Hiện tượng học sinh yếu kém bộ môn Toán trong trường THPT, ở bất cứ địa phương nào, năm học nào cũng có, đặc biệt là ở một trường vùng sâu vùng xa như trường THPT Xuân Thọ thì đa số học sinh học đều học yếu môn toán. Nguyên nhân thì rất nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành mất kiến thức căn bản, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng giải toán, có em do không đủ kiến thức, kỹ năng làm toán từ cấp THCS, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học sinh thiếu sự quan tâm của phụ huynh và còn rất nhiều nguyên nhân khác,
13 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tạo hứng thú học toán hình học không gian nói riêng và môn toán 11 nói chung bằng cách vừa dạy vừa dỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BM03-TMSKKN
TẠO HỨNG THÚ HỌC TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN
NÓI RIÊNG VÀ MÔN TOÁN 11 NÓI CHUNG
BẰNG CÁCH VỪA DẠY VỪA DỖ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện tượng học sinh yếu kém bộ môn Toán trong trường THPT, ở bất cứ địa phương nào, năm học nào cũng có, đặc biệt là ở một trường vùng sâu vùng xa như trường THPT Xuân Thọ thì đa số học sinh học đều học yếu môn toán. Nguyên nhân thì rất nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành mất kiến thức căn bản, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng giải toán, có em do không đủ kiến thức, kỹ năng làm toán từ cấp THCS, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học sinh thiếu sự quan tâm của phụ huynh và còn rất nhiều nguyên nhân khác, từ đó các em cảm thấy chán nản khi phải học môn toán và việc học ngày một tồi tệ hơn khi gặp chương trình toán khá nặng như chương trình toán 11, đặc biệt là phân môn hình học không gian của lớp 11 . Vậy “làm như thế nào?” để học sinh không còn cảm thấy chán nản khi học môn toán, nhất là học bộ môn toán 11 nói chung và phân môn hình học không gian nói riêng ( một môn học chiếm vị trí rất quan trọng đối với học sinh, là nền tảng để học tập tốt các môn học khác) là một trăn trở không nhỏ của giáo viên dạy toán.
Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em học sinh có thói quen học tập thụ động, lười tư duy, ý thức học tập chưa cao, không có kiến thức căn bản , không theo kịp kiến thức mới dẫn đến chán nản lười học, ham chơi hơn ham học, chưa có mục tiêu học tập cụ thể. . . Một số em có ý thức học tập nhưng lại không biết phải học như thế nào cho hiệu quả. Mặt khác giáo viên dạy toán thường truyền thụ kiến thức một cách khô cứng, ép buộc các em học một cách máy móc, các em phải học môn toán vì sợ thầy cô phạt, sợ thầy cô cho điểm kém, vì sợ cái bộ mặt hình sự hay nghiêm nghị của thầy cô, . . . Do đó các em rất vất vả khi phải tiếp cận một chương trình toán khá nặng như toán 11, đặc biệt là hình học không gian, có nhiều em học sinh nản chí đến mức bỏ luôn không học phân môn hình học không gian của lớp 11 dù đây là phần kiến thức rất quan trọng, rất hay và có tính ứng dụng cao. Để tránh được tình trạng nêu trên lan rộng trong học sinh, người giáo viên phải tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn, vui nhộn trong tiết dạy và nhẹ nhàng trong ứng xử cũng như trong kiểm tra đối với học sinh, vừa dạy kiến thức, vừa dụ dỗ các em học một cách tự nguyện chứ không gò ép nhằm tạo được hứng thú học tập cho học sinh kể cả những học sinh không muốn học.
Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu đề tài :” Tạo hứng thú học toán hình học không gian nói riêng và môn toán 11 nói chung bằng cách vừa dạy vừa dỗ” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân .
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi:
Được lãnh đạo của trường và của ngành quan tâm sâu sát, đội ngũ giáo viên có trình độ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đa số giáo viên còn trẻ nên rất nhiệt tình, yêu thương học sinh, năng nổ trong công tác.
2. Khó khăn:
Trình độ dân trí của các bậc phụ huynh ở vùng nông thôn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Học sinh chưa có mục tiêu và định hướng học tập phù hợp với nhu cầu xã hội và năng lực bản thân.
Đời sống kinh tế của gia đình học sinh còn nhiều khó khăn; nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, học sinh ham chơi hơn ham học nên việc học chậm tiến bộ hơn các bạn cùng lớp, dẫn đến chán học.
Một bộ phận giáo viên vì hoàn cảnh gia đình sống xa trường và kinh tế khó khăn nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc giảng dạy.
Đa số học sinh mất kiến thức cơ bản ở các lớp dưới nên tiếp thu bài giảng không kịp, kết quả là lười và chán học.
3. Số liệu thống kê thực trạng:
Đối với môn toán 11, theo số liệu tôi tự thống kê ở những lớp tôi dạy tóan từ đầu học kì I có khoảng : 50% học sinh chán học vì mất kiến thức cơ bản không theo kịp bài học mới, 10 % chán học vì thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc gia đình khó khăn, 30% không có mục tiêu học tập vì không định hướng được nghề nghiệp tương lai của bản thân, 10% học sinh còn lại học tạm được vì có định hướng nghề nghiệp, có mục tiêu phấn đấu, có kiến thức căn bản và được sự quan tâm chu đáo của gia đình.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Thông thường môn toán được giảng dạy theo cách thức khô khan, buồn tẻ , nhưng đầy áp lực vì cả thầy và trò đều phải chạy đua với các kì thi. Vì vậy các kiến thức về môn toán học sinh phải học, phải nhớ một cách bị động , bị ép buộc phải nhớ chứ không hề có sự tự nguyện vì hứng thú hay vì say mê.
Nhưng ai cũng biết ,điều quan trọng nhất khiến một ai đó làm tốt một công việc chính là niềm hứng thú say mê giành cho công việc đó và sự tự tin ở bản thân. Vấn đề là làm sao để tạo được sự hứng thú?. Albert Einstein, người được hậu thế bầu là con người vĩ đại nhất của thế kỷ XX, có nhiều câu nói rất hay. Trong đó có câu “I have no special talent. I am only passionately curious”. Ý là bí quyết thành công của ông chính là sự “tò mò một cách đam mê”. Theo những nghiên cứu về thần kinh học trong giáo dục, thì con người ta khi học, không những chỉ nhớ “kiến thức” được học, mà còn nhớ cả trạng thái tâm lý, cảm giác khi học “kiến thức” đó. Nếu như nhớ rằng học cái gì đó là “nhàm chán” hay “đau khổ”, thì sẽ không muốn học nữa, vì phản xạ tự nhiên của con người là không muốn có cảm giác nhàm chán hay đau khổ. Ngược lại, nếu nhớ rằng học cái gì đó là “vui” là “sướng”, thì muốn được lặp lại cái cảm giác đó, tức là muốn được học tiếp.
Như vậy muốn học sinh học tốt môn toán 11 đòi hỏi giáo viên phải kích thích sự tò mò một cách đam mê của học sinh hay đúng hơn là tạo hứng thú cho học sinh. Nhưng tạo hứng thú như thế nào ? Tạo hứng thú bằng những tiết dạy thu hút, dẫn dắt học sinh tìm hiểu khám phá kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui nhộn, hấp dẫn , chứ không phải cứ bắt ép học sinh phải thuộc công thức này , phải làm bài tập kia một cách máy móc trong sự căng thẳng, có như thế học sinh mới có hứng thú tìm hiểu, dung nạp những kiến thức khô khan khó khăn của phân môn hình học không gian cũng như môn toán 11 . Đặc biệt với những học sinh lười học và học yếu như học sinh trường THPT Xuân Thọ thì những điều vừa nêu trên là rất cần thiết cho các tiết dạy toán.
Chính vì vậy việc tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học hình học không gian nói riêng và môn toán 11 nói chung là việc làm cần thiết của giáo viên dạy toán . Và qua quá trình tìm hiểu, thực hiện, tôi đã rút ra được một biện pháp đó là “ vừa dạy vừa dỗ” xin trình bày ngay sau đây mong được quý thầy cô cùng chia sẽ , đóng góp thêm giúp chúng ta đào tạo được một thế hệ tương lai tích cực hơn, say mê hơn trong học tập , ham học hơn ham chơi chứ không còn mê chơi quên cả học như học sinh trường ta hiện nay.
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Theo tôi, ngoài việc người giáo viên phải chuẩn về kiến thức, chuẩn về ngôn ngữ thì mỗi thầy cô giáo trên bục giảng phải giống như một người nghệ sĩ tài ba. Phải diễn làm sao để khán giả học sinh không cảm thấy nhàm chán mà còn cảm yêu mến thích thú cả diễn viên lẫn nội dung kịch bản. Và sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng xin được trình bày :
Nên sử dụng công nghệ thông tin tích hợp trong dạy học và việc đưa ra những tình huống có vấn đề kích thích sự tò mò của học sinh là vô cùng quan trọng. Kết hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng góp phần giúp học sinh có hứng thú hơn khi học; nhưng chúng ta cũng đừng quá lạm dụng công nghệ, vì nó có thể sẽ làm loãng kiến thức trong bài, học sinh hăng hái chơi nhưng cuối cùng thì không đúc rút gì được cho mình. Công nghệ chỉ là phương tiện hỗ trợ, còn người giáo viên vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” và tạo hứng thú cho học sinh hiện nay.
Đặc biệt khi dạy hình học không gian lớp 11 giáo viên nên thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong những tiết học lý thuyết, giáo viên nên thiết kế bài giảng thật đẹp, thật sinh động, dùng những phần mềm vẽ hình không gian 3D để giúp học sinh thấy hình học không gian thật dễ dàng tưởng tượng và đầy thú vị.
Ngoài việc kích thích sự tào mò và hứng thú học tập như trên, giáo viên cần tập trung nghiên cứu bài giảng trước khi lên lớp để đáp ứng giảng dạy cho từng đối tượng học sinh để các em hiểu hết nội dung bài giảng. Khi học sinh hiểu bài và làm được bài tập thì chắc chắn các em sẽ có hứng thú học tập .
Trong quá trình giảng dạy giáo viên thường chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lượng kiến thức nhưng còn ít chú trọng đến cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu khám phá và lĩnh hội kiến thức. Theo tôi khi dẫn nhập bài vào bài mới hay chuyển từ ý này sang ý khác trong bài dạy, giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi hoặc tình huống thực tế có liên qua đến bài học sắp dạy giúp khơi gợi sự tò mò của học sinh. Chẳng hạn khi dạy bài : Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng” tôi thường dẫn nhập bằng một câu đố như sau : “ Đố các em tại sao cái kiềng ba chân khi đặt trên mặt đất không bao giờ bị cập kênh mặt dù các chân có thể không dài bằng nhau nhưng cái ghế bốn chân nếu các chân có độ dài không bằng nhau thì chắc chắn sẽ bị cập kênh? . Đa số các học sinh sẽ không trả lời được và tôi khơi gợi sự tò mò bằng cách hứa rằng : “Chắc chắn các em sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi học thêm 40 phút nữa” , còn nếu các em vẫn không nghĩ ra thì cô sẽ đưa ra lời giải đáp, và tôi bắt đầu vào bài mới. Và đa số các em học sinh khá giỏi sau khi học gần hết tiết học sẽ biết ngay câu trả lời là : “Vì ba điểm bất kì sẽ tạo nên một mặt phẳng nên cái kiềng ba chân không bị cập kênh, còn bốn điểm bất kì thì sẽ tạo ra nhiều mặt phẳng nên cái ghế bốn chân bị cập kênh” . Như vậy ngoài vậy việc kích thích sự tò mò hứng thú học tập, câu hỏi dẫn nhập trên cùng với câu trả lời đã giúp học sinh thuộc bài , khắc sâu nội dung bài học ngay tại lớp.
Trong quá trình dạy nên lồng ghép thêm những trò chơi : ví dụ như đoán hình, đố vui, . . . để giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng và hào hứng với bài giảng.
Nếu nội dung bài học hay bài tập nào quá nặng nề đối với học sinh thì trước khi vào bài giáo viên nên mở đầu bằng một mẫu chuyện vui hay một câu đố vui ( tốt nhất là có liên quan ít nhiều đến bài học hay bài tập đó) để cả lớp có một trận cười no nê, giúp tinh thần học sinh thật thoải mái và sảng khoái trước khi phải dung nạp những kiến thức trừu tượng khó hiểu thay vì kiểm tra bài cũ của học sinh ngay đầu tiết dạy.
Khi đứng lớp giáo viên vừa quan sát lớp học vừa giảng dạy, lúc nói, lúc viết, lúc ra bài tập, lúc dùng phương tiện trình chiếu, lúc hỏi đáp, lúc tổ chức thảo luận, lúc kiểm tra học sinh giọng nói của giáo viên phải lên bổng, xuống trầm, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhấn mạnh điểm này, lúc lướt qua điểm kia. Thái độ kiên quyết, lúc mềm dẻo, lúc nghiêm trang, lúc hài hước. Ngôn ngữ, phong thái của giáo viên phải kết hợp hài hoà với nhau, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ học tập và không khí hoạt động chung của lớp học, tạo ra vẻ đẹp tự nhiên, đầm ấm và lành mạnh, lôi cuốn các em vào môi trường học tập. Không nên áp dụng một cách dạy cho tất cả các lớp, các tiết mà tùy vào tình huống của từng lớp, từng tiết dạy. Ví dụ học sinh mới vừa choáng váng với một bài kiểm tra khó ở tiết học trước của một môn khác mà giáo viên toán vào lớp lại tiếp tục kiểm tra bài cũ hay kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra một tiết một cách gay gắt thì học sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi vô cùng, tình thần đâu nữa mà tiếp thu bài mới. Thay vào đó giáo viên nên dạy bài mới với những tình huống lý thú liên tục nêu ra , pha lẫn những mẫu chuyện vui nhỏ ( có liên quan đến bài học); việc kiểm tra gác lại vào tiết sau, như thế học sinh sẽ thầm rất cảm ơn sự thông cảm của giáo viên và sẽ thể hiện sự biết ơn bằng cách nghiêm túc tham gia tích cực bài học mới.
Khi dạy bài tập hình không gian giáo viên nên dạy trên bảng đen và cần chuẩn bị giáo án thật kĩ kết hợp với các việc sau :
- Lau bảng thật sạch trước khi vẽ hình
- Phải dùng thức kẻ, thước phải dài.
- Phải dùng phấn tốt và phải có phấn màu (ba màu là đủ, không nên lạm dụng).
- Phải vẽ đúng (theo quy tắc chiếu song song), độ đậm nhạt của phấn (theo quy luật của thị giác, gần-rõ, xa-nhạt).
- Tạo một mặt phẳng để có cảm giác một số đối tượng hình không gian được để trên một mặt bàn.
- Chăm chút từng chi tiết, tạo tính thẩm mỹ thật cao (đẹp đến mức không muốn xóa bảng).
- Có một số mô hình thật bằng mê-ca để đối chiếu
- Giáo viên phải giảng thật kĩ cách vẽ hình không gian, nhắc đi nhắc lại cách vẽ hình trong mỗi bài tập, có thể thử vẽ một vài nét sai & yêu cầu học sinh tìm lỗi sai đó.
- Khi giải bài tập giáo viên không chỉ hướng dẫn bài giải mà còn hướng dẫn học sinh cách suy luận từ giả thiết và hình vẽ bằng những câu hỏi gợi ý để hình thành lời giải. Nên khuyến khích cộng thêm điểm hoặc cho điểm cao đối với những học sinh có hướng giải khác ( chỉ cần học sinh nêu ý tưởng chứ không cần lời giải chi tiết). Từ đó có thể hướng dẫn cho học sinh nhiều cách giải cho một bài toán . Tiếp theo giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài giải ,nên hướng dẫn trình bày theo từng bước để học sinh yếu cảm thấy bài toán dễ hơn.
- Khi đưa ra bài tập giáo viên nên đưa mỗi lần một bài có nhiều câu hỏi ( khoảng 3 hoặc 4 câu hỏi) trong đó câu đầu tiên rất dễ, câu thứ 2 khó hơn câu đầu một ít . . . và câu cuối cùng rất khó đồng thời cố gắng ước lượng thời gian cho bài này là 1 tiết. Có nhiều bài tập SGK không đạt mong muốn trên , giáo viên có thể lồng ghép thêm các câu hỏi vào những bài tập có sẳn của SGK hoặc cho thêm bài tập ngoài SGK . Những câu hỏi đầu nên gọi hoặc ưu tiên học sinh trung bình yếu xung phong trả lời ý tưởng giải bài toán và cho điểm hoặc cộng điểm nếu trả lời đúng, nếu sai thì giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời chứ không cho điểm thấp học sinh, trừ trường hợp học sinh làm việc riêng không chú ý bài học giáo viên nên có thái độ thật nghiêm khắc và cho điểm thấp với lời hứa nếu lần sau nghiêm túc cố gắng thì giáo viên sẽ xóa điểm đó, câu cuối cho học sinh khá giỏi xung phong trả lời ý tưởng với mức điểm cao tối đa. Như vậy sẽ giúp học sinh yếu không cảm thấy áp lực nhưng vẫn phải tham gia bài học, còn học sinh khá giỏi sẽ không thấy nhàm chán vì phải học những bài tập quá dễ . Trong bài tập thứ nhất này giáo viên không gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải mà chỉ cần học sinh nêu ý tưởng giải quyết bài toán và giáo viên trực tiếp ghi lời giải để hướng dẫn học sinh cách trình bài bài giải. Trong quá trình cùng học sinh hình thành bài giải giáo viên không nên quá đăm chiêu hay thể hiện sự cau có khó chịu ở nét dù cho học sinh không tham gia tốt bài tập mà phải vui tươi khôi hài một tí để học sinh thoải mái phát biểu ý kiến của mình ( dù không biết đúng hay sai ) và quên đi nỗi sợ bị giáo viên gọi đứng lên.
- Thông thường toán được bố trí 2 tiết liên tục, vì vậy sau khi giải quyết xong bài tập thứ nhất, giáo viên đưa ra bài tập thứ 2 tương tự bài tập thứ nhất và gọi học sinh lên bảng trình bày bài giải theo tiêu chí học sinh trung bình yếu làm câu hỏi dễ, học sinh khá giỏi làm câu hỏi khó (có cho điểm).
Giáo viên không nên quá khắc khe trong việc đánh giá tiết học cũng như ghi lỗi học sinh vào sổ đầu bài nếu học sinh vi phạm lần đầu, vì mỗi khi giáo viên ghi những sai phạm của học sinh vào sổ đầu bài và đánh giá giờ học kém nghĩa là học sinh chắc chắn sẽ bị GVCN đánh giá về hạnh kiểm và khiển trách trước lớp; thay vào đó giáo viên bộ môn nên nhắc nhở nhẹ nhàng và tha thứ cho các em trong lần đầu , như thế các em sẽ thầm cảm ơn GVBM và sẽ không sai phạm ở các tiết sau. Ví dụ có một lần các em học sinh lớp 11 lau bảng rất khó nhìn, chổ sạch chổ bẩn, nét phấn tạo thành vệt mờ ở khắp bảng , khăn lau bảng không giặc, phấn màu chưa chuẩn bị trong tiết hình học, tôi đã không đánh giá tiết học loại yếu vào sổ đầu bài mà chỉ nhắc nhở : “Các em nên chuẩn bị phấn màu, lau bảng thật sạch trước khi học tiết mới, đặc biệt là tiết hình học, có như thế các em mới thấy được hình không gian khi vẽ lên bảng rất đẹp và rất dễ tưởng tượng, chứ các em lau bảng như thế này thì có mà nhìn gà hóa cuốc” . Vậy là từ đó về sau các em luôn chuẩn bị bảng thật sạch, khăn lau bảng giặc cũng rất sạch và phấn màu không bao giờ thiếu trong tiết hình học.
Nếu trong tiết học có học sinh lơ đãng hoặc làm việc riêng không chú ý bài học, giáo viên nhắc nhở thông qua các câu hỏi và yêu cầu học sinh ấy trả lới chứ không nên dừng bài giảng lại trách phạt học sinh nhằm tránh làm cho các em bị quê trước các bạn cùng lớp và tránh mất thời gian của bài giảng.
Phần tổng kết cũng như củng cố bài học, người giáo viên chỉ cần chuẩn bị những câu hỏi dưới dạng trò chơi, trắc nghiệm, và những phần quà là : tràng pháo tay của cả lớp, hay một điểm 10 miệng, . . . Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú vô cùng thay cho việc đọc lại nội dung bài học, đọc lại nội dung định lý
Giáo viên nên “ngầm” phân loại học sinh trong lớp (yếu và khá giỏi) và phải làm sao trong tiết dạy của mình học sinh yếu không thấy bị áp lực , học sinh khá giỏi không cám thấy bài học quá tầm thường và cả hai đối tượng đều thấy bài học rất hấp dẫn
Đối với HS yếu :
Giáo viên nên chấp nhận mọi trình độ của học sinh kể cả những học sinh “không có chữ nào” trong đầu từ trước đấn nay. Từ đó, giáo viên nhắc lại bất kỳ phần kiến thức nào có liên quan mà học sinh quên và cho ghi lại, như: Phép cộng, trừ, nhân, chia; các hằng đẳng thức đáng nhớ, cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai
Không tiếc lời khen ngợi học trò, nhất là học trò yếu kém. Phải tìm ra ưu điểm để khen thành thật, kẻo các em bị tổn thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen chữ đẹp, trình bày rõ ràng, khen tính cẩn thận Sự khích lệ của thầy cô làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự.
Đừng để học sinh làm xong cả bài rồi mới khen tốt. Các em viết được một chút thì khen ngay “Đúng rồi đấy! em làm tiếp đi”. Nếu thấy học trò bắt đầu sai thì phải nhắc ngay “Xem lại đề bài nào?xem lại cách tính toán nào?”Và đặt câu hỏi gợi ýTrên bài kiểm tra viết, lời phê cũng rất quan trọng với học trò. “Cố lên !” “Đừng nản nhé!” khi học sinh đó bị hai bài điểm kém liên tiếp; “Sao bất cẩn thế em?” khi một bài làm đột xuất tụt dốcĐấy là vừa dạy vừa dỗ học sinh.
Luôn yêu cầu học sinh học thuộc lý thuyết, không học ở nhà thì đến lớp học . Dạy Toán là dạy học sinh phương pháp giải bài Toán, do vậy phải xác định “Khó khăn nhất khi giải Toán là: Đọc đề bài”. Yêu cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, chỉ ra cái biết và cái chưa biết, phân tích đề xong là gần như giải quyết xong bài Toán. Qua đó, học sinh tin ai cũng giải được bài Toán nếu đọc kỹ đề và thuộc lý thuyết. Và nói cho học sinh hiểu điều đó còn có ý nghĩa giáo dục: Cuộc đời con người là một chuỗi các bài Toán và hãy mang phương pháp tư duy này để giải quyết các bài toán cuộc đời – phải chăng đó là rèn luyện bản lĩnh và nghị lực cho học sinh? Đó là dạy người qua việc dạy Toán, điều mà giáo viên toán thường bỏ quên trong các tiết dạy của mình . Tức là ta nên lồng ghép bài học làm người thông qua việc dạy toán thay cho việc truyền thụ kiến thức một cách khô khan, buộc học sinh phải học mặc dù có rất nhiều học sinh thắc mắc học những bài toán khó này để làm gì?
Khi dạy học sinh yếu kém, đặc biệt là 9X, người giáo viên phải “ghìm mình”, đừng cáu giận, nóng vội vì nóng vội và cáu giận chỉ thêm bực mình và hỏng việc. Trái lại, giáo viên phải bình tĩnh trước mọi tình huống, và tôn thờ nguyên tắc “Thế là tốt lắm rồi” ; đã bắt đầu học - “Thế là tốt lắm rồi”; lý thuyết liên quan thuộc rồi –“Thế là tốt lắm rồi”; tính toán nhầm đôi chút- “Thế là tốt lắm rồi”; vẽ hình còn sai nét liền, nét đứt -–“Thế là tốt lắm rồi, còn hơn không biết vẽ gì cả”.
Trong lớp, giáo viên cần cho các em yếu này ngồi ở đầu bàn để thuận lợi cho việc hướng dẫn các em giải bài tập. Trong khi học sinh đang làm bài tập thì giáo viên cần đến chỗ ngồi của các em học yếu để giải đáp những điều chưa hiểu của các em. Sự tận tình hướng dẫn các em vẽ hình một bài toán hình học hay vận dụng một công thức để giải một bài tập đại số sẽ giúp cho các em thấy quí mến thầy cô hơn. Như vậy sẽ làm cho học sinh thấy mình cần phải gắng học để đền đáp lại công ơn khó nhọc của thầy cô
Nếu lần đầu tiên học sinh làm bài không được thì giáo viên không nên cho các em điểm kém ngay mà hẹn các em lần khác sẽ gọi lại để tránh tạo cho các em tâm lý ức chế và càng thấy chán học môn toán .
Giáo viên tuyệt đối không chê bai hay so sánh học sinh yếu với học sinh khá giỏi hay so sánh lớp này và lớp khác mà nên thường xuyên quan tâm tìm hiểu những vướng mắc của học sinh . Nếu học sinh liên tục không giải được bài tập, giáo viên nên trò chuyện tìm hiểu nguyên nhân vào những giờ ra chơi để có hướng giúp đỡ hoặc phân công học sinh khá giỏi kèm cặp, sau nhiều lần như thế nhưng những học sinh này không tiến bộ vì không thèm nhận sự giúp đỡ của bạn, của thấy cô mà cứ ham chơi, cúp học, liêu lỏng thì giáo viên bộ môn nên báo giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để kết hợp giáo dục, nếu học sinh vẫn không thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì nên nhờ giáo viên chủ nhiệm nhờ vào sự hổ trợ giáo dục của Ban Giám Hiệu. Nếu học sinh yếu chăm chỉ hơn và dù chỉ giải được bài tập rất dễ giáo viên cũng nên khen ngợi và cho điểm cao, nếu học sinh đó đã có nhiều điểm kém ( điểm miệng) giáo viên nên xóa bớt một ít để một mặt khích lệ học sinh này phấn đấu hơn, một mặt khuyến khích các học sinh yếu khác cố gắng để được như bạn.
Giáo viên phải quan sát lớp thật chặt chẽ trong khi giảng bài trên bảng, nên gọi ngay những học sinh không tập trung nghe giảng trả lời những câu hỏi của giáo viên trong lúc giảng bài, nếu học sinh trả lời không được thì phải đứng học cho đến khi có bạn khác trong lớp xung phong trả lời được câu hỏi, giáo viên không nên nói về lỗi của học sinh ấy mà cứ tiếp tục giảng bài một cách bình thường nhằm tránh làm mất thời gian của tiết học vào việc nhắc nhở học sinh không ngoan và giúp cho học sinh đó tự nhận ra lỗi của mình mà vẫn không bị “ quê” với bạn bè.
Thường xuyên khuyến khích cho học sinh học theo nhóm ở trường cũng ở nhà vì đây là nơi để các em tự lập có thể trao đổi bài thuận tiện nhất mà không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên, thông qua đó làm cho học sinh phát huy tính tự lập trong học tập.
Trong tổ phân công học sinh khá – giỏi trợ giúp những bạn chậm tiến bộ bằng cách giảng giải lại những kiến thức đã học mà bạn chưa nắm. Tuy nhiên đa số học sinh khá giỏi rất ít nhiệt tình giúp bạn, giáo viên phải có động thái khích lệ như cộng điểm nếu học sinh giúp bạn tiến bộ và phân tích cho các em biết rằng giúp bạn như thế sẽ giúp chính bản thân các em hiểu bài sâu hơn, nhớ bài kĩ hơn và còn nhận đựơc tình cảm mến phục từ bạn bè. Ngoài việc giúp các em yếu tiến bộ mà giáo viên không cần phải tốn công sức, cách này còn giúp các em học sinh đoàn kết, yêu thương nhau hơn, từ đó các em cảm thấy đến trường là một niềm vui vì có bạn bè xung quanh quan tâm giúp đỡ .
Giáo viên ra các bài tập dễ để học sinh về nhà giải, từng bạn tự làm, sau đó giáo viên kiểm tra và chỉnh sửa .
Giáo viên thường xuyên kiểm tra công thức toán học đối với học sinh trung bình yếu vì nếu các em không thuộc công thức thì chắc chắn sẽ không hiểu những gì giáo viên giảng dạy
Đối với những vấn đề trọng tâm, giáo viên cần thực hiện nhiều lần và đặt vấn đề tương tự để học sinh giải quyết, tránh trường hợp dạy vòng vo, trình bày lý thuyết nhiều làm cho học sinh khó tiếp thu; kiến thức truyền thụ cần ngắn gọn, tinh giản nhưng phải đảm bảo đầy đủ, chính xác; cần cô động lại kiến thức trọng tâm từng bài, để giúp học sinh ôn tập được dễ dàng.
Không được chủ quan đối với những kiến thức đã dạy xem như học sinh đã biết rồi mà phải tranh thủ thời gian để ôn tập lại kiến thức cũ trước khi giảng bài mới và luyện tập.
Giáo viên phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp học sinh khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép, nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán.
Giáo viên cũng cần thường xuyên động viên học sinh yếu để giúp các em hiểu rằng nếu cố gắng thì một ngày không xa các em sẽ trở thành học sinh khá giỏi. giáo viên có thể kể tên một vài em đạt được thành tích như vậy để củng cố niềm tin cho các em.
Khi ra đề kiểm tra 15 phút hay kiểm tra một tiết nên ra đề sao cho học sinh trung bình yếu có cơ hội đạt điểm 5 bằng cách vài câu đầu tiên cho đề thật dễ .
Khi tổng kết điểm trung bình môn học kì 1, đối với học sinh yếu giáo viên không nên cho điểm quá thấp. Biết rằng điểm là con số phải chính xác và dùng nó để đánh giá xếp loại học lực học sinh nhưng nó cũng là con số kích thích sự nổ lực học tập của học sinh, học sinh có điểm trung bình của môn từ 2.0 đến 3.4 đều bị xếp là có học lực yếu, song đối với học sinh hai con số này có ý nghĩa hoàn toàn khác xa nhau; con số 2.0 sẽ làm cho học sinh thấy rằng mình bất lực hoàn toàn với môn học và học sinh sẽ dễ dàng buông xuôi , bỏ luôn việc học môn đó, vì các em nghĩ kì 2 có cố gắng lắm thì với khả năng của bản thân các em cũng không thể thoát khỏi cảnh thi lại; còn con số
File đính kèm:
- SKKN TOAN THPT 40.doc