Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao.
Bởi vậy giáo dục mầm non là cánh tay đắc lực, là cái gốc cho việc quyết định chất lượng của giáo dục - đào tạo đáp ứng nguồn lực cho đất nước.
Bên cạnh đó, theo quyết định số 81/2001/QĐ- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo kể cả bậc học mầm non. Xuất phát từ phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" , từ đặc điểm của bậc học mầm non là dạy trẻ thông qua hình thức "Học mà chơi, chơi mà học". Chính vì vậy, tôi mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của mình, để làm cho các tiết dạy sinh động hơn, trẻ học thông qua các trò chơi, trẻ học tập hứng thú hơn, khơi gợi được khả năng ham học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ đặc biệt là giảm khối lượng đồ dùng cô giáo phải chuẩn bị trong các tiết học.
29 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7718 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A- PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
4
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
4
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH
5
B. PHẦN NỘI DUNG
6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
7
1.Tình hình thực trạng:
7
2. Tiến hành điều tra qua thực tế lớp:
7
CHƯƠNG III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
1. Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ
9
2. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ.
10
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ
23
Bài học kinh nghiệm
24
Khuyến nghị
24
C. PHẦN KẾT LUẬN
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
Lời nói đầu
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người giáo viên phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học giao.
Bởi vậy giáo dục mầm non là cánh tay đắc lực, là cái gốc cho việc quyết định chất lượng của giáo dục - đào tạo đáp ứng nguồn lực cho đất nước.
Bên cạnh đó, theo quyết định số 81/2001/QĐ- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo kể cả bậc học mầm non. Xuất phát từ phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" , từ đặc điểm của bậc học mầm non là dạy trẻ thông qua hình thức "Học mà chơi, chơi mà học". Chính vì vậy, tôi mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của mình, để làm cho các tiết dạy sinh động hơn, trẻ học thông qua các trò chơi, trẻ học tập hứng thú hơn, khơi gợi được khả năng ham học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của trẻ đặc biệt là giảm khối lượng đồ dùng cô giáo phải chuẩn bị trong các tiết học.
Tôi đã viết sáng kiến “Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các đồng sự cùng toàn thể ý kiến của các bạn để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết sáng kiến
Trần Thị Thanh Thủy
A- PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
Trẻ mầm non trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề mà trẻ cần có sự hướng chỉ bảo của người lớn. Trên thực tế trẻ có thời gian ở trường với cô giáo 8 – 9 tiếng mỗi ngày, nên trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của cô giáo.
Trẻ con lại rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động sẽ cho kết quả tôt nhất.
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, và vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hằng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái. Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá cũng như tự tin hơn khi đứng trước đám đông tôi quyết định chọn đề tài “Một số ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ ( Từ 0 – 6 tuổi). Mục tiêu của giáo dục mầm non là phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ để bước vào trường tiểu học. Ở sáng kiến lần này tôi đã chọn lớp Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ( Xóm khe cái – 13 Trẻ ) - Trường Mầm non Vũ Chấn do cô: Trần Thị Thanh Thủy chủ nhiệm làm đối tượng nghiên cứu.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Khảo sát thực trạng, thực hiện các chuyên đề.
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường mẫu giáo.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp, biện pháp hình thành biểu tượng Toán cho trẻ Mẫu giáo, trong quá trình nghiên cứu lý luận, người nghiên cứu cần phân tích , tổng hợp, so sánh.
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra thực tiễn hoạt động ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Vũ Chấn
* Phương pháp quan sát:
- Quan sát là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, quan sát có mục đích nội dung, có kế hoạch và hệ thống, người nghiên cứu theo dõi đối tượng theo trình tự thời gian thấy được thực trạng của quá trình nhận thức cho trẻ.
- Quan sát trực tiếp như dự tiết học, dự các hoạt động của trẻ, trò chuyện với trẻ có thể quan sát gián tiếp như qua các sản phẩm hoạt động của trẻ.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Chọn hai nhóm trẻ cùng độ tuổi, một nhóm thực nghiệm, một nhóm đối
chứng.
- Áp dụng các biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, nhóm đối chứng giữ nguyên phương pháp hiện hành.
V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THÀNH:
Trong năm học 2011 -2012.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giai đoạn lứa tuổi mầm non trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ tinh thần, trẻ ham hiểu biết thích tìm tòi mọi thứ xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Chính vì vậy mà mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu dễ nhớ lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức.
Hơn thế nữa ngày nay ứng dụng tin học vào đời sống ngày càng rộng rãi nên việc ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần thiết và được khuyến khích rất nhiều
Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này.
Phương pháp dạy học tích cực được thể hiện rất rõ trong quá trình hoạt động trẻ em được phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo. Thực chất phương pháp dạy học tích cực hướng tới giúp cho trẻ chủ động trong việc chiếm lĩnh, lĩnh hội những kiến thức hiểu biết kỹ năng với phương pháp dạy học này trẻ trở nên linh hoạt, chủ động, trẻ hào hứng nhiệt tình và mong muốn tham gia hoạt động. Trong hoạt động trẻ giữ được sự say sưa chú ý vào việc làm của mình và thực hiện nhiệm vụ đến kết quả cuối cùng, trẻ sử dụng các giác quan để thể hiện các hành động tìm tòi, khám phá sự vật, hiện tượng và hiểu được bản chất của sự vật, trẻ thực hiện các thao tác tư duy, so sánh, phân tích tổng hợp.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến thức của mình về tin học vào việc soạn giáo án (trên máy vi tính) và sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở lớp tôi (lớp mẫu giáo lớn xóm Khe cái – Vũ Chấn).
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.Tình hình thực trạng:
Như chúng ta đã biết, nội dung dạy trẻ ở tất cả các hoạt động được phân bố đều trong chương trình dạy trẻ ở ba độ tuổi: Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, đối với trực quan để dạy trẻ yêu cầu trực quan của từng tiết khác nhau và phức tạp dần lên. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻ một số giáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm:
+ Đồ dùng trực quan còn ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn.
+ Một số giáo viên còn nói nhiều, cách truyền đạt chưa lưu loát, hay làm thay trẻ, không phát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động.
Do đặc điểm của trẻ rất dễ nhớ, lại chóng quên, trẻ không thể ngồi học một chỗ trong thời gian quá lâu. Trẻ tiếp thu một cách bị động không phát huy hết tính tích cực của trẻ, không khắc sâu vào trí nhớ của trẻ mà trẻ có thể học xong rồi lại quên.
2. Tiến hành điều tra qua thực tế lớp:
* Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
-Trong năm học 2011 – 2012 được sự phân công của nhà trường, lớp mẫu giáo 5 tuổi của tôi có 1 cô / lớp. Nhìn chung giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường và Phòng Giáo dục luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Số trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi (5 tuổi) vì vậy hầu hết trẻ trong lớp tương đối đồng đều về nhận thức.
-Tổng số trẻ trong lớp ít nên việc cho trẻ tiếp cận với máy tính là rất thuận lợi.
- Đa số trẻ trong lớp đều ngoan và tích cực.
- Khó khăn:
- Là giáo viên chủ nhiệm lớp 13 cháu trong lớp nhưng không cùng một khả năng tiếp thu bài cùng một lúc.
- Có cháu thông minh, nhanh nhẹn, bên cạnh đó còn có nhiều cháu chậm, cá biệt nên tôi phải quan tâm uốn nắn các cháu đó nhiều hơn.
- Còn có cháu mới vào học, còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen trường lớp, quen cô, quen bạn, tôi luôn băn khoăn, lo lắng tòm tòi các biện pháp để đưa các cháu đạt kết qủa tốt hơn nữa.
- Số trẻ được tiếp xúc với công nghệ thông tin còn hạn chế.
- 100% trẻ trong lớp là trẻ dân tộc thiểu số, vẫn còn một vài trẻ chưa thành thạo tiếng phổ thông.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn rất nhiều khó khăn, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn thiếu thốn.
- Có những cháu nhà ở quá xa trường, đường xá đi lại khó khăn nên các cháu không đến lớp được đều đặn (nhất là những ngày mưa, rét). Vì vậy việc tiếp thu bài cũng như nề nếp của trẻ đó bị gián đoạn nên việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả chưa cao.
- Đa số trẻ trong lớp là con hộ nghèo nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế.
- Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin là rất lớn nên trường tôi còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Đối với thực trạng ở lớp tôi thì không thể mang máy chiếu lên lớp nên tôi chỉ có thể sử dụng máy tính xách tay.
Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát và phân loại chất lượng học sinh, trên cơ sở đó tôi tìm ra biện pháp, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phù hợp để giúp trẻ học tốt.
CHƯƠNG III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ
Phải nói rằng cách tổ chức các hoạt động cho trẻ đã được đổi mới qua chuyên đề. Muốn cho các cháu tiếp xúc với các hoạt động được tốt, thì điều đầu tiên là tôi sẽ phân loại các cháu. Không phải trong lớp các cháu đều có nhận thức như nhau, nếu đặt câu hỏi dễ các cháu nhận thức nhanh sẽ không phát triển được trí thông minh, nếu đặt câu hỏi khó các cháu nhận thức chậm sẽ không tiếp thu được bài. Chính vì thế ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát kiểm tra về tất cả các kỹ năng khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trẻ và phân các cháu thành ba đối tượng, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát đầu năm
Mức độ đánh giá
Số cháu nhận thức nhanh
(Tốt)
Số cháu nhận thức được bài (Khá)
Số cháu nhận thức chậm
(TB)
Số lượng trẻ: 13
2
5
6
Phần trăm (%)
15,3
38,4
46,3
Từ kết quả trên trong từng bài dạy, tôi đã nghiên cứu phân loại các kỹ năng và kết hợp vào các hoạt động khác giúp đỡ trẻ khi vào bài mới trẻ tiếp thu bài một cách thoải mái. Từ đó tôi đã ứng dụng một số phần mềm tin học vào việc giảng dạy cho trẻ như: Phần mềm painter, power point, kidsmart, violet, flash.
2. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức các hoạt động chung cho trẻ.
a. Sử dụng phần mềm Power point trong tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học.
- Tôi nghiên cứu các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử như: phần mềm violet, phần mềm microsoft office Power point 2003, để thiết kế các tiết dạy cho trẻ khám phá môi trường xung quanh:
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu, trẻ lại rất tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy?....Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thỏa mãn được thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học (KPKH), giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp.
Ví dụ: Quan sát con vật sống trong rừng. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở lên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý,….giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thức về màu sắc, hình dạng, kích thước,… của sự vật hiện tượng. Biết gọi tên, đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện sống,… của sự vật hiện tượng.
Với những màu sắc đẹp, hình ảnh rõ nét gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ nhớ lâu quên.
Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung giữ, trước sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thương chăm sóc cây cối, vật nuôi.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng (con voi, con gấu, con hổ).
Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống trong rừng. Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến gần chúng.
Chuẩn bị: Lên mạng tìm những hình ảnh con voi, con gấu, con hổ copy về máy.
Thiết kế các slide show và chèn các hình ảnh đó vào đồng thời chèn các bài hát về các con vật đó.
Ta có thể thiết kế trò chơi “ô chữ(số) bí mật” trên phần mềm này để cho trẻ chơi trong phần trò chơi.
Tiến hành: Khi dạy trẻ, cô trình chiếu cho trẻ xem cô có thể cho trẻ thời gian thảo luận.
Trong phần trò chơi: Cô có thể cho trẻ tự bấm chọn ô số trẻ thích để trẻ có kỹ năng sử dụng chuột của máy tính, giúp trẻ gần gũi hơn với máy tính. Điều đó sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn.
* Sử dụng phần mềm violet để thiết kế các trò chơi cho trẻ.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non chúng ta luôn phải quan tâm là trẻ không học là học mà ở lứa tuổi này trẻ học thông qua chơi. Các trò chơi đối với trẻ trong các tiết học là rất quan trọng.
Thông qua trò chơi trẻ được củng cố, khắc sâu hơn kiến thức đã được tiếp thu trong bài học, trò chơi hấp dẫn trẻ sẽ hào hứng tham gia các hoạt động hơn vì như vậy tiết học không bị nhàm chán, trẻ không có cảm giác nặng nề như một tiết học thực sự mà đối với trẻ lúc này như đang được chơi.
Với phần mềm violet chúng ta có thể tự thiết kế cho trẻ được rất nhiều trò chơi(ví dụ: trò chơi trắc nghiệm đúng sai, ô chữ kì diệu,…) bằng hình ảnh và âm thanh sống động sẽ kích thích trẻ hứng thú và sáng tạo.
- Phần lớn các trò chơi tôi thiết kế ở dạng trắc nghiệm đúng sai và sử dụng để ôn luyện các kiến thức cho trẻ, đó là các trò chơi:
+ Sắp xếp các cây theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.( Chủ đề thực vật)
+ Sắp xếp bút chì vào hộp theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất.( Chủ đề“Trường mầm non”)
+ Sắp xếp các ngôi nhà theo thứ tự từ 1- 10.( Chủ đề gia đình)
+ Trò chơi củng cố kiến thức về thêm bớt( Số 7 tiết 2- chủ điểm giao thông)
+ Chọn cách chia đều các đối tượng( 3-3, 4-4, 5-5, chủ điểm tết và mùa xuân)
+ Rèn kỹ năng đếm từ 1-10( Chủ điểm trường tiểu học).
Ví dụ: Trong tiết dạy toán thay vì cô giáo xếp trên bảng các đối tượng tôi sử dụng các hình đã được scan vào máy vi tính và cho các đối tượng lần lượt xuất hiện sau mỗi lần ấn chuột. Đặc biệt trong tiết dạy về chia các nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách, tôi cũng có thể dùng các hiệu ứng trong Power point để ấn chuột chia các đối tượng thành 2 phần và có một dãy số cho trẻ chọn số tương ứng với phần còn lại, nhờ vậy vừa tiết kiệm được đồ dùng phải chuẩn bị trong tiết học vừa có thể cho trẻ làm quen với các cách ấn chuột, các thao tác cơ bản của máy tính, phát huy tính tích cực của trẻ.
Nhờ ứng dụng được công nghệ thông tin mà trong phần trò chuyện tôi đã tìm được những đoạn phim phù hợp với chủ đề và cho chạy hình ảnh động, như vậy gây hứng thú cho trẻ rất lớn.
b. Sử dụng phần mềm painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố được kiến thức, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ. dạy trẻ kỹ năng vẽ, xé, dán,…
Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh(vật) mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trên giấy, tô màu sáp(màu nước) đã thành quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh vẽ trên vi tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét, màu sắc hài hòa sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ.
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ vườn cây ăn quả trên phần mềm painter
Mục đích: Trẻ vẽ được một số hình đơn giản, tô màu trên máy tính, cách đổ mực bằng các biểu tượng trên thanh công cụ. Từ đó trẻ có thể tự vẽ được một số cây ăn quả quen thuộc bằng các đường cong đơn giản.
Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của cây ăn quả.
Biết chăm sóc bảo vệ để cây ra nhiều quả.
Chuẩn bị: Tìm hình ảnh về một số cây ăn quả trên mạng, mở phần mềm painter và coppy những hình ảnh đó vào.
Dùng phần mềm này cắt rời từng bộ phận của các bức tranh đó, tô màu.
Hoặc ta có thể vẽ trực tiếp trên phần mềm painter.
Tiến hành: Cô mở phần mềm cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách tô màu trên những hình ảnh cô giáo đã vẽ sẵn.
Cô giới thiệu các biểu tượng trên thanh công cụ để trẻ biết cách sử dụng hợp lý.
Sau khi trẻ tô màu thành thạo cô có thể hướng dẫn trẻ vẽ luôn trên phần mềm painter với những hình đơn giản(như hình tròn, vuông, tam giác,…) và hướng dẫn trẻ cách đổ màu.
a. Sử dụng các trò chơi Kidsmart trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với toán
Để có thể đạt được kết quả cao khi ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy toán, hàng ngày thông qua trò chơi kidsmart trong các giờ hoạt động góc, giờ đón trả trẻ, tôi đã cho trẻ lớp tôi làm quen với các thao tác với chuột nên khi vào bài dạy trẻ đã sử dụng chuột 1 cách thành thạo.
Các trò chơi toán học thật sự đem lại luồng không khí mới cho hoạt động học giúp trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán. Các kiến thức toán học tưởng như khô cứng nhưng được trẻ tiếp thu qua trò chơi một cách đễ dàng hơn, được ôn luyện thông qua các hoạt động trong ngày kích thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo, tư duy tốt.
Đối với trẻ MG lớn bắt đầu vào học kỳ 2 tôi thường ra bài tập cho cháu về nhà thực hiện như cộng, trừ, so sánh….
Như vậy trẻ rất hứng thú học tập cùng nhau đưa ra các ý kiến khác nhau, từ đó giúp cho trẻ phát huy được tính tích cực, khả năng nhận thức của trẻ về bài học được nâng cao.
Qua việc giảng dạy ở lớp tôi cùng với việc thực hiện chương trình mới giáo dục trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, bước đầu có chuyển biến khá tích cực trong việc nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ.
*Với bài dạy tôi đã ứng dụng trong thực tế:
Để có tư liệu sát thực, tôi đã tiến hành giảng dạy ở lớp mẫu giáo 5 tuổi Khe cái tôi đã chia lớp thành 2 nhóm, trong đó:
Nhóm 1: Là nhóm dạy với chương trình đổi mới chưa ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhóm 2: Là nhóm dạy với chương trình mới có ứng dụng công nghệ thông tin.
*Nhóm 1: Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8 (Dạy theo chương trình cũ, chưa ứng dụng công nghệ thông tin)
*Nhóm 2: Thực hiện vẫn bài dạy đó.(Dạy theo chương trình mới, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin).
Tôi tổ chức dạy theo chương trình mới thông qua các trò chơi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy.
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ
Thể loại bài dạy
Phương pháp
Số trẻ tích cực
Nhận biết mối quan hệ hơn kém
Dạy chương trình đổi mới
Nhóm 1
8 / 13
Nhận biết mối quan hệ hơn kém
Dạy chương trình mới
Nhóm 2
13 / 13
Qua 2 tiết dạy tôi nhận thấy bằng dạy theo chương trình đổi mới sẽ cho tiết học chưa thật sự thoải mái, trẻ phát huy được tính tích cực chưa cao. Dạy theo chương trình mới có ứng dụng công nghệ thông tin lấy trẻ làm trung tâm, các hoạt động trong ngày được đan xen hòa quyện với nhau giúp trẻ không gò bó khi phải ngồi học, hệ thống câu hỏi mở, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính nhận thức tích cực của mình. Trẻ phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ qua việc giảng dạy trên lớp tôi thấy được khả năng nhận thức tính tích cực của trẻ.
Trong môn Toán đã đạt kết quả cao với lòng say mê ham học của trẻ thêm phong phú và tích cực tôi tin rằng các cháu đều có năng lực nhận thức về môn Toán nói riêng và tất cả các môn khác nói chung.
Các trò chơi trong phần mềm rất nhiều và đa dạng vậy ta phải làm thế nào để lựa chọn được trò chơi phù hợp với yêu cầu của mình để phát triển các kỹ năng về toán cho trẻ. Thì trước hết giáo viên phải xác định rõ yêu cầu bài dạy của mình sau đó tìm xem trò chơi nào trong máy có thể đáp ứng được yêu cầu đó.
- Đối với ngôi nhà toán học của milie
+ Muốn trẻ phát triển nhận biết số, nghe số đếm có thể vào căn phòng.
- Xưởng làm bánh.
- Máy số.
-Tạo ra 1 con bọ.
- Con số của tôi là gì (Nhận biết số còn có căn phòng “Bing và Bong”).
+ Muốn trẻ xác định và so sánh kích thước thì vào căn phòng.
- Ngôi nhà chuột.
- Nhỏ vừa và lớn
+ Muốn trẻ hoàn thành mẫu, sắp xếp theo quy tắc thì vào căn phòng Binh & Bong…
- Đối với các ngôi nhà khác
Có thể tìm được yêu cầu của mình trong các cơ hội học tập nhưng chủ yếu sự lựa chọn ở đây sẽ phụ thuộc vào sự linh động và vận dụng sáng tạo của giáo viên.
- Trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy
- Truy tìm hạt mứt đậu(Định hướng).
- Hộp cát biểu tượng (Bạn có 1 con sông yêu cầu trẻ hoặc xây cho trẻ xem ngôi làng hay đặt ngọn đồi theo yêu cầu của mình để bên phía phải hay trái).
- Định hướng hoặc ôn nhóm số lượng, so sánh...
- Đồng hồ sinh đôi(Ta có thể cho trẻ nâng cao kỹ năng nhận biết các số và thứ tự số học, nhận biết số tương ứng, khả năng định hướng…)
- Trong ngôi nhà Happykid
Trong căn phòng Làm thiệp. Lựa chọn các hình theo chủ đề giáo dục, như ôn nhóm số lượng , chia tách nhóm, xác định hướng… Tùy theo yêu cầu của từng hoạt động.
* Ứng dụng các trò chơi Kidmart cho trẻ chơi để củng cố các kỹ năng về toán
- In bài ra giấy cho trẻ làm
VD: + Vẽ thêm hay tô màu( Xếp phương tiện giao thông từ các hình hình học, in ra tô màu vẽ nơi hoạt động cho các loại phương tiện).
+ In các bộ phận từ căn phòng Xưởng đồ chơi, bồi lên bìa lịch cho trẻ lắp ghép.
+ Cắt dán hình ảnh để làm thêm vào các sản phẩm khác.
+ Dựa trên cách chơi các trò chơi trên máy giáo viên tổ chức các hoạt động ứng dụng
Trong phần mềm kidsmart, trò chơi tôi thấy ứng dụng được nhiều và hiệu quả nhất trong việc cho trẻ hình thành các biểu tượng ban đầu về toán đó là ngôi nhà toán học của nàng bò Millie.
(Ví dụ: Số 6 - tiết 1: Đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6…)
- Hay cho trẻ đi sưu tầm nguyên vật liệu , chú ý tận dụng nguyên vật liệu phế thải rồi làm 1 sản phẩm mà trẻ thích đáp ứng yêu cầu về học và thữc hành kỹ năng toán.
- Lắp ghép các đồ dùng từ nhiều bộ phận
+ Các trò chơi giống luật chơi, cách chơi trong máy để tạo trò chơi mới có thể
tĩnh hoặc động
Trò chơi tĩnh:
- Chơi trò chơi với những con bọ… (đếm, so sánh số lượng của chúng)
- Làm bánh nhân đậu ( nặn, cắt bánh dán nhân theo số lượng ) .Chơi bán hàng… đóng gói theo chủng loại…
Trò chơi động:
- Mang bánh nhân đậu cho ếch và bò : Bánh có đúng số lượng theo cô yêu cầu thì mang cho bò. Bánh có số lượng ít hơn hay nhiều hơn thì mang cho ếch.(Tổ chức các nhóm, đội thi đua…) tổ chức trong hoạt động chung, ngoài trời)
-Trò chơi từ nhân vật trong các căn phòng ( thường chơi ngoài trời)
-Trẻ sẽ đóng vai các nhân vật trong 1 căn phòng và ra yêu cầu cho các bạn làm theo.
VD: Millie ra lệnh cho ếch phải nhảy về bên trái 6 bước hay kêu lên 4 tiếng.
- Khi tổ chức các hoạt động ứng dụng hay tổ chức trò chơi cho trẻ phải bám theo yêu cầu mình đề ra. Nên chọn những trò chơi, đồ dùng phù hợp với chủ đề. Ngoài những hoạt động tổ chức trong hoạt động ngoài trời. Nên sử dụng những đồ chơi, sản phẩm trẻ làm được để phục vụ trong quá trình giảng dạy và học tập tiếp theo.
GIÁO ÁN TOÁN
“Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8”
Chủ đề: Thế giới thực vật
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức:
+ Trẻ biết số lượng 8. Biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8.
+ Trẻ biết thứ tự các số tự nhiên từ 1 – 8. Biết các số liền trước, liền sau.
2. Kỹ năng:
+ Trẻ có kỹ năng đếm trong phạm vi 8, tạo nhóm số lượng theo yêu cầu.
+ Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi theo nhóm, cá nhân, tập thể.
+ Kỹ năng tự kiểm tra, so sá
File đính kèm:
- SKKN Ung dung CNTT trong truong MN.doc