“Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy. Trong bộ môn Địa lý ở trường phổ thong nói chung và Địa lý lớp 7 nói riêng, việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong các tiết dạy là rất thường xuyên và thiết thực. Bản đồ không những là phương tiện minh hoạ cho nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh sử dung, đọc và chỉ bản đồ là khâu hết sức quan trọng nhưng cả giáo viên và học sinh thường gặp không ít khó khăn để thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của bản đồ và thực tế ở trường như vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7” nhằm đạt kết quả cao hơn trong việc giảng dạy Địa lý ở nhà trường.
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LAO BẢO
Sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ CHO HỌC SINH LỚP 7
Giáo viên: Võ Thanh Khiết
Tổ: Địa – Sử
Mục lục
A. Phần mở đầu...3
I. Lí do chọn đề tài..3
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.3
III. Lịch sử nghiên cứu3
IV. Phương pháp nghiên cứu..4
V. Cấu trúc đề tài4
B. Phần nội dung4
Chương I. Cơ sở lí luận và cơ sở thục tiễn.4
1. Cơ sở lí luận...4
2. Cơ sở thực tiễn...............4
Chương II. Quá trình thực hiện.5
1. Tích luỹ kiến thức..5
2. Rèn kĩ năng6
C. Kết quả..8
D. Bài học kinh nghiệm.8
Tài liệu tham khảo10
A. Phần mở đầu:
I. Lí do chọn đề tài:
“Địa lí bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ”. Quả đúng như vậy. Trong bộ môn Địa lý ở trường phổ thong nói chung và Địa lý lớp 7 nói riêng, việc sử dụng bản đồ, lược đồ trong các tiết dạy là rất thường xuyên và thiết thực. Bản đồ không những là phương tiện minh hoạ cho nội dung bài học mà còn chứa đựng kiến thức cho học sinh khai thác, giúp các em hiểu sâu hơn, cụ thể hơn thế giới xung quanh chúng ta và những vấn đề Địa lý liên quan. Mặt khác, trong dạy học Địa lý, việc hướng dẫn cho học sinh sử dung, đọc và chỉ bản đồ là khâu hết sức quan trọng nhưng cả giáo viên và học sinh thường gặp không ít khó khăn để thực hiện. Chính vì tầm quan trọng của bản đồ và thực tế ở trường như vậy nên tôi đã chọn đề tài: “Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7” nhằm đạt kết quả cao hơn trong việc giảng dạy Địa lý ở nhà trường.
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích:
- Nắm được kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh.
- Xác định phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với thực tế.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh lớp 7.
- Đề ra các phương pháp trong sử dụng bản đồ, lược đồ để đạt hiệu quả cao.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận và đề xuất ý kiến.
III. Lịch sử nghiên cứu:
Xuất phát từ tầm quan trọng của đề tài nên nội dung rèn kĩ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7 đã được nhiều người quan tâm tiến hành nghiên cứu và
đã rút ra được nhiều kết luận quan trọng phục vụ tốt trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lí luận.
Điều tra, tổng kết rút kinh nghiệm.
Dự giờ.
Quan sát.
Trắc nghiệm,.
V. Cấu trúc của đề tài:
- Phần mở đầu: lí do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, lịch sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
- Phần nội dung:
- Phần kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
B. Phần nội dung
Chương I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lí luận:
Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc phát huy tính tích cực hoc tập của học sinh hết sức quan trọng và được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau, trong đó có môn Địa lí. Mặt khác, trong dạy học Địa lí việc rèn luyện kĩ năng cho các em luôn được chú trọng, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ.
Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo viên đã cố gắng tìm những phương pháp tối ưu để rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong dạy hoc Địa lí và đã có nhiều để tài, sáng kiến kinh nghiệm thiết thực.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trên cơ sở các em được lĩnh hội và rèn luyện một cách có hệ thống và khoa học những kiến thức và kĩ năng trong chương trình Địa lí lớp 6. Ở lớp này tập trung
với những khái niệm cơ bản nhất về bản đồ và các thành phần tự nhiên nên đa phần các em chỉ được tìm hiểu và nắm bắt những vấn đề chung nhất của Địa lí Tự nhiên đại cương. Về kĩ năng đọc và chỉ bản đồ các em chưa được tiếp xúc và rèn luyện nhiều bởi nội dung chương trình ít liên quan đến những bản đồ và lược đồ .Đặc biệt là những lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế xã hội của các khu vực và trên thế giới.
Do vậy trong chương trình Địa lí lớp 7 chủ yếu là nghiên cứu Địa lí kinh tế thế giới , khu vực với việc sử dụng rất nhiều các loại bản đồ khác nhau.Tuy vậy , do bước đầu mới tiếp xúc , những kiến thức về bản đồ đã mai một, với tâm lí lúng túng và nhiều em có cảm giác sợ khi phải học với bản đồ nên đã hạn chế rất lớn về kĩ năng đọc và chỉ bản đồ cho các em học sinh lớp 7. Xác định được bản đồ với vai trò rất lớn trong việc cung cấp kiến thức về Địa lí cho các em. Đọc và chỉ bản đồ tốt các em dễ dàng nắm bắt kiến thức và chắc chắn sẽ học được tốt môn học và có niềm đam mê môn học. Do vậy trong quá trình dạy học bản thân đã chủ động tạo nhiều cơ hội nhất cho các em được làm việc cùng bản đồ, đồng thời hình thành kĩ năng chỉ bản đồ và trình bày kiến thức mình nắm bắt một cách đúng đắn và hiệu quả nhất
Từ thực tế với những thuận lợi đáng kể về sách giáo khoa và trang thiết bị Địa lí khá đầy đủ , phong phú và khoa học. Tuy nhiên kích cở còn qúa nhỏ và sơ lược, chưa đồng bộ và thống nhất với sách giáo khoa phần nào tạo khó khăn cho học sinh nắm bắt và báo cáo bằng bản đồ , đặc biệt còn nhiều học sinh đang ở mức độ yếu và trung bình trong lĩnh vực đọc bản đồ của chương trình Địa lí lớp 7.
Bởi vậy nhằm củng cố và phát huy các kĩ năng về bản đồ, bản thân tiếp tục chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc và chỉ bản đồ cho chủ yếu là học sinh lớp 7.
Chương II. Quá trình thực hiện:
1. Tích luỹ kiến thức:
Giáo viên thường xuyên nhắc nhở các em cần học bài soạn bài đầy đủ, cần thường xuyên tiếp xúc với sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ nhằm tích luỹ kiến thức địa
lí. Vì không có kiến thức cần thiết thì các khó lòng nắm bắt được các sự vật, hiện tượng địa lí một cách rạch ròi chứ chưa nói đến cách đọc bản đồ, lược đồ để tìm kiến thức.
Mặt khác giáo viên cần trang bị cho các em kiến thức địa lí kinh tế tổng hợp, đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điêù kiện xã hội để hiểu sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nào đó.Đây là những kiến thức rất cần thiết và trọng tâm của chương trình địa lí lớp 7.
2. Rèn kĩ năng:
Ở mỗi tiết học có sử dụng bản đồ, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể các kí hiệu, chú thích tren bản đồ để các em nắm được mục đích sử dụng bản đồ trong tiết học đó.
Ví dụ 1: Đọc lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ:
Lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các yếu tố, kí hiệu trên bản đồ như:độ cao địa hình, các dòng biển, các loại khoáng sản, các loại gió,liên quan đến nội dung tiết học.
Giáo viên cần gọi từ 3 -5 em lên chỉ bản đồ, phân tích về vị trí, hình thái, đặc điểmcủa từng đối tượng trong mối quan hệ biện chứng của chúng để các em hình thành cách học trên bản đồ ( ở lớp) và đối chiếu ở lược đồ trong sách giáo khoa để tìm ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức từng giờ học. Trong từng lúc như vậy cần tập cho học sinh bên dưới nhận xét, bổ sung điều chỉnh những thao tác sai, chưa phù hợp nhằm củng cố và phát huy tính hoạt động cho học sinh.Đối với những học sinh khá giỏi giáo viên có thể cho các em trình bày một vấn đề nào đó thông qua bản đồ trước lớp nhằm nâng cao kĩ năng đọc và chỉ bản đồ cho học sinh, thông qua các hoạt động như giải quyết các bài thực hành, câu hỏi củng cố hay câu hỏi kiểm tra bài cũVí dụ câu hỏi : vì sao không khí lạnh ở phía Bắc và không khí nóng ở phía Nam thường xâm nhập sâu vào trong nội địa?
Ví dụ 2: Đọc lược đồ khí hậu châu Âu
Lược đồ khí hậu châu Âu
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng chú giải: các dòng biển nóng, lạnh; các kiểu khí hậu, gió Tây ôn đới,
CH: Xác định các kiểu khí hậu ở châu Âu và nơi phân bố chủ yếu?
Học sinh lên xác định ở lược đồ, nhận xét, bổ sung, giải thích về tính chất các kiểu khí hậu,.
Đặc trưng của môn học địa lí nhằm giải quyết các câu hỏi : ở đâu ? như thế nào ? tại sao ở đó? Thì vai trò của lược đồ, bản đồ rất lớn, đồng thời rèn luyện được cách báo cáo trình bày trên bản đồ thông qua thao tác chỉ chính xác các đối tượng địa lí trong khu vực.
Phần ở nhà : Đây là phần các em tự rèn luyện và học tập không có sự hướng dẫn của giáo viên nên giáo viên thường hướng dẫn kĩ càng các bài tập và công việc để các em có thể tự tìm hiểu kiến thức qua các lược đồ để củng cố kiến thức mới vừa học và chuẩn bị kiến thức mới hôm sau.
Chương trình địa lí lớp 7 đa phần trang bị cho các em những kiến thức địa lí kinh tế thế giới thông qua các hoạt động sản xuất của con người .Do vậy cac em được làm quen với các bản đồ, lược đồ từ tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng khu vực cụ thể . Đây là lớp hình thành khá đầy đủ những kiến thức về bản đồ cho các em. Rèn luyện tốt các thao tác chuẩn mực về đọc và chỉ bản đồ sẽ giúp cho các em học tốt và có niềm yêu thích môn học trong chương trình địa lí lớp 7 cũng như các lớp sau này.
C. Kết quả:
Qua một năm thực hiện đề tài , tôi nhận thấy về kĩ năng đọc bản đồ của các em đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Thể hiện qua các thao tác khá chuẩn khi chỉ các đối tượng địa lí từ kí hiệu điểm, đường, diện.Học sinh đã biết tìm kiến thức qua phân tích các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng, như từ vị trí địa lí để suy xét về đặc điểm khí hậu, cảnh quan,
Đa số các em đã học với bản đồ nhiều hơn, mạnh dạn khi tiếp xúc với bản đồ, lược đồ đánh mất đi phần nào cảm giác sợ khi học với bản đồ.
D. Bài học kinh nghiệm:
Giáo viên cần tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái trong giờ học để từ đó các em có niềm yêu thích môn học.
Thường xuyên theo dõi, bảo ban, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh, đồng thời động viên, khen thưởng những tiến bộ vươn lên trong học tập.
Cần đặt nhiều câu hỏi kích thích tính tò mò của học sinh và tạo nhiều cơ hội để các em được làm việc nhiều với bản đồ và lược đồ.
Sự học là một nổ lực không ngừng. Rèn luyện được kĩ năng này không phải một sớm một chiều là được mà đòi tính kiên trì, bền bỉ trong ý thức vươn lên trong học tập
Trên đây là một số suy nghĩ và biện pháp chỉ mang tính lí luận nhiều hơn vì thực tiễn giảng dạy mới chỉ một năm thực hiện đề tài nên để đánh giá hết tính hiệu quả của nó nhất là việc hình thành được kĩ năng kĩ xảo về đọc và chỉ bản đồ cho học sinh chắc sau một vài năm nữa sẽ chính xác hơn. Do vậy bản thân còn phải tiếp tục hoàn chỉnh đề tài này và rất mong nhiều đóng góp chân thành cuả đồng nghiệp.
Người thực hiện
Võ Thanh Khiết
Tài liệu tham khảo
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí nhà trường – Nguyễn Đức Vũ – NXB Đà Nẵng (2005).
Lí luận dạy học Địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ – NXB Thuận Hóa (2007).
Sách giáo khoa Địa lí 7 – Nguyễn Dược, Phan Huy Xu, Nguyễn Hữu Thanh, Mai Phú Xuân – NXBGD (2003).
Sách giáo viên Địa lí 7 – Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức,Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt – NXBGD (2005).
File đính kèm:
- tu lieu(2).doc