đã gọi em ra để gặp và phân tích cho em hiểu việc làm của em làm ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn trong lớp đồng thời tôi cũng hay kể một vài câu chuyện dí dỏm liên quan dến việc phát âm không chuẩn dẫn đến hậu quả khôn lường. Từ đó em đã sửa được tật của mình và cùng các bạn trong lớp hứng thú học hơn. 3.3. Giáo dục bằng phương pháp nêu gương việc tốt . Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tôi luôn áp dụng những gương tốt điển hình ở lớp, ở trường ,ở địa phương để giáo dục học sinh. Ngoài gương điển hình ở trong sách cần nêu gương người thực việc thực điển hình ở xung quanh, gần gũi các em vì học sinh tiểu học còn nhỏ, cần  thực tế vì thế cô tìm gương việc tốt trong lớp, trong trừơng giúp các em học tập những gương đó . Ví dụ : Em Lê Thị Thanh Huyền là học sinh bé nhỏ nhất lớp song em rất chăm học không nghỉ học buổi nào có nhưng hôm bị ốm nhng em vẫn bắt mẹ dẫn tới lớp . em luôn học giỏi và đều các môn , chữ viết rất đẹp . Tôi thường xuyên nêu tấm gương hiếu học của em cho em khác trong lớp nêu theo. 3.4. Phương pháp giáo dục bằng chăm sóc cá biệt : Các em còn nhỏ sống trong mỗi gia đinh đều chịu ảnh hưởng sự dạy dỗ môi trường sống . Phần lớn các em đều mắc sai lầm do hoàn cảnh tạo nên . Khi học sinh mắc khuyết điểm giáo viên không vội vàng xử phạt mà gặp riêng để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa dẫn đến khuyết điểm cho em . Ví dụ : Em Duy lớp tôi rất hay đi muộn, khi đến lớp cô và các bạn hỏi em chỉ cúi mặt và không trả lời . tôi đã dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân tại sao em đi học muộn .Và nguyên nhân là gia dình em hoàn cảnh bố đi làm xa, mẹ sinh em bé không ai đã em đi học được em phải tự đi bộ đến lớp. Vì tôi đã khuyên bảo em và động viên em Ly ở cạnh nhà bạn thường xuyên sang rủ bạn đi học sớm , từ đó em không đi học muộn nữa. 3.5. Phương pháp khen chê đúng mức : Học sinh tiểu hoc còn nhỏ thích được khen hơn chê. Mỗi khi có thấy em tiến bộ đông viên luôn , cô khen kịp thời. Khi phê bình cô phải lựa lời không dẫn đến các em tự ti , xấu hổ với bạn bè cô giáo . Khen , che phải đúng mức khách quan không buông lỏng không cảm tính cô phải thương yêu và nghiêm túc với học sinh. Đặc biệt cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, cô gây được lòng tin tuyệt vời với học sinh để học sinh gần gũi, quý mến cô, tin yêu cô. Ví dụ : Em Phạm Văn Bình chữ viết rất cẩu thả xấu trình bày bài không khoa học mực bôi bẩn ra sách sau em có tiến bộ hơn tôi đã khen em và động viên em trước lớp và chỉ sau một thời gian ngắn chữ em đã đẹp hẳn lên rất nhiều . 3.6. Phương pháp kết hợp gia đình đoàn thể nhà trường và xã hội - Bằng hình thức thường xuyên trao đổi gặp gỡ phụ huynh - Ghi đều sổ liên lạc thông tin hai chiều - Kết hợp xã hội hóa giáo dục - Thường xuyên thăm hỏi gia đình các em . - Kết hợp chặt chẽ: Nhà trường- gia đình -Xã hội . Ví dụ : Ơ lớp có em Lê Thị Hồng viết chậm khi cô giao bài về nhà lười viết đã nhờ chị viết hộ . khi phát hiện tôi đã phân tích cho em hiểu tác hại của việc nhờ viết hộ . Mặt khác tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi . Sau đó em đã tiến bộ hơn, viết nhanh hơn, đẹp hơn và hiện tượng nhờ viết hộ đã chấm dứt . 3.7. Giáo dục đạo đức qua hoạt động ngoại khóa - Giáo viên chủ nhiệm phải coi trọng các hoạt động Đội, hàng tuần, hàng tháng cho các em sinh hoạt Sao . - Tổ chức cho các em thể dục giữa giờ để rèn luyện thân thể. - Ca múa hát . - Vui chơi các trò chơi bổ ích . - Thực hiện tốt các ngày cao điểm . - Giáo dục lòng biết ơn thầy cô giáo, biết ơn Bác Hồ, biết ơn Đảng. - Làm tốt phong trào từ thiện mua tăm ủng hộ người mù, quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt , quyên góp sách cho học sinh nghèo vượt khó - Đóng góp kế hoạch nhỏ gây quỹ từ thiện . -Vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp . - Tìm hiểu về Đội về Bác - Yêu quê hương, yêu con người lao động, tự hào về truyền thống Đội. 4. Hiệu quả - 100% các em đều thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh - 100% các em ăn mặc đồng phục . - 100% các em guốc dép, đầu tóc gọn gàng . - Không có em nào nói tục chửi bậy . - 100% số học sinh đạt văn hóa khá, giỏi . - Sao nhi đồng chăm ngoan. - 100% các em tích cực tham gía hoạt động từ thiện nhân đạo. Điều quan trọng các em nhận thức được tinh thần tương thân tương ái - Lớp đạt Lớp tiên tiến xuất sắc xếp thứ Nhất dẫn đầu toàn trường Bản thân tôi đạt chủ nhiệm giỏi,có uy tín trong nhà trường và được phụ huynh tin tưởng, học sinh yêu mến. - Bản thân tôi được tập thể giáo viên nhà trường, các em học sinh tin yêu, phụ huynh quý mến. - Mấy năm gần đay tôi đều đạt giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp huyện - Có được kết quả này là một phần do tôi áp dụng một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, sự lãnh đạo của nhà trường, các đoàn thể. iii. bài học kinh nghiệm - Nhận thức của giáo viên về vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng về việc giáo dục đạo đức. - Ngoài ra giáo viên phải là người yêu nghề thực sự , giáo dục các em phát triển cả nhân cách và đạo lý làm người để các em phát triển toàn diện bằng lương tâm và trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. - Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học không phải thông qua một bài giảng mà phải gắn liền với tất cả các bài dạy, các môn, các hoat động. Không phải làm một tuần một tháng mà làm thường xuyên liên tụ, kiên trì cả năm học gắn liền mọi hoạt động trong nhà trừơng. Đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình gương mẫu, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ. - Có kế hoạch, phương pháp giáo dục đạo đức đạt hiệu quả . Vận dụng phương pháp sát với từng đối tượng học sinh. - Bản thân tôi đã kiên trì khiêm tốn học hỏi và đã áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho các em học sinh của lớp 1b. Trong lớp tôi thường làm tốt công tác thi đua, đảm bảo sự công bằng khách quan. iv. kết luận Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc giáo dục đạo đúc cho học sinh Tiểu học. Rất mong có sự trao đổi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và Hội đồng thẩm định các cấp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hoàng, ngày 4 tháng 10 năm 2010 Người viết Phạm Thị Hạnh ý kiến của hội đồng thẩm định cấp trường ý kiến của hội đồng thẩm định cấp cụm: ý kiến của hội đồng thẩm định cấp trên: ý kiến của hội đồng thẩm định cấp cụm: ý kiến của hội đồng thẩm định cấp trên: ý kiến của hội đồng thẩm định cấp trên: Nhận xét đánh giá ban thi dua Trường Tiểu học Đông Hoàng Nhận xét đánh giá ban thi dua Phòng giáo dục Huyện Đông Hưng Phòng GD Đông Hưng Trường tiểu học Đông Hoàng -----*****------ Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệtNam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------eàf------------ Đông Hoàng, ngày 2 tháng 10 năm 2010 Một số kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cá nhân cho học sinh tiểu học Năm học: 2010 - 2011 —&– Họ và tên: Phạm Thị Hạnh Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Hoàng Nhiệm vụ được giao : Giáo viên dạy lớp 1b Tổ phó tổ123 Danh hiệu đăng ký: Chiến sỹ thi đua cấp Huyện 6 - 1 - 1 + 0 nhớ, trí tưởng tượng, trí giác đặc biệt là rèn luyện trí nhớ cho HS . Có như vậy mới nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng nhu cầu hiện nay . Nhưng hướng dẫn học sinh như thế nào? phương pháp dạy học ra sao ? để đạt hiệu qua cao trong quá trình dạy học đó là cấu hỏi đặt ra cho mỗi người giáo viên. Chính vì có nhận thức trên mà nhiều năm nay tôi đã coi trọng khâu phụ kém để nâng cao chất lượng đại trà Môn toán lớp một và đã vận dụng các phương pháp dạy học nhằm giúp các em học sinh đạt được yêu cầu của môn học đề ra: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép đếm về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm. Về tuần lễ và ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ và một số hình học ( đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tròn, tam giác, toán có lời văn). Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: Đọc, viết , đếm, so sánh các số trong phạm vi 100 Cộng, trừ ( tính nhẩm không nhớ trong phạm vi 100) Đo ước lượng , vẽ đoạn thẳng. Tập duyệt các thao tác tư duy so sánh, phân tích khái quát hoá, trừu tượng hoá trong phạm vi nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh góp phần giáo dục lòng tự tin, tinh thần ham hiểu biết, tính cẩn thận, tinh thần vượt khó và hợp tác trong học tập của học sinh. ii. Biện pháp thực hiện: Sau khi nhà trường triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học có chỉ tiêu thì tôi đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu của lớp trong năm học.Sau khi đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu , ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại HS: Giỏi , Khá ,Trung bình,Yếu và đã có biện pháp bồi giỏi, phụ kém ngay từ đầu năm, tôi đã hướng dẫn HS qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giai đoạn học tập cơ bản: Giáo viên tổ chức cho HS nắm vững kiến thức cơ bản (kiến thức chuẩn) trong 1 tiết học hoặc nội dung bài học hay một chương trình một môn học. Giai đoạn 2 : Giai đoạn thực hành – là giai đoạn hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức cơ bản để luyện tập. Giai đoạn học tập sâu - Đây là giai đoạn dành cho học sinh khá và giỏi, đòi hỏi giáo viên phải dẫn dắt sâu hơn . Ví dụ : Phân tích phép tính 5 + 2 Giai đoạn học tập cơ bản :Tất cả HS đều biết 5 +2 =7 Giai đoạn thực hành : ở giai đoạn này giáo viên giúp HS giúp học sinh thực hiện gắn với tên đơn vị: 5 + 2 = 7(con) 5 + 2 = 7(cây) ... Sau đó chuyển sang phần giải toán : Ví dụ như ta có bài toán : “ Lan có 5 bông hoa, Cúc có 2 bông hoa. Hỏi hai bạn có mấy bông hoa?” Bài giải : Số bông hoa hai bạn có là: 5 + 2 = 7 (bông hoa) Đáp số : 7 bông hoa Giai đoạn học tập sâu: Dành cho học sinh giỏi, tuy nhiên có thể đối với vài tiết đầu là giành cho HSG.Sau đó HS quen dần thì tất cả đều có thể làm được. HS không chỉ biết 5 + 2 =7 mà giáo viên có thể cho HS thảo luận tìm ra các chữ số và xếp thành dãy tính có cùng một kết quả như sau: 5 + 1 +1 =7 3 + 2 +2 =9 2 + 3 +2 =7 hay 4 + 1 + 2 =7 hoặc 1 +4 +2 = 7 Lớp tôi , khi dạy các em tính cộng, trừ ( không nhớ trong phạm vi 10), tôi đã phát hiện có em Hà, Tùng, Hiệp khi thực hiện tính còn giơ ngón tay ra đếm và điền các kết quả của phép tính nhầm còn sai. Tôi đã yêu cầu các em về nhà học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10, sau đó tôi thường xuyên kiểm tra,kiểm tra đầu giờ, kiểm tra giờ ra chơi, gọi các em lên bảng làm các bài tập có liên quan đến các phép tính cộng,trừ (không nhớ ) trong phạm vi 10. Sau một thời gian các em học tập đã có tiến bộ hẳn lên và không còn tính nhầm, tình sai nữa. Khi dạy các em phép tính trừ dạng 17 -7(trừ không nhớ), tôi đã hướng dẫncác em thực hiện qua các bước rất rõ ràng : Bứơc 1: Đặt tính : Viết 17 trên, viết 7 xuống sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị,hàng chục 1 không thẳng với số nào ở hàng dưới. Viết dấu “-“ chếch về bên trái giữa hai số. Kẻ vạch ngang. Bước 2: Tính (từ phải sang trái) Tính : 7 trừ 7 bằng 0, viết 0 Hạ 1 viết 1 Như vậy : 17 – 7 = 10 Cho vài học sinh nhắc lại các bước trừ, sau đó chốt lại kĩ thuật trừ như ở bước 2 đã nêu. Sau khi hướng dẫn các em hầu hết các em ở lớp đều làm được, xong còn 3 em : Nghĩa , Hà, Tuyền một vài ngày sau vẫn còn đặt tính sai dẫn đến tính sai, VD: Khi chấm bài tôi còn phát hiện 4 em hạ sai dạng toán cột dọc này , tôi đã gọi các em lên bảng , chấm chữa tay đôi, sửa từng chi tiết nhỏ và chỉ cho các em chỗ được, chỗ sai ngay trên bài làm của các em để các em sửa chữa. Cho các em lên thực hành phép tính khác tương tự vài lần tới khi các em làm đúng, thành thạo mới thôi. Đối với dạng Toán có lời văn ,lớp tôi có em : Uyên, Tâm, Dung các em khi làm bài chưa đọc kĩ đề nên khi tóm tắt bài toán còn bị sai dẫn đến lời giải và phép tính cũng sai. Ví dụ : Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1Acó bao nhiêu bạn nam? HS hay nhầm: Bài giải Lớp 1A có số học sinh là: 35 +20 = 55 (học sinh ) Đáp số : 55 học sinh Đối với những HS xác định sai đề bài này tôi yêu cầu các em đọc thật kĩ đề và xác định đề bài thật chính xác ( Bài Toán cho biết gì? Bài Toán hỏi gì? Bài Toán này làm bằng phép tính nào? Vì sao? ). Sau khi đã được tôi trực tiếp chấm, chữa bài tay đôi cho các em và chỉ cho các em chỗ làm sai của mình, các em đã nhận ra và khi gặp các bài toán tương tự các em không làm sai nữa. Sau mỗi phần học hết tôi còn ra thêm một số đề luyện tập để các em tự làm ở nhà, chấm chữa và chỉ rõ cho các em thấy những ưu điểm, khuýêt điểm của mình để các em phát huy và sửa chữa. Những kiến thức HS hay quên tôi thường xuyên nhắc lại liên tục bằng cách cho bài về nhà để các em khắc sâu kiến thức, sau đó mới chuyển phần khác. Mặt khác tôi phân công cho các em là cán bộ lớp và những học sinh khá giỏi kiểm tra và giúp các bạn học yếu hơn, kèm cặp các bạn thờng xuyên hơn. Xây dựng đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Đối với bản thân tôi, tôi luôn ân cần, chỉ bảo HS nhất là đối với những học sinh tiếp thu còn chậm. Tôi luôn đông viên các em kịp thời để các em hứng thú học tập tốt hơn . Trong các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học như: 20/10, 20/11, 8/3, 26/3, 30/4... tôi đã phát động HS thi đua lập thành tích giành nhiều điểm 10 tặng các thầy cô, mẹ... Sau mỗi đợt thi đua tôi đều có phần thưởng tặng các em có thành tích xuất sắc như : Một số em đã có tiến bộ hơn  em :Hà, Nghĩa, Anh ... cũng được nhận phần thưởng. Song song với việc khen, tôi phê bình một cách thận trọng. Nếu về nhà các em chưa làm bài tôi cho các em nợ và buộc phải trả nợ đúng thời hạn. Đã ra bài cho HS tôi đều kiểm tra một cách sâu sát. Để có chất lượng đại trà môn Toán cao, công việc phụ kém không phải chỉ làm trong một tuần, một tháng mà phải làm thường xuyên, liên tục, kiên trì suốt cả năm học, gắn với các đợt thi đua trong trường, trong lớp học. III. Kết Quả Kết quả cụ thể đạt được như sau: HS từng bước làm quen với việc học tập. Tự giác học hơn và luôn luôn tỏ rõ trách nhiệm phải học tập tốt hơn để theo kịp các bạn học khá, giỏi trong lớp HS phấn khởi,tin tưởng vào năng lực của mình khi được giáo viên giảng dạy qua mỗi bài học. Có phương pháp học tập tốt hơn, chắc chắn hơn Một số em đã thể hiện được nhận thức nhanh hơn như em : Lý, Tùng Tuyền Giải toán có lời văn tốt hơn như em:Tâm,Uyên,Thái . Trình bày khoa học hơn như  em: Tuyền, Trung, Mai... + Kết quả đợt kiểm tra cuối năm vừa qua lớp 1A do tôi chủ nhiệm điểm kiểm tra môn Toán ( Đề KT do nhà trường ra) đạt kết quả: Giỏi : 21 em = 87,5% Khá : 3 em = 12,5% Trung Bình : 0 em Bản thân tôi đạt được: GV chủ nhiệm giỏi. Lao động tiên tiến Có uy tín trong nhà trường và được phụ huynh tin tưởng, học sinh kính yêu. IV.Bài Học Kinh Nghiệm Để có được chất lượng đại trà môn Toán cao, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một nhiều năm, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình như sau: Người giáo viên phải thực sự trung thành với nghề nghiệp , yêu nghề mến trẻ Tạo ra không khí cho các em thích học môn Toán, có ý chí phấn đấu trở thành những HS giỏi môn Toán. Giáo viên phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và giữ gìn uy tín danh dự nhà giáo. Tôn trọng nhân cách học sinh để học sinh nói lên suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ của trẻ, sau đó giáo viên dẫn dắt học sinh đến ý tưởng (họăc nội dung) đúng cần truyền đạt (sau khi học sinh nói sai hoặc giải sai nếu giáo viên sửa cẩn thận thì HS nhớ dai và nhớ lâu). Tất cả HS lớp 1A do tôi chủ nhiệm đều đuợc tôi quan tâm dạy dỗ (từ học sinh giỏi đến học sinh yếu kém và cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt). Hướng dẫn học sinh chu đáo, thường xuyên kiểm tra vở bài tập kết hợp chấm, chữa bài khó. Tổng kết lại những kết quả mà HS đạt được qua mỗi lần kiểm tra ở lớp , ở trường. Tuyên dương những em có sự vươn lên trong học tập. Những kinh nghiêm phụ kém năm nay đã giúp tôi nâng cao chất lượng đại trà môn toán qua các đợt kiểm tra. Để dạy tốt và nâng cao chất lượng đại trà hơn nữa tôi rất mong được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp có kinh nghiệm hay, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. Trên đây là sáng kiến của tôi chắc hẳn còn có những điểm thiếu sót , tôi rất mong được các đồng chí tham khảo và bổ sung góp ý kiến để nâng cao chất lượng đại trà môn toán lớp 1 đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Hoàng , ngày 5 tháng 6 năm 2009 Người viết

File đính kèm:

  • dockinh nghiem giao duc dao duc hs.doc
Giáo án liên quan