Căn cứ vào vị trí bộ môn và nhiệm vụ của cấp học THCS, bộ môn hoá học là bộ môn mới với học sinh THCS.
Căn cứ vào tình hình giảng dạy và trình độ nhân thức của học sinh, không đồng đều, kỹ năng giải bài tập hoá học còn nhiều hạn chế và thụ động. Từ đó gây tâm lý ngại học bộ môn hoá, nên kết quả học tập chưa cao.Vấn đề đặt ra là: Phải làm thế nào để học sinh hứng thú học tập bộ môn hoá để đem lại kết quả cao trong công tác giảng dạy và học tập.
17 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phưong pháp chủ yếu: Kiểm tra đánh giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Những vấn đề chung .
I. Lý do chọn đề tài
Căn cứ vào vị trí bộ môn và nhiệm vụ của cấp học THCS, bộ môn hoá học là bộ môn mới với học sinh THCS.
Căn cứ vào tình hình giảng dạy và trình độ nhân thức của học sinh, không đồng đều, kỹ năng giải bài tập hoá học còn nhiều hạn chế và thụ động. Từ đó gây tâm lý ngại học bộ môn hoá, nên kết quả học tập chưa cao.Vấn đề đặt ra là: Phải làm thế nào để học sinh hứng thú học tập bộ môn hoá để đem lại kết quả cao trong công tác giảng dạy và học tập. Muốn đạt được kết quả cao trong công việc học tập bộ môn hoá ngoài kiến thức cơ bản các em tiếp thu được, cần phải có kỹ năng giải bài tập hoá học. Bởi vậy bài tập hoá học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho học sinh, là phương pháp hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh,giúp các em hình thành, rèn luyện và củng cố kiến thức, kỹ năng về hoá học. Ngoài ra còn giúp các em mở mang tầm hiểu biết thực tiễn của mình. Đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức, rèn luyện tác phong làm việc của người lao động mới .
Vì thế giải bài tập hoá học là biện pháp quan trọng giúp các em nắm vững cơ sở khoa học hoá học. Là điều kiên thuận lợi cho việc thực hiện nguyên lý cơ bản của lý luận dạy và học, giáo dục và phát triển.
Song giải bài tập hoá học cần được sử dụng trong các tiết học và trong các khâu của quá trình dạy học, yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, tổng hợp, phân tích, phán đoán, suy luận để tìm lời giải. Giải bài tập hoá học còn có tác dụng củng cố các kiến thức đã học giúp cho học sinh hứng thú học tập. Qua đó giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh. Từ đó đi sâu phương pháp nghiên cứu cho phù hợp, đánh giá chính xác và phân loại đúng học sinh để có hướng bồi dưỡng cho phù hợp .
Qua thực tế, để nâng cao chât lượng dạy và để phù hợp với việc học của học sinh ở trường THCS Chất lượng cao Mai Sơn. Tôi mạnh dạn nêu lên một vài suy nghĩ về rèn luyện giải bài tập hoá học dạng toán hỗn hợp hoá học 9. Để góp phần nhỏ bé của mình vào công tác nghiên cứu khoa học. Để nâng cac chất lượng dạy học ở trường THCS.
II.Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nhiệm vụ của đề tài đi sâu vào nghiên cứu việc giải bài tập và kỹ năng giải bài tập, định hướng từ những dạng toán hỗn hợp cơ bản, từ đó các em có hướng phân dạng các bài tập và có phương pháp giải các dạng bài tập. Song đều thực hiện theo một qui trình sau:
Học sinh nắm chắc kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh học sinh tìm ra phương pháp giải bài mẫu. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp bằng phương pháp đại số, hoặc bằng phương pháp lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, phương pháp đặt ẩn số, cách tính tỷ lệ % về khối lượng các chất trong hỗn hợp.
Để rèn luyện kỹ năng từ biết làm, thành thạo, linh hoạt. Từ đó các em làm bài tập tương tự làm bài tập mẫu và nâng dần mức độ bài tập từ dễ đến khó và các bài tổng hợp. Để phù hợp với đối tượng học sinh từ loại trung bình, khá và giỏi, nhằm phát huy tư duy, sáng tao, linh hoạt của học sinh.
III.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng: Học sinh lớp:9A,9B .
Cơ sở nghiên cứu: Trường THCS Chất lượng cao Mai Sơn.
IV.Phương pháp nghiên cứu.
Phưong pháp chủ yếu: Kiểm tra đánh giá
Có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: đàm thoại, tư duy, phân tích, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
V.Lịch sử nghiên cứu đề tài .
Đây là một vấn đề rất cần thiết đã được nhiều người quan tâm và nghiên cứu: Ngô Ngọc An,Vũ Anh Tuấn, Phạm Tuấn Hùng… Song phạm vi nghiên cứu rộng chưa sát với đối tượng học sinh Sơn La.Trên cơ sở kế thừa và phát huy tôi mạnh dạn nghiên cứu: Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học dạng toán hỗn hợp cho học sinh trường THCS Chất lượng cao Mai Sơn.
B/ Nội dung nghiên cứu.
I Cơ sở lý luận .
Giải bài tập hoá học là tìm cách khắc phục sự không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các điều kiện, yêu cầu của bài tập biến đổi chúng để cuối cùng đưa chúng đến sự thống nhất.Vì vậy việc giải bài tập này rất đa dạng và tuỳ thuộc từng loại mục đích nhất định.
Việc giải bài tập ngoài việc giúp hình thành kiến thức mới và kỹ năng mới còn có tác dụng củng cố và rèn luyện những kỹ năng hoá học vốn có. Nhằm thực hiện nguyên lý cơ bản của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh.Thực hiện dạy và học theo tinh thần kỹ thuật giáo dục tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.
Giải bài tập hoá học cần chú ý đến hai phần: Định tính và định lượng
Giải bài tập hoá học giúp học sinh có tác phong cần cù, cẩn thận,độc lập,sáng tạo trong công việc.Vì vậy giải bài tập hoá học nhất thiết phải qua các giai đoạn sau:
Tìm hiểu đề bài.
Xác định phương hướng giải bài tập
Trình bày lời giải
Kiểm tra kết quả
Từ đó hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học theo mẫu,không theo mẫu và theo những hình thưc khác nhau.Song kỹ năng giải bài tập hoá học mang tính kế thừa và phát triển.
II. Cơ sở thực tiễn.
1. Học sinh.
Trong lớp 9A, 9B có tổng số 54 học sinh lứa tuổi 14 - 15. Nhìn chung các em đều ngoan, chịu khó học tập song hiếu động, ham hiểu biết nhất là những vấn đề mới lạ. Vì vậy việc truyền thụ kiến thức có hiệu quả nhất ngoài việc sử dụng phương pháp thích hợp, giáo viên cần phải truyền cho học sinh sự tự tin và lòng yêu thích say mê môn học, đồng thời dần dần từng bước nắm chắc kiến thức cơ bản của từng phần. Bên cạnh đó vẫn còn có những em rất lười học bài, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, nên việc chuẩn bị bài cũ và đọc trước bài mới chưa chu đáo nên không mang lại hiệu quả cao trong giờ học, dẫn tới chưa biết cách giải bài tập hoá học 9 và sợ học môn hoá học.
2. Giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên dạy sinh học gồm 4 đồng chí.
Trong đó: 1 đồng chí là trình độ 10 + 3 sinh - hoá.
1 đồng chí là cao đẳng sinh - hoá
1 đồng chí là cao đẳng hoá- địa
1 đồng chí là cao đẳng hoá- sinh
Được bồi dưỡng thường xuyên qua các hè. Bên cạnh đó giáo viên vẫn còn hạn chế: tổ ít người, số tiết tương đối cao cho nên đi dự giờ các đồng nghiệp để học hỏi, góp ý cho nhau còn hạn chế.
III. Biện pháp tiến hành.
1. Khảo sát thực tiễn 2004-2005 cho thấy như sau:
Lớp
Số học sinh
Điểm
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
9A
27
5
18,5
10
37
12
44,5
0
0
9B
27
1
3,7
12
44,5
12
44,5
2
7,3
2. Nguyên nhân tồn tại
Do trình độ nhận thức của học sinh không đều, một số học sinh chưa tập chung nhiều vào việc học tập bộ môn.
Học sinh giải bài tập hoá học còn nhiều hạn chế do các em chưa tiếp xúc với nhiều dạng bài tập đa dạng, kỹ năng tính toán, kỹ năng trình bày còn hạn chế.
Đây là môn học mới với học sinh, học sinh chưa tìm được phương pháp học tập bộ môn tốt nhất, nên kết quả chưa thật cao.
3. Biện pháp tiến hành
Từ thực tế để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học nói chung và giải bài toán dạng hỗn hợp nói riêng yêu cầu:
Xác định hệ thống bài tập chủ yếu để học sinh luyện tập giải bài tập hoá học bao gồm bài tập hoá học cơ bản và bài tập hoá học phân hoá.
Xác định cơ sở định lượng các hoạt động giải bài tập phân hoá.Phân hoá nội dung của bài tập phân hoá do hai hay nhiều bài tập cơ bản tạo thành.Việc giải bài tập phân hoá dựa trên cơ sở học sinh đã nắm được sơ đồ định hướng giải bài tập cơ bản. Mỗi hoạt động giải bài tập phân hoá là giải một bài tập cơ bản.Sơ đồ định hướng giải mỗi loại bài tập phân hoá chính là chỉ ra các bài tập cơ bản cần giải và thứ tự giải các bài tập cơ bản đã biết để đáp ứng được yêu cầu đề bài.
Hướng dẫn học sinh hoạt động tìm kiếm lời giải bài tập mẫu và bài tập tương tự mẫu.
Sơ đồ định hướng giải bài tập phân hoá dạng hỗn hợp.
Bước 1: Xác định loại chất nào tham gia, loại chất nào không tham gia phản ứng( nếu có)
Bước 2:Viết phương trình hoá học xẩy ra.
Bước 3: Xác định khối lượng chất không phản ứng (nếu có).
Bước 4: Đặt ẩn, lập hệ phương trình đại số( bậc nhất) liên quan đến số mol của những chất theo điều kiện đề bài.
Bước 5: Giải hệ phương trình tìm số mol của mỗi chất suy ra khối lượng, thể tích của các chất.
Bước 6: Tìm tỉ lệ % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập hỗn hợp dạng phân hoá.
Nếu tính theo đơn vị kiến thức thì có rất nhiều bài tập, nhưng qui về loại bài kiểu bài…thì không nhiều. áp dụng qui trình tôi xin được đưa ra một số bài tập mà học sinh cần hướng tới:
*Dạng 1: Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
VD 1: Cho 8,3 gam hỗn hợp các kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Sau phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít khí hydro( đktc).
a.Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợpban đầu.
b. Tính khối lượng mỗi muối thu được sau phản ứng.
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đầu bài
Cho 8,3 gam ( Al, Fe) + HCl ( dư) 5,6 lít H2 + 2 muối( FeCl2+ AlCl3)
Tính % của Al = ? % Fe = ?
= ? =?
Giai đoạn 2. Xác định hướng giải.
Để giải bài toán này giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời như sau:
Giáo viên
Học sinh
Khi cho hỗn hợp Fe và Al vào dung dịch axit HCl dư thì điều gì xẩy ra?
Cả Fe và Al tác dụng với dd axit.
Viết phương trình phản ứng xẩy ra.
2HCl + Fe FeCl2 + H2
2Al + 6 HCl 2 AlCl3 + H2
Đặt ẩn x và y lần lượt là số mol của Fe
và Al tham gia phản ứng, xác định khối lượng các chất tham gia trong hỗn hợp ban đầu. Lập hệ phương trình đại số liên quan giữa số mol, khối lượng các chất
= 56x + 27y = 8,3
nhh = x + 1,5y = 0,25
Tìm x và y
Tính khối lượng của các kim loại tham gia phản ứng và khối lượng các muối tạo thành.
Giai đoạn3: trình bày lời giải.
Số mol hydro tạo thành sau phản ứng là: 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol)
PTHH: Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 ( 1)
1 mol 1 mol 1 mol
x mol x mol x mol
2 Al + 6 HCl 2 AlCl3 + 3H2 ( 2)
2 mol 2 mol 3 mol
y mol y mol 1,5 mol
Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe và Al trong hỗn hợp ban đầu thì mFe =56x(g), mAl = 27y. Theo bài ra ta có hệ phương trình:
56x + 27y = 8,3
x + 1,5y = 0,25
Giải hệ phương trình đại số ta có: x = 0,1 mol, y = 0,1 mol
Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là: 0,1 . 56 = 5,6 gam.
Vậy % khối lượng của Fe trong hỗn hợp là: (5,6 : 8,3) .100% = 67,47%
% khối lượng của Al trong hỗn hợp là: 100% - 67,47% = 32,53%
Theo PT(1) = = 0,1 mol.
Theo PT(2) = nAl = 0,1 mol
Khối lượng của mỗi muối là:
= 0,1. 127 = 12,7 (gam)
= 0,1. 133,5 = 13,35(gam)
VD2: Cho 4,46 gam hỗn hợp 3 kim loại Cu, Mg, Fe tác dụng với axit HCl dư ta thu được 0,2g khí hiđrô và 0,64g chất không tan .
Tính % về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
Tính khối lượng mỗi muối có trong dung dịch?Giai đoạn 1: Nghiên cứu đề bài .
4,64g (Cu, Mg Fe) + dd HCl dư 0,2g H2 + 0,64 g chất không tan
Tính % Cu, % Mg ,% Fe = ?
Tính khối lượng muối ?
Trong 3 kim loại trên ta thấy kim loại Cu không tác dụng với axit HCl .
Căn cứ vào 0,2g hiđrô tạo thành và 4g (Mg, Fe) ta có thể xác định được khối lượng của Mg .
Xác định hướng giải
Bước1: xác định khối lượng của Cu và hỗn hợp ( Mg , Fe)
Bước 2. Viết phương trình phản ứng xẩy ra?
- Tính khối lượng của Fe và khối lượng của Mg tỉ lệ % của từng kim loại trong hỗn hợp ?
+ Đổi 0,2g hiđro ra mol .
+ Đặt ẩn x,y là số mol của Fe, Mg.
+ Tính số mol mỗi chất theo số mol Fe và số mol Mg.
Lập hệ phương trình bậc nhất với ẩn số x,y
Giải hệ phương trình tìm x,y.
tính tỉ lệ % về khối lương kim loại trong hỗn hợp.
Tính khối lượng muối thu được?
Tính số mol của mỗi muối?
Tính khối lượng của mỗi muối?
Trình bày lời giải
Đồng không tác dụng với dung dịch
HCl nên còn lại:= 0.64(g)
Khối lượng hỗn hợp (Fe, Mg)
4,64-0,64 = 4(g)
Số mol của hiđro tạo thành sau phản ứng:
0,2 : 2 = 0,1( mol)
PTHH:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1)
1 mol 1 mol 1 mol
x mol x mol x mol
Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (2)
1 mol 1 mol 1 mol
y mol y mol y mol
Theo bài ra ta có hệ:
= x + y = 0,1
mhh = 56x + 24y = 4
Giải hệ phương trình ta có:
x = 0,05 mol
y = 0,05 mol
Khối lượng Fe có trong hỗn hợp là:
0,05 . 56 = 2,8 (g)
Tỷ lệ % của mỗi chất có trong hỗn hợp là: % Cu = ( 0,64 .100) : 4,64 = 13,79 %
% mFe = ( 2,8 . 100) :4.64 = 60.34 %
% mMg = 100% - 13,79% - 60,34%
= 25,87%
Trong dung dịch chỉ còn FeCl2 và MgCl2.
Theo PT(1) số mol FeCl2 = số mol Fe bằng
0,05mol.Theo PT(2) số mol MgCl2= số mol Mg = 0,05 mol.
Khối lượng FeCl2 thu được là:
0,05 . 127 = 6,35 (gam).
Khối lượng MgCl2 thu được là:
0,05 .95 = 4,75(gam)
*Dạng2: Tính tỉ lệ % khối lượng oxit, muối trong hỗn hợp ban đầu.
VD 3: Khử hoàn toàn 10,23 g hỗn hợp 2 oxit kim loại CuO và PbO bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Toàn bộ khí sinh ra có khối lượng 4,8 g.
a. Tính thành phần% theo khối lượng của mỗi oxit kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính thể tích CO ở (đktc) tham gia phản ứng?
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đề bài.
10,23 g( PbO và CuO) + CO 4,48g CO2 + 2 kim loại.
a, % CuO = ?
% PbO = ?
b, Thể tích CO = ?
Giai đoạn 2:Xác định hướng giải
B1: Biến đổi các đơn vị cần thiết.
B2: Tính khối lượng 2 oxit và tỉ lệ% về khối lượng 2 oxit, tính thể tích khí CO (đktc).
Viết PTHH
Tính số mol 2 oxit và số mol CO
Tính khối lượng 2 oxit
Tính % khối lượng 2 oxit
Tính thể tích khí CO
Giai đoạn 3: Trình bầy bài giải
= 4,48: 44 = 0,11 (mol)
* PTHH:
CuO + CO Cu + CO2(1)
1 mol 1 mol
y mol y mol
PbO + CO Pb + CO2 (2)
1 mol 1mol
x mol x mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và PbO .
Theo bài ra ta có hệ PT:
80 x + 223 y = 10,23
x + y = 0,11
Giải hệ PT ta có:
x= 0,1 mol, y= 0,01 mol.
Khối lượng CuO trong hỗn hợp là:
0,1 . 80 = 8(gam)
Tỉ lệ %mCuO là:
(8.100 %) : 10.23 = 78,2 %
Tỉ lệ % mPbO là:
100 % - 78,2 % = 21,8 %
*Tính thể tích CO tham gia phản ứng (đktc)
Theo PT(1) và (2) số mol CO = số mol CO2 = 0,11(mol)
Thể tích CO tham gia PƯ ở (đktc) là:
0,11 . 22,4 = 2,464 (lít)
VD 4: Cho hỗn hợp 6,2g CaCO3 và CuSO4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch axit HCl người ta thu được 0,448 lít khí ở (đktc).
Tính tỉ lệ % về khối lượng của mỗi muối có trong hỗn hợp?
Tính nồng độ mol/ lít của dung dịch HCl?
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đầu bài.
CaCO3, CuSO4 + dd HCl khí
6,2 g 200 ml 0,448 lít
Tính tỉ lệ % về khối lượng mỗi muối?
Tính nồng độ mol/ lít của dd HCl?
+ Chỉ có CaCO3 tác dụng với HCl
+ Từ số mol CO2 tính số mol CaCO3 và số mol HCl.
+ Tính khối lượng các muối, tính tỉ lệ % các muối và nồng độ axit HCl?
Giai đoạn 2: Xác định hướng giải
B1: Đổi ra các đơn vị cần thiết
B2: Tính khối lượng CaCO3 , CuSO4 , tỉ lệ % CaCO3 , CuSO4 ?
+ Viết PTHH
+ Tính số mol CaCO3 và HCl
+ Tính khối lượng CaCO3
+ Tính % các muối
B3: Tính nồng độ mol của axit HCl
Giai đoạn 3: Trình bầy lời giải
= 200 ml = 0,2( lít)
= 0,448 : 22,4 = 0,02( mol)
Khi cho hỗn hợp muối tác dụng với axit HCl chỉ có CaCO3 tham gia phản ứng.
PTHH:
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2
1 mol 2 mol 1 mol 1 mol
x mol y mol 0,02mol
Suy ra x = 0,02 mol
y = 0,04 mol
Khối lượng CaCO3 tham ra phản ứng là:
0,02 . 100 = 2(gam)
*Tỉ lệ % các muối:
% = ( 2 .100 ) : 6,2 = 32,26 %
% = 100% - 32,26 % = 67,74%
*Nồng độ mol của dd axit HCl là:
= 0,04 : 0,2 = 2( M)
*Dạng 3: Tính tỉ lệ% về khối lượng hoặc thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
VD5: Cho hỗn hợp gồm khí CO và CO2 tác dụng vừa đủ với dd Ca(OH)2 người ta thu được 1 g chất kết tủa và 1 lít khí ( đktc).
Hãy tính tỉ lệ % về thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu.
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đầu bài:
Cho CO và CO2 + Ca(OH)2 Kết tủa + Khí
1g 1lít
Tính % CO và % CO2?
Chất khí thoát ra là CO? Chất kết tủa là CaCO3. Tính thể tích CO2 dựa vào lượng CaCO3?Giai đoạn 2: Xác định hướng giải
B1: Đổi đơn vị đầu bài ra mol
Tính thể tích CO
B2: Tính thể tích CO2
B3: Tính tỉ lệ % về thể tích các khí
Giai đoạn 3: Trình bầy lời giải
Số mol CaCO3 = 1 : 100 = 0,01 (mol).
Vì khí CO không phản ứng với dd Ca(OH)2 do đó 1 lít khí thoát ra chính là 1 lít khí CO.
PTHH:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
1 mol 1 mol
0,01 mol 0,01 mol
Thể tích khí CO2 tham gia phản ứng là:0,01. 22,4 = 0,224( lít)
Tỉ lệ % về thể tích của CO2 là:
0,224 : ( 1 + 0,224) = 18,30%
Tỉ lệ % về thể tích của CO là:
100% - 18,30% = 81,70%
VD 6: Có V lít hỗn hợp khí gồm etilen và axetilen.chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau.
Dẫn 1 phần đi qua dd nước Brom dư thấy khối lượng dd tăng 0,8g.
Đốt cháy hoàn toàn phần thứ 2 thu được 1,344 lít CO2.
Viết PTPƯ xẩy ra?
Tính khối lượng và tỉ lệ % về thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp ban đầu?
Giai đoạn 1: Nghiên cứu đầu bài.
C2H4,C2H2 + nước Br2 dư C2H4Br2, C2H2Br4
0,8g
C2H4, C2H2 + O2 CO2
1,344 lít
a, Viết phương trình
b, Tính khối lượng các khí ban đầu và tỉ lệ % về thể tích.Giai đoạn 2: Xác định hướng giải
B1: Đổi các đơn vị cần thiết
B2: Viết PTHH
B3: Đặt số mol các khí lần lượt là x, y.
+ Tính số khối lượng, số mol các chất theo x,y.
+ Lập hệ PT bậc nhất ẩn x,y.
+ Giải hệ PT tìm x,y.
+ Tính khối lượng mỗi khí.
+ Tính tỉ lệ % thể tích các khí
Giai đoạn 3: Trình bày lời giải
Số mol khí CO2 thu được sau PƯ là:
1,344 : 22,4 = 0,06 (mol)
PTHH:
C2H4 + Br2 C2H4Br2
x mol x mol x mol
C2H2 + 2Br2 C2H2Br4
y mol 2y mol y mol
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
x mol 2x mol
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
y mol 2y mol
Theo bài ra ta có hệ PT:
28x + 26y = 0,8
2x + 2y = 0,06
Giải hệ PT ta có:
x = 0,01 (mol)
y = 0,02 (mol)
Khối lượng C2H4 là:
0,01.28 = 0,28(gam)
Khối lượng C2H2 là:
0,02.26 = 0,52(gam)
Vì tỉ lệ % thể tích cũng là tỉ lệ % về số mol nên ta có:
% thể tích C2H4 là:
(0,01 . 100%): 0,03 = 33,33%
% thể tích C2H2 là:
100% - 33,33% = 66,67 %
Chú ý: Trong mỗi VD cần chú ý kĩ năng phân tích đề bài, đặt ra hệ thống câu hỏi có liên quan đến kiến thức đã biết hay những điều giả thiết đã cho để từ đó học sinh xác định được hướng giải, xác định được ẩn.
ở giai đoạn 2 xác định hướng giải học sinh có thể lúng túng khi chọn đặt ẩn số nên giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ như các VD trên để học sinh làm quen, và biết tổng hợp kiến thức sử dụng cho bài giảng.
Hơn nữa sau dạng nên để học sinh tự rút nhận xét cụ thể mấu chốt vấn đề. Giáo viên có nhận xét khen chê kịp thời nhằm động viên các em, đồng thời đưa ra các bài tập phát triển có những thay đổi nhỏ trong đề, thêm bớt các dữ liệu như VD 2, VD 4 VD 6. Để phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
IV. Kết quả cụ thể
Trong thời gian nghiên cứu và thể hiện đề tài, tôi đã cố gắng tìm tòi và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp để có hệ thống VD, bài tập từ dễ đến khó, hướng dẫn tỉ mỉ khái quát cho từng học sinh đặc biệt các em có năng khiếu bộ môn hoá.
Qua đó học sinh nắm được phương pháp chung của quá trình giải bài tập dạng hỗn hợp, gây hứng thú cho các em khi học tập bộ môn hoá học.
Kết quả cụ thể khôi 9 (2004 – 2005) sau khi áp dụng phương pháp giải bài tập hỗn hợp hoá học 9
Học kỳ I năm học 2004-2005
Lớp
Sĩ số
Điểm
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
9A
27
6
22,2
14
51,9
7
25,9
0
0
9B
27
3
11,1
14
51,9
10
37
0
0
Học kỳ II năm học 2004-2005
Lớp
Sĩ số
Điểm
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
9A
29
9
33,3
15
55,6
3
11,1
0
0
9B
28
6
22,2
15
55,6
6
22,2
0
0
C. Kết luận chung
Với việc thể nghiệm đề tài là một hoạt động bổ ích đối với giáo viên, nó ít nhiều tác động đến quá trình nhận thức của học sinh. Chính vì tôi muốn mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân để đồng nghiệp góp ý kiến và cùng tôi thực hiện.
I. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tế áp dụng đề tài này tôi thấy:
Hướng dẫn cho học sinh lớp 9 giải bài toán hỗn hợp hoá học cần phải tỉ mỉ kiên trì, phối hợp nhịp nhàng nhiều phương pháp, đặc biệt cần hướng dẫn sớm ngay từ những năm đầu lớp 8 để hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học cơ bản và phân hoá.
Phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập , cần cù, cẩn thận, chính xác cho các em. Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra các em dưới nhiều hình thức để đánh giá kĩ năng gải bài tập hoá học nói chung và giải bài tập hỗn hợp nói riêng.
II. Kiến nghị đề xuất.
- Trong thực tế việc soạn bài rất cần có thời gian và tài liệu tham khảo mà tài liệu thì chưa có nhiều, thời gian thì có hạn.
Vì vậy bản thân tôi rất mong được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo để chúng tôi những người trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học có đủ điều kiện và khả năng đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước.
III. Hướng nghiên cứu tiếp.
Với thành tích đã đạt được. tôi có nguyện vọng tiếp tục nghiên cứu các dạng bài tập hỗn hợp ngay từ lớp 8 để học sinh có được kĩ năng thành thạo linh hoạt khi giải dạng toán này. để sang lớp 9 học sinh có thể giải bài tập dạng này ở mức độ cao và đa dạng hơn.
Mục lục
A. những vấn đề chung.
I. Lí do chọn đề tài
II. Nhiệm vụ nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Lịch sử nghiên cứu đề tài
B. Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lí luận
II. Cơ sở thực tiễn
III. Biện pháp tiến hành
IV. Kết quả cụ thể
C. Kết luận chung
I. Bài học kinh nghiêm
II. Kiến nghị đề xuất
III. Hướng nghiên cứu tiếp
Người thực hiện
Xác nhận của nhà trường
File đính kèm:
- De Tai hon hop.doc