Đề tài Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn

Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát nên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với đời sống. .

 Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của môn ngữ văn: Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông , chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, cho nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốm đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai.

 Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn. .

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 20330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN B/ĐẶT VẤN ĐỀ: I/Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu: Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Cho nên tự nó cũng toát nên yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết gắn với đời sống. . Xuất phát từ những căn cứ đó, chương trình đã nêu mục tiêu tổng quát của môn ngữ văn: Môn Ngữ Văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường trung học: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông , chuẩn bị cho họ tiếp tục học lên bậc học cao hơn. Đó là những con người có ý tức tự tu dưỡng, biết thương yêu quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ, cho nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốm đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai. Việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp không phủ định việc dạy các tri thức, kỹ năng riêng của từng phân môn, đồng thời đó còn là sự tích hợp liên môn giữa Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý… Vấn đề là làm thế nào phối hợp các tri thức, kĩ năng thuộc các môn học đó vào trong bài dạy thật nhuần nhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ Văn. . II/Thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu : Thực trạng của việc dạy và học Ngữ văn trong trường Trung học cơ sở hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng Ngữ văn chưa thực sự tạo được hứng thú học đối với học sinh. Học sinh hiểu một cách rời tạc, hời hợt về kiến thức Ngữ văn, không nắm được mối liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn… Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn rời rạc trong kiến thức. Dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn là hình thức liên kết những kiến thức giao thoa với môn Ngữ văn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận dụng vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học… Khi bàn về hiện trạng phương pháp dạy học, ta thấy rằng, trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh, và người thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học sinh là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học sinh phải có được không phải một tính ham hiểu biết khôn cùng của một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa.           Trong phương pháp dạy học truyền thống, chú ý đến người giáo viên và ít quan tâm tới học sinh. Học sinh như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của học sinh được bộc lộ rất rõ ràng. Học sinh chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong phương pháp dạy học cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục cao trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các học sinh ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ.           Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thanh thiếu niên tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chung” một cách ngon lành.           Để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy mà dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một phương pháp tiêu biểu . III/Lý do chọn đề tài: Dạy học tích hợp và khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại là phương pháp, đồng thời là nguyên tắc của bộ môn Ngữ văn ở chương trình THCS. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Người học không chỉ được chiếm lĩnh kiến thức, có kĩ năng đọc-hiểu các kiểu văn bản thuộc các thể loại văn học mà các em thường đọc từ sách báo hàng ngày mà còn có khả năng tạo lập văn bản, hiểu thêm nhiều kiến thức về cuộc sống. Với vấn đề đặt ra như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, hy vọng sẽ góp phần cùng đồng nghiệp từng bước nâng dần chất lượng giờ học Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở. C/Cơ sở lý luận: Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể, phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng phương pháp của môn học khác nhau, nhằm đáp ững mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một nội dung ao hàm cao hơn, sâu hơn. M«n Ng÷ v¨n lµ mét m«n häc rÊt quan träng trong tr­êng phæ th«ng, cã ‏‎ y nghÜa trong viÖc h×nh thµnh, ph¸t triÓn, ®Þnh h­íng nh©n c¸ch cho häc sinh. Häc v¨n lµ häc lµm ng­êi, häc c¸c phÐp t¾c øng xö trong cuéc sèng. MÆt kh¸c, ®©y lµ mét m«n häc nghÖ thuËt, kÝch thÝch trÝ t­ëng t­îng bay bæng, søc s¸ng t¹o cña ng­êi häc. Nªn ®Ó d¹y vµ häc tèt m«n Ngữ văn, ng­êi d¹y vµ ng­êi häc ph¶i kh«ng ngõng trau dåi vèn kiÕn thøc ng«n ng÷, tõ vùng, c¸c kiÕn thøc liªn quan vÒ c¸c h×nh thøc nghÖ thuËt, c¸c nhµ v¨n, nhµ th¬, c¸c c©u ca dao tôc ng÷, lÊy ®ã lµm vèn sèng, vèn kinh nghiÖm cho b¶n th©n. Việc vận dụng kiến thức liên môn với môn Lịch sử, Địa lý và ứng dụng Công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được nâng cao. Giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực, sinh động về những cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong lịch sử gắn liền với truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ xa xưa. Qua đó giúp hình thành ở các em thái độ biết ơn, biết quý trọng những con người, những vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước; đồng thời tự hào hơn về truyền thống vẻ vang, hào hùng của dân tộc một thời. D/Cơ sở thực tiễn: 1/Về phía học sinh: - Đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn bản văn học. Một mặt do trình độ nhận thức của một số học sinh còn yếu, chưa có tư duy sáng tạo. - Học sinh chưa năm bắt được mối liên hệ giữa thời đại thông qua bộ môn lịch sử với giá trị phản ánh của tác phẩm văn học. - Hiện nay một số học sinh sử dụng sách tham khảo, nhiều tài liệu bán trên thị trường chất lượng kém dẫn đến một thực trạng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về một tác phẩm làm cho các em lúng túng, thiếu tự tin, bị động, thiếu sự tìm tòi, đánh giá, phân tích chi tiết. Không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng cá nhân. Vì vậy phần lớn các em sao chép tài liệu một cách máy móc không xác định được kiến thức trọng tâm trong từng đơn vị bài học. - Một thực tế đang tồn tại ở trường THCS Quảng Long nữa là học sinh bị hổng, kiến thức từ các cấp, lớp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên học sinh rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của các yếu tố lịch sử, điển cố, điển tích, các nội dung mang tính cổ xưa sử dụng trong đó. - Phần lớn học sinh ít có tư liệu để đọc và tham khảo và cũng chưa có thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học. - Nguyên nhân khách quan là hiện nay do một số văn bản dung lượng quá dài so với thời lượng 45-90 phút nghiên cứu trên lớp, học sinh rất khó có thể nắm bắt hết được toàn bộ các giá trị của văn bản văn học. 2/Về phía giáo viên: - Có giáo viên chỉ tập trung chuyển tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa ch­a chó träng khai th¸c những vấn đề liên quan. - Giáo viên còn lúng túng khi đưa ra hệ thống câu hỏi khai thác cũng như phương pháp triển khai những văn bản văn học. - Vẫn còn hiện tượng giáo viên thiếu nhiệt tình trong quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức liên quan bổ sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp còn hạn chế. Bên cạnh đó nhiều văn bản mới đưa vào chương trình cũng gây không ít khó khăn khi tìm hiểu và truyền đạt kiến thức cho học sinh của giáo viên. - Mặt khác, kiến thức lý luận văn học của một bộ phận giáo viên chưa thật sự vững . Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và thực hiện, hy vọng sẽ góp phần cùng với đồng nghiệp làm tăng dần chất lượng dạy và học Ngữ văn, từ đó sẽ gây được hứng thú với giáo viên và học sinh. E/Nội dung nghiên cứu và cách tiến hành : *Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. . Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Đó là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc. *Việc vận dụng quan điểm tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các phân môn Văn học, tiếng Việt, làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà học sinh lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. *Qua nghiên cứu cho thấy dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: : - Giúp học sinh tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc môn Ngữ văn với các môn khác bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. . - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh học cách sử dụng, phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã nắm trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học để các em trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh; chú trọng mối quan hệ giữa học sinh với sách giáo khoa, phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của GV. - Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng không quá lạm dụng các môn học khác sẽ dẫn đến loãng kiến thức bài học môn Ngữ văn. *Về khâu thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp dòi hỏi giáo viên không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn » . *Đối với giờ dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. . Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học tác phẩm văn chương ở bậc THCS theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho học sinh. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của học sinh phải được thay thế cho khái niệm giảng văn chỉ nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu cho học sinh, nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò, được coi là  hoạt động trung tâm của quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo. *Thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học theo quan điểm tích hợp Giáo viên phải ý thức được giáo án dạy học văn bản văn học không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. . Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của văn bản, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh văn bản một cách tích cực và sáng tạo. Thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học phải bám chặt vào những giá trị tư tưởng và nghệ thuật vốn có và ổn định của tác phẩm trong đời sống văn hoá - lịch sử đầy biến động của nó, có nghĩa là phải đặt tác phẩm vào thời điểm nó ra đời. Đồng thời phải mở ra hướng thu nạp các nhu cầu, thị hiếu, cá tính và khả năng diễn dịch của cá nhân học sinh. . Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học văn bản văn học phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân tích, chiếm lĩnh bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức lí thuyết và lịch sử văn học với Tiếng Việt, Làm văn, với hiểu biết lịch sử, văn hoá và đời sống, v.v... Giáo án giờ học văn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình huống  đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp . Nội dung tích hợp của thiết kế giáo án cần tập trung vào những điểm quy tụ, liên kết nội dung ba bộ phận Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong văn bản để xây dựng các tình huống tích hợp và các hoạt động phức hợp tương ứng nhằm giúp học sinh tích hợp tri thức và kĩ năng trong khi xử lí tình huống. Đó có thể là những từ ngữ, câu thơ, đoạn văn, những chi tiết, hình tượng, các sự kiện, quan hệ, tình huống mà muốn cảm hiểu, cắt nghĩa, đánh giá đòi hỏi phải vận dụng tri thức liên văn bản, phải tổng hợp hiểu biết nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, xã hội, văn học, ngôn ngữ… *Tổ chức giờ học văn trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh bài văn, chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích, định hướng giáo dục của giáo viên. Tổ chức hoạt động đọc hiểu văn bản trên lớp, giáo viên phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và văn bản (nội dung dạy học), phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy trên văn bản, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo . Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằng hoạt động của học sinh trước hết là học cách học. Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy học tích hợp đòi hỏi giáo viên phải có cách dạy chú trọng phát triển ở học sinh cách thức lĩnh hội kiến thức và năng lực, phải dạy cho học sinh cách thức hành động để hình thành kiến thức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc học sinh phải tự đọc, tự học để hình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọc hiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường. Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người toàn vẹn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi môn học trong nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Trong đó, môn học Ngữ văn với đặc trưng riêng, phù hợp, có giá trị đặc biệt với việc đào tạo, xây dựng phẩm chất, nhân cách con người. Mặc dù vậy, môn học Ngữ văn hiện nay chưa được các bạn học sinh quan tâm đúng mức. Học Ngữ văn tích hợp nhiều nhất với bộ môn Lịch sử. Vì Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, từ rất xa xưa; Như Khổng Tử đã từng nói “Ôn cố tri tân”, biết được Lịch sử ta sẽ có cách nhìn nhận, hiểu về hiện tại và tương lai một cách đúng đắn. Lịch sử tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc, về cuộc đấu tranh anh dũng, về công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ ngàn xưa. Vậy nên, Lịch sử cần phải được tiếp nhận một cách đúng đắn, được lưu giữ và phải được “nhớ”. Nhớ để học hỏi, để biết ơn những anh hùng có công dựng nước và giữ nước.Và chính văn học đã luôn theo sát những biến động, thăng trầm của xã hội. Ví dụ khi dạy bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, giáo viên có thể tích hợp với phần Lịch sử về cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh tâm lý, đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” để khích lệ quân ta đánh giặc và  làm nao núng tinh thần quân giặc. Bài thơ như một lời hiệu triệu, nức lòng toàn quân, toàn dân, khiến cho tinh thần, ý chí quyết tâm của quân dân ta ngày càng tăng. Đồng thời cũng là lời cảnh cáo đanh thép với kẻ thù về những hành động sai trái của chúng, khiến kẻ thù khiếp vía. Hoặc khi dạy bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: + Ta có thể tích hợp với môn Lịch sử ở chỗ nói về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: truyện viết vào năm 1958 nhân một chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả. Vào thời điểm này thì ở miền bắc đã được hòa bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp và đang bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn ở miền Nam đang chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Truyện viết về những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Tích hợp với môn Địa lý khi tìm hiểu phần từ khó “Sa Pa”. Giới thiệu qua về vị trí địa lý, đặc điểm địa hình với những nét độc đáo do thiên nhiên ban tặng và đây là nơi cư trú của một số dân tộc ít người như Tày, Giáy, Giao đỏ… + Tích hợp với công nghệ thông tin để trình chiếu cho các em học sinh xem thêm một số bức tranh đặc sắc về Sa Pa. Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài học, giáo viên đã vận dụng và hướng dẫn học sinh áp dụng phương pháp tích hợp một cách linh hoạt, đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh và nhiều phạm vi: phạm vi hẹp- « nội bộ môn học», phạm vi rộng – tích hợp « liên môn ».  F/KẾT LUẬN CHUNG : 1/ Ý nghĩa và nhận định chung : Với những nội dung nghiên cứu trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, cho thấy quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham kh

File đính kèm:

  • docChuyen de tich hop.doc