Đề thi chọn học sinh cấp trường môn thi: Sinh học 9

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (2 điểm ): Trình bày cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính?

Câu 2: (3 điểm ): Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao?

Câu 3: (4 điểm) Khái niệm nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc di truyền? Hậu quả của việc vi phạm nguyên tắc bổ sung?

Câu 4 (3điểm ) Lai 2 giống cây thuần chủng lá to, thân cao với lá nhỏ thân thấp.

F1 thu được toàn lá to, thân cao.

a. Cho F1 tự thụ phấn, xác định F2 và viết sơ đồ lai.

b. Làm thế nào để biết cây lá to thân cao có thuần chủng hay không?

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh cấp trường môn thi: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THANH MAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH CẤP TRƯỜNG Năm học: 2013 -2014. Môn thi: Sinh học 9 Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ BÀI: Câu 1: (2 điểm ): Trình bày cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính? Câu 2: (3 điểm ): Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 3: (4 điểm) Khái niệm nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc di truyền? Hậu quả của việc vi phạm nguyên tắc bổ sung? Câu 4 (3điểm ) Lai 2 giống cây thuần chủng lá to, thân cao với lá nhỏ thân thấp. F1 thu được toàn lá to, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, xác định F2 và viết sơ đồ lai. Làm thế nào để biết cây lá to thân cao có thuần chủng hay không? Câu 5 (5điểm) Một đoạn phân tử ADN có 2 gen: -Trên một mạch của gen I có A= 15%, T= 25%, gen đó có 3900 liên kết hyđrô. -Gen thứ II dài 2550 A0 và có tỷ lệ từng loại nu clêôtít trên mạch đơn thứ 2: A = T : 2 = G : 3 =X : 4 Xác định: Số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtít của mỗi gen? Số liên kết hyđrô và số liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN nói trên? Câu 6(3điểm )Một tế bào sinh dục cái sơ khai 2n = 44, trong quá trình phân bào liên tiếp môi trường nội bào cung cấp 11176 NST đơn mới hoàn toàn, các tế bào này bước vào vùng chín giảm phân tạo ra trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng 50%, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng 6,25%. Tính số hợp tử tạo thành. Tính số tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh. Tính số đợt phân bào của tế bào sinh dục cái sơ khai. Hết. (Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm). TRƯỜNG THCS THANH MAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH CẤP TRƯỜNG Môn thi: Sinh học 9 Thời gian làm bài: 150 phút ĐÁP ÁN. Câu hỏi Đáp án Điểm 1 Cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính: Sự phối hợp giữa 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì qua các thế hệ tế bào và cơ thể, trong đó: Nguyên phân: Sự phân li đồng đều các NST về 2 TB con là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loàiqua các thế hệ tế bào của cơ thể. Giảm phân: Hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử Thụ tinh: Kết hợp giao tử đực và cái hình thành hợp tử mang bộ NST lưỡng bội (2n) .Đây là cơ chế phục hồi bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 - Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó.. Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... từ một cặp bố mẹ ban đầu Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác nhau. Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật 0,25 0,5 0,25 0,5 0,75 0,75 3 -Khái niệm nguyên tắc bổ sung: Là nguyên tắc cặp đôi giữa nuclêôtít trên mạch kép phân tử ADN trong đó A của mạch này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, G của mạch này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch kia có kích thước bé, liên kết với nhau bằng 3 liên kết Hiđrô và ngược lại. -Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc di truyền: *) Trong cấu trúc ADN : + ADN có cấu trức 2 mạch đơn : A1 –T2 ; T1- A2 ; G1-X2 ; X1 – G2. đảm bảo cho cấu trúc không gian ADN ổn định vì thế khi biết thông tin di truyền của mạch đơn này có thể suy ra được thông tin di truyền của mạch còn lại + NTBS đảm bảo cho cấu trúc ADN ổn định về chiều rộng của chuỗi xoắn là 20A0 khoảng cách 1 vòng xoắn là 34A0 khoảng cách 1 cặp nuclêôtít là 3,4A0 *) Trong cấu trúc không gian của tARN : Ở những đoạn xoắn kép tạm thời( song song) theo NTBS A-U; G-X nhờ đó tạo nên tARN có 2 bộ phận đặc trưng: bộ ba đối mã và đoạn mang ARN. -Hậu quả vi phạm NTBS: Vi phạm NTBS sẽ làm thay đổi cấu trúc ADN về số lượng, thành phần trình tự sắp xếp các nuclêotít tạo nên alen mới từ đó làm thay đổi bản mã sao, hình thành sản phẩm Prôtêin mới. 1 0,5 0,5 1 1 4 F1 toàn lá to thân cao => Tính trạng lá to trội hoàn toàn so với lá nhỏ.Thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Các tính trạng hình dạng lá và dạng thân di truyền độc lập với nhau. Quy ước: A – Lá to. a - Lá nhỏ. B- Thân cao b - Thân thấp. Sơ đồ lai: P: AABB(Lá to,thân cao) x aabb (lá nhỏ, thân thấp) GP : AB ab F1 AaBb (lá to, thân cao) F1 x F1: AaBb x AaBb (lá to, thân cao) G: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: 1 AABB, 2 AABb, 2 AaBB, 4 AaBb, 1 AAbb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aa Bb , 1 aabb Kiểu hình: 9 lá to thân cao; 3 lá to thân thấp; 3 lá nhỏ thân cao; 1 lá nhỏ, thân thấp. Muốn biết kiểu hình lá to thân cao có thuần chủng hay không thì tiến hành phép lai phân tích. +Nếu F phân tích đồng loạt tính trạng lá to thân cao thì P thuần chủng và có kiểu gen AABB. +Nếu F phân tích có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ 1: 1 : 1: 1 thì P dị hợp cả về 2 cặp gen và có kiểu gen AaBb. Sơ đồ lai: TH1: P: AABB x aabb G : AB ab FB : AaBb ( lá to, thân cao) TH2: P: AaBb x aabb GP: AB, Ab, aB, ab ab FB: 1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb KH: 1 lá to thân cao; 1 lá to thân thấp; 1 lá nhỏ thân cao; 1 lá nhỏ thân thấp. TH3: P: AaBB x aabb GP: AB, aB. ab FB: 1AaBb : 1aaBb . 1lá to,thân cao. 1 lá nhỏ, thân cao. TH4: P: AABb x aabb GP: AB, Ab. ab FB: 1AaBb : 1Aabb . 1 lá to, thân cao. 1 lá to, thân thấp. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 5 GenI: A = T = (15% + 25%) : 2 = 20 % ; G = X = 50% - 20% = 30%. Gọi N là số lượng nu: 2A + 3G = 3900 (2 x 20%) N + (3x30%)N = 3900 N = 3000. Số lượng từng loại nu. của gen I: A =T = 3000 x 20% = 600 nu ; G =X = 3000 x 30% = 900 nu. Gen thứ II: Số nu. trên mỗi mạch của gen: 2550A0 : 3,4 A0 = 750 nu. Mạch thứ 2 của gen có: A2 = T2/2 = G2/ 3 = X2/4 T2 = 2A2; G2 = 3A2; ; X2 = 4A2. A2 + 2A2 + 3A2 + 4A2. = 750 A2 = 75 ; T2 = 75 x 2 = 150 . Số lượng nu. của cả gen thứ II : 750 x 2 = 1500 nu. Số lượng và tỉ lệ từng loại nu. của gen II: A = T = 75 + 150 = 225 nu. = (225 : 1500) x 100% = 15%. G = X = 50% - 15% = 35% x 1500 = 525 nu. Số liên kết H và liên kết hoá trị của đoạn phân tử ADN: Số liên kết H của gen II: 2 x 225 + 3 x 525 = 2025 . Số liên kết H của đoạn ADN: 3900 + 2025 = 5925. - Tổng số nu. của đoạn ADN : 3000 + 1500 = 4500. - Số liên kết hoá trị của đoạn ADN : 2 x 4500 – 2 = 8998. 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 6 Số hợp tử , số TB sinh trứng, số TB sinh tinh, số đợt phân bào : 2n(2k- 2) = 11176 (k là số lần phân bào.) 44.2k - 88 = 11176 2k = 256 - Số TB sinh trứng là 256. - Số hợp tử: Số TB sinh trứng là 256 có 256 trứng. 256 x 50/100 = 128 trứng Số hợp tử là 128 . Số TB sinh tinh trùng là: 128 hợp tử 128 tinh trùng. 128 x 100/6,25 = 2048 tinh trùng Số TB sinh tinh trùng là : 2048/4 = 512 TB Số đợt phân bào của TBSD cái sơ khai là: 256 = 28 8 lần 0,25 0.5 0,25 0.25 0,25 0.5 1

File đính kèm:

  • docde thi HSG sinh 9.doc