Hiện nay, do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng lớn. Kết quả đã làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, làm cho môi trường sống của chúng ta bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu.
23 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao nhận thức của học sinh về môi trường thông qua việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí lớp 11 ở trường THCS - THPT Tân Lập, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THCS & THPT TÂN LẬP
NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỀ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THCS – THPT TÂN LẬP
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: CAO THỊ HOÀI PHƯƠNG
Tháng 02/2013
MỤC LỤC
Trang
1. Tóm tắt đề tài.3
2. Giới thiệu...... 3
3. Vấn đề nghiên cứu..4
4. Tìm hiểu lịch sử đề tài.4
5. Phương pháp5
5.1. Khách thể nghiên cứu.5
5.2. Tiến hành nghiên cứu6
5.3. Thu thập và phân tích dữ liệu..6
6. Tóm tắt kết quả và bàn luận...7
7. Kết luận và kiến nghị.8
Tài liệu tham khảo.10
Phụ lục.11
1.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hiện nay, do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã làm cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường ngày càng lớn. Kết quả đã làm cho nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy, làm cho môi trường sống của chúng ta bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu.
Trước thực trạng đó, thì bảo vệ môi trường là mối quan tâm hang đầu của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì sự phát triển bền vững và con người là một bộ phận của môi trường nên không sống tách rời khỏi môi trường. Và bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Với tình hình đó Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc gia nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp.
Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa Lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường theo hướng đúng đắn.
Thông qua việc phân tích các dữ liệu, tôi nhận thấy rằng tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí lớp 11 ở trường THCS & THPT Tân Lập đã làm thay đổi nhận thức, hiểu biết cũng như thái độ của các em đối với môi trường theo hướng tích cực hơn, từ việc nhận thức các em dần đi đến hành động để bảo vệ môi trường. Tôi hi vọng rằng qua kết quả của việc nghiên cứu không chỉ góp phần làm thay đổi và nâng cao nhận thức của các em về môi trường mà còn làm cho các em hứng thú hơn với môn học luôn gắn liền với thực tiễn này.
2.GIỚI THIỆU
Trường THCS & THPT Tân Lập thuộc xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình dân tộc ít người theo họ, phần lớn các gia đình có hoàn cảnh kinh tế không ổn định, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. Học sinh cũng không dành nhiều thời gian cho việc học tập ở nhà. Hầu hết các em học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào. Hơn thế nữa trường đóng trên địa bàn miền núi nên việc tiếp cận với những Phương tiện truyền thông để hiểu và nhận thức các vấn đề về môi trường còn hạn chế.
Qua một thời gian công tác tại trường THCS & THPT Tân Lập tôi đã nhận thấy ý thức bảo vệ môi trường của đa số học sinh chưa cao. Bên cạnh đó còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ là trách nhiệm của chính quyền hoặc của người lớn. thực trạng đó đã làm hạn chế đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương cũng như nước nhà, gây tác hại cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, tôi đã lựa chọn những bài học có nội dung liên quan đến môi trường lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Nhằm nâng cao nhận thức của các em về môi trường.
Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy môn Địa Lí là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình Địa Lí lớp 11 việc tích hợp giáo dục môi trường được chia làm 2 loại như sau:
Loại kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học.
Loại kiến thức môi trường được tích hợp vào kiến thức Địa Lí
3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Có rất nhiều những nghiên cứu của các tác giả đã đem lại những kết quả hết sức to lớn hết sức to lớn, Song những vấn đề đó được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát. Vì vậy, vấn đề nhận thức về môi trường ở học sinh lớp 11 trường PT cấp Tân Lập nói riêng và ở cấp THPTcủa khu vực miền núi nói chung chưa thực sự được quan tâm sâu sắc.
Để giúp cho các em những người chủ nhân tương lai của đất nước nhận thức được vai trò và trách nhiệm đối với chính môi trường sống của mình.Trong nghiên cứu này tôi cố gắng giải quyết các câu hỏi sau đây:
Việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí có thật sự nâng cao nhận thức, hiểu biết và thay đổi quan niệm của các em về các vấn đề môi trường hiện nay không?
Từ việc thay đổi nhận thức, hiểu biết và thái độ đến có dẫn việc các em sẽ đi đến những hành động bảo vệ môi trường dù nhỏ hay không?
4. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam chương trình Giáo dục môi trường cũng được quan tâm trên diện rộng đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông ở các cấp học. Đầu thập kỉ 80 nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy các môn có nhiều khả năng tích hợp, tầm quan trọng của việc tích hợp đó được thể hiện trong các nghị quyết và quyết định của chính phủ như:
Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án:”Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Trong đó môn Địa Lí được coi là môn học thích hợp nhất cho việc tích hợp giáo dục môi trường. Đã có không ít những tác giả từng đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với nhiều góc độ khác nhau:
Lê Thông, Nguyễn Hữu Danh trong cuốn: “Dân số môi trường và tài nguyên”, Nhà xuất bản giáo dục năm 2000
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn: “Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Hà Nội – 2003.
Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn: “Môi trường sống và con người”, Nhà xuất bản Hà Nội – 1987.
Cũng có nhiều giáo viên của nhiều trường nhận thức sự cần thiết của việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa Lí và đã viết ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng với đơn vị trường mình.
Trong Sách giáo khoa Địa Lí lớp 11 có nhiều bài học, có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường. Nếu tích hợp tốt việc giáo dục môi trường sẽ làm cho các em có ý thức, thái độ và hành vi tốt đẹp hơn để bảo vệ môi trường.
5. PHƯƠNG PHÁP
Khách thể nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh của 2 lớp:
Học sinh lớp 11A và học sinh lớp 11B của trường THCS & THPT Tân Lập, cả 2 lớp này tôi trực tiếp giảng dạy, trình độ và khả năng nhận thức tương đương nhau. Vì tôi là giáo viên đảm nhiệm dạy môn Địa Lí ở 2 lớp này .Do đó, tôi có điều kiện dễ quan sát và hiểu học sinh hơn thuận tiện trong công tác nghiên cứu, thu thập thông tin, độ chính xác khi tiến hành nghiên cứu..Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết của từng tiết dạy. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, các bài báo và các thông tin có tính thời sự. Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
5.2 Tiến trình nghiên cứu:
Trước tiên, giáo viên tiến hành khảo sát trước tác động nhằm thu thập thông tin về hiểu biết, nhận thức, thái độ cũng như hành vi của học sinh về môi trường trong các giờ học Địa Lí.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tiến hành lựa chọn và tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở cả 2 lớp trong các bài học có nội dung liên quan đến môi trường.
Sau mỗi bài học có nội dung tích hợp tôi đều quan sát và ghi lại quá trình đề tìm cách cải thiện tốt hơn về việc tích hợp trong các bài học kế tiếp, để các em có cái nhìn khác và tích cực hơn về các vấn đề môi trường hiện nay.Sau đó, tiến hành điều tra khảo sau tác động để tìm hiểu nhận thức của các em về môi trường đã thay đổi như thế nào?
5. 3. Thu thập và phân tích dữ liệu
Khảo sát trước và sau tác động
Bảng 1: Sự nhận thức và hành vi của học sinh trong các giờ học môn Địa Lí
Trong các giờ học Địa Lí
Lớp 11A
Lớp 11B
Trước tác động
Sau tác động
Trước tác động
Sau tác động
1
Em biết rõ các vấn đề môi trường hiện nay
50%
96,5%
58%
100%
2
Em thích thú với những vấn đề môi trường và muốn tìm hiểu
40,6%
81%
54,8%
90,3%
3
Em đã có những hành động để bảo vệ môi trường
28,1%%
71,8%
32,2%
,4%
4
Em thích học môn Địa Lí
56,3%
85,5%
64,5%
93,5%
Với việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí, nhiều học sinh đã cho biết trong giờ học môn Địa Lí các em hiểu biết, nhận thức sâu sắc và có những hành động đúng đắn hơn về vấn đề môi trường hiện nay. Hơn nữa với việc tích hợp này còn giúp các em ngày càng yêu thích môn Địa Lí hơn
Cảm nhận của các em học sinh về việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí lớp 11
Qua việc điều tra về cảm tưởng và suy nghĩ của các em học sinh về về việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa Lí càng cho thấy rõ việc tích hợp giáo dục môi trường qua môn Địa Lí có thể mang lại những tác động rất tích cực trong việc nâng cao hiểu biết, nhận thức và hành vi của học sinh đối các vấn đề môi trường ở trường PT cấp 2-3 Tân Lập hiện nay.
Nhiều học sinh có những cảm nhận sau những giờ học Địa Lí có tích hợp giáo dục môi trường, tôi đã tổng hợp lại như sau
Sau những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường ở môn Địa Lí lớp 11, em nhận thức được rõ hơn về các vấn đề môi trường hiện nay và luôn muốn tìm hiểu về nó. Không những thế nhờ có nội dung tích hợp đó mà em thấy rất có hứng thú học tập đối với môn này.
Em thấy việc tích hợp này rất hay và thích hợp, giúp em nhận thức rõ ràng hơn các vấn đề môi trường hiện nay để có những hành động đúng đắn đối với môi trường.
Qua nhưng bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường, em thấy mình tự nâng cao được ý thức về môi trường. Cũng qua những bài học đó em đã có những hành động để bảo vệ môi trường như tích cực hưởng ứng các phong trào trào trồng cây xanh ở trường, tuyên truyền đến mọi người hãy bảo vệ môi trường như không chặt phá rừng.
Với những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình Địa Lí lớp 11. Giúp em hiểu rõ hơn các vấn đề về môi trường hiện nay nghiêm trọng như thế nào, em đã hiểu được bảo vệ môi trường không còn là việc của một riêng ai mà của toàn cầu. Nên em cũng đã chung tay bảo vệ môi trường dù chỉ là những việc nhỏ như: không xả rác nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy định, không phá hoại cây xanh và hạn chế sử dụng bao ni long.
Việc tích hợp giáo dục môi trường vào môn Địa Lí em nhận thấy là rất cần thiết. Bởi vì sau những bài học như thế em biết được nhiều hơn các vấn đề về môi trường, em cảm nhận được mình phải có trách nhiệm đối với chính môi trường sống của mình.
TÓM TẮT KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thông qua các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa Lí là rất cần thiết và hữu ích, đảm bảo nâng cao được nhận thức của học sinh về môi trường. Từ việc nhận thức có cái nhìn tích cực hơn các vấn đề môi trường hiện nay, các em sẽ dần đi đến hành động để bảo vệ môi trường. HS sau khi học những bài học có nội dung tích hợp sẽ là cho các em muốn tìm hiểu, tò mò từ đó cảm thấy hứng thú hơn bởi vì đây là vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
Tôi đã quan sát thấy hầu hết HS thích những bài học có nội dung tích hợp giáo dục môi trường. Thái độ và hành vi học tập của các em đối với môn học cũng được thay đổi. Đặc biệt trong các phong trào trồng cây xanh ở trường các em tham gia rất tích cực trở thành những người có trách nhiệm.
Việc phân tích kết quả một số bài kiểm tra gần đây chỉ ra rằng một số HS nhận thức được vấn đề môi trường rõ và cụ thể hơn . Sự cải thiện về điểm số thể hiện rõ ở các bài kiểm tra giữa và cuối học kì, sử dụng nhiều câu hỏi có liên quan đến môi trường.
Thông qua kết quả một số bài kiểm tra gần đây giáo viên thấy rằng học sinh thích hơn khi học Địa Lí, điểm số của các em cải thiện hơn so với trước. Tuy nhiên bản thân cảm thấy chưa đầy đủ nếu chỉ đưa ra lý do của sự cải thiện này là do tác động của việc tích hợp giáo dục môi trường có liên quan nội dung bài học mà còn do nhiều yếu tố, biện pháp khác. Tùy nội dung bài học mà giáo viên đưa tích hợp giáo dục môi trường có liên quan vào bài học.
Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên cũng nhận thức tốt hơn khả năng tự học ở nhà của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh, lựa chọn, sử dụng, kết hợp các biện pháp dạy học nhằm tăng hiệu quả dạy học.
7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận :
Giáo dục môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Địa lí là một trong các môn học có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh, vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi cũng đã lồng ghép các kiến thức giáo dục môi trường vào những bài giảng có nội dung phù hợp nhưng không làm nặng nội dung bài học.
Qua thực tế giảng dạy và tích hợp vào từng bài giảng cụ thể tôi nhận thấy rằng học sinh đã có những hiểu biết nhất định về môi trường, có ý thức, thái độ, hành vi tốt đối với môi trường, các em cũng đã có được một số kĩ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường để áp dụng ở địa phương nơi các em sinh sống. Với đặc thù là một trường miền núi với nhiều học sinh là người đồng bào dân tộc ít người, thì các em có thể vận động gia đình, bà con láng giềng bảo vệ môi trường bằng cách không chặt phá rừng làm nương rẫy hoặc các em cũng có thể có những có những hành động nhỏ góp phần bảo vệ môi trường như nhặt rác sân trường, tích cực tham gia vào các phong trào trồng cây xanh do trường tổ chức.
Tích hợp giáo dục môi trường ở trường THPT nói chung và trường THCS & THPT Tân Lập nói riêng không chỉ có thể áp dụng với môn Địa lí lớp 11, mà còn áp dụng vào môn Địa Lí của tất cả các khối lớp với và nhiều môn học khác. Đã đến lúc “ Mỗi giáo viên phải trở thành một nhà giáo dục môi trường để giảng dạy các môn học trong nhà trường ”
*Khuyến nghị :
Đối với giáo viên:Những giáo viên trực tiếp giảng dạy Địa Lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn nữa đến việc tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy, xem đây là một nội dung không thể thiếu, là cần thiết, là đặc thù của bộ môn trong các tiết dạy có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường.
Lập bảng liệt kê nội dung GDMT có thể khai thác từ sách giáo khoa thuộc các khối khác nhau.
Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần ( Kiến thức GDMT trùng lặp hoàn toàn với kiến thức địa lí), tích hợp bộ phận (Kiến thức GDMT là một bộ phận của kiến thức Địa lí)
Thiết kế bài học phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác nhau, nhưng đều đạt được mục tiêu GDMT.
Thường xuyên tìm tòi học hỏi những tài liệu, phương pháp GDMT có hiệu quả, đa dạng hơn trong các hoạt động.
Đối với nhà trường: Nhà trường hiện nay đã trang bị các phương tiện, thiết bị, đồ dùng tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong việc giảng dạy một cách trực quan nên giáo viên cần tận dụng lợi thế này để phát huy hơn nữa trong việc giảng dạy, đặc biệt là việc tích hợp giáo dục môi trường qua tranh ảnh, video, phim ảnh có nội dung liên quan đến môi trường.
Nhà trường cũng nên tiếp tục đầu tư hơn nữa các trang thiết bị cho thật đầy đủ ở các phòng để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc giảng dạy.
Tạo điều kiện cho công tác GDMT về: Thời gian, không gian ( Địa điểm tổ chức ), cơ sở vật chất, chỉ đạo ... Để tổ chức dạy học.
Lập kế hoạch thường xuyên giám sát kiểm tra quá trình vận dụng và GDMT của các giáo viên với các phân môn có tham gia, để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình GDMT.
Ngoài ra nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương phát động các phong trào hành động về môi trường tại địa phương để học sinh tham gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT, nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2010
2. Các thông tư của ngành GD&ĐT.
3. Tài liệu: lý luận dạy học Địa lý. Tác giả: Nguyễn dược, Nguyễn Trọng Phúc.
4. Tạp chí: Thế giới trong ta.
5. SGK và SGV Địa lí lớp 11
6. Mạng Internet: thuvienbaigiangdientu.bachkim.com.
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1. Loại bài kiến thức môi trường được lồng ghép thành một mục, một ý trong bài học :Ta có thể làm sáng tỏ vấn đề trên bằng việc soạn giáo án bài 3 : Một số vấn đề mang tính toàn cầu ( Địa lí 11 cơ bản).
BÀI 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hoá dân số ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển. Nêu hậu quả.
- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân ô nhiễm của từng loại môi trường và hậu quả; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Về kĩ năng :
- Phân tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế.
3. Về thái độ :
- Nhận thức được : để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại.
- Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả :
+ Mối quan hệ giữa dân số với việc sử dụng tài nguyên.
+ Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
+ Việc sử dụng hợp lý tài nguyên cũng góp phần bảo vệ môi trường.
4. Kiến thức trọng tâm:
- Hiện tượng bùng nổ dân số và già hoá dân số.
- Ô nhiễm môi trường và hậu quả của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.
II. Nội dung dạy học:
- Một số ảnh về ô nhiễm môi trường trên thế giới và Việt Nam.
- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới.
- Phiếu học tập ( Một số vấn đề môi trường toàn cầu )
III. Phương pháp : - Thảo luận, phân tích, giảng giải, so sánh, nêu vấn đề, nghiên cứu...
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
CH 1: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ?
CH 2 : Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên cơ sở nào ?à Sgk trang 11.
3. Bài mới:
- Ngày nay, bên cạnh những thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật, về kinh tế - xã hội, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu ? Đó là những thách thức gì ? Tại sao chúng lại mang tính toàn cầu ? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và trong từng nước.
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
10 phút
15 phút
5phút
HÐ1 : Nhóm
Chia lớp thành 6 nhóm
Bước 1 :
- Các nhóm 1, 2, 3 thực hiện nhiệm vụ : Tham khảo thông tin ở mục 1 và phân tích bảng 3.1, trả lời câu hỏi kèm theo bảng. Nhận xét sự thay đổi của tỉ suất gia tăng tự nhiên qua các thời kì, đồng thời so sánh sự chênh lệch về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giữa hai nhóm nước trong từng thời kì à rút ra nhận định cần thiết.
- Các nhóm 4, 5, 6 thực hiện nhiệm vụ : Tham khảo thông tin ở mục 2 và phân tích bảng 3.2, trả lời câu hỏi SGK.
Bước 2 : Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi ( kết hợp với tham khảo Sgk ), trao đổi, chất vấn, bổ sung.
Bước 3 : Giáo viên kết luận về đặc điểm của bùng nổ dân số, già hoá dân số và hệ quả của chúng, kết hợp liên hệ với chính sách dân số ở Việt Nam.
Lưu ý : Khi phân tích tránh để học sinh hiểu sai, cho rằng người già trở thành người ăn bám xã hội. Các em cần hiểu đây là trách nhiệm của xã hội đối với người già, những người có nhiều đóng góp cho xã hội.
Chuyển ý : Sự bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế vượt bậc lại gây ra vấn đề toàn cầu thứ hai. Chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
HÐ 2 : Cặp.
Bước 1 : Từng cặp học sinh nghiên cứu SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 2 : Đại diện vài nhóm lên trả lời.
Bước 3 : Giáo viên kết luận và nhấn mạnh tính nghiêm trọng của các vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó có thể hỏi tiếp : Thế giới đã có những hành động gì để bảo vệ môi trường ?
Giáo viên làm rõ câu hỏi 2 ở phần câu hỏi và bài tập cuối bài SGK.
Giáo viên nhấn mạnh : Bảo vệ môi trường là vấn đề của toàn nhân loại, 1 môi trường phát triển bền vững là điều kiện lý tưởng cho con người và ngược lại. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói, giảm nghèo.
à Kể 1 vài thông tin mới nhất về nạn khủng bố và hoạt động kinh tế ngầm của 1 vài nước trên thế giới è Vào phần III.
HÐ 3 : Cả lớp
Bước 1 : Giáo viên thuyết trình ( có sự tham gia tích cực của học sinh ) về chủ nghĩa khủng bố, hoạt động kinh tế ngầm ( buôn lậu vũ khí, rửa tiền, sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy.) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Nhấn mạnh sự cần thiết phải chống chủ nghĩa khủng bố và các hoạt động kinh tế ngầm.
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài : “ Tại sao nói chống khủng bố không phải là việc riêng của chính phủ, mà còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân ”.
I. Dân số :
1. Bùng nổ dân số :
- Dân số thế giới tăng nhanh, 6477 triệu người năm 2005. Phần lớn dân cư cư tập trung tại các nước đang phát triển.
- Sự bùng nổ dân số thế giới hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển ( 80% số dân, 95% số dân tăng hàng năm của thế giới ). Nguyên nhân : tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở các nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển.
- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa hai nhóm nước ngày càng lớn.
- Dân số nhóm nước đang phát triển tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển có xu hướng chững lại.
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.
2. Già hoá dân số : Xu hướng chung của dân số thế giới là đang già đi.
a. Biểu hiện :
- Tỉ lệ dưới 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ lệ sinh thấp, dân số tăng chậm.
- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ do tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao; hậu quả về mặt kinh tế - xã hội : thiếu việc làm, khó cải thiện chất lượng cuộc sống.
b. Hậu quả :
- Thiếu nhân công lao động.
- Hạn chế sự phát triển kinh tế, tác động đến chất lượng cuộc sống.
II. Môi trường :
1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôzôn.
2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
3. Suy giảm đa dạng sinh học.
( Thông tin phản hồi phiếu học tập, phần phụ lục)
III. Một số vấn đề khác :
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố gây mất ổn định xã hội, thiệt hại về người và của, nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
- Các quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải hợp tác giữ gìn hòa bình của khu vực và thế giới.
4. Củng cố : 3 phút
- Giải thích câu nói : Trong bảo vệ môi trường, cần phải “ Tư duy toàn cầu, hành động địa phương ”.
5. Dăn dò : (1phút)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học trong SGK. Làm bài tập 2, 3 SGK. Chuẩn bị bài mới “ Thực hành : Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển ”.
V. Phụ lục : ( Thông tin phản hồi của phiếu học tập )
Vấn đề MT
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Trái đất nóng lên.
- Mưa axit.
- Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển à hiệu ứng nhà kính.
- Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt.
- Băng tan.
- Mực nước biển tăng à ngập một số vùng đất thấp.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và sản xuất.
Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong sinh hoạt và sản xuất.
Suy giảm tầng ô dôn
Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.
Hoạt động sinh hoạt và sản xuất à một lượng khí thải lớn trong khí quyển.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thuỷ sinh.
Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt.
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
- Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.
- Ô nhiễm biển.
- Chất thải công nghiệp, nông ng
File đính kèm:
- SKKN.doc