Đề thi chất lượng học kỳ I đề chính thức đề số 1 môn : Vật lý 7

1) Kiến thức :

 Học sinh cần nắm được điều kiện nhìn thấy của một vật, nguồn sáng, vật sáng, sự truyền thẳng của ánh sáng, tia sáng.

Nắm được hiện tượng phản xạ ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

Nguồn âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm, tiếng vang và các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chất lượng học kỳ I đề chính thức đề số 1 môn : Vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD hàm yên đề thi chất lượng học kỳ I Đề chính thức Đề số 1 Môn : Vật lý 7. I- Mục tiêu : 1) Kiến thức : Học sinh cần nắm được điều kiện nhìn thấy của một vật, nguồn sáng, vật sáng, sự truyền thẳng của ánh sáng, tia sáng. Nắm được hiện tượng phản xạ ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng, gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Nguồn âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm, tiếng vang và các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. 2) Kỹ năng : Vẽ tia phản xạ, dựng ảnh của một vật, kỹ năng giải thích, suy luận lôgic. 3) Thái độ : Nghiêm túc, trung thực, biết vận dụng kiến thức giải các bài tập vật lý. II- Ma trận 2 chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Quang học ( Sự truyền thẳng ánh sáng, Phản xạ ánh sáng, gương cầu). 3 (1,5) 3 (1,5) 1 (1) 1 (2) 7 (6) Âm học ( nguồn âm, độ cao của âm, môi trường truyền âm, Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn). 2 (1) 2 (1) 1 (0,5) 1 (1,5) 6 (4) Tổng cộng 5 (2,5) 6 (3,5) 3 (4) 14 (10) Phòng giáo dục hàm yên Đề chính thức đề thi kiểm tra học kỳ i Môn: Vật lý 7 ( Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) A. Trắc nghiệm khách quan (5,5 điểm). I- Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: (3,5đ) Câu 1) Khi nào mắt ta nhìn thấy 1 vật? A. Khi mắt ta hướng vào vật; B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật; C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta; D. Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối. Câu 2) Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ; B. Góc tới bằng góc phản xạ C. Góc phản xạ bằng góc tới; D. Góc phản xạ gấp đôi góc tới. Câu 3) Cùng một vật lần lượt đặt trước ba gương, cách gương cùng một khoảng. Gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất? A. Gương phẳng; B. Gương cầu lõm; C. Gương cầu lồi; D. Ba gương trên cho ảnh ảo bằng nhau. Câu 4) Số dao động trong một giây được gọi là? A. Vận tốc của âm; C. Biên độ của âm; B. Tần số của âm; D. Độ cao của âm. Câu 5) Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi nào? A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra; B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc; C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ; D. Âm phản xạ gặp vật cản. Câu 6) Khi ta đang nghe đài thì : A. Màng loa của đài bị nén; B. Màng loa của đài bị bẹp; C. Màng loa của đài dao động; D. Màng loa của đài bị căng ra. Câu 6) Đơn vị đo tần số là : A. m/s; B. Hz (héc) C. dB (đê xi ben) D. s ( giây) II- Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau(2đ): Câu 8) Gương …………… có thể cho ảnh ảo bé hơn vật, không hứng được trên mà chắn. Câu 9) ảnh không hứng được trên màn chắn gọi là .................. Câu 10) Độ to của âm được đo bằng đơn vị …………….……. Câu 11) Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyền đi theo đường …………………. B. Trắc nghiệm tự luận (4,5 điểm). Câu 12) Hãy nêu ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 13) Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng. a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương. b) Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua điểm A trước gương. . A S . Hình vẽ: ……………………………………………………..................................................... ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 14) Vì sao nguyệt thực thường sảy ra vào đêm rằm âm lịch? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Phòng giáo dục Hàm Yên hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học kì i năm học MôN: vật lý lớp 7 A. trắc nghiệm khách quan (5,5 điểm) I- Khoanh tròn câu trả lời đúng (3,5 điểm , mỗi câu 0,5đ). Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C C B B C C B II- Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( 2 điểm). Câu 8) Cầu lồi ( 0,5đ) Câu 9) ảnh ảo. (0,5đ) Câu 9) Đe xi ben (dB). (0,5đ) Câu 10) Thẳng. (0,5đ) B. Trắc nghiệm tự luận ( 4,5 điểm). Câu 12) : 1,5 đ - Trồng cây xanh (0,5đ) - Xây tường bao quanh để ngăn chặn đường truyền của tiếng ồn. (0,5đ). - Treo rèm, đóng cửa, bịt tai ( 0,5đ) Câu 13): 2 điểm. a) Vẽ SS’ gương; SH = HS’.(1đ) R b) Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S’. Vẽ S’A cắt gương tại I, SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A. (1đ) •A • S H I • S’ Câu 14) Vì đêm rằm âm lịch mặt trời, trái đất, mặt trăng mới có khả năng nằm trên cùng một đường thẳng. Trái đất mới có thể chặn ánh sáng mặt trời không cho chiếu sáng mặt trăng. ( 1điểm). Ghi chú: Câu 11 Nếu học sinh có phương án trả lời khác đúng vần cho điểm nhưng không quá điểm quy định.

File đính kèm:

  • docDE THI LI 7 HK I.doc