Đề tài: Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp “Bầu và Bí ”

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Trẻ hát chính xác giai điệu , lời bài hát , thể hiện giai điệu bài hát .

- Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp.

- Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động.

- Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn .

II/ CHUẨN BỊ :

- Đồ dùng của cô : máy cassette, đàn organ, một số loại rau ăn lá ăn củ , ăn quả

- Đồ dùng của trẻ : + Nhạc cụ gõ

+ Mũ các loại rau qủa

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp “Bầu và Bí ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ÂM NHẠC Chủ đề : RAU Đề tài : Rèn luyện kỹ năng V/đ tiết tấu phối hợp “Bầu và Bí ” Kết hợp : Nghe hát “Đuổi chim” Trò chơi âm nhạc: Nghe nốt chạy về nhà I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Trẻ hát chính xác giai điệu , lời bài hát , thể hiện giai điệu bài hát . - Rèn luyện kỹ năng vận động tiết tấu phối hợp. - Phát triển ở trẻ khả năng tưởng tượng , sáng tạo trong vận động. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng bạn . II/ CHUẨN BỊ : - Đồ dùng của cô : máy cassette, đàn organ, một số loại rau ăn lá ăn củ , ăn quả - Đồ dùng của trẻ : + Nhạc cụ gõ + Mũ các loại rau qủa……… III/ Tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG : Tổ chức hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HĐộng 1 : Dạy VĐ tiết tấu phối hợp “Bầu và Bí” - Các con lắng nghe giai điệu bài hát này và đoán tên bài hát là gì nhé ! - Cô đàn một đoạn cho trẻ nghe để đoán tên bài hát -Trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát “Bầu và Bí” -Bài hát này do ai sáng tác ? “các con hát lại bài hát này cho thật là hay nhé” - Của tác giả Phạm Tuyên – Đặng Hiền - Cô đàn cho trẻ hát diễn cảm 1-2 lần (cô chú ý quan tâm kỹ năng hát của trẻ và sửa sai) - Cả lớp theo đàn . Bây giờ chúng ta sẽ kết hợp hát và vận động theo tiết tấu phối hợp. Có bạn nào nhớ vận động theo tiết tấu phối hợp là như thế nào không? -Trẻ trả lời theo khả năng hiểu biết của trẻ - Bạn nào có thể lên thực hiện cho cô và các bạn xem - Tiết tấu này vỗ 4 cái ,1 chậm rồi đến 3 cái nhanh - Các con có nhận xét gì về cách vỗ theo tiết tấu phối hợp? -“Đúng rồi muốn vỗ đúng các con chú ý vỗ 1 nhịp sau đó đến 3 phách liên tục” Các con xem cô vận động tiết tấu phối hợp - Trẻ chú ý xem cô vỗ kết hợp hát - Các con thực hiện với cô xem (cô sửa sai KN trẻ) Lần 1 : Cả lớp cùng thực hiện theo cô. - Cả lớp vận động và hát theo cô. Lần 2 : Các tổ lần lượt hát và vận động thi xem ai hát và vỗ hay nhất. Lần 3 : Các bạn đi chọn mũ hình rau qủa, kết theo loại và thi đua với nhau. - Trẻ thực hiện cả lớp. + Các nhóm thỏa thuận với nhau chọn hình thức vận động (Trẻ có thể chọn tiết tấu nhanh , chậm hoặc tiết tấu phối hợp) và lên thực hiện. + Bây giờ thi tài giữa các bạn trong nhóm , hãy chọn ai giỏi nhất nào ( hình thức cá nhân). -Trẻ chọn mũ và kết theo nhóm - Cô mời cá nhân hát kết hợp vận động. -Trẻ chọn các hình thức : + Nhóm hát + vận động + Nhóm kết hợp 2 loại tiết tấu… - Trẻ chọn 1-2 bé thi với nhau. - Các bạn còn lại có thể minh họa theo tiết tấu. Hoạt động 2 : Nghe bài “ Đuổi chim” Nghe hát : - Có một bài hát hát nói về một em bé rất ngoan biết phụ giúp ba mẹ chăm sóc cây trồng các con lắng nghe xem bạn đã làm gì giúp mẹ và tại sao phải làm vậy nhé ! - Bài hát “Đuổi chim” - Đó là bài “Đuổi chim” - Cô đánh đàn và hát diễn cảm thể hiện tha thiết tình cảm ,và giao lưu với bé. - Trẻ lắng nghe cô hát Nghe nhạc : - Cho trẻ nghe nhạc không lời bài “Đuổi chim” - Các con nhìn thấy những hình ảnh gì trong bài hát? Trẻ lắng nghe giai điệu. - Bé biết đuổi chim không cho phá hoại ruộng đỗ mẹ trồng - Có bé nào tưởng tượng khác không ? Hoạt động 3 : Trò chơi “Nghe nốt Đô chạy về nhà” -Chúng ta cùng chơi trò chơi “Nghe nốt đô chạy về nhà ”. - Trò chơi yêu cầu chúng ta phải lắng nghe cô đàn khi nghe nốt Đô thì các bạn chạy về nhà có hình của loại rau mà mình có - Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi. - Cho trẻ tìm rau ăn lá, rau ăn củ hay ăn quả . Có thể thay đổi lô tô hình cho nhau ở các lần chơi sau - Tổ chức cho trẻ chơi - Tham gia chơi cùng bạn

File đính kèm:

  • docGA HAY(1).doc