Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 4

Con đường nhận thức được của học sinh tiểu học là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Vì vậy, để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy là một yếu tố hết sức quan trọng.

Trong tất cả các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng việt lớp 4 nói riêng, đồ dùng dạy học là một trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy, sáng tạo và rèn luyện kỷ năng thực hành cho học sinh.

Có cách sử dụng dạy học hợp lý sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú, mang lại kết quả cao.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mở đầu I- Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Con đường nhận thức được của học sinh tiểu học là: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn". Vì vậy, để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức một cách tự nhiên, hứng thú và khắc sâu kiến thức thì vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy là một yếu tố hết sức quan trọng. Trong tất cả các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng việt lớp 4 nói riêng, đồ dùng dạy học là một trợ thủ đắc lực thúc đẩy quá trình nhận thức, phát triển tư duy, sáng tạo và rèn luyện kỷ năng thực hành cho học sinh. Có cách sử dụng dạy học hợp lý sẽ tạo nên những giờ học hấp dẫn, lý thú, mang lại kết quả cao. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay về sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường dạy học trong các trường Tiểu học đã được chú trọng. Có nhiều giáo viên rất có ý thức trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Song bên cạnh đó có một số giáo viên còn xem nhẹ hoặc lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, nhiều lúc chưa khai thác hết nội dung bài qua đồ dùng dạy học. Với ý định tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy nhằm góp phần thực hiện tốt chất lượng giáo dục trong các tiết dạy, tôi lựa chọn đề tài: "Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 4". B - Nội dung: I - Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: 1. Những đặc trưng về đồ dùng dạy học ở Tiểu học: Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi nên vấn đề đầu tiên của đồ dùng dạy học ở Tiểu học là phải đẹp về hình thức để hấp dẫn các em; nội dung phải phù hợp với nội dung bài học, không lan man, rườm rà. Đồ dùng dạy học có thể là tranh ảnh, vật thật, mô hình, biểu bảng...có trong phòng thiết bị nhà trường hoặc do giáo viên sưu tầm, sáng tạo thêm. 2. Sự cần thiết của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 4: Lên lớp 4 học sinh bắt đầu làm quen với việc đọc hiểu văn bản, và cảm thụ tác phẩm văn học. Do đó, để học sinh hiểu được nội dung văn bản , cảm thụ được cái hay, cái đẹp qua ngôn ngữ của một bài văn, bài thơ, người giáo viên cần chuyển tải các em không chỉ qua lời nói mà phải qua các hình ảnh, vật thật để các em cảm nhận, tiếp thu bài một cách tự nhiên, sinh động, không áp đặt. Chẳng hạn khi dạy bài "Con chuồn chuồn nước", giáo viên cần giới thiệu cho học sinh hiểu rõ nghệ thuật miêu tả đường nét sinh động, chính xác của tác giả qua bài văn. Đồ dùng là bức vẽ làng quê Việt Nam. Nếu không có tranh thì học sinh sẽ mơ hồ về màu "đỏ chót", "vàng nhạt".... của chú chuồn chuồn cũng như không hiểu thấu đáo về nghệ thuật miêu tả của tác giả. Rõ ràng việc sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giờ học. Nếu sử dụng dạy học một cách tình cờ, tuỳ tiện, chưa có sự chuẩn bị chu đáo thì hiệu quả học tập sẽ không cao, có khi còn phản tác dụng.... II- Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong môn tiếng việt lớp 4 ở trong Tiểu học: Qua thời gian giảng dạy ở trường tôi nhận thấy hiện nay ở Trường Tiểu học, việc sử dụng đồ dùng daỵ học chất lượng chưa đồng đều. Vẫn còn tồn tại một số giáo viên coi nhẹ khâu sử dụng đồ dùng dạy học hoặc không biết sử dụng. Họ ít tìm tòi, sáng tạo, có khi sử dụng một cách đối phó, chiếu lệ nên hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, có một số giáo viên cho rằng học sinh lớp 4 đã lớn, tư duy tưởng tượng đã phong phú, không cần đồ dùng trực quan nữa. Chính vì thực tế đó mà học sinh lĩnh hội tri thức một cách mơ hồ, nắm nghĩa chung chung, khi vận dụng kiến thức vào thực tế học sinh không biết vận dụng hoặc vận dụng một cách phiến diện, không đầy đủ. Đầu học kỳ I: Tôi đã tiến hành khảo sát tiết Tập đọc: "Con chuồn chuồn nước" ở lớp 4B, năm học 2003 - 2004 với số đồ dùng không đầy đủ (chỉ dùng bức tranh ở sách giáo khoa), kết quả thu được như sau: Số học sinh tham gia k/s Học sinh hiểu nội dung Học sinh hiểu từ ngữ Học sinh chưa hiểu kỷ nội dung Học sinh nắm từ ngữ còn mơ hồ SL % SL % Sl % SL % SL % 29 100% 16 55% 14 47% 12 41% 12 41% Qua khảo sát ở lớp 4B và một bài viết ở từ ngữ ở lớp 4A cùng với việc tìm hiểu bàn đồng nghiệp trong và ngoài trường, tôi thấy những tiết dạy không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc sử dụng không hợp lý thì hiệu quả giờ học sẽ hạn chế. III- một số kinh nghiệm nhằm phát huy tác dụng của đồ dùng dạy học trong môn tiếng việt 4. Để giảng dạy có chất lượng tốt môn Tiếng Việt lớp 4, người giáo viên cần xác định rõ yêu cầu đồ dùng dạy học cho từng phần môn, từng bài học cụ thể, đồng thời trong giảng dạy, giáo viên cần lưu ý: 1) Đồ dùng dạy học phát huy được chức năng thông tin: Cùng với lời giảng của giáo viên, đồ dùng dạy học là một phần nội dung bài học, là nguồn thông tin trực quan hiện tượng không thể thiếu được trong giờ dạy. Đối với phân môn Tập đọc, các bức tranh: Bà mẹ dân tộc địu con giã gạo; Luỹ tre; Con chuồn chuồn nước là những đồ dùng cần thiết khi dạy các bài: "Khúc hát ru", "Luỹ tre", "Con chuồn chuồn nước". ở bài Tập đọc "Trên hồ Ba Bể" giáo viên cần cho học sinh thấy được vẽ đẹp của non nước hữu tình, vẽ đẹp của đất nước Việt Nam hiện lên qua bức tranh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Đồ dùng dạy học trong tiết này là bức tranh Hồ Ba Bể đây là đối tượng được đề cập đến trong bài, nếu thiếu đi thì học sinh phải tưởng tượng ra hồ, núi, sẽ thiếu đi sự chính xác. Hay khi dạy giải nghĩa từ cũng có khi cần sử dụng đồ dùng dạy học, chẳng hạn qua bài "Rừng cọ quê tôi", "Chim rừng Tây nguyên", "Rừng phương Nam"....thì các hình ảnh rừng cọ trập trùng, thân cọ vút thẳng trời, lá cọ tròn xeo, màu sắc của các loại chim, kỳ nhông....là những đồ dùng đắc lực giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Giáo viên xác định những từ ngữ của từ cần giảng chính xác để xác định đồ dùng dạy học. Có được từ cần giảng giáo viên sẽ chọn lựa sử dụng những đồ dùng dạy học hoặc thiết bị cần thiết để chuẩn bị cách sử dụng và phương án giải nghĩa từ. Chẳng hạn để dạy bài từ ngữ: "Gia súc", "Gia cầm" thì các hình ảnh về chim, thú như: Gà, vịt, ngan, mèo, chó,...là những đồ dùng cần thiết để học sinh hiểu một cách rõ ràng hơn khái niệm gia súc, gia cầm. Hay khi dạy bài "Hội hè, văn nghệ' những nhạc cụ như đàn Ghita, sáo, trống....là những vật thật có tác dụng làm cho tiết dạy sinh động, học sinh có được những biểu tưởng rõ ràng, cụ thể về các đối tượng này. Tuy nhiên không quá lệ thuộc vào tranh để dẫn đến tình trạng chỉ giảng tranh, quan sát tranh mà quên việc giải nghĩa. Đối với phân môn Ngữ pháp lớp 4, những bức tranh, những vật thực (bông hoa, trang vở, điểm 10...) cũng có tác dụng tích cực tạo ra những hoàn cảnh ngôn ngữ sinh động để học sinh luyện tập đặt câu. Tranh ảnh cắt rời có ưu thế trong giảng dạy Ngữ pháp, nhưng cần nắm rõ mục đích trực quan vì tài liệu, trực quan có thể dùng với mục đích khác nhau. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh xem bức vẽ "Vườn quả" trong bài tập đọc "Vườn quả cù lao sông" để dạy bài tính từ . Học sinh quan sát bức tranh để làm rõ vai trò của tính từ. Giáo viên dùng câu hỏi để dẫn dắt học sinh rút ra vai trò của tính từ . Chẳng hạn: Em có nhận xét gì về loại quả ở vườn quả cù lao? (nhiều đa dạng) Tìm những từ chỉ màu sắc khác nhau của các loại quả, các mức độ khác nhau của màu sắc như thế nào? Đối với 4 môn kể chuyện lớp 4, những bức chân dung, những hình ảnh minh hoạ cho từng hoạt động nhân vật thật phù hợp là những đồ dùng cần thiết khi học các câu chuyện danh nhân. Những hình ảnh minh hoạ truyện "A-li-ba-ba và 40 tên cướp", "Người bạn đường của chồn trắng"...giúp học sinh dễ nhớ cốt truyện hơn. 2) Đồ dùng dạy học phát huy chức năng minh hoạ. Có những bài tập đọc, những câu chuyện đề cập đến những vấn đề gần gũi quen thuộc đối với học sinh thì giáo viên chỉ dùng lời giảng, không quá lạm dụng đồ dùng dạy học. Và có những đồ dùng chỉ đề cập đến những đối tượng chung chung không chỉ rõ một người, một cảnh vật (bài "Trung thu độc lập") thì giáo viên cũng chỉ giảng để học sinh cảm thụ nội dung bài. Mặt khác, nội dung tranh không thể nào phản ánh hết nghĩa của các từ cần giảng. Do vậy, khi sử dụng tranh, giáo viên cũng cần chuẩn bị nội dung để kết hợp giảng hoặc phân biệt nghĩa bằng nhiều cách. Giáo viên gợi ý giúp học sinh tự nhận biết, giải nghĩa, so sánh tính từ cùng nghĩa, trái nghĩa, mở rộng từ ngữ theo chủ đề... Khi dạy bài Ngữ pháp "Từ láy", giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ minh hoạ để học sinh nắm được từ láy là: gợi hình ảnh, màu sắc... Khi xác định đúng yêu cầu, đồ dùng dạy học sẽ phát huy nhiều tác dụng, học sinh viết đúng chính tả hơn, trí tưởng tượng phát triển hơn, cách dùng từ ngữ đặt câu thích hợp dẫn đến bài tập là văn của các em giàu hình ảnh. 3) Nghệ thuật sử dụng đồ dùng dạy học: Việc phát huy tác dụng đến mức nào phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật sử dụng của giáo viên. Giáo viên cần khai thác các khía cạnh tích cực của đồ dùng dạy học, tận dụng hết chức năng của nó. Đồng thời cũng cân nhắc kỹ nên khai thác tới mức độ nào, thời điểm nào, trong thời gian bao lâu để đạt được kết quả cao nhất. Ví dụ: Khi dạy bài "Trâu đồi" cho học sinh quan sát tranh và hỏi: Cảnh trâu về trại như thế nào? Học sinh nhìn tranh và trả lời: Cảnh trâu về trại vào buổi chiều rất nhộn nhịp, đông đúc....(thời gian dùng tranh khoảng 2 phút) Sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Tiếng việt lớp 4 cũng có những yêu cầu và phương pháp sử dụng khác nhau. Ví dụ: khi dạy bài Ngữ pháp: "chủ ngữ" thì đồ dùng là những bức tranh vẽ, các học sinh đang học bài, cho học sinh quan sát bức tranh thứ nhất và đặt câu. - An đang học bài: Ghép tranh 2 với bức tranh thứ nhất, yêu cầu học sinh đặt câu: - An và Hà đang học bài: Hay khi dạy bài "chim chóc", học sinh quan sát tranh về các bài chim, giáo viên không nên đặt câu hỏi về đặc điểm sự vật mà nên học sinh quan sát nhanh, ghi nhớ đặc điểm đối tượng. IV- Khảo sát lấy số liệu bước cuối để đối chiếu với số liệu ban đầu. Thời gian điều tra và áp dụng, thực nghiệm chưa nhiều song kết quả thu được qua thực tế tôi thấy rất khả quan. Số liệu thống kê nhiều song tôi chỉ diễn tả trong bài viết này một số liệu khảo sát ở tuần 24, bài Tập đọc "Bài ca vỡ đất" có sử dụng đồ dùng một cách hợp lý. Số học sinh tham gia khảo sát Học sinh hiểu nội dung Học sinh hiểu từ ngữ Học sinh chưa hiểu kỹ nội dung Học sinh nắm từ ngữ còn mơ hồ SL % SL % SL % SL % SL % 29 100% 29 100% 27 94% 0 0% 2 6% Đối chiếu với số liệu ban đầu tôi thấy sự chênh lệch: H/s hiểu nội dung(tăng) Học sinh hiểu từ ngữ (tăng) Học sinh chưa hiểu kỹ (giảm) Học.sinh nắm từ còn mơ hồ (giảm) SL % SL % SL % SL % 13 44% 13 44% 12 41% 10 35% C - Kết luận và kiến nghị: I - Kết luận chung: Xuất phát từ cơ sở thực tiễn qua giảng dạy tôi có một số suy nghĩ về sử dụng đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng việt lớp 4 như sau: 1) Giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của đồ dùng dạy học trong từng phân môn, từng bài dạy. Xác định rõ hoạt động của học sinh hiểu được nội dung và hình thành nhân cách. 2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, có thể ở thư viện hay giáo viên sưu tầm , tự làm, đồ dùng đó phải phù hợp với đối tượng, có kích thước vừa đủ, đơn giản, dễ sử dụng, màu sắc hấp dẫn. 3) Khi soạn bài cần xác định rõ sử dụng đồ dùng vào thời điểm nào, trong thời gian bao lâu. 4) Sử dụng khi cần thiết, không lạm dụng: Sử dụng đúng mức độ, cường độ, không đưa tranh ra quá lâu, hay quá nhiều lần 1 loại hình, học sinh sẽ chán nản. II - Kiến nghị: - Cần có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp của các bộ môn. - Đồ dùng dạy học nên đưa về các lớp do giáo viên chủ nhiệm quản lý và sử dụng. - Cần có các buổi dạy thao giảng thi đua về cách sử dụng đồ dùng dạy học trong các nhà trường. - Cần có hình thức thi đua và khen thưởng cho những giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách liên tục và có chất lượng. D - Lời kết: Từ mong muốn góp phần thực hiện tốt hơn về cách sử dụng đồ dùng dạy học trong phần môn Tiếng việt lớp 4, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng việt 4 nói riêng và hiệu quả dạy học nói chung, tôi đã lựa chọn viết đề tài này làm kinh nghiệm giảng dạy. Với thời gian và khả năng có hạn, đề tài nghiên cứu chưa được sâu và thực nghiệm chưa nhiều, vì vậy, báo cáo đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các đồng nghiệp và các bạn./. Thạch Hà, tháng 3 năm 2004 Tác giả

File đính kèm:

  • docKinh ngem dung do dug day hoc.doc
Giáo án liên quan