Đề tài Sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ở lớp học và gia đình

Thuận lợi

 Đối với môn Công nghệ ở trường THCS hiện nay, đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Giáo viên giảng dạy luôn chú ý đến tính khoa học, tính chính xác, tính thực tiễn của kiến thức, đảm bảo tính hệ thống về khối lượng kiến thức mà sách giáo khoa quy định. Giáo viên còn lồng ghép những nội dung giáo dục ý thức cho học sinh phù hợp ở từng mục, từng bài theo quy định, không gây sự nhàm chán cho học sinh.

Giáo viên luôn phấn đấu học tập, nhằm nâng cao tay nghề, phục vụ trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Bên cạnh, những phương pháp đặc trưng bộ môn, giáo viên còn cố gắng cải tiến phương pháp dạy học để góp phần đạt kết quả cao nhất trong từng tiết dạy, luôn kích thích và phát huy tinh thần hợp tác tích cực của học sinh, biểu hiện các em có chuẩn bị bài trước ở nhà, tích cực phát biểu, cho các ví dụ cụ thể gần gũi trong đời sống thực tế gắn liền, phù hợp với lí thuyết qua nội dung từng bài học.

Giáo viên luôn đề cao việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, để minh họa mở rộng nội dung bài dạy bằng hình ảnh thực tế mà sách giáo khoa không có, hay bằng các đoạn phim, cho học sinh thấy cụ thể, thực tế và nắm rõ bài học. Nhà trường cũng trang bị cho đội ngũ giáo viên phòng máy chiếu để thực hiện các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ở lớp học và gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC SINH BIẾT “ SẮP XẾP VÀ BẢO QUẢN ĐỒ ĐẠC HỢP LÍ Ở LỚP HỌC VÀ GIA ĐÌNH” QUA MÔN CÔNG NGHỆ 6 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc là vấn đề các bậc phụ huynh và giáo viên luôn quan tâm đối với con em và học sinh của mình. Căn cứ vào sự quan tâm và từ tình hình thực tế như: các em chưa có ý thức giữ gìn đồ đạc cá nhân (gia đình, trường, lớp) còn vứt bỏ đồ đạc khắp nơi, không sắp xếp gọn gàng. Đối với đồ vật ở gia đình các em không quan tâm đến việc cất giữ, còn xem đó là nhiệm vụ của những người lớn Ở trường lớp không để ý đến việc sắp xếp bàn ghế, từ bàn học đến bàn giáo viên cửa kính, bảng đenkhông được các em gìn giữ tốt, luôn viết, vẽ bậy làm mất thẩm mỹ lớp học, bàn gãy, xúc ốc không cất giữ cứ vứt khắp nơi, số lượng hư hao sau mỗi học kì còn cao, sau mỗi buổi học bàn ghế bị đảo lộn mất ngay ngắn, làm cho lớp học trở nên ngổn ngang, chật hẹp không có lối đi Việc bảo quản bàn ghế các em cũng không quan tâm, Bên cạnh đó, biện pháp giáo dục ý thức vẫn còn nhiều hạn chế, do đó các em vẫn hiển nhiên khi thấy nơi học tập lộn xộn, nhà ở đồ đạc bừa bộn, lớp học bàn ghế để ngổn ngang Đặc biệt đối với học sinh khối 6 nhận thức của các em chưa sâu, chưa hiểu được những hậu quả của việc để đồ đạc không gọn gàng, ngăn nắp, đem đến “cái nhìn” từ mọi người như thế nào? Lời nhận xét về gia đình đó ra sao? Tốt xấu thế nào? Đã là vấn đề các phụ huynh, các thầy cô luôn lo lắng . Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý ở lớp và gia đình” đối với học sinh khối 6 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung, làm cơ sở đi sâu nghiên cứu, nhằm đóng góp những kinh nghiệm nhỏ của mình vào quá trính giảng dạy ở nhà trường. 2. Mục đích đề tài Qua đề tài này, có thể giúp học sinh biết phân tích đánh giá các hoạt động của mình về việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. Bản thân các em có thể nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng của việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng từ nhà ở đến lớp học. Vì việc “sắp xếp đồ đạc hợp lý”, có tính thẩm mỹ, thể hiện được phần nào cá tính chủ nhân, tạo sự thiện cảm của mọi người đối với mình. Bên cạnh đó còn tạo nên sự thoải mái, dễ chịu và thuận tiện trong mọi hoạt động hàng ngày. Việc “bảo quản đồ đạc” cũng không kém phần quan trọng. “Bảo quản đồ đạc” tốt còn thể hiện lòng yêu quý, tôn trọng những người làm ra nó, tôn trọng người đã lựa chọn mua đồ vật đó, hay chính là sự tôn trọng bản thân mình. “Bảo quản và giữ gìn đồ đạc” thường xuyên sẽ tạo nên thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, hình thành nên nhân cách, lối sống tốt cho bản thân các em, tự bản thân các em sẽ biết quý trọng và tôn trọng đồ đạc của bản thân, gia đình, trường lớp và của cả bạn bè, người thân. Xem đồ đạc của mình cũng như của mọi người và của mọi người cũng như của mình. Đối với học sinh khối 6, theo tôi không phải là khó để uốn nắn, giáo dục các em có ý thức tốt trong việc “sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý”. Đây là lứa tuổi còn dễ nghe lời nếu như được sự quan tâm của thầy cô và cha mẹ. Vì thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn hướng học sinh biết tôn trọng các đồ đạc được tạo ra, giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tốt trong việc sử dụng đồ vật. Hiểu được ý nghĩa to lớn trong việc “sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp” trong cuộc sống hàng ngày. Qua các bài học, phát huy tính tích cực, tự giác của của các em và các em có thể nhắc nhở nhau cùng sắp xếp và bảo quản đồ đạc ở trường lớp được tốt hơn, nơi học tập của bản thân được gọn gàng 3. Lịch sử đề tài Đề tài nghiên cứu của tôi cũng là những vấn đề quan tâm của nhiều bậc phụ huynh, nhiều thầy cô làm nghề giáo trên toàn quốc, đều hướng đến để giáo dục ý thức học sinh biết giữ gìn và phát huy việc “sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý”, đặc biệt là vấn đề sắp xếp và bảo quản đồ đạc của gia đình và lớp học. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn có sự đổi mới phương pháp dạy và học cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, luôn lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sống, biết yêu quý thiên nhiên và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên kháng sản, năng lượng, dầu mỏ, khí đốt hay giáo dục học sinh noi theo những bài học quý báu về Bác qua các nội dung bài học phù hợp, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, vấn đề “ giáo dục đạo đức học sinh ” hay “ bảo vệ môi trường” luôn được quan tâm, nghiên cứu, nên có rất nhiều tài liệu, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng riêng việc nghiên cứu về “giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý ở lớp học và gia đình” vẫn chưa đề tài nào đi sâu nghiên cứu. Ở chương trình công nghệ 6 có đề cập giáo dục rõ ở một số bài. Tuy nhiên, vẫn chưa đầy đủ, do đó tôi quyết định chọn nội dung “Giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ở lớp học và gia đình” để đi sâu nghiên cứu, nhằm bổ sung thêm hiểu biết của mình, đồng thời giúp đối tượng học sinh THCS nói chung, học sinh khối 6 nói riêng, tiếp thu, nhận thức tốt về ý thức giữ gìn, bảo quản, sắp xếp đồ đạc được gọn gàng, ngăn nắp và hợp lí hơn. 4. Phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài “Giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ở lớp học và gia đình”. Tôi chọn đối tượng là học sinh khối 6 trong năm học 2011 – 2012, do tôi phụ trách qua môn công nghệ 6, trên cơ sở đó, nhân rộng giáo dục vấn đề này cho học sinh các khối 7, 8, 9 của trường THCS Vĩnh Bình II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐỀ TÀI 1. Thực trạng đề tài: a/ Thuận lợi Đối với môn Công nghệ ở trường THCS hiện nay, đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Giáo viên giảng dạy luôn chú ý đến tính khoa học, tính chính xác, tính thực tiễn của kiến thức, đảm bảo tính hệ thống về khối lượng kiến thức mà sách giáo khoa quy định. Giáo viên còn lồng ghép những nội dung giáo dục ý thức cho học sinh phù hợp ở từng mục, từng bài theo quy định, không gây sự nhàm chán cho học sinh. Giáo viên luôn phấn đấu học tập, nhằm nâng cao tay nghề, phục vụ trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Bên cạnh, những phương pháp đặc trưng bộ môn, giáo viên còn cố gắng cải tiến phương pháp dạy học để góp phần đạt kết quả cao nhất trong từng tiết dạy, luôn kích thích và phát huy tinh thần hợp tác tích cực của học sinh, biểu hiện các em có chuẩn bị bài trước ở nhà, tích cực phát biểu, cho các ví dụ cụ thể gần gũi trong đời sống thực tế gắn liền, phù hợp với lí thuyết qua nội dung từng bài học. Giáo viên luôn đề cao việc giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, để minh họa mở rộng nội dung bài dạy bằng hình ảnh thực tế mà sách giáo khoa không có, hay bằng các đoạn phim, cho học sinh thấy cụ thể, thực tế và nắm rõ bài học. Nhà trường cũng trang bị cho đội ngũ giáo viên phòng máy chiếu để thực hiện các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin b/ Khó khăn Trong quá trình dạy và học vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn, sự truyền tải nội dung giáo dục ý thức cho học sinh còn hạn chế, chưa sâu. Nhận thức của học sinh ở mức độ chưa cao còn tùy thuộc vào từng học sinh, biểu hiện qua việc viết, vẽ bậy trên bàn ghế, dùng gom ba xoay tròn trên bàn, tạo ra nhiều lỗ thủng trên mặt bàn; Phấn viết bảng, bong bảng vứt bỏ khắp nơi, các dụng cụ trực nhật hư hao liên tục, vật trang trí lớp học luôn bị tháo bỏ, xé bỏ bàn ghế hư hao không cất giữ để chỉnh sửa Ở gia đình, góc học tập bừa bộn, áo quần, nón, tất , tập vở máng khắp nơi trên giá sách, bàn học. Quà lưu niệm không cất giữ, chơi rồi vứt bỏ. Nơi ngủ chăng gối ngổn ngang, không xếp gọn gàng, ngăn nắp, dụng cụ ăn uống sau khi sử dụng không rửa, cất giữ mà “dùng đâu bỏ đó” dù được cha mẹ, ông bà nhắc nhỡ nhưng không tiến bộ, do hầu hết các em mang tính ỉ lại mình còn nhỏ, được gia đình cưng chiều, là khối lớp nhỏ nhất, sẽ ít bị thầy cô la rầy Từ đó, ý thức các em bị hạn chế gây ảnh hưởng phần nào đến việc lồng ghép giáo dục của giáo viên. Mặt khác, các em còn bỡ ngỡ với môi trường mới, môn học và kiến thức đa dạng hơn, gặp nhiều thầy cô dạy hơn trong một buổi học, đã phần này ức chế tâm lý của các em trong quá trình học tập như: rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạng phát biểu ý kiến xây dựng bài, để thể hiện hết ý tưởng sắp xếp đồ đạc gọn gàng của bản thân mình, hay bảo quản đồ đạc thế nào để sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, với việc phân lớp như hiện nay, giỏi theo giỏi, yếu theo yếu đã làm hạn chế rất lớn phương pháp dạy của giáo viên. Đối với lớp giỏi thì học sinh học tập rất sôi nổi, tạo nên không khí vui tươi, thoải mái, tâm lý giảng dạy của giáo viên rất nhẹ nhàng và quá trình truyền tải nội dung bài học được sâu rộng, xuyên suốt cả tiết học, quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh luôn gắng kết với nhau, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh Ngược lại, đối với lớp yếu, bên cạnh học lực yếu thì phần lớn học sinh có ý thức đạo đức rất tệ, gây ảnh hưởng chung cho cả lớp. Ý thức học tập không cao nhưng thể hiện tính háo thắng thì nhiều, lối chơi bạo lực, sự phá phách nổi trội gây ảnh hưởng lớn đến việc sắp xếp bảo quản đồ đạc ở lớp, đập phá bàn ghế, kéo bàn, kéo ghế, ngồi vẽ bậy lên bàn, tập vở không mang theo, chọc phá bạn bè hay ngồi xé tập, vở xếp hình , gây sự chú ý tới bạn bè, thể hiện mình không sợ ai, kể cả giáo viên, làm cho tiết học luôn bị ngắt quãng vì phải rầy la, nhắc nhỡ các em và làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình truyền thụ kiến thức cho các em, cũng như quá trình lồng ghép giáo dục ý thức bị ảnh hưởng rất lớn vì hết thời gian của một tiết học. Đối với môi trường học đường mang tính chất cộng đồng nên ý thức giữ gìn, bảo quản và sắp xếp đồ đạc ngăn nắp còn hạn chế, việc rèn luyệnh “giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý” còn gặp phải nhiều vướng mắc ở một số môn học trong nhà trường. Trong đó, có môn Công nghệ, đại bộ phận học sinh còn xem nhẹ bộ môn, coi đó là môn phụ không quan tâm trau dồi, học hỏi, cũng như không chú ý đến các nội dung giáo dục lối sống các em qua bộ môn này. Chính vì thế, giáo viên còn mất nhiều thời gian để uốn nắn, rèn luyện cho các em yêu dần môn học này, để việc giáo dục ý thức học sinh được tiến hành trôi chảy hơn. Căn cứ thực trạng trên, tôi cố gắng đưa ra những giải pháp trong giảng dạy và cần lồng ghép “giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp, bảo quản đồ đạc hợp lí” qua từng bài học phù hợp, nhằm giúp học sinh kích thích trí tò mò, ham muốn khám phá những điều mới lạ của bộ môn. Từ đó, các em hiểu được ý nghĩa của môn học, để cố gắng đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và luôn có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ đạc xung quanh em sử dụng lâu dài. 2.Nội dung cần giải quyết Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, ta cần giải quyết các nội dung sau: a.Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn hoc, khơi dậy tính tích cực của học sinh, để các em chủ động, tự giác lĩnh hội kiến thức, từng bước nâng cao tư duy để hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc “sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lý”. b.Giáo viên cần có phương pháp lồng ghép “giáo dục ý thức sắp xếp, bảo quản đồ đạc hợp lí” qua một số bài học thích hợp nhằm gây hứng thú, kích thích lòng ham học của học sinh đối với môn học này. c.Thông qua các tiết thực hành, giáo viên lồng ghép giáo dục học sinh biết bảo quản đồ đạc hợp lí kết hợp kiểm tra việc thực hiện của học sinh. d.Thông qua khảo sát thực tế, kiểm tra thực tế xác xuất ở vài gia đình học sinh, nhận xét kỹ năng vận dụng bài học lý thuyết vào thực tế để giáo dục các em tốt hơn. Kết hợp với phụ huynh học sinh, GVCN nhắc nhỡ, răn dạy để tạo nên thói quen hàng ngày cho các em. e. Xác lập biểu điểm thi đua ở lớp kết hợp rèn luyện giáo dục đạo đức, kĩ năng cho học sinh. f. Thành lập đội kiểm tra lớp học về cơ sở vật chất, trang trí lớp vào giờ ra chơi hàng tuần. 3.Biện pháp giải quyết: a.Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học và biết được ý nghĩa của việc “sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí”. Bắt đầu bước vào chương trình giảng dạy môn công nghệ 6. Giáo viên lấy bài mở đầu làm nền tảng giới thiệu môn học, tạo nên hứng thú cho học sinh, vì đây là môn hoc gắn liền với thực tế của học sinh. Nếu được học môn Công nghệ, các em sẽ làm được những gì? Vậy để làm được điều này, các em phải có thái độ học tập ra sao? Từ đó, giáo viên hướng dẫn phương pháp học để các em không thấy là môn học quá khó đối với bản thân các em. Ở từng chương bài học, giáo viên cũng cần giới thiệu sơ lược nội dung chương trình cần tìm hiểu, nhằm gây tính tò mò muốn biết, muốn tìm hiểu của các em để môn học thêm phần lí thú, tạo sự đam mê , yêu thích môn học, hình thành sự trông đợi đến giờ học môn Công nghệ này. VD: Chương I: May mặc trong gia đình. Giáo viên gây sự chú ý cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi: -Để biết các loại vải thường dùng trong may mặc có nguồn gốc từ đâu và có tính chất gì? -Hay, để có trang phục phù hợp và đẹp cần chọn vải và kiểu may như thế nào? -Việc sử dụng và bảo quản trang phục như thế nào cho hợp lí, đúng kỹ thuật? -Để cắt may một số sản phẩm đơn giản như bao tay trẻ sơ sinh, bao gối các em cần thực hiện quy trình như thế nào? *Chương II: Trang trí nhà ở. -Để biết nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Hay cách sắp xếp đồ đạc trong nhà như thế nào là hợp lí, thuận tiện cho việc sử dụng, cũng như để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? -Để nhà ở luôn đẹp, có tính thẩm mĩ cao, ta cần trang trí những gì?... Đây cũng chính là nội dung các em sẽ được tìm hiểu qua các bài học của chương. Chương III: Nấu ăn trong gia đình. Chương IV: Thu, chi trong gia đình. GV cũng đặt câu hỏi tương tự phù hợp với nội dung chương, để gây sự chú ý cho học sinh, kích thích sự tìm tòi kiến thức qua các bài học của chương, nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn. Việc “sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí” sẽ đem lại ý nghĩa gì? Việc sắp xếp nhà ở hợp lí và bảo quản đồ đạc hợp lí là những công việc cần thiết phải làm hàng ngày. Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc giải quyết các tình huống cụ thể, không nên đưa ra những kết luận máy móc, duy nhất mà nên đưa ra những câu hỏi mở, những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của học sinh nhằm tìm ra các đáp án khác nhau để so sánh và nhận xét. VD: BÀi 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. Phần II: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. Vì sao trong từng khu vực nơi ở đều cần thiết phải sắp xếp đồ đạc hơp lí, có tính thẩm mỹ, mục đích để làm gì? Ở từng vùng, miền cách bố trí nhà ở và sắp xếp đồ đạc như thế nào? Có gì giống và khác nhau? Dù nhà ở từng vùng miền có cách bố trí khác nhau nhưng để nhà ở luôn ngăn nắp, sạch đẹp, gọn gàng, đồ đạc luôn bóng bẩy cần phải làm gì? Sắp xếp và bảo quản là làm như thế nào? Trong quá trình dạy, GV cần lưu ý học sinh: - Khi sắp xếp đồ đạc cần tạo ra một trục giao thông chính, có thể đi tới mọi khu vực chức năng mà không cần đi vòng qua bàn ghế hay đồ đạc. Cách bố trí giao thông theo hình chữ “L” sẽ tận dụng không gian tối đa cho đồ đạc và tách biệt các khu chức năng. Để tận dụng tối đa không gian và sắp xếp một cách hợp lí, mọi đồ đạc được chọn đều phải thật linh động và tương xứng với không gian nhà như : gường, bàn,ghế, bếp - Không gian lưu trữ đồ: bất kể đồ đạc nào cũng nên lưu ý đến việc có khả năng lưu trữ. Ví dụ: Những chiếc bình gốm, giỏ sẽ là nơi lưu trữ giấy tờ hay những đồ vật nhỏ, vừa có tổ chức và tạo ra phong cách đặt biệt Để từ đó học sinh thấy việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp và hợp lí là việc làm đơn giản, không khó đối với bản thân các em, dù các em còn nhỏ nhưng vẫn có thể giúp gia đình sắp xếp nhanh chóng và khoa học và tự bản thân nhận thấy môn học Công nghệ rất bổ ích, góp phần cho các em hiểu biết để lôi cuốn các em vào môn học hơn. Ở bài 9: Thực hành sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. Giáo viên linh hoạt tạo sơ đồ nhà ở của từng vùng miền; Học sinh chuẩn bị sẵn các giấy mẫu tạo sơ đồ một số đồ vật. Sau đó, GV cho HS theo tổ bố trí sắp xếp đồ đạc vào các sơ đồ nhà ở sao cho hợp lí. Hết thời gian hoạt động nhóm, gọi các tổ nhận xét, đánh giá cho điểm . Em có nhận xét gì về cách bố trí tổ bạn? Em có bổ sung gì ? à GV nhận xét lại và đánh giá thiết thực hơn. Khen ngợi, tuyên dương các tổ có quá trình, sắp xếp hợp lí nhất, khoa học nhất. Chỉnh sửa đối với các tổ sắp xếp chưa hợp lícông bố điểm để HS thấy rõ hơn việc sắp xếp của mình ở mức độ nào và áp dụng vào thực tế hoàn chỉnh hơn. b.Phương pháp lồng ghép “giáo dục ý thức học sinh biết sắp xếp, bảo quản đồ đạc hợp lí, phù hợp qua môn học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần ra soát lại nội dung bài học xem điểm nào có thể đưa giáo dục ý thức sắp xếp và bảo quản đồ đạc vào bài cho phù hợp. Việc kết hợp nội dung vào trong bài giảng phải nằm trong “phạm trù” của việc giảng dạy, đòi hỏi phải gắn với thực tế cuộc sống các em, quá trình lồng ghép phải đảm bảo tính hệ thống, không gượng ép, không áp đặt đến quá trình lĩnh hội của học sinh mà phải tiến hành một cách tự nhiên. Để giáo dục đạt hiệu quả cần quan tâm đến trình độ nhận thức giữa các lớp, để có phương pháp giáo dục phù hợp như lớp 6A21 6A2 phải luôn gắn liền việc giáo dục bảo vệ tập sách không viết vẽ bậy lên sách vở VD: Ở bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục, giáo viên hướng cho học sinh biết sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Biết cách sử dụng trang phục hợp lí làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản đúng kỹ thuật sẽ giữ được vẽ đẹp độ bền của quần áo. Đặt vấn đề: Bảo trang phục như thế nào là đúng kỹ thuật? Trang phục được bảo quản đúng kỹ thuật còn đem lại lợi ích gì? Để trang phục đi học các em luôn đẹp, sử dụng được lâu dài em cần làm gì? Bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở. Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. BÀi 11: Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật. Đặt vấn đề: Để nhà ở thêm khang trang, tiện nghi thì cần làm gì? Học sinh sẽ bảo cần trang trí vào các đồ đạc. Để đồ đạc trang trí luôn đẹp, sạch sẽ phải làm gì? Việc bảo quản, giữ gìn biểu hiện cụ thể ra sao? Trong quá trình trang trí đồ vật các em cần lưu ý điều gì? Sau khi học sinh giải quyết tình huống trên, các em sẽ xác định được việc sắp xếp đồ đạc hợp lý và bảo quản đồ đạc luôn có mối quan hệ với nhau. Để đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp thì cần phải sắp xếp hợp lí; để đồ đạc sử dụng lâu dài cần bảo quản chu đáo, thường xuyên lau chùi, dọn dẹp Giáo viên kết hợp cho xem phim về việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc một số hộ gia đình Việt Nam đi đến giáo dục: đối với lớp học của các em, để luôn đẹp, bàn ghế ở lớp luôn mới, các cửa kính sạch đẹp, bản thân là chủ nhân của lớp cần làm gì? Sau khi học sinh định hình được hướng giải quyết, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tốt việc sắp xếp và bảo quản lớp học bằng những hành động cụ thể, giáo viên sẽ kiểm tra việc thực hiện vào các tiết học sau. Bên cạnh đó, giáo viên cho học sinh xem ảnh giữa nhà ở lộn xộn và nhà ở ngăn nắp, rồi cho nhận xét qua 2 bức ảnh Vậy ở gia đình, các em có cách sắp xếp đồ đạc như thế nào? Ngủ nghỉ của các em? Giáo viên nhấnh mạnh sẽ đi thực tế khảo sát ở một số gia đình các em nhằm hình thành thói quen sắp xếp và bảo quản đồ đạc diễn ra hàng ngày cho các em. C .Lồng ghép, giáo dục học sinh biết bảo quản đồ đạc hợp lí qua các tiết thực hành. Đối với môn Công nghệ 6 vẫn chưa có phòng thực hành riêng biệt nên phải mượn các phòng thực hành Sinh hay Vật lí để thực hiện tiết thực hành. ở các phòng chức năng này có nhiều dụng cụ thực hành nên rất cần ý thức giữ gìn và bảo quản của học sinh. Trong đó, các bài thực hành ở chương III: Nấu ăn trong gia đình. Để thực hiện được phải có đầy đủ dụng cụ như: thau, chén, dĩa, đũa, muỗng, dao để học sinh có sự cẩn thận, bảo quản tốt các dụng cụ, giáo viên cần nhắc nhỡ và đưa thang điểm chuẩn để học sinh thấy được tính quan trọng trong việc bảo quản đồ đạc, cũng như an toàn trong thực hành, từ đó hình thành ý thức cho các em về việc bảo quản đồ đạc Giáo viên có thể đặt vấn đề: Để tiết thực hành diễn ra trôi chảy các em cần chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ gì? Theo các em dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, giữ vệ sinh sạch sẽ, bàn ghế xếp ngay ngắn sau giờ thực hành nhằm mục đích gì? Vì sao cần bảo quản đồ đạc trong thực hành? Bảo quản đồ đạc ở đây là như thế nào?... Sau tiết thực hành, giáo viên nhắc nhỡ thu dọn dụng cụ, nguyên vật liệu gọn gàng, dọn vệ sinh sạch sẽ, bàn ghế xếp ngay ngắn. Sau khi giải quyết các tình huống trên, các em xác định được ở các giờ thực hành, đồ vật mang theo có giới hạn, nếu bảo quản không tốt sẽ không thực hiện được tiết thực hành. Hay bảo quản dụng cụ không khéo có thể dẫn đến tai nạn lao động, làm hạn chế tiết thực hành, cũng có thể gây thương tật Từ đó, các em có ý thức hơn trong việc bảo quản dụng cụ thực hành. Góp phần tạo thiện cảm đối với cán sự giữ các phòng thực hành d.Thông qua khảo sát thực tế, kiểm tra thực tế ở gia đình học sinh Trong quá trình giảng dạy, Giáo viên luôn nhắc học sinh việc kiểm tra đột suất ở gia đình các em, vào bất cứ thời gian nào, về việc sắp xếp đồ đạc cá nhân, nơi ở phụ giúp gia đình, nhằm xác thực vấn đề áp dụng lí thuyết vào thực hành có đạt hiệu quả không. Để thực hiện được, giáo viên tận dụng các ngày nghỉ hay các giờ ngoại khóa đến gia đình học sinh, một phần để kiểm tra, phần khác tạo tình cảm giữa thầy và trò, giữa phụ huynh và giáo viên được gần gủi nhau hơn. Khi kiểm tra nơi học tập của học sinh, giáo viên có thể đặc câu hỏi: Vì sao em có cách bố trí, sắp xếp như thế ? Để học sinh có cơ hội bày tỏa sở thích cũng như sự tâm đắc về việc sắp xếp, bố trí đồ đạc của mìnhGiáo viên cùng phụ huynh có thể cho ý kiến về việc sắp xếp của học sinh, khen ngợi hoặc góp ý thêm để việc sắp xếp của em hoàn thiện hơn. Bên cạnh, giáo viên gởi phiếu nhận xét việc sắp xếp đồ đạc của học sinh từ nơi học tập đến nơi nghỉ nơi, cho phụ huynh tự nhận xét việc áp dụng của con em vào thực tế đã trở thành thói quen chưa? Việc sắp xếp và bảo quản đồ đạc được các em xem trọng chưa?... Cho học sinh làm bài tự đánh giá nhận thức khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân qua từng chương. Em đã học và làm được gì qua các kiến thức đã học? Như ở chương II. Trang trí nhà ở. Theo em, việc “ sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ” có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Qua chương học, em đã nắm được những kĩ năng gì?... Dựa trên những phiếu đánh giá, nhận xét từ phụ huynh và học sinh, kết hợp quá trình đi kiểm tra thực tế giáo viên có lời nhận xét sát thực cho học sinh, tuyên dương khen ngợi hay phải nhắc nhỡ để việc áp dụng giáo dục của học sinh đạt kết quả tốt hơn. Song song đó, kết hợp với PHHS hay GVCN thường xuyên nhắc nhỡ răn dạy để tạo nên thói quen hàng ngày cho các em từ lớp học đến gia đình e. Kết hợp GVCN xác lập biểu điểm thi đua ở lớp giữa các tổ. Giáo dục kỹ năng học sinh biết sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí không những ở trong tiết học mà ở các giờ sinh hoat chủ nhiệm hay các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn có thể giáo dục các em bằng cách nhắc nhỡ, yêu cầu các em sắp xếp bàn ghế ngay ngắn, phấn, bông bảng để gọn gàng, nhặt các viên phấn rơi đặt vào đúng vị trí. Bảng đen lau chùi sach sẽ Sau các buổi hoạt động nếu có kéo bàn ghế để thực hiện phù hợp ở từng hoạt động, giáo viên điều động các tổ trưởng, kiểm tra việc di dời sắp xếp bàn ghế trở lại đúng vị trí ban đầu, rồi cho các em rời khỏi kớp. Cứ như thế ở một vài tuần đầu của năm học sẽ tạo được thói quen cho các em. Buổi sinh hoạt chủ nhiệm đầu tiên, giáo viên cùng thống nhất với lớp đưa ra thang điểm thi đua trong đó gắn liền với việc giáo dục đạo đức tác phong các em, cũng như việc bảo quản đồ đạc ở lớp học, ở trường, không viết, vẽ bậy, không leo trèo lên bàn ghế, không lấy phấn viết vẽ bậy, không lôi kéo bàn ghế sai quy định khi không có yêu cầu Giáo viên nhắc nhỡ tổ trực trong ngày phải gài chốt cửa tránh để gió lùa làm vỡ cửa kiếng. Ở các tiết sinh hoạt lớp, giáo viên luôn nhắc nhỡ lại dựa trên các việc em làm được và chưa được, tạo cơ sở các em sẽ thực hiện tốt hơn ở lần sau.Tuyên dương các tổ thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra để làm động lực cho các tổ khác noi theo f. Thành lập đội kiểm tra lớp học về cơ sở vật chất, trang trí lớp. Để góp phần thuận lợi cho việc lồng ghép giáo dục ý thức “ sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợp lí ” giáo viên cùng BGH thành lập đội kiểm tra về cơ sở vật chất, trang trí lớp, có thể ( giáo viên bộ môn, tổng phụ trách, cán bộ lớp, BGH trường) Đầu buổi học hay các giờ ra chơi hàng tuần, Đội kiểm tra làm việc bất kì lớp học nào không báo trước trong tuần, để nhận xét chính sát việc bảo quản đồ đạc của học sinh, lớp học, kịp thời có biện pháp xử lí như : nhắc nhở hoặc xử phạt tùy mức độ đối với hành vi vi phạm, không để các em phá hoại của công, góp phần nâng cao ý thức học sinh hơn. Mục đích của công việc làm, nhằm giúp các em vào nề nếp, khuôn mẫu của nhà trường, dần rèn luyện ý thức tự giác biết bảo quản và sắp xếp đồ đạc hợp lí, góp phần hình thành nếp sống kĩ lưỡng chu đáo ở học sinh . Quá trình rèn luyện, cứ diễn ra nhiều năm liền sẽ hình thành ý thức tự giác cao cho các em, không những ở ghế nhà trường mà sẽ được các em áp dụng sâu rộng trong cuộc sống. Khi ý thức sắp xếp và bảo quản đồ đạc hợ

File đính kèm:

  • docde_tai_sap_xep_va_bao_quan_do_dac_hop_li_o_lop_hoc_va_gia_di.doc