Năm học 2008- 2009 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/ 11/2006 của Bộ chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT - TTg ngày 08/9/2006 của thủ tướng chính phủ về “ Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động
22 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạymôn ngữu văn lớp 7 trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH
----- & -----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạymôn ngữu văn lớp 7 THCS”
Tác giả: Hà Thị Anh Thơ
Tổ: Văn-Sử-Ngoại ngữ
NĂM HỌC 2008-2009
PHẦN MỞ ĐẦU
I 1. - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2008- 2009 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nghị quyết số 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07/ 11/2006 của Bộ chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT - TTg ngày 08/9/2006 của thủ tướng chính phủ về “ Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “ Hai không”. Là năm học thực hiện chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục đào tạo phát động.
Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục THCS, các môn học ở bậc THCS có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều có những thay đổi, có lẽ môn Ngữ văn là môn có sự thay đổi nhiều nhất. Điều đó có nghĩa bởi môn Ngữ văn là môn học chiếm vị trí quan trọng, có tác động tích cực đến hoạt động của các môn học khác và ngược lại.
Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS đã nêu rõ:
“ Môn Ngữ văn góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu quí trọng gia đình bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân - thiện - mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Có năng lực thực hành, năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp. Đó cũng là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Để đạt được những mục tiêu trên, việc áp dụng quan điểm tích hợp vào việc biên soạn chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học đã được tiến hành trong những năm qua và đã đạt được những kết quả nhất định.
Với chương trình và sách giáo khoa mới, giáo viên có thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp cận lĩnh hội tri thức mới, đặc biệt đi sâu nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa ba phần Văn bản - Tiếng việt - Tập làm văn trong cùng một đơn vị bài học.
Về phương pháp giảng dạy Ngữ văn theo quan điểm tích hợp, bên cạnh việc chú ý cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học đặc thù của từng phân môn, lại phải vừa khai thác những yếu tố chung của 3 phân môn. Đồng thời cần chú ý hình thành và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh, đặc biệt là các kĩ năng nghe, đọc, viết, nói, đặt trong mối tương quan giữa 3 phần như đã nói ở trên.
Xuất phát từ đó, trong quá trình vận dụng thực tế phương pháp dạy học người giáo viên phải sáng tạo. Thay cho phương pháp dạy học thụ động như trước đây là phương pháp dạy học tích cực. Trong đó thày chỉ giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động lĩnh hội tri thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em, còn học sinh với vai trò là chủ thể của hoạt động lĩnh hội. Các em hoàn toàn chủ động, tích cực trong việc tự nghiên cứu, thảo luận, phát hiện kiến thức và thể hiện, đồng thời tự kiểm tra kết quả hoạt động của mình trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Muốn làm tốt được điều đó, trong mỗi giờ học, giáo viên cùng học sinh phải thực hiện hài hoà các khâu, các bước. Đặc biệt để tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả, người giáo viên phải sáng tạo, sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Trong năm học này việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được Bộ Giáo dục Đào tạo quan tâm và đã đưa vào những nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Đó là việc làm hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại công nghệ hiện đại. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi cũng rất quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ này. Ngay từ đầu năm, tôi đã suy nghĩ và lựa chọn chuyên đề: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ văn ở khối lớp mình được phân công giảng dạy: khối 7. Qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 trong năm học này, tôi nhận thấy học sinh có khả năng lĩnh hội kiến thức tương đối tốt, có hứng thú cao với việc học tập nghiên cứu bộ môn. Bên cạnh đó, học sinh là con em công nhân vùng mỏ, có điều kiện học tập tốt: về thời gian, về sự quan tâm của gia đình trong việc mua sắm đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo…Đồng thời, các em có vốn từ vựng phong phú, có năng lực giao tiếp tương đối tốt. Về các kỹ năng của bộ môn các em thường xuyên được rèn luyện kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. Xong điều mà tôi quan tâm và băn khoăn là khi thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học với một số học sinh còn mới mẻ, liệu các em có hứng thú học tập để chiếm lĩnh tri thức, tạo không khí giờ học sôi nổi để tiết học đạt hiệu quả hay không? Và để có câu trả lời đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã đi sâu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ dạy góp phần nâng cao chất lượng và bước đầu đã thu được kết quả tốt.
I. 2 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khi nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giờ dạy, tôi muốn cung cấp cho học sinh được nhiều kiến thức liên quan đến bài giảng qua các ví dụ minh hoạ, khắc sâu những kiến thức cơ bản cho HS, tạo cho học sinh có hứng thú cao trong quá trình nghiên cứu, lĩnh hội các kiến thức mới, tái tạo các kiến thức cũ. HS được chủ động làm việc nhiều hơn với các kiến thức, các yêu cầu mà GV đưa ra. Đồng thời GV có thể liên kết với các phần mềm khác làm cho bài dạy sinh động GV sẽ tiết kiệm được thời gian ghi bảng phụ, dành thời lượng bao quát các hoạt động khác của HS. Giờ học sôi nổi, khoảng cách giữa GV và HS bị thu hẹp, tạo không khí giờ học thân thiện hơn.
I.3 - THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM:
Khi nghiên cứu áp dụng chuyên đề này, trong năm học 2008 – 2009 tôi đã lựa chọn đối tượng học sinh khối lớp 7 trường T.H.C.S Nguyễn Đức Cảnh và ở môn được phân công giảng dạy: Ngữ văn 7.
I.4- ĐÓNG GÓP VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Đi sâu nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dạy học, giáo viên giúp các em học sinh có điều kiện tốt hơn trong việc tự nghiên cứu, tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải có được những kĩ năng cơ bản để có thể đáp ứng được những yêu cầu của giờ học, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hình thành kiến thức kĩ năng của môn học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế, để có thể hình thành được những kiến thức, kĩ năng cho học sinh không phải là một việc làm đơn giản, không thể đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn. Bởi vậy, công việc này đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, có lòng kiên trì, nhẫn nại, mới có thể mang lại những thành công. Bên cạnh đó, thì ý thức, sự say mê hứng thú từ phía người học cũng góp phần không nhỏ để đưa đến hiệu quả công việc, bởi quá trình dạy, học là một quá trình có sự tác động đa chiều giữa người học và người dạy. Như đã nói ở trên, thày chỉ đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, còn trò đóng vai trò chủ động lĩnh hội, biến những tri thức của thày, những con chữ im lặng trên sách vở thành tri thức của riêng mình, trên cơ sở đó mà hình thành những kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung, phân môn Ngữ văn nói riêng vô cùng quan trọng và cần thiết, là việc nên làm thường xuyên đối với bất kì một giáo viên nào trực tiếp làm công tác giảng dạy.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong các giờ học như: Microsoft PowerPoint, Violet... Các phần mềm này có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, hình thức dạy học, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy và học môn Ngữ văn nói riêng. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng, cho phép giáo viên minh hoạ bài học bằng những hình ảnh làm cho giờ học sinh động hấp dẫn, trong thời lượng một tiết học có thể giải quyết được nhiều công việc khác nhau. Học sinh sẽ được làm việc nhiều hơn để củng cố khắc sâu hơn những kiến thức vừa được lĩnh hội. Vậy làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có hiệu quả cao nhất trong các giờ lên lớp ? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng.
Giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là những dòng chữ dày đặc trên phông chiếu mà giáo viên trình cho học sinh xem mà có thể kết hợp với các hình thức dạy học khác như: trao đổi, thảo luận nhóm, học sinh làm việc cá nhân trong các giờ dạy cung cấp kiến thức mới, giờ dạy ôn tập... Nếu sử dụng giáo án điện tử một cách linh hoạt và phù hợp sẽ làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên, chuyển tải thông tin nội dung kiến thức sâu hơn, học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn, và còn góp phần giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho người học, nó có tác động đến mọi hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong quá trình dạy học, mang lại những kết quả tích cực, đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính mĩ thuật. Có lẽ cũng bởi vì vậy mà trong các hội nghị chuyên đề về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, các giáo viên trực tiếp đứng lớp đều được khuyến khích làm và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Thực tế trong năm học này, việc sử dụng giáo án điện tử đã phổ biến ở tất cả các trường trong huyện nói riêng, trong toàn nghành nói chung bởi những tác dụng hữu ích, tích cực của nó. Theo xu hướng chung đó, là một giáo viên đứng lớp, trực tiếp làm công tác giảng dạy, tôi đã nghiên cứu các tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đã áp dụng vào các bài giảng Ngữ văn 7 trong năm học này, bước đầu tôi thấy đã thu được những kết quả đáng kể. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ trình bày những nội dung cụ thể mà bản thân tôi đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
II.2- CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
II.2.1 Điều tra cơ bản:
Trên cơ sở điều tra cơ bản từ đầu năm học, thăm dò ý kiến của học sinh, tôi thấy rằng nhiều học sinh còn ngại học Văn, cá biệt có một số học sinh còn tâm lý sợ học. Một số em cho rằng các giờ học mà giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, vì theo dõi bài học trên phông chiếu nhiều lúc khó nhìn, những slide có nhiều chữ, chữ thường nhỏ, mờ. Có những kiểu hiệu ứng chạy chữ quá sinh động học sinh sẽ chú ý vào đó mà không chú ý đến bài học. Giáo viên không viết bảng, các em khó theo dõi tiến trình của bài...
Kết quả khảo sát đầu năm cho thấy, học sinh còn hạn chế nhiều về kĩ năng diễn đạt dùng từ đặt câu, kĩ năng trình bày một vấn đề còn lúng túng, còn sai nhiều lỗi chính tả, dấu câu... Bởi vậy kết quả bài kiểm tra còn thấp, cụ thể là:
Số HS
Kết quả khảo sát
115
Giỏi - khá
Tỉ lệ %
TB
Tỉ lệ %
Yếu
Tỉ lệ %
35
30,4
59
51,3
21
18,2
Trước tình hình đó, tôi đã chủ động phát huy kinh nghiệm của cá nhân, học hỏi thêm đồng nghiệp, tìm tòi tài liệu nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, linh hoạt trong vận dụng các hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, tích cực, vận dụng sáng tạo lí thuyết công nghệ thông tin vào việc dạy các giờ học Ngữ văn. Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn tôi đã áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với việc đổi mới phương pháp theo quan điểm tích hợp, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Tôi đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, và đã ít nhiều thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
II.2.2- Phương pháp áp dụng
1. Trong phân môn Tiếng Việt
a. Cung cấp kiến thức lý thuyết cho học sinh.
Kiến thức lý thuyết tiếng Việt thường rất khô khan, cứng nhắc bởi vậy, một số học sinh thường có tâm lí ngại học khi nghiên cứu tiếp cận, đòi hỏi người giáo viên phải xoá bỏ tâm lý đó cho học sinh. Vì vậy, việc “ mềm hoá” kiến thức là điều mà mỗi giáo viên nên làm. Nhưng làm như thế nào lại là việc mà mỗi giáo viên băn khoăn, nhất là những giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh, giáo viên cần chú ý đến việc phát huy hiệu quả của hiệu ứng xuất hiện và màu sắc của chữ. Trong các giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã suy nghĩ nhiều về việc đó. Chọn các hiệu ứng xuất hiện chữ và màu sắc của chữ sẽ thu hút được học sinh học tập. Các hiệu ứng xuất hiện chữ với độ nhanh chậm vừa phải, giúp cho học sinh dễ theo dõi. Trong bài dạy giáo viên cần lựa chọn một kiểu hiệu ứng xuất hiện chữ sao cho không rời rạc, không bay lượn để tránh cho học sinh sự mất tập trung chú ý. Với những đơn vị kiến thức là điểm nhấn của bài, cần lưu ý với học sinh giáo viên có thể chọn những màu chữ khác nhau.
Ngoài ra, để cho bài giảng sinh động, giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh minh hoạ để giúp học sinh hình thành các kiến thức của bài. Điều đó làm cho bài giảng sinh động, kích thích trí tưởng tượng của học sinh.
b. Hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong phần luyện tập:
Khi biên soạn sách, các nhà biên soạn đã xây dựng trong tiết học một hệ thống bài tập thường có các dạng : bài tập nhận biết, bài tập sáng tạo, nâng cao. Trong một tiết học, yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh giải quyết đủ các dạng bài tập đó. Để giảm bớt không khí nặng nề, căng thẳng, tận dụng thời gian cũng như tạo không khí sôi nổi trong khi hướng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên có thể dùng phần mềm hỗ trợ Violet để tạo các dạng bài tập khác nhau như: bài tập trắc nghiệm đúng - sai; bài tập điền khuyết, bài tập kéo thả... Cũng có thể sử dụng hình ảnh sinh động giúp học sinh giải các bài tập.
c. Trong phần củng cố kiến thức toàn bài:
Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Violet, Powerpoint tạo cho học sinh chơi trò chơi đoán ô chữ bí mật. Việc làm này vừa có tác dụng củng cố khắc sâu kiến thức vừa được nghiên cứu cho học sinh, lại vừa giúp giáo viên có thể kiểm tra các kiến thức cũ qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm ra từ chìa khoá của ô chữ bí mật.
2. Trong phân môn Văn ( Các văn bản)
Giờ dạy các văn bản thường vẫn là những giờ học mà học sinh hứng thú khi giáo viên dùng giáo án điện tử. Các giờ học này, học sinh được xem nhiều các hình ảnh như: chân dung các nhà văn, các hình ảnh minh hoạ khác, bìa các tác phẩm văn học... Khi phân tích văn bản học sinh được được theo dõi quá trình hướng dẫn của giáo viên qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt và phần trình chiếu nhịp nhàng... Đồng thời giáo viên có thể sưu tầm các thước phim tư liệu, tranh ảnh các địa danh minh hoạ tạo cho bài học sinh động.
II.2.3. Vận dụng vào giảng dạy một số bài cụ thể
Dạy tiết 27 - Bài: Quan hệ từ:
Bài dạy này cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu thế nào là quan hệ từ, cách dùng quan hệ từ, biết vận dụng quan hệ từ trong khi nói và viết. Để chuẩn bị cho bài giảng điện tử này, tôi sử dụng phần mềm Powpoint tạo các slide trình chiếu, xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh phân tích tìm hiểu các ngữ liệu trong sách giáo khoa. Đồng thời tìm thêm một số ví dụ để khai thác kiến thức liên quan và tích hợp với các kiến thức khác về từ loại trong chương trình.
Cấu tạo của bài học gồm hai đơn vị kiến thức cơ bản. Trong đơn vị kiến thức thứ nhất của bài: Thế nào là quan hệ từ?, sau khi học sinh đã nắm được khái niệm, để giúp học sinh có sự phân biệt quan hệ từ với các từ loại khác như danh từ, trợ từ, tôi đã chọn các màu chữ khác nhau để học sinh dễ nhận thấy sự phân biệt đó.
Trong slide này, tôi đưa ra hai bài tập nhỏ. Bài tập 1 giúp học sinh phân biệt danh từ “ của” ( trong nghĩa của cải) với quan hệ từ “ của”( mang ý nghĩa quan hệ sở hữu). Bài tập 2 giúp học sinh phân biệt quan hệ từ “ mà” với trợ từ “ mà”.
Tôi đã chọn những màu chữ khác nhau để học sinh dễ phân biệt. Trong giờ dạy, tôi lần lượt trình chiếu từng bài tập và yêu cầu học sinh phân biệt. Sau khi học sinh trả lời, tôi trình chiếu đáp án. Cụ thể như sau:
* Khi cung cấp kiến thức cho học sinh về các cặp quan hệ từ, tôi cũng sử dụng những màu chữ khác nhau để học sinh dễ nhận thấy các quan hệ từ tương ứng với nhau, tạo nên cặp quan hệ từ. Trong slide này, tôi trình chiếu các quan hệ từ đứng trước trong cặp quan hệ từ rồi yêu cầu học sinh tìm các quan hệ từ thứ hai để tạo thành cặp và yêu cầu học sinh nêu rõ ý nghĩa của từng cặp quan hệ từ. Câu hỏi thứ hai, tôi yêu cầu học sinh đặt câu văn ra phiếu học tập, rồi gọi một số học sinh trình bày. Cụ thể như sau:
Dạy tiết 39 - Bài: Từ trái nghĩa.
Bài học có hai đơn vị kiến thức. Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích, tìm hiểu đơn vị kiến thức thứ nhất, tôi chuyển qua đơn vị kiến thức thứ hai. Để giúp học sinh tìm được một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy, tôi sử dụng một số hình ảnh minh hoạ cho một số thành ngữ có nội dung tương phản nhau và yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ tương ứng với từng hình ảnh. Trước hết, tôi trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh minh hoạ và yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ. Tôi đã sử dụng những hình ảnh động kết hợp với phần mềm Flat tạo ra những mũi tên chuyển động. Nhờ những hình ảnh động mà học sinh nhận biết được nội dung hình ảnh và tìm được các thành ngữ rất nhanh.
Cũng trong tiết học này, khi chuyển sang phần luyện tập, hướng dẫn học sinh làm bài tập số 4, tôi cũng đã sử dụng một số hình ảnh minh hoạ về chủ đề quê hương cho học sinh quan sát và làm bài tập. Nhờ những bức tranh này mà học sinh được bổ sung những hình ảnh về quê hương, vì vậy mà các em viết đoạn văn một cách nhanh hơn, câu văn giàu hình ảnh hơn.
c. Dạy tiết 67- Bài: Chơi chữ.
Bài dạy này nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là chơi chữ, nắm được một số lối chơi chữ thường dùng, bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ. Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng phép chơi chữ.Khi hướng dẫn học sinh nghiên cứu đơn vị kiến thức thứ 2 của bài: Các lối chơi chữ gồm có 5 ngữ liệu trong sách giáo khoa. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu 4 để rút ra lối chơi chữ dùng lối nói lái, tôi đã sử dụng một số hình ảnh minh hoạ để làm nền cho slide, tạo sự sinh động cho bài giảng và kích thích trí tưởng tượng của học sinh.
Ngữ liệu: Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
Với việc chèn các hình ảnh vào nền các slide như trên sẽ tạo cho học sinh cảm giác thích thú lại dễ hình thành kiến thức và nhớ lâu hơn các ngữ liệu.
d. Dạy tiết 102: bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu:
Bài dạy này nhằm giúp học sinh hiểu được thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu, nắm được các trường hợp dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu. Sau khi đã xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu các ngữ liệu rút ra kiến thức cơ bản của bài học, hướng dẫn học sinh luyện tập giải các bài tập trong sách giáo khoa, tôi chuyển sang phần củng cố. Để củng cố kiến thức trong bài học này tôi đã sử dụng phần mềm Violet tạo các bài tập trắc nghiệm như sau.
Đồng thời để kiểm tra các kiến thức trong các bài học trước tôi đã tạo một ô chữ như sau để tổ chức cho học sinh tìm đáp của ô chữ hàng dọc. Khi học sinh lựa chọn câu hỏi, tôi đọc câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. Nếu học sinh trả lời đúng, tôi click chuột vào số thứ tự trong hình ngôi sao đáp án sẽ hiện lên. Cụ thể như sau:
e.Dạy tiết 29 - Bài Qua Đèo Ngang:
Bài dạy này giúp học sinh hình dung được cảnh tượng đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo lúc chiều buông.Với mục tiêu đó, để chuẩn bị cho bài giảng điện tử này, tôi đã sưu tầm và sử dụng bức tranh cảnh đèo Ngang lúc chiều tà làm nền cho các Slide. Điều đó tạo cho học sinhcảm giác thích thú khi nghiên cứu phân tích văn bản, lại tạo cho học sinh có cách nhìn toàn diện và dễ hình dung về cảnh đèo Ngang
g. Dạy tiết 105- Bài sống chết mặc bay
Đây là truyện ngắn hiện đại được dạy trong hai tiết với mục tiêu giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạovà những thành công của truyện. Để chuẩn bị cho bài giảng điện tử này, tôi đã tạo các slide trình chiếu trên phần mềm Powpoint, kết hợp với việc xây dựng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện. Trong tiết học thứ nhất, tôi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đọc, tìm hiểu một số chú thích, tóm tắt truyện, tìm hiểu bố cục và phân tích đoạn 1 của truyện. Trong phần giới thiệu tác giả, tôi đã sử dụng bức ảnh chân dung nhà văn Phạm Duy Tốn cho học sinh xem, sau đó yêu cầu học sinh trình bày những nét cơ bản về nhà văn.
Để bài giảng sinh động và giúp học sinh có cách cảm nhận về truyện một cách cụ thể, tôi đã sử dụng máy quét ảnh đưa hai bức tranh trong sách giáo khoa lên các slide trình chiếu. Giúp học sinh nhận biết một cách nhanh chóng hai cảnh tương phản cơ bản của truyện tôi đã thiết kế một slide trình chiếu như sau:
Cuối tiết học, tôi sử dụng lại bức tranh thứ nhất cùng một số câu hỏi để củng cố kiến thức vừa học. Trước hết tôi trình chiếu bức tranh rồi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi. Nếu click lần thứ nhất vào các số 1,2,3 thì các câu hỏi sẽ hiện ra, click lần hai các câu hỏi sẽ mất đi và xuất hiện các phương án trả lời.Cụ thể là:
Để tích hợp với thực tế tình hình phòng chống và cứu trợ mỗi khi có lũ lụt hiện nay, tôi đã khai thác trên mạng Internet một số hình ảnh minh họa thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của các địa phương đối với đồng bào vùng lũ, sử dụng các hình ảnh đó kết hợp với lời thuyết minh .Cụ thể là:
h. Dạy tiết 93: Văn bản: Ca Huế trên sông Hương:
Bài học này cung cấp cho học sinh thấy được vẻ đẹp của một nét sinh hoạt văn hoá độc đáo ở cố đô Huế, một vùng dân ca với những con người rất đỗi tài hoa. Trong văn này, tác giả Minh Hương đã giới thiệu nhiều làn điệu dân ca, nhiều loại nhạc cụ được sử dụng khi biểu diễn ca Huế. Để học sinh có cách cảm nhận đầy đủ về văn bản, đặc biệt được thấy một số loại nhạc cụ, tôi đã sưu tầm một số loại nhạc cụ tiêu biểu đưa vào bài giảng cho học sinh xem.
II.3-CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Phương pháp nghiên cứu:
Trong khi nghiên cứu chuyên đề này, tôi đã kết hợp những kiến thức lí luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, tích cực với yêu cầu thực tiễn của tinh thần dạy học đổi mới là phải hình thành và rèn luyện những kĩ năng cho học sinh phương pháp phân tích, phân loại, tổng hợp khái quát hoá vấn đề.
Phương pháp điều tra qua hình thức trắc nghiệm, phát phiếu điều tra tìm hiểu hứng thú của học sinh trong giờ học với giáo án điện tử, phát vấn, trao đổi, thảo luận. Phương pháp nghiên cứu tài liệu về công nghệ thông tin, áp dụng vào các bài giảng điện tử.
2. Kết quả nghiên cứu
Trong quá trình dạy học nói chung, môn Ngữ văn 7 năm học 2008 – 2009 nói riêng, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy đã đạt được những kết quả nhất định. Các giờ dạy ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho học sinh hào hứng, xoá bỏ được tâm lý ngại học, sợ giờ học. Cuối năm học, học sinh đã có kiến thức cơ bản về chương trình Ngữ văn 7, có được những kĩ năng cơ bản về phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học, kĩ năng dùng từ đặt câu, các kĩ năng nghe, đọc, nói, viết được rèn luyện tương đối nhuần nhuyễn... So với kết quả khảo sát đầu năm, số học sinh yếu kém đã giảm đáng kể. Kết quả cụ thể như sau:
STT
Môn
Lớp
Sĩ số
Kết quả giảng dạy
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
Văn
7A
42
4
9,5
30
71,4
8
19,0
0
2
Văn
7B
42
0
21
50
21
50
0
3
Văn
7C
31
0
4
12,9
25
80,6
2
6,5
Tổng số
115
4
3,5
55
47,8
54
46,9
2
1,7
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
Qua thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi thấy rằng dạy học bằng giáo án điện tử sẽ giúp HS tiếp thu bài học dễ dàng, giờ học sinh động hấp dẫn, học sinh được cung cấp những hình cụ thể, giáo viên có thể tiết kiệm thời gian cung cấp kiến thức mới, dành nhiều thời gian cho việc giải các bài tập, rèn kĩ năng cho học sinh. Đồng thời , giúp giáo viên thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp và có thể bao quát lớp học và mọi đối tượng học sinh .
Để có một giờ dạy bằng giáo án điện tử thành công, để các trang thiết bị hiện đại thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy học, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ vi tính nhất định và phải nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao kĩ năng sử dụng vi tính, làm chủ được công nghệ thông tin. Bên cạnh đó để thiết kế được một bài giảng điện tử, giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, phải thường xuyên cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ việc soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử. Xong, qua kinh nghiệm ứng dụng và giảng dạy của bản thân, tôi cũng nhận thấy rằng, để giáo án điện tử thực sự thu hút học sinh, giáo viên cần có sự vận dụng linh hoạt. Khi thiết kế các slide cho
File đính kèm:
- Ung dung CNTT trong giang day mon Ngu Van lop 7 GV Ha Thi Anh Tho.doc