Đề tài Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện

 Văn học là một loại nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng được trẻ yêu thích nhất.Nó không chỉ giúp cho trẻ cảm thụ được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ từ đó hoàn thiện dần về nhân cách cho trẻ.

 Trong các thể loại văn học thì truyện là một thể loại rất được trể yêu thích. Đến với mỗi câu truyện hay trẻ như bước vào thế giới của những con người với ông bụt bà tiên cô tấm dịu hiền của thế giới muôn màu hoa lá cỏ cây ,của những con vật đáng yêu .tất cả như được sống trò chuyện để hoà quyện chung cuộc sống như con người .Việc tạo cho trẻ làm quen tác phẩm văn học :đọc thơ, kể chuyện, nghe chuyện, giúp nhận thức thế giới xung quanh hiểu được mối quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với con vật mà qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định mà dặc biệt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp.

 Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là mẫu ngôn ngữ chính xác chuẩn mực phong phú đa dạng thúc đẩy cho trẻ nói theo vận dụng một cách tự nhiên và đưa đến thế giới ngôn ngữ một cách nhanh nhất, nhiều nhất, hoàn thiện nhất. Chính vì thế giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cho hoạt động kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ.

 Nhận thức được mục đích đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. Tuy nhiên tôi vẫn gặp phải nhữ

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề Văn học là một loại nghệ thuật đến với trẻ sớm nhất và cũng được trẻ yêu thích nhất.Nó không chỉ giúp cho trẻ cảm thụ được nghệ thuật mà qua đó giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ từ đó hoàn thiện dần về nhân cách cho trẻ. Trong các thể loại văn học thì truyện là một thể loại rất được trể yêu thích. Đến với mỗi câu truyện hay trẻ như bước vào thế giới của những con người với ông bụt bà tiên cô tấm dịu hiền của thế giới muôn màu hoa lá cỏ cây ,của những con vật đáng yêu .tất cả như được sống trò chuyện để hoà quyện chung cuộc sống như con người .Việc tạo cho trẻ làm quen tác phẩm văn học :đọc thơ, kể chuyện, nghe chuyện, giúp nhận thức thế giới xung quanh hiểu được mối quan hệ con người với con người, con người với thiên nhiên, con người với con vật mà qua đó giúp trẻ phát triển tư duy, chú ý ghi nhớ có chủ định mà dặc biệt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là mẫu ngôn ngữ chính xác chuẩn mực phong phú đa dạng thúc đẩy cho trẻ nói theo vận dụng một cách tự nhiên và đưa đến thế giới ngôn ngữ một cách nhanh nhất, nhiều nhất, hoàn thiện nhất. Chính vì thế giáo dục ngôn ngữ cho trẻ cho hoạt động kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ. Nhận thức được mục đích đó tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện”. Tuy nhiên tôi vẫn gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: II. một số thuận lợi, khó khăn : 1)Thuận lợi -Trường tôicó nhiều phòng học sân chơi rộng rãi thoáng mát có vườn cổ tích, có nhiều đồ dùng đồ chơi thuận lợi cho cô và cho trẻ hoạt động với môn văn học. -Tôi được nhà trường giao chủ nhiệm 4 tuổi hầu như các trẻ cùng độ tuổi và đã học qua chương trình nhà trẻ,3 tuổi nên có nề nếp hoạt động. -Bản thân tôi yêu nghề mến trẻ, say sưa với công việc tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nhiều năm dạy trẻ 4 tuổi phần nào tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ. -Phụ huynh quan tâm hoạt động cho trẻ lam quen với văn học trong trường mầm non. 2)Khó khăn : -Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập chung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều. -Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp. Những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày càng ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ. -Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá câu chuyện ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp khó khăn. -Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng nhân vật, tự kể lại chuyên và kể chuyện sáng tạo. -Cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện vì vậy mà chưa diễn tả hết tình huống xảy ra trong đoạn chuyện, gây khó khăn cho việc giúp trẻ hiểu nội dung chuyện. Từ những khó khăn trên tôi đã tập chung nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. III. biện pháp thực hiện 1)Tạo môi trường phong phú gây hứng thú kích thích sự hoạt động tích cưc của trẻ “.Môi trường”cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay.Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thâý chán và cũng không kích thích phát triển ở trẻ. Nhưng ngày nay bằng những việc tìm tòi khám phá tôi đã tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ được hoạt động môi trường theo chủ đề trẻ thích khám phá trải nghiệm trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụng được ngay ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp nhờ đó mà trẻ thấy hứng thú hơn và phát triển ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn. VD:ở “góc sách” chủ đề: “thế giới động vật ” tôi bố trí môi trường mở có đủ các loại sách tranh, chuyện tranh, cho trẻ tự làm các loại rối ,đồ chơi, mà trẻ tự tạo theo chủ đề. Qua đó, trẻ có thể tự hoạt động tranh chuyện, con rối để kể thành câu chuyện theo ý trẻ nhớ mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển. Môi trường cô tạo cho trẻ không chỉ ở góc sách mà cô tạo xung quanh lớp học, ngay chủ đề trẻ đang học cô tạo ra một số hình ảnh chủ đề,trẻ làm cùng với cô bằng những nguyên vật liệu khác nhau theo ý trẻ. VD: “chủ đề thế giới động vật : “những con vật sống trong gia đình” cô làm hình ảnh một số con vật:con chó, con mèo trẻ làm thêm một số con vật khác cũng sống trong gia đình bằng các nguyên vật liệu khác nhau. Khi hoạt động trong tiết chuyện, cô hỏi trẻ kể tên các con vật trong gia đình thì trẻ kể, khi quên trẻ có thể nhìn trong chủ đề để kể. Hoặc khi tận dụng vào giờ hoạt động đón, trả trẻ cô có thể cho trẻ ngắm nhìn chủ đề và hỏi :chủ đề nói về con vật gì? có câu chyện nào nói về con vật đó và hướng cho trẻ kể chuyện về những con vật đó. 2)Tích hợp các nội dung giáo dục và nghệ thuật kể chuyện của cô. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa nhìn và tự đọc tác phẩm văn học, trẻ muốn cảm nhận được tác phẩm văn học phải nhờ vào người lớn ở nhà và cô giáo ở trường. Vì vậy cô giáo là người trung gian là chiếc cầu nối đưa tác phẩm văn học đến với trẻ. Do đó lời đọc, lời kể diễn cảm tác phẩm văn học có thể coi là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Lời kể càng hay,càng hấp dẫn bao nhiêu thì sẽ giúp trẻ cảm thụ được nội dung tác phẩm bấy nhiêu, là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu, lột tả tính cách nhân vật là cơ sở phát triển ngôn ngữ cho trẻ tri giác toàn bộ nội dung câu chuyện, tình tiết các câu hội thoại, đối thoại,độc thoại,và trẻ dễ dàng hiểu đầy đủ hơn nghĩa của từ bấy nhiêu. Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập. Biết được điều đó tôi tìm hiểu tác phẩm sau đó xác định giọng kể cho phù hợp. Tôi thường căn cứ diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật, bối cảnh xẩy ra, tình tiết thể hiện ngữ điệu.Cùng một nhân vật bối cảnh khác nhau thì sắc thái ngữ điệu cũng khác nhau. VD: “Sẻ con tìm bạn” cùng là một nhân vật sẻ con nhưng đoạn đầu câu chuyện sẻ con khinh bỉ chuột nhắt,cho nến sẻ nói với giọng đỏng đảnh khinh miệt nhưng cuối câu chuyện khi sẻ con biết lỗi giọng sẻ con ngập ngừng bối rối. Trong chuyện nhân vật phản diện cũng có những giọng điệu khác nhau: VD:câu chuyện: “Cáo, thỏ và gà trống” Cáo là nhân vật phản diện, đoạn đầu của chuyện cáo xin sang ở nhờ nhà thỏ thì giọng của cáo nhẹ nhàng, từ tốn, tỏ thái độ thân ái còn khi gặp bầy chó, gấu thì giọng sói hung hăng,quát nạt nhưng khi gặp chú gà trống dũng cảm thì giọng sói sợ hãi, hoảng hốt. Hoặc hay trong cùng câu chuyện có những lời dãn chuyện cô cũng phải kể thật diễn cảm để trẻ tưởng tượng ra khung cảnh trong chuyện. VD: Khi kể chuyện “Thỏ con không vâng lời” “Thỏ con đi mãi .....chơi xa...thật là xa .....thế rồi thỏ con quên mất đường về nhà” thì người đọc phải kéo dài âm “mãi” để diễn tả đường đi chơi của thỏ rất dài và rất xa ngôi nhà của mình. Không chỉ chú ý đến ngữ điệu giọng kể tôi còn chú ý đến nhịp độ, cường điệu, lúc dồn dập hồi hộp, lúc từ tốn, lúc to lúc nhỏ khác nhau, chỗ ngập ngừng. Tôi đã làm trẻ thu hút chú ý tới lời kể của tôi nhờ đó mà trể tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Như vậy để có giọng kể hay, hấp dẫn tôi phải tự rèn luyện mình tập kể nhiều lần cho đồng nghiệp nghe để tham gia góp ý cùng chỉnh sữa . Nếu đơn thuần chỉ có lời kể trong giờ học sẽ làm cho trẻ cảm thấy chán nản, mệt mỏi .Muốn vậy trong giờ học tôi tích hợp các nội dung giáo dục vào để dạy ,việc lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục trong tiết dạy kể chuyện cho trẻ nghe vừa có tác dụng tạo ra bầu không khí thoải mái không gò bó ép buộc đối với trẻ, trẻ học mà chơi, chơi mà học, vừa có tác dụng giáo dục trẻ một cách toàn diện về trí tuệ, thẩm mĩ .Nhưng lồng ghép ở đây không có nghĩa là xáo trộn kèm dạy quá nhiều lần môn học khác nhau mà ta phải lồng ghép tích hợp sao cho thật nhẹ nhàng hoà quyện với nhau và xen kẽ các hoạt động:động, tĩnh khác nhau. VD: Kể câu chuyện “Sẻ con tìm bạn ” Tôi lồng ghép bộ môn âm nhạc :Tôi cho trẻ hát múa “Những khúc nhạc hồng”, cho trẻ đàm thoại về các loại chim, tôi đưa ra câu đố để hướng vào bài dạy của mình, Tôi có thể cho trẻ chơi trò chơi :bắt chước tạo dáng các nhân vật trong truyện , kết thúc cho trẻ múa hát bài hát về tình bạn. Tuỳ theo nội dung truyện mà tôi đưa ra trò chơi cho phù hợp hấp dẫn. Như vậy qua việc tích hợp lồng ghép các nội dung giáo dục tôi thấy trẻ hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách rất nhẹ nhàng không bi gò bó . 3)Xây dựng hệ thống đa dạng và phong phú. Căn cứ vào yêu cầu vào độ tuổi mà tôi có thể chủ động đặt ra các câu hỏi đàm thoại khác nhau .Nhưng câu hỏi phải đòi hỏi chính xác ,ngắn gọn dễ hiểu từ dễ đến khó ,từ đơn giản đến phức tạp và mang tính gợi mở tác động đến toàn bộ trẻ trong lớp .Và câu hỏi đặt ra phải theo trình tự nội dung , sát nội dung cốt truyện. VD : Khi bắt đầu đàm thoại câu chuỵên “ Sẻ con tìn bạn ” -Cô kể câu chuyện gì ? - Trcng câu chuyện có những nhân vật nào ? Sau đó cô dần hỏi đến câu hỏi : Vì sao ? như thế nào ? - Vì sao sẻ con lại bị sa lưới ? - Ai đã giúp sẻ con thoát nạn ? -Trong chuyện coc yêu ai nhất ? Vì sao ? VD : Câu chuyện: “ Cáo, thỏ và gà trống ” -Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì ? -Những nhân vật nào xuất hiện trong chuyện ? -Con có nhận xét gì về ngôi nhà của cáo và ngôi nhà của thỏ ? -Khi mùa xuân đến cáo đang làm gì ? -Ai đã đến giúp thỏ đuổi cáo đi ? -Vì sao bầy thỏ và bác gấu lại không đuôỉ được cáo ? - Gà trống làm thế nào mà đuổi được cáo ? Hay cô có thể kích thích trẻ để trả lời dưới dạng câu ghép . VD : Câu chuyện “sẻ con tìm bạn ” Vì sao sẻ con bị sa lưới ? Trẻ có thể trả lời : (Bởi vì sẻ con mải chơi không chú ý nên sẻ con bị sa vào lưới bẫy chim ) Trong khi đàm thoại cô cần phải chú ý đối tượng trẻ .với trẻ khác nhau, tôi đưa ra cho trẻ câu hỏi cho phù hợp để trẻ có thể trả lời được đó là động lực kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ . VD : Cùng một nội dung hỏi nhưng giáo viên có thể đưa ra nhiều cách hỏi khác nhau nhằm cho trẻ làm quen với cách đặt câu và mở rộng cho trẻ về nghĩa của câu. VD : Khi hỏi về nhân vật trong chuyện : “Sẻ con tìm bạn ” -Trong chuyện có những nhân vật nào ? -Những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện ? - Câu chuyện nói về ai ? Hay khi hỏi về mục đích làm việc của nhân vật VD : câu chuyện ‘Sẻ con tìm bạn ” -Tại sao chuột nhắt lại cắn đứt mất lưới ? -Chuột nhắt cắn đứt mất lưới để làm gì ? Như vậy có thể nói với mỗi câu chuyện đưa nhiều cách hỏi như vậy sẽ giúp trẻ lựa chọn ngôn ngữ trả lời, qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, nói đủ câu, câu đơn, câu ghép và chắt lọc ngôn ngữ cho trẻ khi giao tiếp . Đặc biệt khi hỏi trẻ cô cũng phải hỏi trẻ bằng các giọng điệu , cử chỉ điệu bộ khác nhau nhằm kích thích gây hứng thú cho trẻ trả lời. Như vậy có thể nói bằng việc sử dụng các câu hỏi đàm thoại khác nhau tuỳ thuộc độ tuổi, yêu cầu tiết dạy vào đối tuượng của trẻ tôi thấy không chỉ giúp trẻ phát triển về nhận thức , thể hiện tình cảm với nhân vật, qua đó còn giúp trẻ phát triển nhân cách, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ ở trẻ .vì vậy mà chất lượng tiết dạy của tôi đạt chất lượng cao. 4)Sử dụng đồ dùng gây hứng thú ở trẻ Như chúng ta đã biết tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng vì thế ở mọi lứa tuổi đều rất thích được nhìn, hoạt động với đồ vật .Chính vì vậy trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên nào cũng phải nghĩ là đồ dùng trực quan gì ? Đồ dùng đó có đẹp hấp dẫn bao nhiêu sẽ kích thích gây hứng thú được cho trẻ bấy nhiêu mà trẻ mầm non rất thích đồ dùng đẹp, mới lạ, hấp dẫn, đơn giản mà dễ sử dụng .Vì thế mà tôi liên tục tạo ra những đồ dùng mới lạ và không lặp lại đồ dùng giờ học trước . Đồ dùng truyện có rất nhiều loại: tranh ,các loại rối (tay ,dây , rối nước ..) sử dụng phần mềm vi tính , mỗi một loại đều có ưu việt riêng song sử dụng phần mềm vi tính tôi cảm thấy hay hơn hấp dẫn hơn . VD : “trong câu chuyện “Sẻ con tìm bạn ” tôi có thể vẽ tranh, chụp tranh phong cảnh nào đó đưa vào máy chỉnh sửa tìm những nhân vật có trong chuyện và ghép lại để tạo thành câu chuyện theo ý muốn. Sự hoạt động nhân vật trong vi tính tôi thấy trẻ nhìn nhân vật trong chuyện bằng không gian ba chiều rõ hơn hoạt động của nhân vật mượt mà hơn và không sợ phải khó khăn khi có tình huống xảy ra. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng đồ dùng vi tính thì đồ dùng không thể kích thích cho trẻ và trẻ không thể tự hoạt động đồ dùng để kể, để hoạt động môn học khác . Vì vậy tiết dạy tuỳ theo loại truyện mà sử dụng đồ dùng cho phù hợp để dạy. VD : Cũng nhân vật trên trong câu truyện “Sẻ con tìm bạn ”tôi có thể làm các con rối, tôi có thể tạo ra con chim bằng bông rồi gắn cách bằng bóng kính kết hợp việc trang trí hình ảnh con chim nhờ đó khi dùng que có gắn lò xo vào chú chim đó tôi thấy chú chim đó có thể bay được ,rung rinh ,rất hấp dẫn với cách làm này tôi có thể tạo ra con vật biết bay : “bướm ..” một số con vật khác vẫn gây hứng thú cho trẻ mà trong các hoạt động khác trẻ cũng có thể dùng rối bắt chước kể chuyện giống cô. Tuy nhiên làm đồ dùng gây hứng thú cho trẻ song việc sử dụng nó như thế nào có hiệu quả có được kết quả trước mỗi một đồ dùng tôi phải tập sử dụng nhiều lần tập trước gương bạn bè đồng nghiệp để cùng tham gia góp ý chỉnh sửa cho phù hợp từng đoạn truyện từng tình huống nhân vật. VD : “ sẻ con tìm bạn ” đoạn sẻ con sa lưới tôi có thể làm cái lưới dưới dạng “ mắt lỏng” Khi chỉ cần chuột nhắt chạm nhẹ, mắt lưới đó tung ra và tình huống sẻ con có thể chui ra được chỗ mắt lưới đó . Như vậy đồ dùng trực quan trong tiết dạy chuyện có tác dụng rất lớn ,trẻ nghe một cách say sưa với hình ảnh sống động, ngộ nghĩnh .Qua đó giúp trẻ nhớ tên truyện,tên nhân vật, nôi dung truyện một nhanh nhất dễ dàng nhất .Sự thu hút và gây hứng thú đồ dùng mang lại cho trẻ sự say mê thích thú nghe kể chuyện tranh rối ..đó là khoảng thời gian trẻ tư duy sử dụng vốn từ, luyện cách phát âm ,diễn đạt ý hiểu của mình diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. IV. Kết quả Sau một thời gian áp dụng biện pháp trên tôi đa thu được một số kết quả : Về phía trẻ: Tỉ lệ Nội dung Khi chưa áp dụng biện pháp Sau khi áp dụng biện pháp Trẻ nói năng mạch lạc mạnh dạn tự tin trong giao tiếp 55% 80% Trẻ biết sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng 60% 90% Trẻ biết sử dụng ngữ điệu, giọng phù hợp trong giao tiếp 45% 70% Trẻ hiểu được ý nghĩa của câu từ và biết sử dụng 50% 70% Về phía giáo viên: -Tôi cảm thấy thoải mái tự tin khi tiến hành tiết dạy chuyện. -Nghệ thuật kể chyện của bản thân được nâng lên. -Tôi có nhiều kinh nhiệm tạo đồ dùng trực quan đẹp mắt hấp dẫn sáng tạo. -Tham khảo được nhiều câu chuyện hay hấp dẫn ngoài chương trình. - Tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng giải cách truyền đạt tác phẩm văn học tới trẻ. V. Bài học kinh nghiệm: Sau khi thực hiện một số biện pháp kể chuyện trong hoạt động kể chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ, nhận thức, ngữ điệu ...cung cấp vốn từ cho trẻ, tôi đã thu được một số kết quả trên và đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân: -Bản thân người dạy có lòng yêu nghề mến trẻ luôn luôn tạo hứng thú kích thích tính tò mò ham hiểu biết, thu hút trẻ trong giờ hoạt động kể chuyện -Tích cực học hỏi bạn bè đồng nghiệp, sách báo truyền hình từ đó biết tạo ra môi trường trong và ngoài lớp phong phú phù hợp vơi trẻ để trẻ tích cực hoạt động -Cô giáo phải luôn sáng tạo trong việc tạo ra đồ dùng trực quan phục vụ cho trẻhọc, trẻ chơi một phong phú hấp dẫn. Vận dụng linh họat trò chơi, lồng ghép tích hợp các bộ môn học khác vào việc dạy trẻ làm quen với văn học. Mục đích kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực thoải mái và đạt hiệu quả. -Tận dụng mọi tình huống cơ hội để trẻ được tiếp xúc học môn chuyện. -Không ngừng nâng cao phong cách nghệ thuật tạo tình huống lựa chọn hình thức tiết học một cách khéo léo linh hoạt, truyền đạt logic thông suốt một chủ đề, để trẻ chú ý tích cực tham gia vào hoạt động. Trên đây là những việc làm thực tế cũng là những kinh nghiệm của bản thân mà tôi đã nghiên cứu thực hiện trong quá trình cho trẻ làm quen truyện. Tôi rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt chuyên đề này. Tôi chân thành cám ơn! Cao Minh ngày 7 tháng 2 năm 2009 Người thực hiện Phạm Thị Bốn

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(3).doc